28/2/20

CHÚA KITO KHÔNG THỂ NGỒI TRÊN PHÁP LUẬT, MỌI TỔ CHỨC, ĐẢNG PHÁI, TÔN GIÁO, DÂN TỘC ĐỀU PHẢI TUÂN THỦ NGUYÊN TẮC NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN

Thời gian qua, trong khi một số linh mục thuộc Giáo phận Vinh, Giáo phận Hà Tĩnh và Dòng Chúa cứu thế có các hoạt động không phù hợp với luật pháp Việt Nam, lại thấy Võ Văn Ái và một số kẻ đã lợi dụng một hội nghị tổ chức tại Washington DC (Oa-sinh-tơn DC, Mỹ) để vu cáo Việt Nam về tự do tôn giáo. Mới đây, ngày 16-10-2019, ông Hoàng Ðức Oanh, nguyên Giám mục Giáo phận Kon Tum, đã đến California (Ca-li-phoóc-ni-a, Mỹ) để tiếp tục các luận điệu này. Vậy, đó có phải là loại hành vi lạm dụng tự do tôn giáo, lợi dụng danh nghĩa nhà thờ Công giáo, nhà thờ Tin lành để thực hiện mưu đồ chính trị thiếu trong sáng cần được lên án, xử lý nghiêm.

Theo truyền thống của người Ðức, với một đứa trẻ, ngày đầu tiên đi học là sự kiện quan trọng nhất trong giai đoạn đầu cuộc đời, vì vậy ngoài lễ khai giảng do nhà trường tổ chức, nhà thờ Thiên chúa giáo hoặc Tin lành cũng tổ chức lễ cầu nguyện dành cho học sinh cùng thân nhân. Dù tôi và con, cháu không theo đạo nào, nhưng nhân dịp có cháu vào lớp 1, gia đình vẫn rất vui vẻ nhận lời mời tham dự buổi cầu nguyện tại một Nhà thờ Công giáo ở bang Bavaria (Ba-va-ri-a, Ðức). Với tôi, đây không phải là lần đầu nghe giảng tại nhà thờ, nhưng đây là một lễ cầu nguyện để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc vì Linh mục chủ yếu nói về trách nhiệm của người theo Công giáo với đất nước, xã hội, tình yêu thương giữa con người với con người. Theo tôi, đó là một số giá trị cơ bản giúp mỗi người thật sự sống lương thiện. Tôi đã đọc Tân ước, Cựu ước bằng tiếng Việt Nam, tiếng Ðức. Sau mấy chục năm, tôi thấy những lời dạy của Chúa Giê-su (sự hối cải, tình yêu vô điều kiện, tha thứ tội lỗi, khoan dung...) tác động rất lớn đến đa số tín đồ, giúp họ vừa là người ngoan đạo, vừa là công dân tốt của đất nước, thành viên tích cực của xã hội.
Những năm gần đây, số người nước ngoài đến định cư ở Ðức vẫn rất lớn, họ đến từ nhiều châu lục để học tập, hành nghề, hoặc tị nạn, trong đó có nhiều người theo Hồi giáo. Vì một số tổ chức, hiệp hội của người Hồi giáo đã vi phạm các quy định pháp luật, mà tranh luận về chủ đề tự do tôn giáo đã diễn ra sôi nổi trên nhiều phương diện (truyền thông, nghiên cứu học đường, trong mọi tầng lớp xã hội...). Thí dụ, ngày 23-12-2015, tờ Thế giới (Welt) đăng bài "Tự do tôn giáo không có nghĩa là vô hạn" mà đoạn trích sau đây được nhiều người hưởng ứng: "Mỗi quyền cơ bản riêng lẻ có thể mâu thuẫn với các quyền cơ bản khác ở nhiều phương diện, nên quyền tự do tôn giáo cũng chạm đến giới hạn bởi các quyền tự do khác đã được vạch ra. Song trong một nhà nước pháp quyền, khi có sự xung đột giữa các chuẩn mực - tức là khi quyền cơ bản bị chồng chéo hoặc mâu thuẫn với nhau, phải được quyết định không qua vũ lực mà qua những thủ tục theo nguyên tắc nhà nước pháp quyền. Tự do tôn giáo không thể không có bất hòa và không phải là không có giới hạn. Ở nhiều phương diện, nó đụng chạm tới lợi ích của an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe và đạo đức hoặc việc bảo vệ các quyền, tự do của người khác. Những gì được phép và những gì bị cấm ở nơi công cộng được quy định trong trường hợp có tranh chấp bởi pháp luật và không phải bằng vũ khí hoặc hành động thô bạo. Dân chủ và nhà nước pháp quyền phải luôn giữ sự cân bằng giữa quyền tự do cá nhân và lợi ích công cộng trong một sự tương tác phức tạp của các hành vi, sự kỳ vọng, và các lực lượng khác nhau. Ðiều đó cũng có giá trị với thế giới quan của các tín đồ và vô thần, Ki-tô hữu và tôn giáo khác. Trong tiến trình lựa chọn, không ai có thể giành cho mình quyền yêu cầu người khác phải theo mình vì các giá trị và niềm tin. Nhưng tất cả mọi người đều phải tuân thủ nguyên tắc nhà nước pháp quyền trong việc vận động để được chấp thuận, trong tranh cãi về thế giới quan - đó là điều không thể chối cãi và không thể hạn chế ...".
Ðể chống lại lạm dụng tự do tôn giáo, trong những năm qua, chính quyền Ðức đã có nhiều hành động cứng rắn, như nghiêm cấm, giải tán một số tổ chức tôn giáo, nhiều cá nhân phải hầu tòa và chịu trách nhiệm theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Thí dụ, ngày 15-11-2016, hiệp hội "Tôn giáo chân chính" đã bị Bộ Nội vụ Liên bang cấm, vì hiệp hội này "chống lại trật tự hiến pháp và chống lại ý tưởng về sự hiểu biết lẫn nhau của các dân tộc", vì đã sử dụng các thông tin làm cho nhiều người quan tâm trở nên quá khích, thúc đẩy Nhà nước Hồi giáo khủng bố (IS). Theo điều tra, sau khi tham gia hoạt động của hiệp hội này, 140 người đã đến Syria (Xy-ri), Iraq (I-rắc) để gia nhập lực lượng khủng bố. Vì thế Bộ trưởng Bộ Nội vụ Liên bang lúc đó đã trả lời phỏng vấn báo chí để nói lên sự cương quyết của Nhà nước Ðức chống lại các hành động đội lốt tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Như ngày 24-11-2016, trong bài phỏng vấn có nhan đề "Giới hạn không phải lúc nào cũng dễ vạch ra" đăng trên tờ Thời gian Trực tuyến (Zeit Online), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Liên bang nói: "Với lệnh cấm, chúng tôi vạch ra một ranh giới rõ ràng: ở đây không có chỗ cho những phần tử quá khích và cực đoan bạo lực. Chúng tôi kiên quyết và toàn diện trong việc chống lại những khát vọng cực đoan chống lại tự do và các giá trị cốt lõi của chúng ta. Hiệp hội "Tôn giáo chân chính" trên thực tế đã gieo rắc hận thù và trào lưu chính thống dưới vỏ bọc là một sự thúc đẩy của đức tin Hồi giáo, đã làm nhiều người trẻ tuổi trở nên quá khích và khuyến khích hơn 140 người trong số họ sang Syria hoặc Iraq để tham gia các nhóm khủng bố… Chúng ta không muốn ảnh hưởng chính trị đến từ nước ngoài đối với chính sách của chúng ta dưới cái cớ thực hiện tôn giáo. Do đó, chúng ta chống lại tham vọng cực đoan bằng toàn bộ các biện pháp. Ngoài việc cấm các hiệp hội, công việc này còn bao gồm quan sát chuyên sâu, truy tố nhất quán, những biện pháp phòng ngừa, làm giảm quá khích...".
Những năm qua, người dân ở phương Tây nói chung và nước Ðức nói riêng, rất quan tâm đến một vấn đề liên quan chuẩn mực đạo đức và pháp lý trong cách hành xử của những người là thành viên của Thiên chúa giáo và Tin lành. Như truyền thông đưa tin, thời gian qua, Hội đồng Giám mục Ðức trình bày với công chúng một nghiên cứu về hàng nghìn vụ lạm dụng tình dục trong Giáo hội Công giáo xảy ra từ năm 1946 đến năm 2014, ước tính có khoảng 114.000 nạn nhân. Những người phạm tội này chính là các giáo sĩ Công giáo. Mới đây, tại phiên họp toàn thể mùa thu của Hội đồng Giám mục Ðức từ ngày 23 đến 26-9-2019 tại Fulda (Phu-đa), 69 thành viên Hội đồng Giám mục Ðức do Chủ tịch Hội đồng là Hồng y R. Marx (R. Mác) dẫn đầu, đã bàn nhiều vấn đề, trong đó có việc bồi thường cho các nạn nhân bị lạm dụng. Theo bài "Bồi thường cho nạn nhân của lạm dụng cần phải được điều chỉnh lại" đăng ngày 25-9-2019 trên tờ Chủ nhật Thiên chúa giáo thì Hội đồng Giám mục Ðức muốn điều chỉnh lại và mở rộng đáng kể việc bồi thường cho các nạn nhân. Hai phương án đưa ra thảo luận gồm: trả bồi thường ở mức khoảng 300.000 Euro mỗi trường hợp; tùy mức độ nghiêm trọng của vụ việc, sẽ trả từ 40.000 đến 400.000 Euro. Hai phương án này do nhóm làm việc do Hội đồng Giám mục thành lập từ tháng 5-2019 đề xuất. Tình trạng diễn ra trong một thời gian dài cho thấy các cơ quan tư pháp, hành pháp đã làm ngơ quá lâu trước hành động phạm pháp. Hậu quả lớn nhất là sự mất niềm tin vào Nhà thờ và Nhà nước. Một phần từ sự bất bình mà trong những năm qua nhiều người đã bỏ Nhà thờ. Thí dụ, ngày 20-7-2019, tờ Tiếng nói của nhân dân đăng bài "Ðứng xếp hàng dài làm thủ tục bỏ nhà thờ" cho biết năm 2018, đã có 216.000 người rời khỏi Giáo hội Công giáo, nhiều hơn 48.500 người so với năm 2017; 220.000 người đã từ bỏ nhà thờ Tin lành, nhiều hơn 23.000 người so với năm trước.
Khi còn làm việc, tôi đã phỏng vấn, quyết định đơn của hàng nghìn người xin tị nạn tại Ðức, ngoài ra, tôi cũng có mặt trước tòa án hành chính với tư cách đại diện quyền lợi của Nhà nước Ðức. Trong các thủ tục đó, có nhiều trường hợp liên quan đến tôn giáo và tự do tôn giáo. Ðể hoàn thành công việc, ngoài các quy định pháp lý, tôi thường xuyên đọc các bản tin, báo cáo chuyên ngành biên soạn trên cơ sở thông tin thời sự ở quốc gia liên quan, tuy không phải là tài liệu mật nhưng không được phổ biến rộng rãi. Vì thế tôi biết trong nhiều năm qua, tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam tiến triển tích cực, không có ai bị liên lụy vì tham gia hoặc hoạt động tôn giáo, những người phải hầu tòa chủ yếu vì đã lợi dụng tự do tôn giáo nhằm vi phạm luật pháp Việt Nam... Ðó là lý do để khi nộp đơn xin tị nạn tại Ðức, một số người Việt Nam đã bị bác đơn, vì khai bị đàn áp do tham gia hoạt động tôn giáo!
Nhìn từ nước Ðức tôi thấy, bất chấp việc Ðảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam đã đạt rất nhiều thành tựu trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, thời gian qua một số linh mục Công giáo đã có phát ngôn công khai chống đối Ðảng và Nhà nước Việt Nam. Họ không chỉ đưa ra thông tin sai lệch, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại một số buổi lễ, mà một số người còn ra nước ngoài rêu rao, xuyên tạc, kêu gọi quốc tế can thiệp (cụ thể là phát biểu gần đây của ông Hoàng Ðức Oanh, nguyên Giám mục Giáo phận Kon Tum, khi đến California - Mỹ). Và do bị kích động mà một số công dân theo Công giáo ở một vài nơi đã bị lợi dụng, hoạt động gây mất trật tự an toàn xã hội, chống đối chính quyền. Một số người đã bị biến thành công cụ đắc lực của các thế lực đội lốt "tự do tôn giáo" để thực hiện mưu đồ đen tối. Ðáng chú ý là một số linh mục Dòng Chúa cứu thế lợi dụng bài giảng để bày tỏ thái độ chống đối chế độ, xuyên tạc lịch sử, kêu gọi thực hiện những hành động có thể cấu thành tội phạm... Ðó là những hành vi nếu diễn ra ở phương Tây sẽ bị xử lý rất nghiêm khắc. Song thái độ xã hội không phù hợp với nhà tu hành ấy không thể làm lu mờ một nguyên tắc sinh tồn của xã hội văn minh là dù sống trong bất cứ chế độ chính trị nào, với cương vị xã hội nào, thì người theo Công giáo vẫn cần là người kính Chúa, yêu nước, sống tốt đời, đẹp đạo. Vì thế tôi tin mọi hoạt động chống phá của một số vị linh mục Công giáo bị xã hội lên án sẽ nhanh chóng bị dẹp bỏ, xử lý nghiêm trước pháp luật, không thể ngăn cản Ðảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tiếp tục giành thành tựu mới trong sự nghiệp xây dựng một xã hội mà ở đó, nguyên tắc nhà nước pháp quyền luôn giữ vai trò chủ đạo để các giá trị nhân văn của dân tộc Việt Nam luôn tỏa sáng.
HỒ NGỌC THẮNG (CHLB ÐỨC) bÀI ĐĂNG TRÊN BÁO NHÂN DÂN ĐIỆN TỬ SỐ NGÀY 25 /10/2019

TRỜI TÂY - THIÊN ĐƯỜNG TỰ DO HAY BỂ KHỔ. LỜI CẢNH TỈNH CHO NHỮNG NHÀ RẬN CHỦ

Từ trước đến nay, trên các diễn đàn hay mạng xã hội, các đối tượng chống đối chính trị thường rêu rao về cuộc sống sung sướng ở các nước phương Tây, gọi đây là “thiên đường tự do”. Chúng ra sức ca ngợi về các khoản trợ cấp cho người lao động, thậm chí “không làm cũng có ăn”. Chính vì thế, được định cư ở các nước phương Tây là mục tiêu lớn nhất của nhiều nhà dân chủ trên con đường chống phá của mình, sẵn sàng vi phạm pháp luật, thậm chí vào tù để được tị nạn chính trị ở “trời Tây”.
Đoạn chia sẻ của Bạch Hồng Quyền khi trốn tị nạn ở nước ngoài

Tuy nhiên, cuộc sống đâu chỉ là màu hồng. Thực tế cho thấy rằng, hầu hết các đối tượng chống đối được phương Tây bảo lãnh khi sang nước ngoài sinh sống đều đối mặt với vô vàn khó khăn, ảo mộng về cuộc sống sung sướng vỡ dần theo thời gian. Cách đây mấy hôm, trên trang fb cá nhân của mình Bạch Hồng Quyền lên mạng than khổ ở xử sở tự do. Nguyên văn: "Ra khỏi nhà đi làm lúc 8 h sáng, 8h tối vẫn lọ mọ cố cho xong vì đêm nay em tuyết đến thăm. Bụng thì đói, trời lạnh teo hết cả. Nhiều người nghĩ qua xứ người thì sung sướng, làm được lắm tiền nhiều của. Cứ thử qua đi rồi biết mặt nhau ngay.". 

Đoạn bộc bạch của Bạch Hồng Quyền cho chúng ta thấy rõ những khó khăn, cay đắng khi sang sinh sống ở nước ngoài, khi mà không một nghề nghiệp trong tay, bất đồng ngôn ngữ, phải làm các công việc chân tay, đối mặt trực diện với cái đói, cái rét ở xứ người. Nhìn lại số phận các “nhà dân chủ” khi sang trời Tây, chúng ta mới thấy nhiều số phận hẩm hiu nơi đất khách quê người: Bùi Kim Thành thì nhặt lá, đá ông bơ, Trần Khải Thanh Thủy chuyển tay lái từ viết văn sang shipper sữa bò, Tạ Phong Tần thì quay sang chửi tất tật tần tân kể cả tình nhân một thời là Nguyễn Văn Hải để lấy lòng anh em Bolsa. Paul Lê Văn Sơn thì nhờ ơn chúa vẫn được thức khuya dậy sớm làm rửa bát bê phở, liếm đĩa tại một nhà hàng ẩm thực và Bạch Hồng Quyền thì chọn con đường trồng cần sa để cứu dỗi thế giới.

 Bạch Hồng quyền cũng như đám Trương Minh Tam, Tạ Phong Tần, Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Paul Lê Văn Sơn, Hoàng Dũng... đều là những kẻ có quá khứ bất hảo, nghiện ngập, cưỡng đoạt tài sản, lừa đảo, cờ bạc, đĩ điếm hoặc những hành vi tương tự như đám lưu manh đường phố, nhưng lại khoác cái áo dân chủ, nhân quyền hay môi trường mỹ miều. Nhưng sang đến Mỹ hay các nước Châu Âu, nếu tiếp tục hành các nghề đó chắc chỉ còn con đường chết đói, nên bắt buộc các anh chị dân chủ nhà ta chỉ còn con đường lao động chân tay để nuôi sống bản thân mà thôi.

Qua lời tâm sự của Bạch Hồng Quyền, hi vọng các nhà dân chủ ở Việt Nam biết ăn năn hối cải, lựa chọn cho mình con đường đúng đắn, có ích cho xã hội chứ đừng hành nghề “dân chủ” để mơ ước cuộc sống bên trời Tây nữa, cay đắng lắm.

VIỆT NAM ĐÃ LÀM GÌ SAI? SỰ VÔ ƠN ĐÁNG THẤT VỌNG CỦA 20 DU KHÁCH XỨ HÀN

Đến ngày 25/2, nhóm khách Hàn Quốc không chịu cách ly ở Đã Nẵng đã nhận phỏng vấn của kênh YTN News (Hàn Quốc) và quay video gửi cho kênh này để chê bai khâu cách ly của Việt Nam cũng như kêu gọi "giải cứu": "Tôi đã bị đối xử quá tệ dù tôi không hề bị sốt. Không có bất cứ thứ gì được chuẩn bị ở đây". "Có 2-3 người nằm mệt mỏi trong một phòng bệnh" - "Cơ sở vật chất thấp kém đến mức không được tắm rửa và không đủ 3 bữa một ngày".

