Nhiều sinh viên khi ngồi giảng đường Đại học vẫn sẽ còn ám ảnh bởi vẻ đẹp hùng vĩ của rừng xà nu bạt ngàn, vẻ đẹp trong tính cách, tinh thần cách mạng của người Tây Nguyên. Ấy vậy mà từng đó năm trôi qua, tác giả của tác phẩm kinh điển “Rừng xà nu” Nguyên Ngọc đã quay ngoặt 180 độ, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” thành đối tượng cơ hội chính trị. Đặc biệt có lời nói, hành động chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam, trong đó có nhân dân Tây Nguyên đã lựa chọn.
Học sinh có lẽ đã thuộc lòng phẩm chất của T nú - nhân vật chính trong tác phẩm “Rừng xà nu” người có tính kỷ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng. Biểu hiện là T nú tham gia lực lượng vũ trang, tuy nhớ nhà, nhớ quê hương nhưng khi được phép của cấp trên mới về thăm; T nú có tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng: khi bị kẻ thù đốt mười đầu ngón tay, ngọn lửa như thiêu đốt gan ruột nhưng Tnú không kêu nửa lời, anh luôn tâm niệm lời dạy của anh Quyết : “người cộng sản không thèm kêu van”.
Ngẫm lại, tôi tin rằng tác giả truyện “Rừng xà nu” cũng mang trong mình những phẩm chất như T nú, có khi còn có nhiều hơn vì ông là tác giả mà, là cha đẻ của tác phẩm mà. Tuy nhiên, điều gì đã xảy ra với tác giả của “Rừng xà nu”, sự trung thành, kiên trung với cách mạng, tính kỷ luật của “nhà văn cách mạng” đã sói mòn dần theo thời gian, và đây là những minh chứng tiêu biểu nhất.
Với sự kiện cho ra đời cái gọi là “Văn đoàn độc lập Việt Nam” do chính ông – Nhà văn Nguyên Ngọc xưa kia khởi xướng đã giết chết hình ảnh và tình cảm của ông với chúng tôi. Việc cho ra đời một tổ chức không được luật pháp cho phép là sai pháp luật, sai đạo lý rồi.
Không được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh, Nguyên Ngọc đã cho rằng có sự không minh bạch trong qui trình xét thưởng, từ đó phát sinh phản ứng tiêu cực, có lời nói hành động không đúng là “nhà văn cách mạng” không đáng để đọc giả của ông “tâm phục, khẩu phục”.
Nguyên Ngọc trong vai trò là người sáng lập cái gọi là “Văn đoàn độc lâp Việt Nam”, với chủ trương thoát khỏi vai trò lãnh đạo của Đảng đối với văn học nghệ thuật, xa rời bản chất của văn học cách mạng, văn học quần chúng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét