Vụ việc một đồng chí Công an xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam bị hành hung khi làm nhiệm vụ dẫn đến thiệt mạng đang gây nên nỗi bức xúc trong cộng đồng dư luận cả nước trong vài ngày qua. Càng đáng buồn hơn khi một số tờ báo, trang tin mà điển hình là VTC News đưa tin bài về vụ việc này với những ngôn từ mang tính chất chủ quan, phiến diện.
“Súng đâu, công cụ hỗ trợ đâu mà cảnh sát phải chết khi can ngăn vụ xô xát như vừa xảy ra ở Hà Nam; Công an không bảo vệ được mình làm sao bảo vệ được pháp luật” là nội dung dòng “tít” mà nhà đài VTC đưa lên mạng. Không biết dụng ý của tác giả bài viết này là gì? Sự thương cảm trước sự hi sinh của các chiến sỹ công an hay là sự bất bình đến mức phải “phọt” ra những lời đầy tổn thương “công an không bảo vệ được mình thì làm sao bảo vệ được pháp luật” như vậy.
Nói đến đây, bản thân tôi lại muốn chia sẻ đôi điều về mối quan hệ giữa một bên là “dân” còn bên còn lại là “công an” và cả những nhận thức hết sức lệch lạc, sai lầm của những người đang tự coi mình là “ông chủ - dân” coi công an là “đầy tớ”, người đầy tớ trung thành của dân.
Một số người Việt Nam chúng ta rất buồn cười ở chỗ, khi bản thân mình hoặc người thân của mình vi phạm pháp luật hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi “bị” công an nhắc nhở, làm việc... đều mang “cái quyền” của dân ra chống đối, thách thức, uy hiếp công an. Lý luận của họ theo kiểu: tôi là dân, tôi có quyền, các anh (công an) chỉ là nô bộc, đầy tớ của dân thôi, tôi sai ở đâu thì đã có pháp luật ... Và thế là hoà cả làng, người dân và kẻ vi phạm bỗng dưng là 1.
Khi lực lượng công an mạnh tay trấn áp, hoặc cưỡng chế những người chống đối, vi phạm pháp luật người ta lại dùng đến dân để gây áp lực. “Công an đánh dân” có lẽ là một từ nhạy cảm đến mức mà tôi tin chắc chẳng đồng chí công an nào khi làm nhiệm vụ muốn mình bị người ta hô hoán như vậy.
Những ngày người dân miền Trung chìm trong mưa lũ, Công an, Bộ đội túc trực 24/24 giờ, quên ăn quên ngủ thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn, tiếp tế lương thực thuốc men cho người dân là thế vậy mà nhiều người vẫn tin lời lũ rận chủ thối mồm rằng công an, bộ đội, chính quyền bỏ mặc người dân trong dòng nước lũ.
Một ông đại biểu QH đầy tai tiếng là Lưu Bình Nhưỡng còn chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an - Tô Lâm theo kiểu quy chụp rằng: Cứ dịp lễ, Tết công an lại đi thu tiền mà cố tình làm ngơ đến những đóng góp, sự hi sinh thầm lặng của lực lượng công an đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Ông “đại bẩn” này chắc chẳng bao giờ thấm được lời của Bộ Trưởng Tô Lâm: với công an, danh dự là điều thiêng liêng và cao quý nhất. Bộ Công an sẵn sàng lắng nghe, tiếp nhận thông tin từ mọi phía và kiên quyết xử lý những cán bộ có dấu hiệu tiêu cực, vi phạm để làm trong sạch bộ máy.
Những việc làm tốt của các chiến sĩ công an đôi khi lại không được cộng đồng “quan tâm” bằng việc họ có đánh dân hay không. Chắc mọi người còn nhớ vụ việc một đồng chí cảnh sát hình sự quận Đông Anh cưỡng chế ghi hình một tay lều báo (phóng viên dỏm) trên cầu Nhật Tân cách đây vài năm bị gán cho tội là công an đánh phóng viên đã nhận tới hơn 2 triệu lượt bình luận, chia sẻ trên mạng xã hội chỉ sau một đêm diễn ra sự việc.
Thời gian qua, có rất nhiều vụ cán bộ Công an bị cộng đồng mạng “ném đá” dữ dội, thậm chí bị kỷ luật vì sử dụng công cụ hỗ trợ để trấn áp người dân mà thực chất là những người vi phạm pháp luật. Có thể kể đến một vài ví dụ như:
Xe tải chạy quá tốc độ không chấp hành hiệu lệnh, anh Công an rút súng bắn cảnh cáo ngay sau đó anh này bị đình chỉ công tác, viết kiểm điểm, phải xin lỗi đối tượng, thậm chí phải chuyển ngành. Hay như sự việc 2 người say xỉn vượt đèn đỏ, bỏ chạy... Công an bắn đạn cao su trấn áp. Sau đó, cán bộ này cũng bị đình chỉ công tác, viết kiểm điểm, xin lỗi người vi phạm, chuyển ngành, không lên lương, không nâng hàm... kiểm điểm Đảng
Cũng vì “sức mạnh” vô hình của cộng đồng nó quá lớn như vậy nên nhiều đồng chí công an không muốn, “không dám” dùng súng, công cụ hỗ trợ khi làm nhiệm vụ.
Chẳng biết từ bao giờ dân ta lại đánh đồng giữa “dân” và người “người phạm tội” như vậy. Thử hỏi xã hội có thượng tôn pháp luật được hay không khi người ta luôn tìm cách đưa người thực thi pháp luật vào thế khó, trấn áp cưỡng chế cũng giở mà không làm cũng chẳng xong! Có lẽ đã đến lúc cần phải nhìn nhận lại một cách nghiêm túc thế nào là “dân” và người những người dân có quyền gì? Không thì khổ cho các anh Công an quá!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét