25/11/20

MẸ CỦA NHỮNG NGƯỜI LÍNH BIÊN PHÒNG

 Mẹ Lê Thị Đào, năm nay đã 94 tuổi, ở thôn 4, xã Hương Long, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, người có gần 30 năm luôn sát cánh, giúp đỡ lực lượng vũ trang thực hiện nhiệm vụ. Giờ đây, tuy tuổi đã cao, song mẹ vẫn luôn sống tốt đời, đẹp đạo, đoàn kết bà con lương giáo, là tấm gương mẫu mực cho mọi người noi theo.

Năm 1959, lực lượng Công an nhân dân vũ trang (CANDVT), nay là BĐBP được thành lập, trên toàn tuyến biên giới bờ biển hình thành các đồn CANDVT. Tại huyện biên giới Hương Khê triển khai xây dựng 3 đồn CANDVT, Đồn 97 (Trại Trụ) được ra đời từ ngày ấy. Địa bàn quản lý của đồn gồm 3 xã biên giới là Phú Gia, Hương Long và Hòa Hải. Đội công tác địa bàn có nhiệm vụ nắm tình hình hoạt động của các loại đối tượng phản động, tội phạm; vận động nhân dân bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Gia đình mẹ Lê Thị Đào được chọn làm nơi ở và làm việc cho đội công tác, bởi ngôi nhà nằm giữa vườn cây cọ già và hàng chục cây cổ thụ, thuận lợi khi xây hầm trú ẩn, có đường hào thoát hiểm nối với khe suối.
Không những thế, mẹ còn dành hàng ngàn mét vuông vườn nhà làm khu điều trị cho Bệnh viện huyện Hương Khê sơ tán về. Gia đình mẹ thường xuyên đón từ 2 đến 4 đồng chí CANDVT và 2 cán bộ thuộc Phòng 48 (phản gián) của Ty Công an đến ở. Do tình hình an ninh phức tạp nên cán bộ, chiến sĩ hoạt động không kể ngày đêm, mẹ là người lo bữa ăn hàng ngày cho các cán bộ và cảnh giác, phát hiện các đối tượng nghi vấn lảng vảng quanh khu vực. Khổ nhất là vào ban đêm, chỉ cần có ánh sáng le lói là bị ném bom tọa độ. Máy bay Mỹ suốt ngày gầm rú, thả bom phá hoại tuyến đường từ Ngã ba Đồng Lộc, Khe Giao dọc con đường chiến lược 15b của bộ đội ta vào Nam, chúng tung hàng chục toán gián điệp, biệt kích xuống núi Giăng Màn thuộc dãy Trường Sơn nhằm hoạt động chỉ điểm cho máy bay ném bom, đặt mìn phá hoại cầu cống và ám sát cán bộ.
Những ngày chiến tranh ác liệt đó, sự nguy hiểm lúc nào cũng cận kề, nhưng với tấm lòng trung trinh, không ngại hy sinh, gian khổ, gia đình mẹ đã cống hiến hết mình cho Tổ quốc. Mẹ nhường nhà cho bộ đội ở, mẹ dành thời gian, công sức để chăm lo đời sống cho bộ đội, công an, giúp họ công tác đảm bảo an toàn tuyệt đối, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Dù khó khăn, nhưng mẹ luôn tìm cách khắc phục, chồng mẹ là ông Nguyễn Thiện hàng đêm đi đánh bắt cá để có thêm thức ăn cho bộ đội. Nồi cơm lẫn sắn lúc nào cũng nóng hổi trên bếp, mẹ nằm đợi đến người cuối cùng về ăn, có khi thâu đêm suốt sáng.
Mẹ tâm sự: Ngày ấy, các chú bộ đội khổ lắm, bị sốt rét, nhưng vẫn phải đi bộ hàng chục cây số, trèo đèo lội suối, ăn uống kham khổ nên gầy yếu, mẹ phải kiếm thêm con cá, quả trứng, rau xanh để bồi dưỡng cho bộ đội. Mẹ nhớ nhất là đêm cuối năm 1968, địch phát hiện trận địa ra đa, tên lửa của ta vừa di chuyển đến khu vực này, từng đàn máy bay Mỹ đã trút hàng loạt bom các loại xuống, may mà trận ra đa, tên lửa đã được dời đi vài giờ trước đó, cả thôn 4 dày đặc bom thù, nhà cháy, người mất, gia súc chết hàng loạt. Nhà mẹ lúc ấy có 2 cán bộ mới về địa bàn, một người đang lên cơn sốt rét. Hai vợ chồng mẹ chỉ kịp kéo 2 người xuống hầm trú ẩn ngay sát sau vườn, còn mình thì lần theo giao thông hào ra suối trú ẩn. Thật may là không ai bị thương.
Một số đối tượng phản động rất căm tức khi có một lực lượng an ninh đang nằm ngay tại địa bàn nên bí mật chặn đường mẹ đi lễ nhà thờ để mua chuộc mẹ cung cấp thông tin, bị mẹ từ chối, chúng hăm dọa mẹ không được cho cán bộ ở. Bằng sự kiên quyết và khéo léo của mẹ, kết hợp với đấu tranh của các chiến sĩ CANDVT nên chúng buộc phải chấp nhận thất bại.
Suốt từ năm 1960 cho tới năm 1985, hàng trăm cán bộ Biên phòng, Công an đã ở, công tác và trưởng thành từ căn nhà của mẹ, họ ra đi nhận nhiệm vụ mới, nhưng vì bận công tác, có người chưa một lần quay lại, song vẫn viết thư về thăm hỏi, động viên mẹ; cũng có những người đã đảm nhiệm vị trí công tác quan trọng như Đại tá Võ Hồng Tuyên, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Phó Giám đốc Công an, nguyên Chỉ huy trưởng BĐBP Hà Tĩnh; Thượng tướng Võ Trọng Việt, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tư lệnh BĐBP, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội. Năm 1985, khi các đội công tác Biên phòng rút khỏi địa bàn, vợ chồng mẹ mới trở lại căn nhà trên và 10 năm sau, chồng mẹ đã ra đi, để lại cho mẹ nỗi nhọc nhằn khi phải một mình nuôi đứa con tật nguyền trong lúc kinh tế còn khó khăn.
Tuy vậy, mẹ không đòi hỏi sự đãi ngộ nào của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương. Mẹ vẫn ngày đêm cần mẫn trên đồng ruộng để nuôi con nên người, đứa con cũng đã lấy vợ, sinh con và rất có hiếu - có lẽ đó là niềm an ủi lớn của người mẹ cả một đời hy sinh, cống hiến cho đất nước. Năm 2019, khi có đơn vị Công binh của Quân khu 4 về rà phá bom mìn chưa có nhà ở, mẹ lại sắp xếp về nhà con trai ở và nhường ngôi nhà, khu vườn, gian bếp rộng hơn 8.000m2 cho đơn vị ở hơn 4 tháng. Mẹ chia sẻ: “Mẹ già rồi, nhà thì bộ đội và chính quyền địa phương mới sửa lại cho, bộ đội về gỡ bom mìn cho dân là mừng rồi, mẹ phải giúp bộ đội chứ”.
Ghi nhận những cống hiến, đóng góp của mẹ Lê Thị Đào, Nhà nước đã tặng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước cho mẹ; Bộ Tư lệnh BĐBP tặng “Kỷ niệm chương Vì chủ quyền, an ninh biên giới”, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh ủng hộ tiền cùng địa phương sửa chữa lại căn nhà gỗ đã xuống cấp cho mẹ. Hiện nay, mẹ sống sum vầy bên con cháu và mỗi dịp lễ, Tết, mẹ như trẻ lại khi những người lính Biên phòng đến thăm hỏi, động viên, kể cho mẹ nghe chuyện cuộc sống, công tác... Với mẹ, đó là niềm hạnh phúc vô bờ lúc tuổi già bởi luôn được sống trong tình yêu thương, kính trọng, biết ơn của những người lính Biên phòng!
Nguyễn Hồng Thái - Biên Phòng
Mẹ Lê Thị Đào. Ảnh: Hồng nguyễn

ĐỘI LỐT HỌC THUẬT, NGHIÊN CỨU ĐỂ CHỐNG PHÁ CHẾ ĐỘ

Lợi dụng nghiên cứu khoa học hoặc hoạt động giảng dạy để xuyên tạc sự thật, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam là thủ đoạn quen thuộc mà một số tổ chức, cá nhân vẫn tiến hành. Gần đây, nhất là khi cả nước đang nỗ lực chuẩn bị cho Đại hội XIII của Đảng, với vỏ bọc xã hội dân sự (XHDS) hoặc cơ sở giáo dục, thủ đoạn này tiếp tục được một số người ra sức sử dụng để truyền bá quan điểm sai trái, tác động, lôi kéo, đầu độc, làm lạc hướng nhận thức của một bộ phận người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước, nhằm đẩy tới hành vi phản bội đất nước, dân tộc.

Nhiều năm qua, việc trọng dụng người tài, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu khoa học và giáo dục, giảng dạy vừa là một vấn đề có tính chiến lược, vừa là chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Trong đó, mời gọi nhân tài gốc Việt trở về cống hiến, xây dựng đất nước là một nội dung quan trọng, được thể hiện, đề cập và cụ thể hóa qua nhiều nghị quyết, văn bản của Đảng, Nhà nước và Chính phủ... Mới nhất, ngày 28-4-2020, Bộ Nội vụ công bố Quyết định 297/QĐ-BNV ban hành kế hoạch xây dựng đề án chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài. Chính vì vậy, dù điều kiện cơ sở vật chất trong nước cũng như các ưu đãi dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo còn không ít bất cập, khó khăn nhưng ngày càng nhiều nhân sĩ, trí thức gốc Việt đã trở về quê hương sinh sống, làm việc, giới thiệu tác phẩm, công trình mới, tham gia tư vấn, đề xuất kế hoạch, chung tay, góp sức phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội đất nước.
Nhưng từ đây lại nảy sinh hiện tượng một vài trí thức gốc Việt có lòng dạ hẹp hòi, chống cộng điên cuồng, mượn danh, đội lốt nghiên cứu khoa học để xuyên tạc sự thật, bôi đen lịch sử. Với việc thành lập cái gọi là hội, nhóm nghiên cứu, cho ra đời viện này viện kia, những người này vừa tuyên truyền chống cộng trong cộng đồng người gốc Việt ở nước ngoài, vừa “vươn vòi” đầu độc những người còn cả tin, thiếu hiểu biết ở trong nước. Như Nguyễn Thiện Ý, một cây bút chống cộng, trả lời trên VOA thì: “Tinh thần chống cộng của người Việt tại hải ngoại có nguồn gốc sâu xa từ việc giáo dục tuyên truyền có chủ ý từ những ngày đầu của Việt Nam cộng hòa (VNCH) vốn được duy trì trong suốt thời kỳ tồn tại của quốc gia này và sau này được người tị nạn Việt Nam mang theo ra đến hải ngoại”. Tuy nhiên, có thể thấy sự khác biệt trong cách thức truyền bá giữa các cá nhân, các tổ chức chống cộng. Như VOICE - cánh tay nối dài của tổ chức khủng bố “Việt tân”, lồng ghép tuyên truyền qua “học bổng XHDS”, ngụy trang dưới các đề tài về “nhân quyền, tự do tôn giáo, môi trường...”. Đối tượng VOICE quan tâm là thanh thiếu niên và các nhóm yếu thế trong xã hội, lợi dụng những khó khăn trong hoàn cảnh của họ để từ đó khéo léo gieo cấy, tiêm nhiễm tư tưởng chống cộng, chống phá Đảng, Nhà nước… tạo ra tình trạng “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nhận thức, hướng họ đến một “cuộc cách mạng màu”... Sau khi trở về từ các “khóa học XHDS” của VOICE, nhiều người đã thừa nhận trên BBC, VOA, RFA về việc đã tham gia các hoạt động gây rối trật tự, an ninh dưới danh nghĩa “biểu tình ôn hòa”. Số khác, như nhóm “triết học đường phố”, lại hướng đến thanh, thiếu niên để kích động, cổ vũ cho ma túy và lối sống vô chính phủ, tán dương sử dụng vũ khí,... mà sâu xa là tiêm nhiễm quan điểm thù địch đối với Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Trong khi đó, nhóm trí thức lớn tuổi lại tập trung vào việc ngụy tạo giá trị ảo cho những tổ chức phản động, những thây ma của chế độ cũ vốn thường xuyên điên cuồng chống phá sự nghiệp cách mạng, Đảng, Nhà nước Việt Nam như chính phủ bù nhìn của Trần Trọng Kim của “VNCH”. Khác với VOICE, “tạp chí luật khoa”, “triết học đường phố”, đối tượng của nhóm “xét lại lịch sử” này là lớp trung niên trở lên, nhất là cựu sĩ quan, công chức của “VNCH”, người bất mãn với chế độ hiện hành. Đằng sau vỏ bọc biên khảo, phổ biến lịch sử, văn hóa và con người Việt Nam, một số tổ chức học thuật hải ngoại như “hội sử học Việt Nam” (tiền thân là “Nhóm Nghiên cứu lịch sử Việt Nam và tinh thần Trúc Lâm Yên Tử tại Âu châu”) không hề che giấu mục đích chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam thông qua các cáo buộc sai sự thật về “phản quốc, bán nước”... Hoặc, cố tình bịa đặt, xuyên tạc thực tế trong nước (như cho rằng ở Việt Nam đang tồn tại “đấu tranh giai cấp, với lớp chủ mới và một lớp tân vô sản với những tệ trạng xã hội mới”, là “nô quốc của những thế lực toàn cầu mới”)... Trơ tráo hơn, tổ chức gọi là “học viện công dân” còn công khai luận điệu ngợi ca chế độ cũ, cho rằng tại Việt Nam “chưa bao giờ thật sự có quyền công dân”, “ý thức công dân chỉ được giáo dục, phát triển ở VNCH”. Đáng chú ý, một số người trong mấy nhóm này đã cố tình xuất bản, lan truyền trái phép một số tác phẩm, dịch phẩm trong nước. Đặc biệt, lợi dụng việc được tự do ngôn luận, tự do nghiên cứu, họ lập “Học viện công dân” nhằm tổ chức chống phá dưới lốt truyền bá kiến thức. Số khác như Trần Gia Phụng - giáo viên của chế độ cũ, sau năm 1975, ông ta bỏ nghề dạy học, sinh sống như một công dân Việt Nam bình thường, song từ khi tới Canada (Ca-na-đa) định cư, Trần Gia Phụng lại dùng ngòi bút xảo trá của mình để bôi đen lịch sử, phủ nhận công lao của lãnh tụ Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ. Không những vậy, ông ta còn trực tiếp tham gia các tổ chức chống cộng như “Viện Việt học” và gần đây là “Hội sử học Việt Nam độc lập” (HSHVNĐL). Hành vi và sự tráo trở, trơ trẽn của Trần Gia Phụng không chỉ khiến những ai quen biết ông ta khi còn ở trong nước xem thường, lên án mà còn gây phẫn nộ trong chính các học giả gốc Việt ở nước ngoài, như nhà sử học Nguyễn Mạnh Quang nhận xét, thì Trần Gia Phụng: “Là một người được huấn luyện về ngành chuyên môn dạy lịch sử và công dân, rồi viết sử, mà lại gia nhập những phe phái làm tay sai cho các thế lực ngoại thù để chống lại một tổ chức đã có công hoàn thành được nhiệm vụ lịch sử, đánh đuổi được các thế lực ngoại xâm, đòi lại chủ quyền độc lập cho dân tộc, và đem lại thống nhất cho Tổ quốc, thì các bài viết lịch sử của ông còn có giá trị gì nữa không”. Dù ra sức chống phá nhằm được các thế lực phản động ghi công hoặc thực hiện mưu đồ cá nhân nhưng theo thời gian, ngay trong các thành phần chống cộng, ảnh hưởng của các “nhà biên khảo” này đang bị giảm dần. Bởi, ngoài việc tỏ thái độ chống phá đến cùng, họ chỉ biết xào đi, xào lại những nội dung cũ rích đã bị chính các học giả uy tín của Việt Nam và quốc tế bác bỏ, phủ nhận. Hơn thế nữa, do phụ thuộc vào nguồn tài trợ mà phần lớn là từ cộng đồng người Việt chống cộng sống ở nước ngoài, họ phải chiều lòng mấy “ông chủ” vốn không dám nhìn thẳng vào thất bại thảm hại trong quá khứ đến hiện tại.
Hiện nay, do thiếu kinh phí và không còn thu hút được người theo, một số viện nghiên cứu giả danh kiểu nêu trên đã tự giải thể, ngừng hoạt động. Tuy nhiên, vẫn còn một số tổ chức đội lốt học thuật kiểu như vậy, dù quy mô có thể thu hẹp hơn nhưng lại đang tìm cách chuyển hướng hoạt động bằng việc bắt đầu chú ý phổ biến các hoạt động, của thủ đoạn của họ trên in-tơ-nét. Với công cụ là mạng xã hội, các tổ chức này đang mưu đồ biến không gian ảo trở thành mặt trận chống cộng mới. Đặc biệt, sau khi một số nhóm phản động dưới mác hội, nhóm nghiên cứu như “học viện công dân” bị phát giác khi tổ chức các “khóa đào tạo” tại Việt Nam, thì các mạng xã hội như Facebook, YouTube, Spiderum và một số website giáo dục, đào tạo đang được họ tận dụng triệt để nhằm tuyển mộ thành viên mới. Ở chiều ngược lại, từ sự thiếu hiểu biết nên một số website, diễn đàn học thuật trong nước đã vô tình tiếp tay cho các tổ chức, cá nhân này, như trường hợp một trường đại học ở miền trung Việt Nam đã đăng thông tin về học bổng XHDS của VOICE. Cùng với đó là hiện tượng mở các trang fanpage, nhóm kín có tên gọi, có nội dung na ná một số hội, nhóm nghiên cứu, giáo dục nghiệp dư trên facebook để len lỏi truyền tải những bài viết xuyên tạc lịch sử, kém chất lượng, sai sự thật. Ngoài ra, số nhóm, cá nhân tổ chức này còn thường xuyên sử dụng tài khoản giả mạo, cài người vào đội ngũ quản lý, mua chuộc quản trị viên của một số diễn đàn học thuật trực tuyến để đăng tải bài viết có nội dung xấu, bình luận có tính tiêu cực. Kết hợp với các chiêu trò này là việc lợi dụng vỏ bọc tổ chức, cá nhân để dịch thuật, xuất bản trái phép các ấn phẩm sách, tạp chí phi chính trị, phản giáo dục dưới hai hình thức in ấn và trực tuyến. Đây được xem là công cụ giúp kẻ phản động truyền tải những quan điểm xấu, độc, vừa là cách để kiếm tiền. Khi bị nhận diện, phát giác họ lại sử dụng cái “mác” tổ chức học thuật, cơ sở giáo dục để to mồm la lối, vu cáo chính quyền!
Qua sự phân hóa giữa các tổ chức đội lốt học thuật, nghiên cứu nhằm mục đích chống cộng, có thể thấy sự thất thế của các nhóm trí thức cũ; đồng thời có thể coi sự ra đời các tổ chức học thuật ma quỷ khác như “Viện Việt học”, “Học viện công dân”, “Hội sử học Việt Nam”, “Hội sử học Việt Nam tại châu Âu” và gần đây là HSHVNĐL là thủ đoạn mới, tinh vi hơn, xảo quyệt hơn của một số người nhân danh trí thức để chống cộng, chống phá chế độ, mà cụ thể là Đảng, Nhà nước Việt Nam. Cũng cần chú ý một thực tế là những đối tượng “cây bút” già nua quen thuộc đến mức nhàm chán đang bị các thành viên trẻ tuổi hơn gạt khỏi các tổ chức này vì bị coi là tư duy lỗi thời. Trong các khóa học gần đây, tổ chức phản động VOICE đã thay thế các gương mặt cũ kỹ bằng đội ngũ trẻ hơn như Will Nguyễn, Đinh Thảo, Ngọc Diệp... nhưng về bản chất hành vi xấu xa thì không hề thay đổi, thậm chí còn điên cuồng, trắng trợn và tinh vi hơn. Điều này một lần nữa được khẳng định qua các đơn xin kêu gọi tài trợ, quyên góp để duy trì hoạt động, tránh rơi vào tình trạng giải thể như “Viện Việt học”, “Học viện công dân”; hoặc việc HSHVNĐL không thể bầu đội ngũ lãnh đạo trong nhiệm kỳ mới thay thế các thành viên đã qua đời... Bên cạnh trách nhiệm giải quyết của các cơ quan chức năng, điều này đang đặt ra yêu cầu với giới nghiên cứu lịch sử, văn hóa ở trong nước và ngoài nước, ngoài những phương tiện truyền thống như báo chí, xuất bản, phải quan tâm nhiều hơn nữa đến việc xuất bản sách, công bố bài viết trên mạng xã hội. Các cơ quan chức năng cũng phải có biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn với Facebook và Alphabet (công ty mẹ của Google, YouTube) để ngăn chặn các nhóm nhân danh tự do nghiên cứu, học thuật để thực hiện mưu đồ xấu. Đồng thời, những cá nhân tự nhận có đam mê tìm hiểu về văn hóa, lịch sử, cần nêu cao cảnh giác, có ý thức nghiêm túc trong việc trau dồi tri thức, điều chỉnh nhận thức để không bị dẫn dắt bởi các loại luận điệu giả mạo học thuật.

23/11/20

VÀI NÉT VỀ PHẠM ĐOAN TRANG VÀ VÌ SAO Ả BỊ BẮT?

 Phạm Đoan Trang sinh ra trong gia đình trí thức Hà Nội, các anh chị đều thành đạt với nghề nghiệp của mình. Bản thân vốn là học sinh trường Amsterdam, Đại học Ngoại thương – đều là những ngôi trường tiếng tăm của Hà Nội. Ra trường được vào làm nhiều tòa báo nổi tiếng như VnExpress, VTC, Vietnamnet, Pháp luật TP Hồ Chí Minh…Vậy mà từ phút bốc đồng tham gia biểu tình chống Trung Quốc, bị đệ tử bang nhóm Việt tân khi đó như Bùi Thanh Hiếu, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cùng đám No-U Hà Nội dắt mối, Đoan Trang chính thức “liên can” đến Việt Tân và dần dần trở thành “nhà đấu tranh dân chủ chuyên nghiệp” được VOICE-Việt tân đầu tư, đào tạo bài bản cùng hậu thuẫn cả tài chính và lực lượng không giới hạn. Bởi vậy, cũng như hàng chục “nhà dân chủ” lớn mặt khác, cái kết tất yếu cho Phạm Đoan Trang là nhà tù và bản thân cô ta chuẩn bị sẵn cho chặng đường này. Cùng chúng tôi điểm lại chặng đường gần chục năm “đấu tranh dân chủ” của Phạm Đoan Trang từ vụ “phong trào NO-U” và “Nhật ký yêu nước”, “Tuyên bố 258”, “Vì Một Hà Nội xanh”, “Hiến chương 2015”, cho đến “Nhà xuất bản Tự do” gắn bó với vai trò sáng lập, tổ chức, điều hành cùng với các “ảo vọng” nối tiếp liên tục thất bại của Phạm Đoan Trang.

(1): SA LẦY VÀO VIỆT TÂN VÀ BIỂU TÌNH
Dù sinh ra trong gia đình trí thức bậc trung ở Hà Nội, học được ở các trường tiếng tăm, xong lực học thực sự chỉ dừng ở mức “trung bình” (Phạm Đoan Trang tốt nghiệp Khoa Kinh tế, Đại học Ngoại thương Hà Nội với bằng trung bình khá) là một trong số lý do khiến cô không chọn việc theo chuyên ngành được đào tạo.
Hơn nữa, đọc một loạt bài viết, cuốn sách trước khi tham gia vào “phong trào dân chủ” do Đoan Trang viết, có thể thấy rõ lý do cô chọn ngành báo với ảo tưởng về thứ “quyền lực thứ tư”. Lao vào thứ mộng tưởng tô vẽ của nghề, Đoan Trang nhanh chóng nhận thấy vị đắng, thất vọng vì thu nhập quá thấp và chưa hề thấy nghê báo không đem lại “quyền lực” thực sự, khiến Đoan Trang vỡ mộng vì bị xem như “kẻ vô danh” sau mỗi bài báo, không ai biết tác giả là ai. Dù đã đổi qua nhiều tòa báo vẫn không đem lai “tương lai quyền lực” nào cho Đoan Trang khiến cô này bắt đầu tìm đến những thế lực nuôi dưỡng quyền lực phía sau làng báo như Nguyễn Trần Bạt, Chu Hảo (phụ trách báo Tia Sáng thời đó), Mai Phan Lợi, Trịnh Hữu Long và nhóm Quỹ nghiên cứu Biển Đông Diễn đàn Nhà báo và Chính sách…
Chơi bời, quan hệ rặt toàn “nhà dân chủ”, Đoan Trang trở thành một trong những bồ dự trữ của tay chơi khét tiếng Bùi Thanh Hiếu và được y dẫn dắt tới với làng phản động chính hiệu. Cuối tháng 08/2009, Bùi Thanh Hiếu, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Phạm Đoan Trang bị bắt tạm giữ 9 ngày, do liên quan đến một kế hoạch in áo phông phản đối dự án Bauxite Tây Nguyên, trong đó tổ chứckhủng bố Việt Tân là nhà tài trợ với số tiền 24.000USD. Dù Trang bao biện cô không biết rõ kế hoạch, mọi việc đều do Bùi Thanh Hiếu chủ trì, nhưng vụ việc này cũng đủ khép lại giấc mơ “quyền lực thứ tư” của cô ta, buộc cô ta phải rời Vietnamnet vào tháng 02/2010, sau đó được Mai Phan Lợi nâng đỡ vào làm báo Pháp luật TP.HCM cùng với việc tham gia dự án “Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng” (MEC) đang được NGO nước ngoài nuôi dưỡng.
Như con thiêu thân không biết điểm dừng, ngày 05/06/2011, Phạm Đoan Trang tham gia một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam. Ngày 18/08 cùng năm, cô thu thập các bài viết của người biểu tình, để biên soạn thành một tuyển tập mang tên “Thế hệ F”. Trong lời nói đầu của tuyển tập, cô mô tả đợt biểu tình như một cuộc “cách mạng dân chủ” “đầy tự hào”; trong đó người dân xuống đường lật đổ chế độ nhờ sức mạnh của Internet, tương tự như Cách mạng Cam ở Ukraine năm 2005, Cách mạng Nâu ở Myanmar năm 2007, và Mùa Xuân Arab ở Trung Đông, Bắc Phi năm 2011.
Trong không khí hứng khởi của các phong trào biểu tình phản đối đường lưỡi bò khiến Trang sa lầy vào đường hướng chống Cộng cực đoan, lún sâu vào quan hệ rặt các đệ tử của Nguyễn Gia Kiểng và tay chân của Việt Tân, cũng như lún sâu vào cuộc sống sa đọa, bầy đàn, thác loạn, vừa cặp bồ với đủ hạng người, vừa dự trữ vài người tình chát sex bên kia bờ đại dương, chẳng thua kém Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh…. Theo dõi vài chát chém gió của những tay chơi No-U đình đám hồi đó như Nguyễn Lân Thắng, Bùi Thanh Hiếu, Mai Dũng, …, Đoan Trang từng được Hiếu Gió khoe ngay dưới facebook của đồng bọn về việc sẵn sàng lên giường với em nhà báo “gọi lúc nào cũng được”.
Blogger Võ Khánh Linh từng kể, nhờ tham gia đợt biểu tình hè 2011, Phạm Đoan Trang đã gặp Trịnh Hữu Long và Nguyễn Anh Tuấn, là hai người đồng hành cùng cô trong hầu hết các hoạt động về sau. Trang cũng lần lượt gia nhập nhóm No-U vào năm 2011, và Nhật ký Yêu nước vào năm 2012, trước khi xuất cảnh vào năm 2013, để được VOICE dạy nghề làm cách mạng đường phố. Đợt biểu tình năm 2011, và việc biên soạn cuốn “Thế hệ F”, đã thay đổi cuộc đời Đoan Trang, đánh dấu một bước ngoặt chuyển từ một phóng viên phản biện thành một người hoạt động để lật đổ chế độ. Thời kỳ tham gia “phong trào No-U” này, Đoan Trang rất có uy tín, được xem như thày giáo dạy nghề viết cho đám đệ tử Việt tân trong nước.
(2) TÌM ĐẾN VOICE VÀ ẢO TƯỞNG TRỞ THÀNH CHÍNH KHÁCH, LÃNH TỤ?
Tìm đến VOICE, nhóm Đoan Trang được hưởng nhiều ưu đãi: với tư cách học viên khóa huấn luyện do NED tài trợ từ học phí cho đến sinh hoạt phí, vừa làm cộng tác viên cho một số NGONN mà VOICE “đối ngoại” được, kèm thêm chức danh trợ lý, thư ký cho nhân sự chủ chốt trong VOICE, thêm vào đó lập và “tập tành” triển khai vài dự án “đấu tranh dân chủ” từ NGO nước ngoài, của các băng nhóm phản động lưu vong Việt tân trá hình như Dân Làm báo, Chân Trời mới…Xin liệt kê một vài “thành quả đấu tranh dân chủ” thời kỳ “vừa ghọc vừa làm” ở VOICE này.
Cuốn sách được quảng bá cẩm nang làm truyền thông “ CĂN BẢN về TRUYỀN THÔNG & BÁO CHÍ”, – “giáo trình” dạy về kỹ năng truyền thông mà Đoan Trang biên soạn thời điểm ở VOICE được sử dụng huấn luyện “các nhà dân chủ trong nước” khi muốn dấn thân vào sự nghiệp “nhà báo tự do” trên mạng xã hội. Trong cuốn sách này, điều lạ lùng là cô ta chê bôi hầu hết các tờ báo trong nước, cho nó là “quân xanh, quân đỏ” của Ban tuyên giáo, xong lại ngợi khen trang lá cải Dân Làm báo như là mẫu mực, điển hình của “báo chí tự do”, “không bị lệ thuộc”, “đưa tin khách quan”… Trong khi, chính trong nhóm kín admin của Nhật ký yêu nước, đám đệ tử thân cận của Đoan Trang lại tẩy chay tờ lá cải, xem Dân làm báo là loại trang tin không nên tin tưởng và việc đưa bài của trang này lên Nhật ký yêu nước làm mất uy tín của fanpage! Dễ hiểu, cuốn sách “cẩm nang truyền thông” của bà Trang viết theo đơn đặt hàng của Dân Làm báo, VOICE và một số tổ chức nước ngoài khác đã được đề cập ngay trên bìa sách, tuy nhiên, là người có chuyên môn làm báo, Đoan Trang bẻ cong ngòi bút cốt đẹp lòng nhà tài trợ đủ để chứng minh, cựu ký giả Đoan Trang đã trượt dài trong cái nghề viết lách, sẵn sàng đáp ứng các đơn đặt hàng từ các tổ chức, thế lực chống Nhà nước Việt Nam.
Thực hiện chiến dịch “tẩy chay Tân Hiệp phát”, trong đó dàn đệ tử VOICE cùng với dàn truyền thông MEC của Mai Phan Lợi, dàn ISEE của Nguyễn Quang Bình câu kết với một doanh nghiệp Philippine đạo diễn, đẩy sóng kịch bản “con ruồi”, biến nó thành sự cố để bóp chết doanh nghiệp nội địa này, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Phi thôn tính cũng như thực hiện kế hoạch thúc đẩy tạo sức ép dư luận xã hội quan việc vận động thành lập Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo nền tảng gây dựng xã hội dân sự trong nước.
Nhận thấy tiềm năng của Đoan Trang nên một tổ chức NGO nước ngoài đã liên hệ giới thiệu cho Trang học bổng ngành “hành chính công” ở Mỹ. Tại đây, Trang cùng các băng nhóm Việt tân ở Mỹ tích cực tham gia các hoạt động tiếp xúc, vận động dân biểu, chính khách Mỹ ủng hộ “phong trào dân chủ Việt Nam”, từ việc điều trần trước các ủy ban Hạ viện Mỹ, vận động Facebook lấy lại tài khoản và bảo trợ cho các “nhà đấu tranh” bị cộng đồng mạng Việt Nam report, tổ chức chiến dịch phá hoại việc VN tham gia UNHCR, TPP, phá quan hệ hướng tới đối tác chiến lược giữa VN-Hoa Kỳ …đến việc tập tành viết các báo cáo nhân quyền.
Sau hơn 2 năm tiếp xúc với hầu hết các tổ chức, thủ lĩnh phản động lưu vong đình đám, học hỏi kinh nghiệm “cách mạng màu” ở các nước khác nhau, nghiền ngẫm các phương thức đấu tranh, lật đổ, Đoan Trang tự tin về nước, bắt tay vào khuấy động phong trào đấu tranh với dạt dào hy vọng gây dựng được “phong trào đối lập” đúng như lộ trình và kế hoạch đã phác họa kỹ lưỡng.
(3) ẢO TƯỞNG VỚI CON BÀI “TUYÊN BỐ 258” VÀ QUỐC TẾ VẬN.
Trước khi về nước, Đoan Trang cùng Nguyễn Anh Tuấn khới xướng là dự án “Tuyên bố 258” với sự phối hợp của hai nhà đầu tư VOICE và Dân Làm báo cùng đèn xanh từ Bộ Ngoại giao Mỹ, theo đuôi của EU và hàng loạt các tổ chức nhân quyền quốc tế.
Ý đồ của chiến dịch này bị blogger Võ Khánh Linh cùng nhiều bạn sinh viên dấy phong trào phản đối, vạch trần:
Từ cuối tháng 7/2013, Phạm Thị Đoan Trang đã vận động một số người mà hầu hết là có “thâm niên” tham gia, thực hiện các hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam ký vào bản Tuyên bố 258 có nội dung vận động cộng đồng quốc tế gây áp lực Việt Nam xóa bỏ Điều 258 BLHS như là “điều kiện” để được trở thành thành viên “Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc”. Mặc dù bản “Tuyên bố 258” mượn danh “Mạng lưới Blogger Việt Nam” nhưng chỉ thu thập được 69 chữ ký của số zân chủ, đến nay mới được hơn 100 chữ ký. Thật khôi hài.
Mặc dù chỉ được một nhúm vài kẻ chống đối cực đoan ký tên ủng hộ “Tuyên bố 258”, nhưng chúng lấy cái danh “Mạng lưới Blogger Việt Nam” liên hệ và tổ chức trao “Tuyên bố 258” cho ĐSQ Mỹ, Úc, Thụy Điển, Đức tại Hà Nội và cử một đoàn bay sang Thái Lan để trao cho một số tổ chức quốc tế. Chúng xem đây như “chiến thắng” và “trưởng thành” của cái gọi là “lực lượng đấu tranh dân chủ Việt Nam”!
Cùng với việc đem Tuyên bố 258 đi “trình” các ĐSQ, tổ chức quốc tế, chúng tổ chức lăng xê, quảng bá, diễn tả các trạng thái tự hào được “bán nước” như một sự khiêu khích quốc thể, thách thức cộng đồng yêu nước chân chính. Cùng với việc này, chúng còn tụ tập tổ chức các buổi “café 258”, tụ tập trước các Đại sứ quán để ”yểm trợ” cho số vào bên trong, tụ tập hò hét đòi “người của chúng” khi đang được yêu cầu làm việc với các cơ quan chức năng về các hành vi vi phạm pháp luật khác giữa Thủ đô Hà Nội… Những hành động quá khích, ngày càng leo thang núp dưới danh nghĩa “yêu nước”, “phản đối đường lưỡi bò”, “đấu tranh dân chủ, nhân quyền” nhưng thực chất là cái vỏ bọc “hợp pháp” cho các việc làm xúc phạm, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, phủ nhận thể chế chính trị, kích động chống đối tiến tới lật đổ Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Nếu bạn vào địa chỉ facebook/blog của những kẻ ký tên Tuyên bố 258 sẽ dễ dàng nhận thấy sự chống đối đến cực đoan, thách thức chính quyền, xem thường cộng đồng đến bệnh hoạn của những kẻ này. Mọi hành động, việc làm của chúng đều hướng tới mục tiêu lật đổ Nhà nước với khát vọng đưa Việt Nam trở lại với thể chế “Việt Nam Cộng hòa”, đáp ứng được khát vọng của các ông thầy Việt Tân, Tập hợp dân chủ đa nguyên, …đang trông ngóng hơn 30 năm nay ngoài cửa khẩu (đang thường trực trong danh sách “bạn bè” trên blog/facebook của chúng), để được ôm chân, bợ đít các “đại cường quốc”, bất chấp nguy cơ có thể đẩy Việt Nam trở thành bãi chiến trường, nội chiến hoặc sân đấu cho các nước đế quốc diễn tập.
Cộng đồng facebook/blog trên mạng Internet đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ những hành động bán nước của những kẻ tham gia “Tuyên bố 258”.
Có thể nói, bản Tuyên bố 258 do Đoan Trang kỳ công soạn thảo, trực tiếp vận động các nhóm trong nước ký tên, lại long đong liên hệ từng ĐSQ, từng tổ chức nhân quyền để họ tiếp nhận bản Tuyên bố này, giúp cho “phong trào dân chủ” trình diễn màn “chính khách quốc tế”, nhưng lại không được đám chống đối thủ cựu trong nước ủng hộ, trừ một số thành viên NO-U và đám cộng tác viên Dân làm báo trong nước. Nguyễn Chí Đức, một thành viên MLBVN sớm nhất tự phơi bày hành động lố lăng, bán rẻ lòng tự tôn dân tộc, quay sang ủng hộ nhóm Phản bác Tuyên bố 258 sau đó, cùng với sự ra mắt èo uột và các hoạt động nặng tính trình diễn sau đó của MLBVN khiến dự án “quốc tế hóa làng zân chủ Việt” của Đoan Trang đổ bể, phải bỏ luôn “sản phẩm” này cho Dân làm báo và nhóm Cộng tác viên của Dân Làm báo phụ trách (như Nguyễn Hoàng Vi, Phạm Thanh Nghiên, vợ chồng Trịnh Anh Tuấn-Đào Trang Loan…).
Thế là chuỗi chiến dịch “Tuyên bố 258”, phản đối Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền LHQ, vận động cô lập Việt Nam tại phiên UPR 2014…đều thất bại, Đoan Trang ngộ ra rằng, mọi hoạt động vận động nước ngoài can thiệp chẳng đi đến đâu, chẳng đem lại bất cứ hiệu quả gì trên thực tế cho giấc mộng “cách mạng dân chủ” của cô ta cả. Muốn “cách mạng dân chủ” thành công thì yếu tố nội lực vẫn là quyết định, dân chúng không ủng hộ thì đám chính khách, dân biểu phương Tây chỉ là “đãi bôi”, chẳng đi đến đâu hết. Con đường tiến tới tham vọng quyền lực của cô ta vẫn phải là về nước, xây dựng nền móng, nền tảng trong nước, chơi vơi ở nước ngoài, chẳng đem lại điều gì, ngoại trừ tương lai thành Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Nguyễn Gia Kiểng… chết già nơi đất khách quê người mà thôi!

"HỌ LÀM HẠI GIÁO HỘI, LÀM HẠI DÂN TỘC VIỆT NAM"

 Mấy năm qua tại Việt Nam, có một hiện tượng rất bất thường là một số linh mục Công giáo có lời nói, việc làm không phù hợp với phương châm “sống tốt đời, đẹp đạo”, thậm chí là khuyến khích công dân theo Công giáo đối đầu với chính quyền. Ðó là điều không thể chấp nhận và bị xã hội lên án. Rất nhiều người đã lên tiếng phê phán hành vi sai trái, đi ngược đạo lý này. Bài viết của Luật sư Hoàng Duy Hùng, người Mỹ gốc Việt, là một trong số những ý kiến đó. Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.

Trong Tông huấn về Gia đình, Giáo hoàng Gioan Phao-lô II (1920 - 2005) khuyên răn giáo dân hãy tham gia sinh hoạt chính trị để làm tốt đời đẹp đạo, vì không thể bỏ ngỏ cho những người xấu lộng hành trong xã hội và chính quyền; tuy nhiên Ngài căn dặn các tu sĩ và giáo sĩ cần có thái độ chính trị nhưng không được làm chính trị. Ðiều đó là đúng đắn, bởi đã có nhiều thí dụ cho điều này, trong đó có trường hợp linh mục J.B Aristide (J.B A-ri-stit) ở Haiti (Ha-i-ti). J.B Aristide tu theo dòng Salesian, năm 1982 làm linh mục và coi xứ ở Port-Au-Prince (Po-tô Pranh-xơ, Haiti). Trên tòa giảng, ông mượn áo đạo nói nhân quyền nhưng động cơ chính là làm chính trị.

Năm 1990, ông tranh cử và được bầu làm tổng thống. Năm 1991, quân đội đảo chính, ông bị lật đổ. Năm 1994, qua áp lực và dàn dựng từ nước ngoài, chính quyền quân sự bị lật đổ, Aristide về làm tổng thống và làm nhiều điều ông từng chống lại khi rao giảng trên tòa giảng. Haiti vẫn nghèo đói, lệ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài. Năm 2004, quân đội lại đảo chính, ông phải lưu vong, tám năm sau mới có cơ hội quay trở về Haiti.
Gương của Aristide sờ sờ ra đó mà một số linh mục ở Việt Nam vẫn bất chấp, cố tình không theo lời răn của Ðức Giáo hoàng. Họ thích đồng hóa “thái độ chính trị” với “làm chính trị”, để dùng “đạo đối đầu với đời”. Họ muốn dùng chính Giáo hội để đối đầu một mất một còn với Nhà nước nhằm mưu cầu cho mục đích riêng của mình. Họ muốn mượn đạo để tạo đời hơn là xây dựng để tốt đời đẹp đạo.
Có thể Vatican (Va-ti-can) đã nhìn thấy sự lạc hướng này của một số linh mục Việt Nam, cho nên nhân dịp Ðại hội giới trẻ Công giáo tổ chức ngày 19 và 20-11-2019 tại Phú Nhai (Giáo phận Bùi Chu), Giáo hoàng Phan-xi-cô I đã gửi một video clip giảng với nội dung “các con hãy trở về nhà, hãy trở về với gia đình”. Và Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên đã khai triển nội dung này một cách sâu sắc. Chính Giáo hoàng Phan-xi-cô I cũng đã giảng bài này ở Thái-lan vào ngày 20-11 vừa qua. Ðây là bài giảng tinh hoa của “tốt đời đẹp đạo”, chỉ hướng để giáo dân Việt Nam ở trong nước, ngoài nước áp dụng vào cuộc sống. Rõ ràng Vatican đã chủ trương hợp tác xây dựng để cả đời và đạo song hành tiến bước có lợi cho Giáo hội và dân tộc, không chủ trương đối đầu như một số giáo sĩ lầm đường lạc lối. Vatican thấy “trong chăn có rận thì bắt rận”, chứ không như một số linh mục ở Việt Nam đang làm. Những linh mục đó là ai?
1. Linh mục Ðặng Hữu Nam: Khi xảy ra vụ việc 39 người trẻ chết ở Anh, linh mục Nam lên tòa giảng cho rằng, vì Nhà nước để cho dân đói kém nên họ phải di dân lậu, bỏ nước ra đi và chết thê thảm. Linh mục Nam giảng rằng, Nhà nước Việt Nam phải chịu trách nhiệm và kích động giáo dân cần phải có thái độ. Mexico (Mê-hi-cô) là quốc gia sát bên nước Mỹ, họ có đa đảng, hệ thống chính quyền của họ na ná hệ thống chính quyền ở Mỹ. Ấy thế mà đa đảng và dân chủ đã không mang lại giàu có cho Mexico như nước Mỹ. Hằng năm, hàng nghìn người vượt biên bất hợp pháp để vào Mỹ, và có nhiều chuyến xe chở người lậu, nhiều người chết thê thảm giống như vụ 39 người Việt Nam ở Anh. Nhưng đâu có ai ở Mexico đổ lỗi cho chính quyền? Phần lớn tỏ ra thương cảm nạn nhân, nhưng cũng yêu cầu tìm hiểu nguyên nhân đối với từng nạn nhân để biết nên có “đồng cảm” hay không.
Khi là dân cử ở Houston (Hiu-xtơn), tôi biết về đường dây quốc tế chuyên gái mại dâm, nhiều nhất là từ một số nước nổi tiếng giàu có ở châu Á. Tại sao một số cô gái trẻ đẹp ở nước giàu có mà vẫn đi làm nghề này để kiếm tiền, tại sao lại không có người ở những nước có đời sống thấp hơn, thậm chí ở những nước được xếp vào dạng nghèo túng, thiếu đói? Có phải vì chính phủ không lo cho họ? Ðổ lỗi như vậy là vô trách nhiệm. Thực tế thì bên cạnh một số cô gái có uẩn khúc đáng thương, thì động lực chính của nhiều cô là muốn đổi đời, muốn có vật chất không thua kém ai, muốn làm giàu nhanh chóng. Hãng Reuters đến Việt Nam làm điều tra và phóng sự, họ đã thấy nhiều nạn nhân rất khá giả về tài chính, những người khác cũng không đến đỗi quá nghèo túng. Họ có thể đi vay mượn bỏ ra lúc đầu ít nhất 10 nghìn bảng Anh để di dân tìm cách làm giàu thì như thế không có nghĩa là không còn con đường kiếm sống nào khác. Vậy nguyên do vừa đáng trách vừa cần cảm thông mà ngay chính các nạn nhân chưa chắc kịp nhận ra phải chăng là có phần do muốn có thể kiếm tiền nhanh chóng. Chúng ta thương cảm, và cầu nguyện để họ sớm được siêu thoát, cầu nguyện cho linh hồn của họ sớm được thanh tẩy để về Thiên đàng, nhưng không thể chấp nhận việc tỏ ra đồng cảm, để bịa chuyện đổ lỗi cho Nhà nước rồi kích động giáo dân đi vào con đường “đối đầu” với Nhà nước.
Chúa Giê-su dạy “có nói có, không nói không, mọi điều khác do lòng tà mà ra”. Rõ ràng linh mục Ðặng Hữu Nam đã rao giảng sự gian dối, và đó là lòng tà. Linh mục Ðặng Hữu Nam đi vào vết xe của linh mục Aristide. Sau khi rao giảng những điều sai sự thật và kích động giáo dân “đối đầu” với Nhà nước, linh mục Ðặng Hữu Nam còn lên trên đài “Tiếng nước tôi” - cơ quan truyền thông ngoại vi của “Việt tân”, trả lời theo cách kích động đối đầu giống như chính sách “đối đầu bất bạo động” của “Việt tân” thì rõ ràng cho thấy đây không còn là thái độ mà chính là “làm chính trị” giống như linh mục Aristide đã làm. Thà linh mục Ðặng Hữu Nam bắt chước Aristide cởi áo linh mục đừng để Giáo hội dính líu vào thì tốt cho Giáo hội và giáo dân của ông, vì cách làm của linh mục có thể sẽ khiến chính quyền không những đề cao cảnh giác với ông mà còn cảnh giác với giáo dân trong vùng vì có liên đới với “Việt tân”.
2. Trường hợp linh mục Nguyễn Ðình Thục: Khi Hà Văn Thành qua năm quốc gia để nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ, Mỹ đã cứu xét hồ sơ và cho rằng Hà Văn Thành không đủ tiêu chuẩn nên muốn trục xuất ông về Việt Nam, thì linh mục Nguyễn Ðình Thục gửi thư đến Quốc hội Mỹ để làm chứng ông Hà Văn Thành là người “đứng ra tổ chức đấu tranh cho nhân quyền trong vụ nhà máy Formosa”! Thế nhưng, Mỹ vẫn trục xuất ông Hà Văn Thành về Việt Nam. Về Việt Nam thì ông Hà Văn Thành lại nhận tội từng tổ chức đường dây đưa người bất hợp pháp sang nhiều quốc gia (có thể gọi đó là buôn người) với giá tiền rất cao, mỗi người hàng chục nghìn USD trở lên. Hà Văn Thành còn phải trả lại hơn 100 nghìn USD cho nhiều người mà ông đã thu trước đây. Vậy là lời chứng của linh mục Nguyễn Ðình Thục là không đúng sự thật. Ở Mỹ người ta gọi đó là perjury - tội chứng gian, có thể bị truy tố hình sự, bị bắt bỏ tù.
Trong lúc điều tra hồ sơ của Hà Văn Thành, nhiều người đã thắc mắc làm sao với tư cách cá nhân, ông ta có thể đi trót lọt qua năm quốc gia mà không có tổ chức nào giúp đỡ? Quá trình hoạt động của “Việt tân” với nhiều vỏ bọc âm thầm móc nối để kích động “vụ Formosa”, nhiều người đã đặt nghi vấn cao về sự dính líu của Hà Văn Thành với “Việt tân”. Vậy, viết lời chứng không đúng sự thật để cứu vớt Hà Văn Thành, linh mục Nguyễn Ðình Thục có bao giờ nghĩ đến việc nhiều người nghi vấn linh mục cũng là thành viên bí mật của “Việt tân” hay không? Sau đó một tuần, linh mục Nguyễn Ðình Thục ra sân bay Nội Bài tính đi Nhật Bản song không được xuất cảnh. “Việt tân” chủ trương “đối đầu” với Nhà nước Việt Nam, mà đã “đối đầu” thì dù có “bất bạo động” cũng là một mất một còn, Nhà nước Việt Nam liệt kê “Việt tân” là tổ chức khủng bố cũng không oan.
3. Ở hải ngoại có linh mục Nguyên Thanh trước kia là tuyên úy của “Việt Nam cộng hòa”. Linh mục này giờ không có giáo phận hay nhà dòng nào nhận, cho nên linh tinh lang tang khoác áo linh mục, mượn đạo để tạo đời. Biết được tình trạng của Nguyên Thanh, ông Thích Thông Lai ở Texas (Tếch-dát), một “ma đầu” khoác áo nhà Phật, liền mời Nguyên Thanh vào “chính phủ” của Thích Thông Lai. Tháng 10-2018, thấy lãnh đạo Việt Nam vắng bóng trên truyền thông một thời gian, Thích Thông Lai liền tuyên bố vị lãnh đạo “đã chết” và nguyền rủa, rồi tuyên bố “thành lập chính phủ” với một số người mặc cà sa và một linh mục là Nguyên Thanh. Họ kéo nhau lên Washington D.C (Oa-sinh-tơn D.C) giở một tuồng bịp, họ khoe đến gặp Tổng thống D.Trump (Ð.Trăm) và Quốc hội Mỹ, nhưng thật ra chỉ đứng ngoài nhà Quốc hội, đứng ở Ðài tưởng Niệm A.Lincoln (A.Lin-côn) chụp hình rồi “nổ” với những người ở xa và không biết chuyện! Ðạo Phật lấy từ bi hỷ xả làm gốc, thấy ai yếu bệnh hoặc qua đời thì cầu siêu cho họ. Một người tự nhận là “thượng tọa” lại làm ngược với chính pháp của đạo Phật, nguyền rủa người khác chết thì người đó có Tà tâm chứ không phải Chính tâm. Thế nên, khi lãnh đạo Việt Nam xuất hiện, Thích Thông Lai tìm mọi cách biện minh cho khả năng “tiên tri” của ông ta, khi kẹt quá thì ông ta lại nói đó là “người giả được dàn dựng lên thay”! Ðó là miệng lưỡi của “côn đồ chính trị” chứ không phải của một thượng tọa Phật giáo. Một thượng tọa như vậy kết nối với một ông linh mục lang thang để lập “chính phủ” thì đó chỉ là “chính phủ quái thai”. “Chính phủ” này mà nắm quyền ở Việt Nam thì không biết tương lai của dân tộc sẽ mù mịt như thế nào!
Lời kết: Trong bài giảng của Giáo hoàng Phan-xi-cô I, của Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên có nhắc tới cái chết của 39 người Việt Nam tại Anh, cầu nguyện cho vong linh của những người này, không hề đổ lỗi hay kích động chống phá Nhà nước. Giáo hoàng và Tổng Giám mục kêu gọi giáo dân “trở về nhà, nhà là gia đình, là xã hội, là Tổ quốc” để xây dựng chứ không phải để “đối đầu”, hay đả phá. Vatican và Việt Nam đang làm việc để tiến tới bang giao, bất kỳ vị linh mục nào làm ngược với chính sách này của Vatican là phá hoại mối bang giao đó, là phá hoại sự đoàn kết xây dựng dân tộc. Như vậy, họ không những đã làm hại Giáo hội và còn làm hại dân tộc Việt Nam. Là giáo dân, các bạn nghe theo sự chỉ đạo của Giáo hoàng, của Tổng Giám mục, hay các bạn nghe lời của mấy ông linh mục chuyên bịa chuyện kích động để đối đầu gây tang thương cho chính bạn, cho gia đình bạn, cho Giáo hội và dân tộc Việt Nam?

VỤ VIỆC CÁN BỘ CÔNG AN HÀ NAM HY SINH KHI LÀM NHIỆM VỤ VÀ SỰ ĐỐN MẠT CỦA LŨ LỀU BÁO

Vụ việc một đồng chí Công an xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam bị hành hung khi làm nhiệm vụ dẫn đến thiệt mạng đang gây nên nỗi bức xúc trong cộng đồng dư luận cả nước trong vài ngày qua. Càng đáng buồn hơn khi một số tờ báo, trang tin mà điển hình là VTC News đưa tin bài về vụ việc này với những ngôn từ mang tính chất chủ quan, phiến diện.

“Súng đâu, công cụ hỗ trợ đâu mà cảnh sát phải chết khi can ngăn vụ xô xát như vừa xảy ra ở Hà Nam; Công an không bảo vệ được mình làm sao bảo vệ được pháp luật” là nội dung dòng “tít” mà nhà đài VTC đưa lên mạng. Không biết dụng ý của tác giả bài viết này là gì? Sự thương cảm trước sự hi sinh của các chiến sỹ công an hay là sự bất bình đến mức phải “phọt” ra những lời đầy tổn thương “công an không bảo vệ được mình thì làm sao bảo vệ được pháp luật” như vậy.

Nói đến đây, bản thân tôi lại muốn chia sẻ đôi điều về mối quan hệ giữa một bên là “dân” còn bên còn lại là “công an” và cả những nhận thức hết sức lệch lạc, sai lầm của những người đang tự coi mình là “ông chủ - dân” coi công an là “đầy tớ”, người đầy tớ trung thành của dân.

Một số người Việt Nam chúng ta rất buồn cười ở chỗ, khi bản thân mình hoặc người thân của mình vi phạm pháp luật hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi “bị” công an nhắc nhở, làm việc... đều mang “cái quyền” của dân ra chống đối, thách thức, uy hiếp công an. Lý luận của họ theo kiểu: tôi là dân, tôi có quyền, các anh (công an) chỉ là nô bộc, đầy tớ của dân thôi, tôi sai ở đâu thì đã có pháp luật ... Và thế là hoà cả làng, người dân và kẻ vi phạm bỗng dưng là 1.

Khi lực lượng công an mạnh tay trấn áp, hoặc cưỡng chế những người chống đối, vi phạm pháp luật người ta lại dùng đến dân để gây áp lực. “Công an đánh dân” có lẽ là một từ nhạy cảm đến mức mà tôi tin chắc chẳng đồng chí công an nào khi làm nhiệm vụ muốn mình bị người ta hô hoán như vậy. 

Những ngày người dân miền Trung chìm trong mưa lũ, Công an, Bộ đội túc trực 24/24 giờ, quên ăn quên ngủ thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn, tiếp tế lương thực thuốc men cho người dân là thế vậy mà nhiều người vẫn tin lời lũ rận chủ thối mồm rằng công an, bộ đội, chính quyền bỏ mặc người dân trong dòng nước lũ.

Một ông đại biểu QH đầy tai tiếng là Lưu Bình Nhưỡng còn chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an - Tô Lâm theo kiểu quy chụp rằng: Cứ dịp lễ, Tết công an lại đi thu tiền mà cố tình làm ngơ đến những đóng góp, sự hi sinh thầm lặng của lực lượng công an đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Ông “đại bẩn” này chắc chẳng bao giờ thấm được lời của Bộ Trưởng Tô Lâm: với công an, danh dự là điều thiêng liêng và cao quý nhất. Bộ Công an sẵn sàng lắng nghe, tiếp nhận thông tin từ mọi phía và kiên quyết xử lý những cán bộ có dấu hiệu tiêu cực, vi phạm để làm trong sạch bộ máy.

Những việc làm tốt của các chiến sĩ công an đôi khi lại không được cộng đồng “quan tâm” bằng việc họ có đánh dân hay không. Chắc mọi người còn nhớ vụ việc một đồng chí cảnh sát hình sự quận Đông Anh cưỡng chế ghi hình một tay lều báo (phóng viên dỏm) trên cầu Nhật Tân cách đây vài năm bị gán cho tội là công an đánh phóng viên đã nhận tới hơn 2 triệu lượt bình luận, chia sẻ trên mạng xã hội chỉ sau một đêm diễn ra sự việc. 

Thời gian qua, có rất nhiều vụ cán bộ Công an bị cộng đồng mạng “ném đá” dữ dội, thậm chí bị kỷ luật vì sử dụng công cụ hỗ trợ để trấn áp người dân mà thực chất là những người vi phạm pháp luật. Có thể kể đến một vài ví dụ như: 

Xe tải chạy quá tốc độ không chấp hành hiệu lệnh, anh Công an rút súng bắn cảnh cáo ngay sau đó anh này bị đình chỉ công tác, viết kiểm điểm, phải xin lỗi đối tượng, thậm chí phải chuyển ngành. Hay như sự việc 2 người say xỉn vượt đèn đỏ, bỏ chạy... Công an bắn đạn cao su trấn áp. Sau đó, cán bộ này cũng bị đình chỉ công tác, viết kiểm điểm, xin lỗi người vi phạm, chuyển ngành, không lên lương, không nâng hàm... kiểm điểm Đảng

Cũng vì “sức mạnh” vô hình của cộng đồng nó quá lớn như vậy nên nhiều đồng chí công an không muốn, “không dám” dùng súng, công cụ hỗ trợ khi làm nhiệm vụ.

Chẳng biết từ bao giờ dân ta lại đánh đồng giữa “dân” và người “người phạm tội” như vậy. Thử hỏi xã hội có thượng tôn pháp luật được hay không khi người ta luôn tìm cách đưa người thực thi pháp luật vào thế khó, trấn áp cưỡng chế cũng giở mà không làm cũng chẳng xong! Có lẽ đã đến lúc cần phải nhìn nhận lại một cách nghiêm túc thế nào là “dân” và người những người dân có quyền gì? Không thì khổ cho các anh Công an quá!


THÊM MỘT NHÀ ZẬN CHỦ TRẦN HỮU ĐỨC ĐƯỢC XUẤT CHUỒNG SANG XỨ "TỰ DO"

Có vẻ như mục đích cuối cùng cho các hoạt động "đấu tranh", chống phá của các nhà zân chủ trong nước là để được nhận vé bảo trợ sang tin nạn chính trị tại Mỹ nơi mà đám người này coi là thiên đường, được ăn sung mặc sướng, được thoải mái hưởng lạc. Trong quá khứ đã từng có rất nhiều nhà zân chủ từng dùng con đường này để có vé đến Mỹ như Hải Điếu Cày, Cù Huy Hà Vũ, Trần Khải Thanh Thủy, Tạ Phong Tần, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Đài… Gần đây thêm một nhà zân chủ nữa xuất ngoại mang  theo cái mác "tị nạn chính trị" là Trần Hữu Đức một nhân vật tuy không nổi đình nổi đám trong giới rận chủ nhưng cũng có những thành tích đáng nể trong các hoạt động chống phá chính quyền.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An, khoảng tháng 3/2011, Đậu Văn Dương, Nguyễn Xuân Kim, Trần Hữu Đức gặp Nguyễn Văn Lý tại số nhà 69, đường Phan Đình Phùng, thành phố Huế. Tại đây Nguyễn Văn Lý gợi ý Dương, Kim, Đức rải truyền đơn kêu gọi tẩy chay cuộc bầu cử Quốc hội khoá XIII và HĐND 3 cấp trên địa bàn Nghệ An. Ngày 20/5/2011, sau khi chuẩn bị xong, Nguyễn Xuân Kim yêu cầu mọi người tự sắp xếp với nhau thành 3 nhóm. Nhóm Đặng Xuân Tương, Nguyễn Xuân Kim rải trên địa bàn huyện Nghi Lộc. Nhóm Trần Hữu Đức, Trịnh Văn Thương rải trên địa bàn huyện Nam Đàn. Nhóm của Chu Mạnh Sơn, Hoàng Phong rải ở huyện Diễn Châu...

Chiều 21/5/2011, Chu Mạnh Sơn một mình đến huyện Yên Thành tiếp tục rải truyền đơn. Các đối tượng dùng máy ảnh chụp cảnh rải truyền đơn rồi đưa cho Đậu Văn Dương gửi cho Nguyễn Văn Lý. Ngay sau đó, công an các huyện Nam Đàn, Nghi Lộc, Diễn Châu, Yên Thành tổ chức thu gom được 5.150 tờ truyền đơn do các đối tượng này rải.

Sau khi thu thập đủ chứng cứ, tài liệu vụ án, Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án hình sự bắt tạm giam Dương, Đức, Sơn và thu giữ của Dương một máy tính xách tay, một máy in, một máy chụp ảnh, thẻ nhớ, điện thoại di động và một số vật chứng khác có liên quan đến vụ án. Trần Hữu Đức bị TAND tỉnh Nghệ An tuyên phạt 39 tháng tù giam về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo điểm C, khoản 1, Điều 88 Bộ Luật Hình sự, tại phiên tòa mở ngày 24/5/2012.

Không biết từ bao giờ giới zận chủ lại đánh đồng giữa người vi phạm pháp luật với người bất đồng chính kiến như vậy. Càng nực cười hơn khi phường zân chủ từ những kẻ lưu manh, du thủ du thực bất thình lình giật mình trở thành "nhà chính trị".

Nói là đi tị nạn cho thêm "màu sắc" chống phá chứ thực sự đám zân chủ luôn nhận biết được rằng, chỉ có thành mượn có mâu thuẫn chính trị, bất đồng quan điểm, chính kiến thì chúng mới được các quan thầy bảo lãnh, "bế" sang "bển" hưởng lạc!

CÁCH CHỐNG DỊCH CỦA NHỮNG 'LINH MỤC ĐEN'

 Với bổn phận của mình, linh mục có trách nhiệm giáo dục đức tin, giảng lời Chúa gắn liền với các mục vụ theo quy định của giáo hội, hướng con chiên của mình sống “tốt đời, đẹp đạo”, “phúc âm trong lòng dân tộc”. Đáng buồn thay, trong khi cả chính phủ và người dân chung tay đoàn kết chống dịch bệnh CoVid-19 thì nhiều linh mục lại triệt để lợi dụng dịch bệnh này để đi ngược lợi ích xã hội, xem thường sức khỏe tính mạng của giáo dân, gieo rắc hoang tin, tung tin giả, kích động tâm lý bài Trung chống cộng… Tinh thần dân tộc, bổn phận linh mục, trách nhiệm cộng đồng của những linh mục này đã bị những con Virus Corona phơi bày, khiến truyền thông, dư luận phẫn nộ.




Đi đầu là ông linh mục “cách mạng cá” nổi tiếng miền Trung Đặng Hữu Nam. Ngay từ ngày đầu xuất hiện ca bệnh, tối 7-2-2020, tại nhà thờ giáo xứ Mỹ Khánh (Yên Thành, Nghệ An), linh mục Đặng Hữu Nam đã giảng lễ, tuyên truyền xuyên tạc đại dịch Corona, sau đó tung lên mạng xã hội. Thay vì đề cập tới đại dịch bằng tình hình thực tế, con số thống kê, cách phòng ngừa và ứng phó với đại dịch thì linh mục lại chĩa mũi nhọn để tấn công chế độ, chống lại nhà nước Việt Nam. Linh mục Nam cho rằng: “Nguồn gốc của bệnh dịch Corona xuất phát từ Tàu Cộng, dịch bệnh làm chết người còn Đảng Cộng sản thì giết người, nhà cầm quyền bưng bít thông tin. Chính quyền Việt Nam bắt bớ người đã tung thông tin bệnh dịch để bưng bít thông tin. Nhà cầm quyền Cộng sản độc tài Việt Nam đã bỏ tù, đấu tố, khủng bố, truy tố và tiêu diệt các nhà yêu nước chỉ vì họ muốn xây dựng đất nước sánh vai các cường quốc”!?

Lợi dụng dịch bệnh COVID-19 để xuyên tạc, nói xấu chế độ, chính quyền, linh mục này đã đăng bài viết bịa đặt ra chuyện Nhà nước bắt những du học sinh Việt Nam đang ở vùng dịch Vũ Hán phải nộp số tiền 1.000 USD để có một suất được di tản về nước. Ông Nam so sánh: “Các nước như Anh, Pháp, Mỹ cho chuyên cơ đến chở du học sinh về nước miễn phí. Trường hợp Việt Nam, mỗi học sinh phải tự túc phí chuyên cơ và phí trung chuyển từ nhà ra sân bay. Vì vậy chỉ có một số ít du học sinh con nhà có điều kiện và quyền lực là được về nước. Số còn lại vẫn đang còn bị kẹt tại thành phố Vũ Hán, nơi được coi là thành phố chết chóc đau thương bởi dịch virus Corona”. Thực tế, đau lòng thay, diễn ra trái ngược hoàn toàn với mỹ từ “cái gì của phương Tây” đều tốt đẹp, vô số người Mỹ không dám mua vé về nước vì sợ phải khoản phí dịch vụ đắt đỏ, hoặc nếu chẳng may đã dính con virus Corona đồng nghĩa với phá sản nếu không có bảo hiểm y tế ở Mỹ. Trong khi đó, Nhà nước cộng sản Việt Nam lại đưa những chuyến bay vào tâm dịch Vũ Hản để giải cứu công dân trở về, điều trị hoàn toàn miễn phí.

Đang trong thời điểm đại dịch, Đảng, Nhà nước chỉ đạo quyết liệt, hệ thống chính trị vào cuộc với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, khẩn trương, quyết tâm cao nhất, tuy nhiên không hoang mang, bi quan, dao động. Đi ngược lại tinh thần đó, linh mục Nam lại dùng nhiều bài viết tung lên mạng như: “Vĩnh Phúc “toang thật rồi”, “Vĩnh Phúc hoả tốc xin chi viện”, “Virus Đảng nguy hiểm hơn virus Corona”… tạo sự giật gân, thu hút sự chú ý, gây hoang mang, dao động đối với người dân, xuyên tạc nhà nước, chế độ…

Ở Hà Tĩnh, 8 linh mục chống lại Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về cách ly xã hội, bất chấp cảnh đại dịch đang bùng phát, vẫn rung chuông thúc ép giáo dân đến nhà thờ đi lễ, đã bị xử phạt hành chính đích đáng. Những cái tên linh mục đã bị xướng lên cho thấy, đây đúng là ổ dịch chống chính quyền ở Hà Tĩnh: linh mục Dương Sỹ Nho, quản xứ Hà Lời (thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch), linh mục Mai Xuân Ái, linh mục Trần Phúc Chính, quản xứ Mỹ Lộc, Lộc Hà, Hà Tĩnh….

Khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở nhiều nước trên thế giới, khi cả hệ thống chính trị đang “chống dịch như chống giặc” thì linh mục Nguyễn Văn Hảo, quản xứ Diên Trường (Quảng Sơn, TX Ba Đồn) lại lợi dụng diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh để xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước, nói xấu chế độ, lan truyền hoang tin “Tin chi mấy đồng chí cộng sản.. đỉnh cao trí tuệ nhân loại… chưa sản xuất nổi con ốc vít”. Khi báo chí đưa tin về một người đàn ông 46 tuổi ở xã Hưng Trạch, Bố Trạch bị tử vong do viêm phổi, mẫu bệnh phẩm của người này đã được Viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm và có kết quả âm tính với vi rút Covid-19 thì linh mục Hảo lại xuyên tạc một cách trắng trợn, làm cho không ít người nửa tin, nửa ngờ khi viết trên trang facebook cá nhân rằng “CS: đổi trắng thay đen… chuyện bình thường”.  

 Ở Hà Nội, từ Giáo xứ Thái Hà không khác gì mấy. Ngày 16 tháng 3, lợi dụng chủ trì thánh lễ tại nhà thờ, Linh mục Trịnh Ngọc Hiên - Quản xứ Thái Hà (Hà Nội) lồng ghép tuyên truyền: Liên quan đến dịch Covid-19, vu cáo Đảng, Nhà nước ta “không trung thực trong phòng dịch, để dịch bệnh lây lan khắp nơi, thực tế số người bị nhiễm gấp nhiều lần so với số công bố, vẫn mở cửa cho người nước ngoài đi lại tự do, gây hoang mang cho nhân dân”, “Người Việt ở hải ngoại không nên tin vào hiệu quả phòng, chống dịch Covid-19 của Việt Nam”; kích động giới trẻ giáo dân bảo vệ đất của giáo hội, phản đối chính quyền trong xử lý dịch”. Những lời lẽ mà Linh mục Trịnh Ngọc Hiên tuyên truyền là hoàn toàn không đúng sự thật, vu cáo trắng trợn không hề che giấu ý đồ phá hoại nỗ lực chống dịch của Nhà nước và xã hội.

Còn nhiều ví dụ của một số linh mục đen khác, khi giáo dân được chữa khỏi bệnh thì họ tự nhận do Chúa phù hộ mà phủi sạch công lao của cả hệ thống chính trị, điều trị miễn phí của chính giáo dân mắc bệnh, đồng thời luôn bám sát diễn biến dịch bệnh để châm chọc, đả kích về giá trị tự do, dân chủ kiểu phương Tây. Với cách thức chống dịch bằng bài Trung, tin giả, gieo rắc hoang mang, coi thường tính mạng cua giáo dân và kich động họ thống lại Nhà nước

VĂN MINH KHI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI ĐỂ KHÔNG BỊ CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH DẮT MŨI

Tôi vừa đọc bài viết của một nhà báo Đức được tác giả có tên Hiếu Bá Linh biện dịch rồi tung trên mạng xã hội có tựa đề “Dưới áp lực của chính phủ Việt Nam: Facebook chặn các bài viết chỉ trích chính phủ”. Chắc tác giả và người biên dịch cũng tưởng rằng khi tung bài viết này lên sẽ nhận được nhiều ý kiến đồng tình và sẽ có thêm những đồng minh mới trong câu chuyện đả phá chế độ Nhà nước Việt Nam hiện nay? Nếu vậy thì quả là hoang đường, bởi chúng ta cần phải có đủ thông tin, nhìn nhận đánh giá khách quan để làm rõ vấn đề này, tránh hùa theo rồi bị lệch lạc bởi những thông tin không chính xác, mà lại được Hiếu Bá Linh ngụy trang dưới một bài viết của “một nhà báo Đức”.

Trước khi đi vào câu trả lời có hay không sự việc trên ta hãy tìm hiểu câu chuyện Facebook bị một số quốc gia, định chế kinh doanh phản ứng vì “những nội dung không phù hợp”. Như mọi người đã biết Facebook là một mạng xã hội thuộc loại lớn nhất thế giới ở thời điểm hiện tại. Nếu mỗi người dùng (user) được coi là một công dân thì facebook là một đất nước khổng lồ, không biên giới. Khi đã xây dựng một “cộng đồng” thì cần có những “bộ quy tắc” để cho mỗi người có hành vi ứng xử phù hợp. Đề cao sự tự do, đặc biệt là tự do ngôn luận nhưng môi trường mạng xã hội như facebook cũng có những quy tắc riêng. Tự do ngôn luận chứ không phải thích nói gì thì nói, thích phát tán thông tin gì thì phát tán.

Ngay tại nước Mỹ nơi facebook ra đời cũng có những tổ chức lớn tiếng phản đối sự “tự do quá mức” của mạng xã hội này. Nhiều doanh nghiệp từng đe dọa sẽ rút quảng cáo khỏi nền tảng này khi Facebook dung túng cho việc phát tán các thông tin sai lệch về cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc, việc cảnh sát Mỹ đàn áp người da đen…. Trong giai đoạn này, Facebook từ chối đưa ra hành động cụ thể để ngăn chặn thông tin sai sự thật hoặc xử lý ngôn từ thù địch.
Những phản ứng này từ giới doanh nghiệp không thể đe dọa vị thế “ông lớn” của Facebook nhưng đây dường như một lời cảnh tỉnh. Đó lời cảnh tỉnh đối với mạng xã hội lớn nhất hành tinh về những thay đổi cần phải thực hiện trong bối cảnh thế giới đều đang chung tay chống lại những thông tin sai lệch và thù địch trên mạng, vốn có khả năng gây ra tác hại nghiêm trọng cho các cá nhân, cộng đồng và xã hội.
Chính phủ Việt Nam cũng rất nỗ lực hợp tác với Facebook nhằm ngăn chặn những thông tin sai sự thật, trái với quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và các giải pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ… Cùng với luật an ninh mạng mới ra đời điều này đã góp phần ngăn chặn những thông tin “bẩn”, những thông tin của những kẻ chuyên âm mưu “cố tình sai lệch” nhằm mục đích không trong sáng để đả phá chế độ, chống đối chính quyền.
Việc phối hợp này là hoàn toàn bình thường không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia đã làm với Facebook. Việc mạng xã hội Facebook phải có trách nhiệm với những thông tin phát tán trên nền tảng của mình là điều hoàn toàn bình thường. Họ bắt buộc phải cam kết với các quốc gia trong đó có Việt Nam không để những thông tin độc hại, trái pháp luật được phép xuất hiện. Nói cách khác khi “anh” đã hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam thì buộc lòng phải tuân theo luật pháp Việt Nam.
Không thể có chuyện bóp méo “có sự kiểm duyệt của chính phủ trên facebook”. Đó là một luận điệu hoàn toàn sai lầm đến từ tổ chức Phóng viên không biên giới, một tổ chức phi chính phủ thường xuyên có cái nhìn “lệch lạc” về các vấn đề Việt Nam, đặc biệt là tự do ngôn luận.
Không biết tác giả bài viết trên lấy thông tin ở đâu mà khẳng định rằng: Facebook là phương tiện cuối cùng mà người dân Việt Nam có thể bày tỏ ý kiến của mình. Điều này hoàn toàn sai khi thực tế ở Việt Nam mọi người dân đều có thể biểu lộ cảm xúc, đóng góp ý kiến xây dựng đất nước bằng nhiều hình thức khác nhau. Và không chỉ có Facebook, hiện nay người dân sử dụng rất nhiều mạng xã hội, kênh thông tin, trang điện tử… Đóng góp ý kiến mang tính xây dựng khác hoàn toàn với việc đưa ra những tin đồn bóp méo hiện thực rồi suy diễn theo hướng cực đoan trái với quan điểm đúng đắn của số đông và đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Facebook không hề cúi đầu trước chính quyền Việt Nam như một số lời rêu rao ác ý. Phải khẳng định rằng mạng xã hội này đã và đang phối hợp với các cơ quan chức năng để tạo ra sân chơi “tự do, bình đẳng” nhưng phải tuân thủ triệt để luật pháp của Việt Nam. Facebook hay bất cứ mạng xã hội hoặc định chế nào không phải “ông trời con” mà ngang nhiên “đứng trên luật pháp”, “đứng ngoài luật pháp” được. Vì thế gần đây những kẻ cơ hội chuyên lợi dụng Facebook cũng như các trang mạng xã hội để lồng ghép chủ đích cá nhân nhằm tung tin giật tít bôi nhọ chế độ, làm sai lệch chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam. Tôi thiết nghĩ chúng ta cần thận trọng, tỉnh táo trước những bài viết của Hiếu Bá Linh biên dịch, nó hoàn toàn sai lệch sự thật và ẩn chứa mưu đồ xuyên tạc. cũng cần phải chọn lọc thông tin không chỉ trên mạng xã hội và ngay cả Facebook nữa vì đang xuất hiện rất nhiều kẻ đội lốt, khoác áo “dân chủ” đang từng giờ lợi dụng sơ hở của người khác để làm những việc không trong sáng, nói xấu, bôi nhọ, làm sai lệch bản chất để hạ thấp uy tín người khác và cố tình nói xấu chế độ ta.

MẠNG XÃ HỘI - CON DAO HAI LƯỠI CHẾT NGƯỜI ĐỐI VỚI TRẺ NHỎ

Nhiều video nội dung phản cảm, tiêu cực, bạo lực trên mạng xã hội ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tâm lý, sự hình thành nhân cách của trẻ.

Những sản phẩm trên mạng xã hội được xem là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Thế nhưng, khi tất cả mọi người tự do đăng tải sản phẩm mà không có sự kiểm duyệt thì chắc chắn sẽ xuất hiện những “món ăn” độc hại.
Hiện nay, nhiều sản phẩm mang tính chất bạo lực, phản cảm được đăng tải tràn lan trên mạng xã hội đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Theo thông tin từ Báo Tuổi trẻ ngày 16/10, một bé gái 5 tuổi (quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh) tử vong vì đã dùng vải voan treo cổ trong phòng ngủ theo trò chơi trên YouTube. Câu chuyện đau lòng ấy khiến mọi người bất ngờ, sửng sốt và gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn đề an toàn mạng xã hội.
Sau đó không lâu, Báo điện tử VTV ngày 30/10 đã thông tin thêm vụ việc một bé gái 9 tuổi (Cẩm Khê, Phú Thọ) phải nhập viện cấp cứu vì học theo clip trên Youtube và nuốt chiếc bấm móng tay dài 6cm, rộng 1,6cm vào bụng.
Thông tin từ báo Phụ nữ Việt Nam ngày 06/11 cho biết, trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội, Đại biểu Ngàn Phương Loan (đoàn Lạng Sơn) đã nêu lên thực trạng đáng báo động về những video nội dung độc hại, nhảm nhí… tràn lan trên mạng gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý, tính mạng trẻ em.
Điều đó đã cho thấy mối lo chung của toàn xã hội đối với những văn hóa phẩm thiếu lành mạnh, độc hại trên không gian mạng.
Nội dung ảo, hậu quả thật
Chia sẻ vấn đề này với phóng viên Tạp chí giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thành Nam - Thành viên Hiệp hội Tâm lý và Giáo dục Việt Nam - Chủ nhiệm khoa Các Khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhấn mạnh: Rác văn hóa, những nội dung clip phản cảm, tiêu cực chưa được kiểm duyệt trên mạng xã hội có thể gây ra hậu quả khôn lường. Thế giới ảo, nội dung ảo nhưng hệ lụy là có thật.
Theo Tiến sĩ Nam, trách nhiệm đầu tiên thuộc về người lớn, và chúng ta cần phải đặt dấu chấm hỏi về vai trò, trách nhiệm của cha mẹ đối với con trẻ.



Trẻ em, đặc biệt các bé từ 3 - 5 tuổi chưa có khả năng phân biệt thế giới ảo, thế giới thực, chưa thể nhận thức đúng, sai nên rất cần sự giáo dục, định hướng của người lớn.
Dưới góc nhìn của một chuyên gia tâm lý, thầy Nam phân tích: “Đặc điểm tâm lý của trẻ em là có xu hướng khám phá thế giới. Cách thức học của các em chủ yếu là bắt chước và làm theo. Những người gần bên các em có lời nói, hành vi như thế nào thì chúng sẽ có ấn tượng sâu sắc, ghi nhớ hình ảnh ấy và bắt chước lại nhiều lần”.
Chính vì vậy, khi một đứa trẻ vô tình tiếp xúc với những hành vi mang tính chất bạo lực, những hành động phản văn hóa, tiêu cực thì trẻ sẽ tiếp nhận và bắt chước một cách tự nhiên.
Bên cạnh đó, Tiến sĩ Trần Thành Nam cho rằng nguyên nhân của những câu chuyện đau lòng trên còn do sự hạn chế về nhận thức an toàn mạng xã hội của người lớn.
“Bản thân bố mẹ vẫn chưa nhận thức được những mối nguy hiểm trên mạng xã hội. Nhiều người vô tư để lộ thông tin, hình ảnh con mình mà không suy nghĩ đến những hệ lụy phía sau. Như vậy, người lớn làm sao bảo vệ được con trẻ trước những góc tối của thế giới ảo”, thầy Nam khẳng định.
Tiến sĩ Trần Thành Nam cho biết: “Những hành vi bạo lực, phản cảm mà trẻ nhìn thấy trên mạng xã hội có thể khiến các con bất an, tạo nỗi lo sợ thường trực”.
Có thể thấy, những góc tối của mạng xã hội sẽ làm thay đổi thói quen, hành vi, thay đổi cả thế giới quan, nhân sinh quan của một đứa trẻ. Cuối cùng, hậu quả nghiêm trọng nhất mà chúng ta đã có bài học từ thực tế đó là những video hàng ngàn, hàng triệu lượt view với nội dung độc hại có thể cướp đi tính mạng của trẻ.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, việc bố mẹ cho trẻ sử dụng điện thoại quá nhiều, tiếp xúc với những văn hóa phẩm độc hại còn có thể khiến trẻ rối loạn tư duy ngôn ngữ, làm hạn chế hoặc làm mất nhu cầu giao tiếp của trẻ.
Trẻ phải chịu sang chấn tâm lý, hình thành thái độ tiêu cực, cực đoan, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động học tập, vui chơi, cuộc sống của trẻ.
"Trẻ con đang độ tuổi học ăn học nói, nếu ngày ngày tiếp nhận những khuôn mẫu lời nói phản cảm thì nó trở thành nhận thức của các em, các em bắt chước và nói theo", thầy Nam cho hay.
Bàn về tác động của mạng xã hội đối với trẻ em, Thạc sĩ Nguyễn Lệ Thủy - Chuyên gia giáo dục kỹ năng Báo Thiếu niên tiền phong và Nhi đồng nhận định: “Phụ huynh hiện nay chưa biết cách giáo dục, định hướng, quản lý các con sử dụng Internet”.
Nhiều bố mẹ đã thỏa hiệp với con từ khi còn bé bằng cách cho con sử dụng điện thoại để đáp ứng được những mong muốn của mình. Điều này khiến trẻ trở nên lạm dụng thiết bị điện tử và có nguy cơ cao tiếp xúc với những sản phẩm thiếu lành mạnh trên mạng xã hội.
Theo cô Thủy, nhiều phụ huynh đã lầm tưởng rằng kênh Youtube dành cho trẻ em là hoàn toàn lành mạnh. Nhưng thực tế có rất nhiều những nội dung clip độc hại đang len lỏi trong thế giới ảo.
Và quả thực, những nội dung ảo lại gây ra những hậu quả thật với tính chất nghiêm trọng.
Thứ nhất, những văn hóa phẩm độc hại từ thế giới ảo sẽ hình thành nên thói quen, hành vi không phù hợp, thiếu chuẩn mực đối với trẻ con.
Thứ hai, nội dung phản cảm, bạo lực từ các video trên mạng xã hội sẽ ảnh hưởng, tác động sâu sắc tới tâm lý, hành vi, nhận thức, nhân cách của trẻ.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Lệ Thủy, có hai xu hướng xảy ra khi trẻ tiếp xúc với nội dung tiêu cực, một là xu hướng bạo lực, hai là xu hướng tâm lý sợ hãi, nhút nhát.
“Bạo lực học đường hiện nay cũng liên quan đến câu chuyện tiếp thu nội dung tiêu cực trên mạng. Mạng xã hội có thể hình thành xu hướng bạo lực đối với trẻ”, cô Thủy phân tích.
Nâng cao nhận thức về an toàn mạng xã hội
Theo Tiến sĩ Trần Thành Nam, thế hệ ông bà, bố mẹ và cả các thầy cô giáo đang bị hạn chế về nhận thức, kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn. Chính vì vậy, giải pháp đầu tiên là phải năng cao nhận thức của toàn xã hội về vấn đề này.
Thầy Nam khẳng định: “Đầu tiên, cần phải trang bị kiến thức cho đối tượng là bố mẹ, thầy cô, xây dựng chương trình giáo dục an toàn mạng xã hội cho người lớn, giúp họ có nhận thức về bất cập, mối nguy hiểm của mạng xã hội và ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình”.
Các chương trình giáo dục này đồng thời phải được đưa vào trường học, có những tình huống phù hợp với hoàn cảnh trong gia đình để bố mẹ hiểu, tự giáo dục mình và biết cách bảo vệ con.


Tiến sĩ Trần Thành Nam cũng nêu lên sự cần thiết của hoạt động quản lý thông tin trên mạng xã hội. Một cơ chế quản lý chặt chẽ sẽ giúp việc kiểm duyệt, sàng lọc và loại bỏ những sản phẩm độc hại trên youtube, mạng xã hội.
Việc xây dựng bộ quy tắc chung trong cộng đồng, tuyên truyền, giáo dục sâu rộng cho toàn xã hội, xây dựng ý thức của mọi người cũng là những giải pháp cấp thiết hiện nay.
Còn theo quan điểm của Thạc sĩ Nguyễn Lệ Thủy, bố mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ con khỏi “rác độc” trên không gian mạng, vì đó là những ngườiđặt nền móng giáo dục đầu tiên trong cuộc đời con trẻ.
Phụ huynh phải có kiến thức về kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn để giáo dục con nhận biết, loại bỏ nội dung độc hại trên thế giới ảo, giúp các con hình thành thói quen tích cực khi sử dụng internet, tuyệt đối không để con lạm dụng, sử dụng điện thoại quá nhiều.
Theo cô Thủy, nếu phát hiện con theo dõi nội dung tiêu cực trên mạng xã hội, phụ huynh không nên có những thái độ cứng nhắc, cực đoan mà phải từng bước giáo dục con, giúp con thoát khỏi thế giới ảo bằng tình cảm yêu thương, sự gần gũi, sẻ chia, giúp con hòa nhập với những hoạt động vui vẻ, tích cực trong cộng đồng.

Trung sĩ Công an cứu người đuối nước, lan tỏa điều tốt đẹp trong cuộc sống

  Trung sĩ Công an cứu người đuối nước, lan tỏa điều tốt đẹp trong cuộc sống      Phát hiện 2 cháu bé đang chấp chới giữa dòng nước, không q...