29/4/21

XUYÊN TẠC, CHỐNG PHÁ BẦU CỬ: LUẬN ĐIỆU LẠC LÕNG

 Cứ mỗi dịp diễn ra sự kiện chính trị lớn của đất nước thì những phần tử chống đối, cơ hội chính trị, những kẻ núp bóng “dân chủ, nhân quyền” lại điên cuồng chống phá Đảng, Nhà nước, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, bằng những luận điệu xuyên tạc, vu khống, đi ngược lại mong muốn và lợi ích của nhân dân ta.

Ngày 23/5/2021, cử tri cả nước sẽ tham gia cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đây là sự kiện chính trị to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng, được Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cấp, các ngành chuẩn bị bài bản, chặt chẽ, đúng luật định. Chậm nhất là ngày 28/4, danh sách chính thức những người ứng cử vào cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước và những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo từng đơn vị bầu cử tại địa phương sẽ được công bố trước quốc dân đồng bào.
Với một quy trình năm bước, ba vòng hiệp thương, công tác chuẩn bị bầu cử được tiến hành cẩn trọng, kỹ lưỡng, công khai, dân chủ, đúng trình tự luật định, nhằm lựa chọn ra những ứng cử viên ưu tú, xứng đáng nhất cho toàn dân bầu chọn. Trong đó, việc lấy ý kiến nhận xét và sự tín nhiệm của cử tri đối với người ứng cử chính là nhằm phát huy quyền làm chủ của cử tri, tạo điều kiện để cử tri đóng góp ý kiến toàn diện, bày tỏ quan điểm đồng ý hoặc không đồng ý đối với người ứng cử. Người ứng cử sẽ không thể trở thành người đại biểu của nhân dân một khi chưa được sự tín nhiệm của cử tri nơi công tác và nơi cư trú.
Điều 22 về Tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội tại Luật Tổ chức Quốc hội quy định rõ: “Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội”.
Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cũng quy định rõ: “Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, gương mẫu chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật, chính sách và tham gia vào việc quản lý Nhà nước”.
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ngô Sách Thực khẳng định: “Chất lượng hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân phụ thuộc rất lớn vào hoạt động của những người ứng cử. Vấn đề tiêu chuẩn, đạo đức, năng lực, trình độ của những ứng cử viên rất được quan tâm. Những người được chính thức giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp phải được sự tín nhiệm của cử tri nơi công tác, nơi cư trú”.
Theo Điều 45 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, tại Khoản 3 ghi rõ: “Tại hội nghị cử tri, cử tri đối chiếu với tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, nhận xét, bày tỏ sự tín nhiệm đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội bằng cách giơ tay hoặc bỏ phiếu kín theo quyết định của hội nghị.” Thế nên, với mỗi công dân, việc được tín nhiệm giới thiệu ứng cử, được lựa chọn, trở thành một đại biểu dân cử ở cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ở Trung ương cũng như cơ quan quyền lực Nhà nước tại địa phương, là một vinh dự to lớn.!
Trong lúc các cơ quan chức năng đang dốc sức chuẩn bị cho Ngày hội lớn của toàn dân, thì các thế lực thù địch lại bằng mọi chiêu bài, thủ đoạn nhằm phá hoại cuộc bầu cử. Chúng tìm mọi cách phủ nhận bản chất tốt đẹp của chế độ ta; xuyên tạc công tác nhân sự, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước ta. Lợi dụng sự đảm bảo dân chủ trong hoạt động bầu cử, các quyền hiến định được thực thi trên thực tế ở Việt Nam, chúng dở chiêu trò “tự ứng cử” đại biểu Quốc hội, với mục tiêu “cài cắm” các phần tử cơ hội chính trị, những kẻ núp bóng “dân chủ, nhân quyền” vào cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất để dễ bề chống phá.
Song tự biết bản thân không đủ uy tín, không đủ tiêu chuẩn trở thành người đại biểu của dân, đặc biệt là các tiêu chuẩn trung thành với Hiến pháp, gương mẫu chấp hành pháp luật. Bởi vậy, chúng cố tình bịa đặt, ngụy tạo vỏ bọc che giấu bản chất, hành vi chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá cuộc bầu cử. Chúng rêu rao trên mạng xã hội rằng: “Hội nghị cử tri nơi cư trú là nơi để đấu tố, lên án, loại bỏ người tự ứng cử; không có cửa cho các ứng cử viên tự do”… Cố tình gây nhiễu loạn thông tin, gieo rắc sự hoài nghi về tính dân chủ của cuộc bầu cử, tạo cớ xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, phá hoại cuộc bầu cử, bọn chúng ra rả hô hào, kích động người dân “tẩy chay”, không đi bầu cử.
Mới đây, Công an thành phố Hà Nội khởi tố, bắt tạm giam Lê Trọng Hùng (sinh năm 1979, trú tại phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng) và Công an tỉnh Ninh Bình khởi tố, bắt tạm giam Trần Quốc Khánh (sinh năm 1960, quê quán xã Lưu Phương, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, đăng ký hộ khẩu thường trú tại phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), về hành vi "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam", quy định tại điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015. Mọi hành vi sai phạm đều sẽ bị xử lý nghiêm minh, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và phải chịu trách nhiệm về hành vi sai trái của mình. Ấy vậy mà các phần tử chống đối lại trơ trẽn xuyên tạc, bóp méo bản chất vụ việc, vu khống rằng, việc khởi tố, bắt tạm giam các đối tượng trên nhằm ngăn chặn việc tự ứng cử… Những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt đó chỉ là những luận điệu lạc lõng trước một sự thật đang hiển hiện từng ngày, từng giờ trên khắp đất nước Việt Nam, đó là cả hệ thống chính trị và toàn dân đang tích cực, phấn khởi hướng về Ngày hội non song – Ngày toàn dân đi bầu cử 23/5/2021.
Tham gia bầu cử là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân theo luật định. Đó là cách thức người dân thực hiện quyền của mình, lựa chọn ra những đại biểu mà mình tín nhiệm để tham gia vào các cơ quan dân cử, trong đó cao nhất là Quốc hội. Ngay từ những ngày đầu lập nước, khi nói về bầu cử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc tuyển cử, hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân đều có quyền đi bầu cử. Không phân chia gái trai, giầu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam đều có hai quyền đó”.
Điều mà ai cũng nhận thấy là Quốc hội của chúng ta đang hoạt động ngày càng chuyên nghiệp hơn. Các quyết sách phát triển đất nước ngày càng được bàn thảo, cân nhắc kỹ càng, khách quan, khoa học và chế độ trách nhiệm được xác lập rõ ràng hơn. Đây là sự phản ánh chân thực và khách quan về chất lượng hoạt động của những người đại biểu do toàn dân bầu chọn. Mang trên mình trọng trách trước cử tri, nhân dân, họ đã phát huy cao nhất tinh thần trách nhiệm, năng lực, trí tuệ và khát khao cống hiến, thường xuyên gắn bó mật thiết với cử tri, nhân dân. Họ trăn trở trước những trước tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cử tri, cũng như những vấn đề thực tiễn nóng bỏng, để phản ánh và đề xuất những giải pháp sát thực, căn cơ, mang theo hơi thở cuộc sống vào nghị trường trong từng nội dung Quốc hội xem xét, quyết định.
Một Quốc hội vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả như vậy, với bề dày truyền thống 75 năm lịch sử, chắn chắn phải được xây dựng, trưởng thành trên một cơ chế bầu cử dân chủ, công khai, minh bạch.!

NIỀM TỰ HÀO VÀ TRÁCH NHIỆM CÔNG DÂN KHI CẦM TRÊN TAY LÁ PHIẾU BẦU CỬ

 Đi bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân là dịp để người dân thể hiện quyền làm chủ của mình, trực tiếp lựa chọn những người có đủ đức, đủ tài vào cơ quan quyền lực nhà nước các cấp.

“Lá phiếu của cử tri tuy khuôn khổ nó nhỏ bé, nhưng giá trị của nó thì vô cùng to lớn. Nhân dân ta đã trải qua biết bao gian khổ, hy sinh biết bao xương máu trong cuộc cách mạng đánh đổ thực dân và phong kiến mới giành được nó. Nó chứng tỏ chế độ dân chủ và tự do của Nhà nước ta và quyền làm chủ thực sự của mỗi công dân ta. Vì vậy, đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử vừa là quyền lợi quý báu, vừa là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người cử tri."
Khi ngày bầu cử Quốc hội khóa XV và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đang tới gần, những lời dạy trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bầu cử, bỏ phiếu, chọn ra những đại biểu xứng đáng đại diện cho Nhân dân vẫn còn nguyên tính thời sự. Đó chính là ý thức, trách nhiệm của mỗi công dân đối với sự phát triển của đất nước.
* Thực hiện quyền làm chủ nước nhà.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Lá phiếu cử tri có một giá trị rất cao quý; nó là một dấu hiệu xác nhận rằng Nhân dân thật sự làm chủ nước nhà."
Hiến pháp năm 2013 cũng đã nêu rõ: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân... Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân."
Vì lẽ đó, đi bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân là dịp để người dân thể hiện quyền làm chủ của mình thông qua lá phiếu bầu, trực tiếp lựa chọn những người có đủ đức, đủ tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân bầu vào cơ quan quyền lực nhà nước các cấp, thiết thực góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.
Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành, công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. Quyền bầu cử và ứng cử là của công dân, là quyền được hiến định và việc thực hiện các quyền này phải theo quy định của pháp luật.
Xuất phát từ những quy định pháp luật và tính chất của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân như trên, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân đã luật định 4 nguyên tắc bầu cử là: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Bốn nguyên tắc trên cũng được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng và được coi là phương thức bầu cử tiến bộ hiện nay.
Nguyên tắc phổ thông đầu phiếu trong bầu cử bảo đảm để mọi công dân không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, (trừ những người bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự), đến tuổi trưởng thành đều được trao quyền bầu cử.
Yêu cầu của nguyên tắc này là Nhà nước phải bảo đảm để cuộc bầu cử thực sự trở thành một cuộc sinh hoạt chính trị rộng lớn, tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền bầu cử của mình, bảo đảm tính dân chủ, công khai và sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân trong bầu cử.
Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định đối với việc bầu cử đại biểu Quốc hội: Ngày bầu cử phải là ngày Chủ nhật, được Quốc hội ấn định và công bố chậm nhất là 115 ngày trước ngày diễn ra bầu cử; các tổ chức phụ trách bầu cử được thành lập công khai, có sự tham gia của đại diện các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và đoàn thể nhân dân; thời gian bỏ phiếu được quy định thống nhất trong cả nước từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối (trừ những trường hợp đặc biệt theo quy định của Luật); mọi công dân cư trú thường xuyên hoặc tạm trú đều được ghi tên vào danh sách cử tri; danh sách cử tri được niêm yết công khai chậm nhất là 40 ngày trước ngày diễn ra bầu cử; Danh sách ứng cử viên cũng được lập và niêm yết công khai chậm nhất là 20 ngày trước ngày diễn ra bầu cử để cử tri tìm hiểu và lựa chọn.
Bình đẳng trong bầu cử là nguyên tắc nhằm bảo đảm để mọi công dân đều có cơ hội ngang nhau tham gia bầu cử, nghiêm cấm mọi sự phân biệt dưới bất cứ hình thức nào. Mỗi cử tri có một phiếu bầu đối với một cuộc bầu cử và giá trị phiếu bầu như nhau không phụ thuộc vào giới tính, địa vị xã hội, sắc tộc, tôn giáo... Mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào danh sách cử tri ở một nơi cư trú; mỗi ứng cử viên chỉ được ghi tên ứng cử ở một đơn vị bầu cử; mỗi cử tri chỉ được bỏ một phiếu bầu.
Nguyên tắc bình đẳng còn đòi hỏi phải có sự phân bổ hợp lý cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu để bảo đảm tiếng nói đại diện của các vùng, miền, địa phương, các tầng lớp xã hội, các dân tộc thiểu số và phụ nữ phải có tỷ lệ đại biểu thích đáng.
Bầu cử trực tiếp có nghĩa là cử tri trực tiếp thể hiện ý chí của mình qua lá phiếu, cử tri trực tiếp bầu ra đại biểu của mình chứ không qua một cấp đại diện cử tri nào. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp đòi hỏi cử tri không được nhờ người bầu hộ, bầu thay hoặc bầu bằng cách gửi thư.
Cử tri tự bỏ lá phiếu bầu vào hòm phiếu. Trường hợp cử tri không thể tự viết phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri; nếu cử tri vì tàn tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
Trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến nơi ở của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện các thủ tục bỏ phiếu.
Để bảo đảm khách quan trong việc lựa chọn của cử tri, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân quy định việc bầu cử đại biểu Quốc hội được tiến hành bằng cách bỏ phiếu kín.
Theo nguyên tắc này, cử tri bầu ai, không bầu ai đều được bảo đảm bí mật. Khi cử tri viết phiếu bầu không ai được đến gần, kể cả cán bộ, nhân viên các tổ chức phụ trách bầu cử; không ai được biết và can thiệp vào việc viết phiếu bầu của cử tri. Cử tri viết phiếu bầu trong buồng kín và bỏ phiếu vào hòm phiếu. Như vậy, mọi quy định của pháp luật về bầu cử đã tạo ra những cơ chế rộng rãi nhất, thuận lợi nhất, dân chủ nhất để người dân phát huy tối đa quyền làm chủ của mình.
* Nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người cử tri.
Mỗi cử tri khi tham gia bầu cử không những là niềm vinh dự được thực hiện quyền dân chủ, mà còn là nghĩa vụ công dân, thể hiện trách nhiệm chính trị của mình đối với vận mệnh đất nước, với bao thế hệ đã hy sinh xương máu để giành lại quyền thiêng liêng cho dân tộc là độc lập, tự do, dân chủ.
Cùng với “quyền,” pháp luật cũng quy định rõ “nghĩa vụ” của công dân. Quyền của công dân được bảo đảm bằng pháp luật khi công dân làm tròn nghĩa vụ của mình theo đúng pháp luật. Trong bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, cử tri phải có trách nhiệm tham gia giới thiệu người ra ứng cử vào cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm góp phần vào việc xây dựng nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Cử tri nơi người ứng cử công tác và cư trú có trách nhiệm tham gia ý kiến nhận xét.
Nghĩa vụ của cử tri được thể hiện rõ qua 3 lần tổ chức hội nghị hiệp thương, qua các lần tổ chức hội nghị cử tri nơi công tác và nơi cư trú của người ứng cử, qua các cuộc tiếp xúc tuyên truyền, vận động bầu cử của người ứng cử.
Nói bầu cử là nghĩa vụ bởi nếu công dân (cử tri) không đi bầu cử thì không thể thành lập các cơ quan lập pháp, hành pháp như luật định. Đó là: nếu không bầu cử thì không có đại biểu Quốc hội và từ đó không thể thực hiện việc bầu các chức danh Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, không thể phê chuẩn các chức danh khác theo luật định. Không có nhà nước thì không thể thực hiện các nhiệm vụ đối nội, đối ngoại, cũng không thể thực hiện việc bảo đảm tính chất của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân của nhà nước.
Điều này cũng có nghĩa rằng công dân không thực hiện nghĩa vụ bầu cử thì đã xâm phạm đến quyền ứng cử của công dân khác bởi các ứng cử viên đó không có ai bầu thì không thể trở thành các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.
Bên cạnh đó, Hiến pháp quy định nhiều nghĩa vụ của công dân liên quan đến đất nước, như “Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc” (Điều 44), “Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân” (Điều 45), “Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng” (Điều 46)…
Hay về các quyền của công dân, như “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân” (Điều 3), “nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước” (Điều 6), “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình” (Điều 21)… đều cần phải có nhà nước để bảo đảm cho công dân được thực hiện các quyền ấy. Như vậy, nếu không có nhà nước và chính quyền các cấp (do không có hoạt động bầu cử) thì các nghĩa vụ và các quyền của công dân không thể thực hiện đầy đủ.
Từ đó cho thấy, ý kiến nói cử tri có thể đi bầu cử hoặc không vì chỉ là quyền mà không phải là nghĩa vụ là một ý kiến sai trái, ngụy biện và trái với cả thực tiễn lẫn pháp lý. Những biểu hiện của một số công dân như thờ ơ, bàng quan với bầu cử; dùng lợi ích cá nhân để “mặc cả” việc đi bỏ phiếu bầu cử; hay đi bỏ phiếu kiểu “cho xong,” “gạch bừa” chỉ để được đóng dấu “đã đi bầu,” không những tự mình tước bỏ quyền lợi thiêng liêng của mình, mà còn là hành xử thiếu trách nhiệm đối với đất nước, với dân tộc./.
Nguồn: TTXVN

KHÔNG CÓ CHUYỆN CÁ NHÂN BỊ KHỞI TỐ DO ""TỰ ỨNG CỬ ĐBQH""

 Những ngày gần đây, việc cơ quan chức năng khởi tố, bắt tạm giam một số đối tượng về hành vi tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã thu hút sự chú ý của dư luận. Đặc biệt, các thế lực thù địch đã lợi dụng việc này để chống phá cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2021-2026 khi cho rằng những cá nhân này bị khởi tố, bắt tạm giam là do “tự ứng cử”...

Mới đây, ngày 27/3/2021, Công an TP Hà Nội đã thi hành Lệnh bắt tạm giam bị can và khám xét đối với Lê Trọng Hùng (SN 1979, HKTT, nơi ở: số 9A ngách 325/59 Kim Ngưu, phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng) về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Trước đó, ngày 09/3/2021, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Ninh Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với Trần Quốc Khánh, sinh năm 1960, quê quán xã Lưu Phương, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình; đăng ký hộ khẩu thường trú tại nhà Z8, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam" quy định tài điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Ngay khi các thông tin trên được công bố, các nhà “dân chủ”, các thế lực thù địch, phản động đã tìm mọi cách xuyên tạc, bóp méo bản chất vụ việc hòng công kích chính quyền, phá hoại cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Lợi dụng việc cả hai đối tượng Trần Quốc Khánh, Lê Trọng Hùng đều tự ứng cử đại biểu Quốc hội, các thế lực này cho rằng, nguyên nhân các đối tượng nêu trên bị khởi tố, bắt tạm giam là do đã “tự ứng cử” đại biểu Quốc hội; “chỉ vì phổ biến Hiến Pháp và tự ứng cử Đại Biểu Quốc Hội mà ông Lê Trọng đã bị nhà nước Việt cộng bắt giam với cáo buộc tàng trữ, phát tán tài liệu chống nhà nước”, “tự ứng cử đại biểu Quốc hội sẽ bị bắt giam”…
Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng, thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Các đối tượng như Trần Quốc Khánh, Lê Trọng Hùng..., bị khởi tố và bắt tạm giam vì đã có những hình vi vi phạm pháp luật. Cụ thể là các hành vi cấu thành tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015. Điển hình như đối tượng Trần Quốc Khánh, theo tài liệu của Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Ninh Bình, từ khoảng thời gian cuối năm 2018 đến cuối năm 2020, Trần Quốc Khánh về sinh sống tại xóm 5B, xã Lưu Phương, huyện Kim Sơn. Trong quá trình sinh sống tại địa phương, Khánh thường xuyên sử dụng Facebook cá nhân đăng, phát Livestream các video để phát trực tiếp thông tin xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Rõ ràng, những luận điệu chống phá của các thế lực thù địch đã cố tình “bỏ qua” hành vi phạm tội nguy hiểm của những cá nhân nói trên. Các thế lực thù địch đã cố "vẽ" ra mối liên hệ giữa việc các cá nhân nói trên tự ứng cử đại biểu Quốc hội với việc họ bị truy tố, bị bắt tạm giam. Nhưng thực tế, các cá nhân này đã thực hiện những hành vi phạm tội trong thời gian dài, trước khi tự ứng cử. Và với những hành vi đó, dù có tự ứng cử hay không, họ cũng sẽ bị cơ quan chức năng khởi tố, xử lý đúng theo quy định của pháp luật. Vì vậy, tự ứng cử đại biểu Quốc hội hoàn toàn không phải là lý do để các đối tượng nói trên bị khởi tố, bắt tạm giam.
Phía sau những luận điệu xuyên tạc bản chất vụ việc chính là động cơ chính trị thiếu trong sáng, nhằm lợi dụng vụ việc để đánh lừa dư luận; núp bóng đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền để chống phá cuộc bầu cử.
Khuyến khích người có đức, có tài tự ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp để góp sức xây dựng đất nước luôn là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta. Thực tế, đã có rất nhiều người hội tụ đủ các yêu cầu phẩm chất, năng lực tự ứng cử thành công; được cử tri tín nhiệm bầu làm đại biểu Quốc hội và có nhiều đóng góp tích cực cho đất nước, xã hội. Còn những kẻ lợi dụng tự ứng cử để chống phá đất nước, đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc thì nhất định sẽ bị xử lý nghiêm minh.

Ý NGHĨA LỊCH SỬ NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM

Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng là đỉnh cao cuộc Tổng tiến công và nổi dậy long trời lở đất của quân và dân ta từ đầu tháng 3 đến ngày 30 tháng 4, đã nhanh chóng đập tan hang ổ cuối cùng của địch, giải phóng Sài Gòn trong một thời gian rất ngắn, tiêu diệt, làm tan rã và bắt toàn bộ lực lượng của địch, đánh đổ toàn bộ hệ thống chính quyền tay sai từ trung ương đến địa phương, kết thúc toàn thắng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của toàn miền, hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

Nếu trước đây, với Chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng ta đã đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ, thì với Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, chúng ta đã kết thúc chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ ở nước Việt Nam ta, thực hiện trọn vẹn Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ kính yêu.
Kể từ khi có Đảng, qua gần nửa thế kỷ liên tục đấu tranh, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành trong cả nước.
Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân năm 1975 là một thắng lợi vĩ đại nhất, hiển hách nhất trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn cho Tổ quốc ta. Thắng lợi này tạo ra đầy đủ những điều kiện cơ bản thuận lợi để nhân dân ta xây dựng thành công một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh, góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và trên thế giới.

TỈNH TÁO TRƯỚC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP

Sau thành công Đại hội lần thứ XIII của Đảng, sắp tới, đất nước ta đứng trước sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng: bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, được tổ chức vào ngày 23/5/2021.

Thông qua lá phiếu bầu của mình, mỗi công dân sẽ tự mình lựa chọn đại diện xứng đáng trong Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ mới. Đây là ngày hội toàn dân, được người dân Việt Nam hân hoan chờ đợi.
Không phải đến hôm nay nhân dân Việt Nam mới được thể hiện quyền dân chủ rõ ràng, đầy đủ đến vậy. Ngay sau khi nước nhà độc lập 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định một trong những công việc trọng yếu nhất lúc bấy giờ là phải củng cố, tăng cường chính quyền cách mạng của dân, do dân, vì dân, đó là “xúc tiến đi đến Quốc hội để quy định Hiến pháp, bầu Chính phủ chính thức”.
Vì thế, ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng Tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống”.


Sau thời gian gấp rút chuẩn bị, ngày 06/01/1946, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I đã diễn ra đúng kế hoạch và thắng lợi trên phạm vi cả nước. Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử ngày 06/01/1946 cổ vũ cho tinh thần, quyết tâm và niềm tin vào chế độ mới của toàn thể nhân dân Việt Nam.
Phát huy thắng lợi đó và các kỳ bầu cử Quốc hội tiếp theo, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975, trên cơ sở Nghị quyết của Hội nghị hiệp thương thống nhất Tổ quốc, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội thống nhất đã diễn ra sôi nổi trong cả nước vào ngày 15/4/1976 và thành công rực rỡ.
Quốc hội khóa VI ra đời trở thành nền tảng chính trị - pháp lý vững chắc cho sự hình thành và phát triển Nhà nước CHXHCN Việt Nam thống nhất.
Đến nay, Quốc hội nước ta đã qua 14 cuộc bầu cử, góp phần tích cực vào việc xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, được nhân dân mong chờ và tin tưởng.
Thế nhưng, điều đáng lên án ở đây là có nhiều kẻ cố tình phủ nhận, chà đạp những giá trị tốt đẹp mà toàn Đảng, toàn dân đã vun đắp trong 75 năm qua.
Đó là những tổ chức phản động, thù địch, những phần tử cơ hội luôn nhăm nhe tìm cách can thiệp, lật đổ nền chính trị nước ta. Thủ đoạn chúng thường sử dụng là soạn, phát tán tài liệu nhằm truyền bá các quan điểm sai trái, như cho rằng bầu cử chỉ là “hình thức”; rầm rộ đưa tin, đăng tải những bài viết, video có nội dung sai trái, xuyên tạc về cuộc bầu cử trên internet, fanpage.
Đồng thời, kích động, lôi kéo, tập hợp lực lượng để chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. Tinh vi hơn, lợi dụng bản chất dân chủ trong Luật bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND, chúng dùng chiêu trò “tự ứng cử”, đưa một số người - thực chất đó là các phần tử cơ hội, biến chất, “dân chủ giả tạo” ra ứng cử với hy vọng cài cắm người của chúng vào Quốc hội, chính quyền để hiện thực hóa chiến lược “diễn biến hòa bình”, làm nước ta tự suy yếu từ bên trong.
Mặt khác, chúng hô hào vận động tranh cử trên mạng xã hội, viết bài để đánh bóng, lăng xê người tự ứng cử. Khi không đủ điều kiện và bị loại qua các vòng hiệp thương, các đối tượng này lại rêu rao những luận điệu sai trái như: chỉ có những người “theo phe” Đảng Cộng sản mới có cơ hội ứng cử đại biểu Quốc hội; phải để các ứng cử viên tự do tranh cử, dựa trên chữ ký của cử tri mà không cần phải trải qua hiệp thương; Đảng Cộng sản cố tình “cản trở” người ngoài Đảng tự ứng cử vào đại biểu Quốc hội, v.v... Những thủ đoạn tinh vi, những luận điệu lố bịch này đã bị bóc trần. Tuy nhiên, nó nguy hiểm ở chỗ là đôi khi gây ra sự mơ hồ, ngộ nhận trong nhận thức của một bộ phận nhân dân, nhất là người chưa am hiểu về chính trị.
Cuộc bầu cử đại biểu ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 sẽ diễn ra trong bối cảnh có nhiều khó khăn, nhất là ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19. Dự báo từ đây cho đến ngày bầu cử, các thế lực thù địch sẽ gia tăng các hoạt động chống phá.
Để bầu cử thành công tốt đẹp cần làm tốt công tác tuyên truyền, làm tốt công tác chuẩn bị; tích cực đấu tranh phản bác, bóc trần các quan điểm sai trái, thù địch. Mỗi người dân cần tỉnh táo, nêu cao tinh thần cảnh giác, lắng nghe và tiếp nhận các thông tin chính thống từ phía cơ quan chức năng; tránh rơi vào bẫy tin giả hoặc a dua, tiếp tay cho các thế lực thù địch, phản động. Nhìn tình hình bất ổn tại các nước trong khu vực như Myamar, Thái Lan..., sẽ thấy việc giữ vững ổn định chính trị là điều trọng yếu đối với mỗi người dân muốn có cuộc sống yên bình, ấm no.

NHÂN DÂN THẾ GIỚI ỦNG HỘ VIỆT NAM CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC

Mở đầu bản Di chúc, Bác Hồ khẳng định cuộc chống Mỹ của nhân dân ta “nhất định thắng lợi hoàn toàn”. Bác nêu dự kiến đến ngày đó, Bác sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc để chúc mừng đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, và thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng. Rồi Bác viết: “Kế theo đó, tôi sẽ thay mặt nhân dân ta đi thăm và cảm ơn các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa, và các nước bầu bạn khắp năm châu đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta”.
Ngày 2/9/1969, Bác đã ra đi trong lúc cuộc chống Mỹ cứu nước chưa đến thắng lợi hoàn toàn. Ý định ấy Bác chưa thực hiện được nhưng lời di chúc vẫn nhắc nhở chúng ta sống có đạo lý, nhân nghĩa, có trước có sau, ăn quả phải nhớ đến người trồng cây. Đồng thời cũng là lời khẳng định công lao to lớn của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà còn đối với cả sự nghiệp Cách mạng Việt Nam từ khi Bác đi tìm đường giải phóng dân tộc.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ vô cùng to lớn về vật chất và tinh thần của các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa, của nhân dân các nước khác trên thế giới. Trong nội dung bài viết này, chỉ đề cập tới phong trào ủng hộ Việt Nam của nhân dân một số nước tư bản, thậm chí của nhân dân Mĩ.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ của ta là cuộc kháng chiến chính nghĩa với tính nhân văn cao cả; đồng thời là cuộc kháng chiến với ý chí sắt đá của dân tộc anh hùng; người ít, nước nghèo, vũ khí thô sơ mà dám đánh Mỹ, cộng với sự tuyên truyền của ta làm cho thế giới ủng hộ Việt Nam nhiệt tình và rất sáng tạo. Ngay từ khi Mỹ đổ quân vào Đà Nẵng năm 1965, đã có rất nhiều tổ chức khởi sự việc ủng hộ Việt Nam. Tiêu biểu như: Đại hội thế giới vì Việt Nam đã họp nhiều lần tại Stockholm trong ba năm 1969, 1970, 1971 bầu ra ban thường trực và kêu gọi mỗi nước thành lập một ủy ban chuyên trách để có chương trình hành động ủng hộ Việt Nam. Đại hội thế giới vì hòa bình họp ở Berlin ngày 21/6/1969 đã kêu gọi tổ chức nhiều chuyến tàu của châu Âu vì Việt Nam. Cuộc “Tập hợp thế giới vì hòa bình và độc lập của nhân dân Việt Nam – Lào – Campuchia” ngày 14/12/1972 ở Vec-xây (Pháp) có 1200 đại biểu của 84 nước tham dự đã bàn soạn chương trình hành động vì ba nước Đông Dương. Giới thanh niên có “Cuộc gặp gỡ thế giới của thanh niên- sinh viên” ở Helsinki từ 23-27/8/1969 có 649 đại biểu, 215 tổ chức quốc gia, 17 tổ chức quốc tế của 78 nước về dự. Tại đây, họ lắng nghe đoàn Việt nam phát biểu và bàn cách ủng hộ Việt Nam. Tiếp đến là “Cuộc gặp gỡ thanh niên châu Âu” từ 14-15/10/1972 tại Paris, với trên 40 tổ chức của 20 nước châu Âu bàn việc ủng hộ chính trị và vật chất cho Việt Nam.
Giới y học đã tổ chức “Hội nghị quốc tế về y học và chiến tranh ở Đông Dương” tại Paris với gần 100 nhà khoa học và bác sĩ của 20 nước, có mời đại biểu từ chiến trường miền Nam để thảo luận về tác hại của vũ khí hóa học và chất độc hóa học, hơi độc mà quân Mỹ đã dùng ở Việt Nam. Đặc biệt là “Hội nghị giúp đỡ y tế cho Việt Nam” của Pháp (AMFV) đã cùng các đồng nghiệp ở châu Âu thành lập “Ủy ban châu Âu phối hợp hoạt động giúp đỡ y tế cho Việt nam”, gồm 14 nước (có cả Canada ở Bắc Mỹ). Ủy ban này đã họp định kỳ, có kế hoạch cụ thể thường xuyên liên lạc với Việt Nam để quyên góp thuốc men và dụng cụ y tế theo yêu cầu của chiến trường.
Giới công giáo ở nhiều nước đã tổ chức được ba lần đại hội vào các năm 1971,1972,1973 tại Pháp, Canada, Ý kêu gọi đồng bào công giáo trên thế giới ủng hộ nhân dân ba nước Đông Dương và kêu gọi chấm dứt chiến tranh ở ba nước này. Tại đại hội lần thứ 3, giới công giáo đã mời các đoàn ở Việt Nam đến phát biểu ý kiến. Linh mục Trần Quang Nghiêm từ vùng giải phóng miền Nam đã sang dự.
Giới luật gia đã phát huy kết quả của hai phiên tòa án quốc tế tại Stokholm (tháng 5/1967) và tại Roskil (tháng 11/1967) ở Đan Mạch về tội ác chiến tranh của Mỹ. Họ thành lập “Trung tâm quốc tế tố cáo tội ác chiến tranh” để thường xuyên xuất bản các tài liệu tố cáo tội ác của Mỹ đối với Việt Nam. Hội Luật gia dân chủ quốc tế (AIJD) đã triệu tập hội nghị thế giới các Luật gia vì Việt Nam họp tại Grenoble (Pháp) vào tháng 7/1968 với 150 luật gia đến từ 38 nước, kể cả Mỹ và Việt Nam. Hội đã ra tuyên bố lên án có hệ thống tội ác của Mỹ ném bom trường học, bệnh viện, nhà thờ, chùa chiền, sử dụng vũ khí hóa học... Hội còn thành lập những đoàn điều tra đặc biệt vào miền Nam Việt Nam để điều tra tội ác Mỹ ngụy ở các nhà tù.
Điển hình ở Pháp, ủng hộ Việt Nam đã thành cao trào, lôi cuốn hàng triệu người từ thường dân đến nhân sĩ trí thức tham gia với các hình thức phong phú, sáng tạo mà đỉnh cao là cuộc nổi dậy lịch sử vào tháng 5/1968. Họ ra sách báo, bản tin, mở hội thảo, phát truyền đơn, mít tinh, tuần hành ủng hộ Việt Nam. Họ sáng tạo ra những phong trào “Sáu giờ cho Việt Nam, “Một ngày cho Việt Nam”, “Một tuần cho Việt Nam”, sau đó là “Một tháng cho Việt Nam”. Họ treo cờ Việt Nam trên nóc nhà ở trường Đại học Sooc-bon. Họ treo cờ Mặt trận trên tháp chuông nhà thờ Đức Bà Paris để chào mừng phái đoàn Mặt trận đến tham dự Đại hội bốn bên ở Paris. Những người dân Pháp thì làm mọi việc có thể kiếm ra tiền ủng hộ Việt Nam. Có người đi hái hoa rừng về bán lấy tiền; có người bán xổ số, khâu búp bê vải, khâu nón lá bán lấy tiền gây quỹ ủng hộ Việt Nam. Có người ủng hộ cái xe đạp, có người góp vào đôi vành, cái ghi-đông... Tất cả đều còn mới và tốt để gửi chuyến tàu 1200 tấn hàng cho Việt Nam. Những trí thức thì soạn sách, viết lời tuyên truyền, in ấn phát cho mọi người để hiểu về Việt Nam. Khi đoàn ta họp ở Paris, từ lái xe đến bảo vệ đoàn đều là người Pháp (do Đảng Cộng sản Pháp cắt cử trong suốt 4 năm họp). Một số giáo xứ giúp ta soạn thảo văn bản. Nữ giáo sư ngôn ngữ Mi-gây Găng-xen ở trường Đại học Vincennes và Lyon đã quyết tâm học thành công tiếng Việt để từ năm 1971, chị đã dịch nhiều tác phẩm văn học Việt Nam sang tiếng Pháp. Chị biên soạn và xuất bản quyển “Truyện cổ tích Việt Nam”, “Kho báu của con người”. Chị còn viết nhiều bài “Văn thơ đấu tranh ở miền Nam” cho tờ Le Monde, dịch thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên, Lê Anh Xuân... đăng báo chí.
Tháng 4/1970, tại Quảng trường TraFalgar (Luân Đôn), hàng ngàn người Anh, có cả người Mỹ biểu tình và kéo đến sứ quán Mỹ kiến nghị chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam rồi đốt cờ Mỹ.
Không chỉ ở Pháp, Anh, Mỹ, Hà Lan cũng là nước có phong trào ủng hộ Việt Nam vô cùng lớn mạnh. Đặc biệt, Hội Y tế Hà Lan do giáo sư, bác sĩ De Hass đứng đầu đã tổ chức nhiều chiến dịch, như “Hiến máu cho người Việt Nam”. Quyên góp được máu rồi phải biến thành huyết tương khô, bảo quản và gửi nhanh sang Việt Nam. Rồi “Chiến dịch y tế đoàn kết với Việt Nam” đã giúp quyên góp được 16 tấn thuốc và dụng cụ y tế cho Việt Nam. Một nhóm bạn Hà Lan đã cải tiến chiếc xe đạp phát điện nạp ắc quy và có đèn đeo trên trán gửi sang Việt Nam cho các bác sĩ mổ ở các bệnh viện dã chiến. Hội đã mua tất cả các chế phẩm sản xuất thuốc kí ninh của cả nước Hà Lan để chế thuốc trị sốt rét gửi sang Việt Nam. Hội còn sản xuất hàng chục vạn cặp kính lão gửi sang Việt Nam cho cán bộ cao tuổi nơi chiến trường. Hội quyên góp máy khâu, xe đạp, sữa bột... gửi sang Việt Nam, đặc biệt là những chiếc thuyền máy cứu lụt để phòng mùa mưa giặc Mỹ đánh phá đê điều của ta.
Đáng ghi nhớ nhất là anh No-man Mô-ri-sơn,ngày 2/11/1965, để phản đối Mỹ đưa quân sang Việt Nam, anh đã bế đứa con gái út Ê-mi-li mới 18 tháng tuổi đến bên Lầu năm góc, để con ngồi chơi trên vỉa hè, anh ra đường đổ xăng lên người và tự thiêu. Anh đã hi sinh vì Việt Nam. 5 ngày sau, nhà thơ Tố Hữu đã cho ra đời bài thơ “Ê-mi-li con”. Sau này, khi Tố Hữu già, cô bé Ê-mi-li đã có gia đình riêng, cô cùng mẹ sang Việt Nam và đến thăm Tố Hữu. Cô có làm bài thơ tặng lại ông.
Không giấy bút nào có thể ghi hết một cách tỉ mỉ những hành động của nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nhiều người ủng hộ ta đã bị chính quyền nước họ bỏ tù hoặc trục xuất khỏi nơi cư trú, có cả người đã hi sinh. Một số cuộc biểu tình ủng hộ Việt Nam còn bị cảnh sát đàn ấp. Song, không gì có thể ngan cản được làn sóng ủng hộ Việt Nam.
Đất nước ta có hòa bình, thống nhất và phát triển như ngày nay, ngoài sự lãnh đạo tài tình của Bác Hồ, của Đảng, sự hi sinh vô cùng lớn lao của cả dân tộc, còn có sự giúp đỡ chí tình chí nghĩa của nhân dân khắp thế giới. Với đạo lí uống nước nhớ nguồn, chúng ta mãi mãi ghi nhớ công lao của bạn bè năm châu.
Phạm Văn Duy

Một nhóm sinh viên nữ tại Đại học California, Berkeley, Mỹ, biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam. Phần lớn phong trào chống chiến tranh bắt đầu từ các trường đại học với các tổ chức như Sinh viên vì một Xã hội Dân chủ (SDS). Ảnh: history.com 

28/4/21

TỪ ẤN ĐỘ: VIỆT NAM HÃY CẨN THẬN

Rohit Radan, một chuyên gia công nghệ thông tin Ấn Độ đã có 3 năm làm việc tại Việt Nam, mới về nước từ cuối năm 2020 đã có bài viết như sau:

"... Gia đình tôi đang sống tại một trong những khu chung cư thuộc dạng khang trang tại Mumbai, thành phố lớn nhất Ấn Độ. Hiện giờ, công việc quen thuộc mỗi sáng của tôi là xuống xem bảng thông báo của bộ phận quản lý là đến nay đã có bao nhiêu người trong khu chung cư đang mắc Covid có kết quả xét nghiệm, bao nhiêu gia đình có người nhiễm bệnh đang chữa tại nhà... để chủ động phòng tránh. Bảng danh sách này mỗi ngày một dài thêm vì hiện nay tại Mumbai chính quyền gần như chỉ phản ứng được với Covid bằng cách hỗ trợ xét nghiệm, còn việc chữa trị là không thể. Họ chỉ phát cho người bệnh tờ giấy hướng dẫn ngắn gọn và đề nghị về nhà tự điều trị cách ly. Bởi lẽ tất cả bệnh viện đều đã hết chỗ. Ngay cả những ca nặng, dù điện thoại gọi hỗ trợ thì xác suất được đáp ứng hầu như rất ít. Tiếng còi xe cấp cứu là âm thanh quen thuộc nhất trên đường phố Mumbai lúc này, đa số là dành cho những ca “may mắn” được hệ thống y tế để mắt đến hoặc đưa các thi thể đến các điểm hoả thiêu.
Cách đây chưa lâu, thế giới bên ngoài bàng hoàng với hình ảnh tờ Guardian post nhân viên y tế ở đâu đó phải đi đốt xác người bệnh bằng củi khô vì tất cả các lò thiêu đã hoạt động hết công suất. Nhưng hiện nay, tại Ấn Độ thì những việc đó lúc này là chuyện... thường ngày ở huyện.
Con số truyền thông đưa tin rằng trong một tuần qua, hơn 300 ngàn ca mắc mỗi ngày đã gây kinh hoàng cho thế giới, nhưng thật sự đó mới là bề nổi. Thực tế chính quyền Ấn Độ còn dự báo trên một triệu ca mỗi ngày mới là con số đúng vì dịch đã lan rộng đến các vùng nông thôn, các khu lao động nghèo, vốn hiện nay dịch đã bị thả nổi, tự chữa, tự khỏi, tự xử lý xác chết... nên không thể thống kê hết được. Với những gì tôi biết, có lẽ hệ thống y tế Ấn Độ lúc này đã chính thức vỡ nát trước Covid.
Tôi và tất cả các bạn bè mình lúc này chỉ còn nhắn nhủ và cầu nguyện cho nhau là hãy đừng để mắc bệnh bất kỳ nào khác chứ chưa nói đến Covid. Vì khi đã mắc bệnh thì khả năng nhiễm bệnh Covid là rất cao. Một điều khủng khiếp nhất lúc này phải nhắc tới đó là số lượng nhân viên y tế nhiễm bệnh quá lớn, nhiều nơi không còn đủ người để thực hiện các dịch vụ y tế cơ bản khác. Điều này rất khác với các nước có dịch Covid nghiêm trọng, dù dịch nặng nhưng nhân viên y tế đã được bảo vệ tốt nhất bởi đây là điều tiên quyết để vượt qua đại dịch, nhưng tại Ấn Độ lúc này thì đó là không thể. Việc thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm tại các bệnh viện đang bị thả nổi và bệnh viện lúc này lại trở thành ổ dịch lớn.
Mặc dù là nước có nền công nghệ thông tin phát triển nhưng việc làm việc tại nhà hầu như hạn chế, nó chỉ diễn ra tại các công ty trong ngành này hoặc các doanh nghiệp nước ngoài. Giải pháp này không có tác dụng gì vì lực lượng lao động phổ thông tại Ấn Độ quá lớn, họ hằng ngày có mặt ở khắp nơi và là nguyên nhân gieo rắc dịch bệnh khi phải ra ngoài mưu sinh.
Toàn bộ chúng tôi lúc này chỉ biết cầu nguyện cho Ấn Độ. Vì hơn ai hết chúng tôi phải thừa nhận mọi việc đã vượt quá tầm kiểm soát và bị thả nổi. Tiêm chủng đã là điều xa xỉ và hầu như không có khả năng tiếp cận dịch vụ. Thậm chí người dân Ấn Độ lúc này cũng không còn tin tiêm chủng có giúp gì cho họ nữa hay không.
Tôi đã phải lập một group chung trên mạng cho tất cả gia đình nội ngoại hai bên để cứ mỗi vài tiếng trôi qua cập nhật có ai trong gia đình có triệu chứng gì hay không và nhắc bảo nhau cẩn thận để phòng tránh.
Trong thời điểm nghiệt ngã này ở Ấn Độ, tôi lại nhớ cảnh yên bình khi sống tại Việt Nam trong năm 2020, dù Covid khi đó bùng phát ở vài nơi như ở Đà Nẵng, Hải Dương, tp Hồ Chí Minh, nhưng chính phủ và chính quyền đã làm việc tuyệt vời để bảo vệ người dân. Được ra ngoài làm việc, mua sắm thức ăn, bệnh được khám và chữa trị là niềm hạnh phúc tuyệt vời nhất lúc này mà các bạn nên trân trọng và tự hào về điều đó.
Sống 3 năm tại đất nước các bạn nên tôi nhớ rằng, dịp này các bạn sắp đón chào kỳ nghỉ lớn trong năm (tác giả muốn nhắc tới kỳ nghỉ 30.4, 1.5), tôi thường thấy những bãi biển đông nghẹt, những khu vui chơi kẹt cứng.
Nhưng hãy cẩn thận Việt Nam ơi. Hãy phòng tránh để đừng bao giờ phải trải qua những cảnh khủng khiếp như đất nước tôi...
Mumbai, 26/4/2021"

BÁC HỒ VỚI NHỮNG MỐC SON LỊCH SỬ CÁCH MẠNG VIỆT NAM - ĐÁNH BẠI THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC

 Cách Mạng Tháng Tám thành công, Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời chưa được bao lâu thì thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ hai. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã đứng lên quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm để bảo vệ thành quả cách mạng.

Pháp dâng Đông Dương cho Nhật; Nhật thua, Pháp theo gót chân Anh trở lại Sài Gòn, thì một lần nữa, Pháp định lấy Nam Kỳ để chiếm cả nước như thế kỷ XIX. Cho nên Pháp gây hấn ở Sài Gòn ngày 23/9/1945 và ở Hà Nội ngày 19/12/1946. Hiệp định sơ bộ tháng 3, tạm ước tháng 9, mọi cố gắng thương lượng hòa bình của Hồ Chí Minh thực dân Pháp đều không để ý đến vì “chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa”, quyết chinh phục lại bằng vũ lực, muốn giữ nguyên đế quốc thuộc địa mênh mông của nó. Lúc bấy giờ, Pháp khôi phục lực lượng ở châu Âu và được Anh ủng hộ hết mình trong vấn đề Đông Dương và thuộc địa; quyết tâm của hai đế quốc này là phải dập tắc ngọn lửa Việt Nam cách mạng mới khỏi mất thuộc địa khác. Còn tình thế ở Việt Nam không thuận lợi về mặt quốc tế: phe xã hội chủ nghĩa ở xa. Trung Quốc còn bị Quốc dân đảng thống trị phần lớn nhất, ở các thuộc địa Pháp chưa có phong trào khởi nghĩa, xung quanh Việt Nam toàn thấy kẻ thù, Việt Nam như hòn đảo bốn bề bị bão táp. Vậy thì trước sự tiến công của quân Pháp, ta phải làm sao? đánh hay không? đánh có thể thắng không? Hồ Chí Minh quyết định đánh và tính toán đánh thì nhất định sẽ thắng. Sẽ thắng vì bên trong ta càng đánh càng mạnh, ta có sức đánh lâu dài cho đến lúc quân thù kiệt quệ, các dân thuộc địa của Pháp sẽ nổi lên nếu Việt Nam giành nhiều thắng lợi, cách mạng Trung Quốc phát triển gắn liền biên giới với ta, giúp đỡ được Việt Nam cả về vật chất lẫn chính trị, thế cô lập của Việt Nam sẽ chấm dứt. Ngày 19/12/1946, tại làng Vạn Phúc thuộc thị xã Hà Đông (Hà Tây), Hồ Chí Minh đã viết lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp: Trong lời kêu gọi có đoạn: "Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, Thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. Không! chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ!..." .
Trên cơ sở đường lối kháng chiến “toàn dân”, “toàn diện”, “trường kỳ”, “dựa vào sức mình là chính”, phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước của toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là Bác Hồ, toàn dân ta bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến 9 năm. Quân dân ta liên tiếp mở các chiến dịch, lần lượt đánh bại mọi âm mưu, kế hoạch của kẻ thù, như Chiến dịch Biên Giới năm 1950, Trần Hưng Đạo năm 1951, Quang Trung năm 1951, Lý Thường Kiệt năm 1951, Hòa Bình năm 1952, Thượng Lào 1953... Đặc biệt là thắng lợi trong Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954, với đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7.5.1954 “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, đánh tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 20.7.1954, chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Việt Nam đưa đến sự giải tán một đế quốc thuộc địa lớn, không chỉ của Pháp mà thôi; từ sau cuộc sụp đổ của đế quốc La Mã hồi đầu công nguyên, chưa hề có một sự sụp đổ đế quốc thuộc địa thảm hại to lớn như vậy.
Pháp bại, Mỹ nhảy vào, nhân dân miền Nam lại đứng lên chống đế quốc xâm lược. Đảng, Bác Hồ quyết định kêu gọi toàn dân ủng hộ miền Nam đánh Mỹ. Khi đó, toàn thế giới tuy cảm tình với Việt Nam không thiếu nhưng hiếm nước nào, kể cả nước xã hội chủ nghĩa, tin rằng Việt Nam sẽ thắng. Ai cũng rõ nước Mỹ rất lớn, giàu nhất, mạnh nhất, có kỹ thuật chiến tranh hiện đại nhất; ai cũng nghĩ rằng Việt Nam sẽ thua, dù là thua một cách anh hùng. Song, với tầm nhìn xa trông rộng, với những phân tích rất khoa học tình hình thế giới, trong nước và cuộc kháng chiến chính nghĩa của ta, Bác Hồ khẳng định chúng ta sẽ đánh thắng Mỹ; trong Di chúc của mình, Bác viết: Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam dù phải kinh qua gian khổ hy sinh nhiều hơn nữa nhưng nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định sẽ cút khỏi nước Việt Nam, Tổ quốc Việt Nam nhất định sẽ thống nhất, đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà, đó là một điều chắc chắn.
Và, sau 21 năm kháng chiến, với tinh thần “thần tốc, táo bạo, quyết thắng” cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quân và dân ta đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; chấm dứt ách thống trị tàn bạo hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta; hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước; bảo vệ thành quả của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc ta, mở ra thời kỳ mới - thời kỳ độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội trên cả nước.
Từ mùa Xuân năm 1975 đến nay, thực hiện Di chúc của Bác, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn, làm nên những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, uy tín và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng cao, thế và lực của đất nước ta ngày càng lớn mạnh, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ,, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay.
________
Tài liệu tham khảo: “Việt Nam 50 năm trong thế giới ngày nay”, NXB Hà Nội, 1995; "Đầu nguồn"- NXB Văn học, Hà Nội 1975; “Danh nhân Hồ Chí Minh”, tập 2, NXB Lao động - Hà Nội 2000; "Đồng chí Hồ Chí Minh" E.Cô- bê- lép, NXB Tiến Bộ, Mát-xcơ-va, 1985; "Hồ Chí Minh, tuyển tập", Nhà xuất bản Sự Thật- Hà Nội, 1960; "Hồ Chí Minh, tuyển tập" NXB Sự thật- Hà Nội, 1980; Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, tập 2, 1930-1945. Nxb Chính trị Quốc gia; Võ Nguyên Giáp - Những chặng đường lịch sử - NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994; "Từ điển Nhân vật lịch sử Việt Nam", NXB Văn hóa, 1997; "Danh nhân Hồ Chí Minh", Tập 1,2,3, NXB Lao Động- Hà Nội, 2000; "Hồ Chí Minh, toàn tập"; website http://www.dangcongsan.vn; Diễn văn kỷ niệm 90 năm Ngày Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; Đề cương tuyên truyền 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh-Ban Tuyên giáo Trung ương và nhiều tư liệu khác.

KHOÁC ÁO "CÔNG ĐOÀN ĐỘC LẬP" ĐỂ MƯU ĐỒ CHỐNG PHÁ

Với việc thành lập không chính danh, không thực hiện theo quy định pháp luật, cái gọi là “Công đoàn độc lập Việt Nam” là một tổ chức bất hợp pháp. Thực chất, đó là cái cớ mà các thế lực thù địch, các đối tượng chống đối muốn lập ra nhằm chống phá Đảng, Nhà nước.
Vấn đề thành lập, tham gia hoạt động của tổ chức tại doanh nghiệp
Để đáp ứng đòi hỏi của các hiệp định mậu dịch tự do, trong đó có Hiệp định tự do thương mại Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam đã sửa đổi Bộ luật Lao động, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.
Theo quy định tại Điều 170, Bộ luật Lao động, người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn. Đây là một quyền không mới do đã được pháp luật về lao động của Việt Nam ghi nhận cho người lao động từ lâu.
Bên cạnh đó, khoản 2 điều này bổ sung quy định cho phép người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức, người lao động tại doanh nghiệp. Quy định về gia nhập, tham gia tổ chức này là rất mới, độc lập với tổ chức công đoàn cơ sở truyền thống.
Bộ luật Lao động cũng quy định, cả công đoàn và các tổ chức đại diện người lao động khác tại doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.
Pháp luật Việt Nam luôn tôn trọng quyền lập hội, nếu các hội ấy thực sự vì quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và tuân thủ quy định pháp luật. Điều 25, Hiến pháp quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Như vậy, Nhà nước ta ghi nhận quyền tự do lập hội của công dân nhưng việc thực hiện quyền này phải tuân thủ các quy định luật pháp.
Hiện quy định về lập hội được thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật, như: Sắc lệnh số 102/SL/L004 ngày 20-5-1957; Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005; Luật Tổ chức Chính phủ; Nghị định số 45/2010/NĐ-CP; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP của Chính phủ. Khoản 1, Điều 2, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP quy định rõ: “Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoat động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội  của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan”.
Cũng theo quy định của Nghị định thì các hội lập ở phạm vi một tỉnh, thành phố phải được Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố đó phê chuẩn; nếu hội hoạt động trên nhiều tỉnh, thành phố khác nhau thì phải do Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê chuẩn.

Âm mưu của việc thành lập “Công đoàn độc lập”
Trên thực tế, một số đối tượng tổ chức khởi xướng và tự xưng “Công đoàn độc lập Việt Nam” lại không đăng ký, không tiến hành các thủ tục xin phép thành lập và cũng không có kế hoạch, xu hướng xin phép thành lập, điều đó thể hiện sự coi thường pháp luật, hoạt động trái với quy định pháp luật.
Về động cơ, mục đích, những người khởi xướng cho hội nhóm này đã tuyên bố trên các diễn đàn, mạng xã hội, cho thấy động cơ, ý đồ tiêu cực và họ biết những tổ chức, hội nhóm như vậy sẽ bị chính người lao động lên án nên không dám công khai, minh bạch, không tuân thủ các quy định luật pháp mà chọn theo hình thức âm thầm, tự phát.
Mặt khác, trong vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, lâu nay chúng ta có hệ thống Công đoàn các cấp, mà cơ quan lãnh đạo cao nhất là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và những người lao động lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt; đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Công đoàn Việt Nam là thành viên của hệ thống chính trị và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là trung tâm tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn luyện, xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân, lao động.
Trong đại dịch COVID-19, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều hoạt động ở các mức độ khác nhau đồng hành, giúp đỡ người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng phức tạp của dịch bệnh. Từ đó, đời sống và kinh tế của người lao động phần nào vẫn được cải thiện.
Thực tế cho thấy, bản thân các hội, nhóm nghề nghiệp thành lập hợp pháp ở nước ta rất nhiều, những hội, nhóm này ở các mức độ khác nhau đã đóng góp nhất định cho sự phát triển xã hội. Bản chất vấn đề nằm ở chỗ là động cơ, mục đích và cách thức hoạt động, những người trong các hội, nhóm đó có năng lực để biểu đạt, thực hiện trên tinh thần xây dựng, vì sự tiến bộ và đời sống cán bộ, công nhân viên hay không.
Ngược lại, lấy danh nghĩa thành lập tổ chức, hội nhóm với cái mác “độc lập” để thực hiệm âm mưu, ý đồ chống phá đất nước, gây hại cho nhân dân thì đó là hành vi vừa vi phạm pháp luật, vừa trái với đạo lý người Việt, không thể nhân danh các tổ chức xã hội dân sự để chống lại quê hương, đất nước mình.
Với việc thành lập không chính danh, không thực hiện theo quy định pháp luật, cái gọi là “Công đoàn độc lập Việt Nam” là một tổ chức bất hợp pháp. Thực chất, đó là cái cớ mà các thế lực thù địch, các đối tượng chống đối muốn lập ra nhằm chống phá Đảng, Nhà nước.
Trong thời gian qua, xuất hiện một số tổ chức tự xưng mang mũ “độc lập", “dân chủ”, “nhân quyền”, như: Hội phụ nữ nhân quyền, Hội tù nhân lương tâm, Văn đoàn độc lập, Hội nhà báo độc lập, Hội anh em dân chủ...
Mục đích chung của các tổ chức này là muốn xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng; xuyên tạc, bóp méo chế độ chính trị; tiến hành các hoạt động đối lập với các cơ quan của hệ thống chính trị nước ta. Về thành phần tham gia những hội, nhóm như trên, nhiều đối tượng từng có tiền án, tiền sự về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, có các hành vi chống phá bị xử lý hình sự, hành chính.
Với “Công đoàn độc lập”, mặc dù đang trong quá trình vận động thành lập một cách bất hợp pháp nhưng tổ chức này cũng giống các tổ chức kể trên, đó là xuyên tạc, chống phá chế độ, tiến hành các hoạt động đối lập với các cơ quan của hệ thống chính trị, đối lập với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Các thành viên khởi xướng thành lập đã thể hiện rõ quan điểm, ý đồ lập ra nhằm thay thế Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Thật khôi hài, một tổ chức thành lập bất hợp pháp, do một nhóm người (trong đó có những đối tượng từng bị xử lý về các hành vi vi phạm pháp luật) dựng ra mà lại đòi “đồng hành”, “đại diện” cho công chức, viên chức, người lao động, lại muốn thay thế, đối lập với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - một tổ chức chính trị được thành lập từ năm 1929 với bề dày lịch sử vững chắc, có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động, một tổ chức mà vị trí, vai trò được ghi nhận rõ trong Hiến pháp và pháp luật.
Rõ ràng, những người khởi xướng trào lưu thành lập cái gọi là “Công đoàn độc lập Việt Nam” theo xu hướng tự do, thoát ly đều nhận thức đây là tổ chức bất hợp pháp, không được phép tồn tại nhưng họ vẫn cố tình kêu gọi, vận động người dân tham gia với dụng ý xấu. Đó là hành vi vi phạm pháp luật.

25/4/21

TẠI SAO CHẾ ĐỘ NGỤY QUYỀN (VNCH) LẠI CÙNG PHE VỚI GIẶC ?

Nhằm chia cắt Việt Nam, năm 1955 Ngô Đình Diệm lập cái gọi là “Việt Nam cộng hòa” (VNCH) để ông ta lên làm Tổng thống. Năm 1956, một hiến pháp được ban hành, trao cho Ngô Đình Diệm quyền lực rất lớn là có thể triệt tiêu, làm tê liệt đạo luật nào ông ta không vừa ý, và ban hành, thi hành đạo luật nào có lợi. Để duy trì chế độ độc tài bù nhìn, VNCH coi “tố cộng, diệt cộng” là chính sách của quốc gia, tiến hành các chiến dịch đàn áp dã man phong trào cách mạng. Có thể dẫn ra vô số tài liệu về sự tàn bạo của các chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”, song ở đây chỉ dẫn lại điều ông R.McNamara (R.Mắc-na-ma-ra) đã viết trong Patriots: The Vietnam War Remembered from All Sides (Người yêu nước: ghi nhận từ tất cả các bên) là đủ: “Năm 1959, tôi đi thăm các tiền đồn của quân đội, nơi mà họ (quân đội Ngô Đình Diệm) chặt đầu những người họ cho là cộng sản. Họ treo những chiếc đầu người vào ngay trước cổng tiền đồn của họ, đôi khi với hai điếu thuốc lá cắm lên mũi. Thậm chí, họ còn mời mọi người chụp ảnh tại đó. Binh lính ở đây rất tự hào về hành động của họ”. Không chỉ cố gắng tận diệt phong trào cách mạng, chính quyền Ngô Đình Diệm còn dùng bạo lực thẳng tay đàn áp các tôn giáo Cao Đài, Hòa Hảo, và cuộc tàn sát đẫm máu đối với Phật giáo năm 1963 trở thành một trong các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của một chế độ bù nhìn độc tài.

Trong bối cảnh đó, cái gọi là “tự do báo chí của VNCH” như một số kẻ vẫn rêu rao thực chất chỉ là lừa bịp, giả dối. Vì không ai khác, chính ngay những người trong cuộc đã mô tả trái ngược. Như trong cuốn Bốn mươi năm nói láo xuất bản năm 1969 tại Sài Gòn - nay là TP Hồ Chí Minh, nhà báo Vũ Bằng viết: “Trong suốt một thời gian kéo dài từ tháng 5-1963 cho đến tháng 11 cùng năm đó, tràn đầy máu lửa và nước mắt, tàn sát Phật tử không khác gì phát-xít Đức tàn sát người Do thái trong thế chiến thứ nhì, không có một tờ báo chính thức nào dám ho he một lời can ngăn - chớ đừng nói cảnh cáo hay đả kích - Ngô Đình Diệm và gia đình ông ta. Được lệnh của cố vấn Ngô Đình Nhu, Tổng Giám đốc thông tin mỗi ngày ra một chỉ thị cho các báo. Báo nào báo nấy theo răm rắp, nhưng cũng chưa yên; đến lúc đưa kiểm duyệt, lại thay đổi ý kiến, có tin cấm lại cho ra, có tin không nói đến, tới giờ cuối cùng lại cấm”.


Đến thời Nguyễn Văn Thiệu, tình hình báo chí dưới chế độ VNCH cũng không khả dĩ hơn. Luật báo chí do chế độ này ban hành năm 1969 quy định mỗi tờ báo phải ký quỹ 500 nghìn đồng; báo chí không được thóa mạ từ nhân viên chính phủ tới tổng thống; và dưới chiêu bài để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, thuần phong mỹ tục, tổng trưởng nội vụ có quyền ra lệnh tịch thu một tờ báo trước hay trong khi lưu hành, các tỉnh trưởng cũng có quyền tương tự... Ba năm sau (năm 1972), nhằm tiếp tục hạn chế tối đa tự do báo chí, hay như nhà báo Lý Quí Chung nhận xét là “bóp cổ báo chí”, Nguyễn Văn Thiệu đã ký sắc luật quy định tờ báo nào bị tịch thu lần hai vì đăng bài vi phạm an ninh quốc gia, vi phạm trật tự công cộng sẽ bị đóng cửa vĩnh viễn; tư nhân muốn ra báo hằng ngày phải ký quỹ 20 triệu đồng (47 nghìn USD theo thời giá năm 1972), còn muốn ra báo định kỳ (hằng tuần, hằng tháng) phải ký quỹ 10 triệu đồng; tiền được gửi vào ngân hàng để khấu trừ khi phải trả tiền phạt, bồi thường, hay bị thua kiện… Lập tức, 16 báo hằng ngày, 15 báo định kỳ phải đóng cửa vì không có tiền ký quỹ. Sau đó, một số chủ báo bị phạt, tiền ký quỹ bị tịch thu, một số người bị bỏ tù. Hệ quả là hơn 50% số nhà báo bị thất nghiệp và dẫn đến sự ra đời của “ngày ký giả đi ăn mày”. Trong Hồi ký không tên (NXB Trẻ, năm 2005), nhà báo Lý Quí Chung - cựu dân biểu từng giữ chức Bộ trưởng Thông tin của VNCH, viết: “Có vài con số thống kê đáng chú ý như sau: từ vụ xử đầu tiên theo sắc luật 007/72 (tờ báo bị đưa ra Tòa án quân sự mặt trận biệt khu Thủ đô đầu tiên là Điện tín ngày 18-8-1972) cho đến hết năm 1973 có tất cả 228 vụ tịch thu và truy tố báo chí. Trước đó, khi chưa có sắc luật 007/72, từ tháng 12-1969 đến tháng 8-1972 có đến 5.000 vụ “vi phạm luật báo chí” cũ”.
Đáng nói là không chỉ các nhà báo Vũ Bằng, Phan Nghị… bị cảnh sát bắt giam, mà còn có cái chết tức tưởi của nhà báo P.Leandri (P.Le-an-đờ-ri) Phó Văn phòng đại diện hãng thông tấn Pháp AFP ở Sài Gòn: ngày 14-3-1975 ông bị giết ngay tại trụ sở Tổng nha cảnh sát Sài Gòn do đưa tin Buôn Mê Thuột thất thủ… Sự tàn bạo này tiếp tục theo tàn quân VNCH lưu vong đến Mỹ, với những vụ ám sát dẫn đến cái chết của hàng loạt nhà báo như: Dương Trọng Lâm, Đạm Phong, Lê Triết, Phạm Văn Tập, Đỗ Trọng Nhân. Lý do, vì họ đã viết báo để vạch trần bản chất xấu xa của tổ chức khủng bố “Việt tân”.
Với những lĩnh vực khác của đời sống xã hội dưới chế độ VNCH, tình hình cũng không có gì sáng sủa. Rất nhiều số liệu về VNCH đã được công bố, không một ai dám bác bỏ như: trong vùng VNCH kiểm soát, do thiếu trường học hoặc do điều kiện kinh tế khó khăn cho nên chỉ có khoảng 24% tổng số thanh, thiếu niên ở lứa tuổi từ 12 đến 18 được đi học; năm 1974, tỷ lệ người dân biết đọc, biết viết của VNCH ước tính khoảng 70% dân số; hệ thống y tế nhỏ bé và thường bị quá tải, thiếu thuốc men; năm 1967, toàn miền nam chỉ có khoảng 160 bác sĩ và năm nữ hộ sinh cho 100 nghìn người dân; toàn bộ chương trình y tế công cộng chỉ được dành khoảng 2% ngân sách… Thế nên, nếu biết xấu hổ, mấy kẻ đang “tôn thờ VNCH” nên im lặng và biết thừa nhận. Bởi, tuy còn không ít khó khăn nhưng thực tế cùng thời điểm trước và sau 1975, giáo dục, và y tế của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã phát triển mạnh mẽ về cả số lượng và chất lượng, vượt xa so với giáo dục, y tế của cái chế độ “VNCH” mà họ ca ngợi.
Cũng phải khẳng định, mấy kẻ đang tô son, trát phấn cho VNCH, giương “cờ vàng” để lập ra đủ loại “chính phủ lưu vong” kỳ quặc tồn tại vất vưởng trên đất Mỹ, có một nỗi ê chề không dám thừa nhận là “quốc ca” mà họ vẫn ôm súng gỗ, gân cổ gào vào mỗi dịp tụ tập chỉ là sản phẩm đạo nhạc từ ca khúc Tiếng gọi thanh niên của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Vậy có gì đáng tự hào, có gì đáng ngợi ca khi một chế độ không thể gợi cảm hứng để nhạc sĩ sáng tác quốc ca, phải đạo nhạc của người mà họ vẫn coi là kẻ thù? Việc sau mấy chục năm, một số kẻ lại coi “VNCH là hình mẫu” để tự huyễn hoặc và lòe bịp người khác, đã cho thấy họ không có liêm sỉ để thừa nhận điều nhà báo người Anh D.Hotham (D.Hô-thâm) đã khẳng định: “Người ta khoe rằng, VNCH đã độc lập thật sự, nhưng thật ra không có gì độc lập cả. Một nước làm sao có thể độc lập được khi cả ngân sách của quân đội mình đều do nước ngoài gánh chịu? Một nước làm sao có thể độc lập được khi 80% tiền mua hàng hóa nhập cảng không phải trả bằng tiền bán hàng hóa xuất cảng mà bằng tiền lấy trong ngân khố của Washington (Oa-sinh-tơn)”.
Không chỉ vậy, vì mục đích cá nhân đen tối, họ còn lớn tiếng chê bai, giễu cợt khó khăn mà nhân dân miền bắc đã chịu đựng trước năm 1975, nhân dân cả nước đã vượt qua sau năm 1975. Đó là bất lương trước lịch sử. Vì trên thế giới này, không có quốc gia nào sau khi phải chắt chiu mọi nguồn lực để đấu tranh giành độc lập mà không gặp khó khăn, càng không có quốc gia nào đi ra từ bom đạn của chiến tranh là lập tức có cuộc sống sung túc. Trên thực tế, sau ngày 30-4-1975, Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, và thời bao cấp là khó tránh khỏi, vì cùng lúc Việt Nam vừa phải khắc phục hậu quả chiến tranh, vừa chịu hậu quả từ chính sách cấm vận của Mỹ, vừa phải chống lại hai cuộc chiến tranh xâm lược ở biên giới tây nam, biên giới phía bắc, vừa phải chống lại hoạt động chống phá của mấy kẻ “tôn thờ cờ vàng” như Nguyễn Hữu Chánh, Lê Quốc Túy, Hoàng Cơ Minh… Để rồi, từ tư duy mới, nhận thức mới về phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khởi xướng, lãnh đạo, tổ chức toàn dân bắt đầu sự nghiệp đổi mới. Và sau hơn 30 năm, đất nước có bước phát triển vượt bậc về mọi mặt, khiến dư luận thế giới khâm phục, rất nhiều người gốc Việt về thăm quê hương phải kinh ngạc. Chưa kể, mấy kẻ cố “đánh bóng VNCH” để chống đối mê muội hoặc ai đó thiếu hiểu biết nên nhớ chính Nhà nước Việt Nam đã phải trả món nợ 145 triệu USD (85 triệu USD nợ gốc, cộng tiền lãi, chi phí phát sinh trượt giá) mà chính quyền bán nước, hại dân của họ còn nợ nước Mỹ. Họ cũng nên biết, dù Việt Nam còn khó khăn cần giải quyết, dù thời giá có thể khác nhau và còn thấp so với thế giới, nhưng với dân số hiện nay hơn 93 triệu người, nhưng đến năm 2017, thu nhập bình quân theo đầu người của Việt Nam là 2.300 USD, vượt xa 65 USD (khoảng 494 USD theo thời giá năm 2015) thu nhập bình quân đầu người ở VNCH năm 1974. Đó là những sự thật không thể chối cãi.
Tháng 6-2018, trong chương trình truyền hình Tiếng quê hương số 26 đã phát trên Youtube, đề cập mấy kẻ còn ảo tưởng về VNCH rầm rĩ kỷ niệm cái gọi “tháng tư đen”, bà Phùng Tuệ Châu - người Mỹ gốc Việt Nam, thẳng thắn chỉ rõ VNCH có tên nhưng là một chế độ bù nhìn, không được hoàn toàn độc lập, tự do như Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; mấy kẻ chống cộng cực đoan kỷ niệm “tháng tư đen” vì VNCH của họ không còn nữa, chế độ đó đã bị chôn vùi cùng tuyên bố đầu hàng vào ngày 30-4-1975, “cờ vàng” vĩnh viễn bị hạ xuống. Bà Phùng Tuệ Châu cho rằng với mấy kẻ “tôn thờ cờ vàng” thì “tháng tư đen” là nỗi nhục, là nỗi xấu hổ, họ hò hét suốt 43 năm nhưng sẽ không bao giờ đạt được điều gì. Bà khẳng định, với quê hương Việt Nam, dân tộc Việt Nam, với Đảng Cộng sản Việt Nam thì 30-4-1975 là Ngày Chiến thắng, ngày của niềm vinh dự. Bà khảng khái cho rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục lãnh đạo đất nước. Đảng Cộng sản Việt Nam đem lại hòa bình cho đất nước, đương nhiên tôi phải ủng hộ”. Thiết nghĩ, đó là một ý kiến tỉnh táo, sáng suốt và lương thiện. Mấy kẻ vẫn “nuôi mộng cờ vàng” cần lắng nghe để nhanh chóng thức tỉnh.

Trung sĩ Công an cứu người đuối nước, lan tỏa điều tốt đẹp trong cuộc sống

  Trung sĩ Công an cứu người đuối nước, lan tỏa điều tốt đẹp trong cuộc sống      Phát hiện 2 cháu bé đang chấp chới giữa dòng nước, không q...