Đây chính xác phải nói là sự vô ơn đáng xấu hổ sau những cử chỉ hết sức hào hiệp, thượng khách của thành phố Đà Nẵng. Cần biết rằng, khẩu phần ăn của người Việt tại các khu cách ly chỉ vào khoảng gần 60 ngàn đồng, trong khi đó khẩu phần ăn dành cho người nước ngoài, trong đó có người Hàn Quốc là khoản từ 150 đến 200 ngàn đồng. Người Hàn Quốc được chúng tôi ưu tiên chuẩn bị kim chi, giúp các bạn bớt lạ miệng nơi đất khách, thiết đãi các bạn bánh mì - đại diện ẩm thực của chúng tôi, sẵn sàng chữa trị miễn phí cho các bạn - như cách chúng tôi đã làm với các bệnh nhân người Trung Quốc. Trong khi người Việt Nam chấp nhận cách ly trong các khu nhà tập thể hay doanh trại quân đội, khẩu phần ăn 1 ngày của họ chỉ bằng 1/4 của người Hàn Quốc, bộ đội Việt Nam phải dựng lán trại trong rừng rậm. Họ gọi bánh mì - thứ đặc sản của người Việt là "thứ đồ ăn thấp kém".

Qua sự việc này, tôi thấy rất thất vọng đối với truyền thông Hàn Quốc, thất vọng về nhận thức của những thanh niên này. Đúng là Đà Nẵng đã làm phúc phải tội; đón tiếp họ như thượng khách; quan tâm họ, muốn cách li để xét nghiệm để bảo đảm chữa trị nếu họ không may nhiễm corona và cái mà họ nhận lại sự vô ơn. Trong khi đó, 58 công dân Việt Nam ta nghiêm chỉnh chấp hành việc cách li theo đúng quy định để vừa bảo đảm tính mạng vừa không để lây lan cho cộng đồng tại Hoà Vang thì 20 người Hàn Quốc lại có thái độ trịch thượng, không chấp hành cách li. Hoá ra ý thức và tính cộng đồng của họ lại thấp đến thế. Hoá ra hình ảnh về đất nước, con người Hàn Quốc chỉ đẹp trên phim.

Có thể nói, Đà Nẵng sau khi có ý định để số người Hàn Quốc ở khách sạn Sông Hàn vì họ không chịu cách li, nhưng sau đó đã yêu cầu họ phải ở bệnh viện phổi, thực hiện đúng quy trình hướng dẫn của Bộ Y tế. Quan tâm, động viên và chăm lo cho họ còn hơn cả công dân mình. Đó là việc làm kịp thời, đáng hoan nghênh. Chúng ta là đất nước hiếu khách, mong muốn bạn bè năm châu đến Việt Nam để tìm hiểu về đất nước, con người, du ngoạn danh lam thắng cảnh, thưởng thức ẩm thực Việt để ngày càng xích lại gần nhau trong thế giới đại đồng. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay thì bất kỳ công dân nước nào (đặc biệt là nước có dịch) đều phải chấp hành cách li, xét nghiệm, điều trị. 

26/2/20

VIỆT NAM: XỨNG ĐÁNG LÀ TẤM GƯƠNG PHÒNG CHỐNG DỊCH TỄ CHO THẾ GIỚI

Năm 2003, chỉ sau 45 ngày có dịch SARS, Việt Nam là quốc gia đầu tiên được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận khống chế thành công. Đến hôm nay tất cả 16 người nhiễm Covid-19 đã khỏi bệnh. Như vậy, từ ngày 13/2/2020 đến nay, Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh mới và đến thời điểm này Việt Nam là quốc gia đầu tiên đã chữa khỏi cho 100% bệnh nhân nhiễm Covid-19.
Nói Việt Nam là quốc gia hàng đầu trong công tác phòng chống dịch tễ cũng không sai. Bạn có thể yêu, có thể ghét, có thể tự nhục nhưng bạn không thể phủ nhận rằng Nhà nước và các cơ quan chức năng đã làm rất tốt trong công tác phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid - 19 gây ra, nhất là trong bối cảnh chúng ta lại có chung biên giới với Trung Quốc, nằm ngay sát trung tâm vùng dịch.
Đất nước ta còn nghèo thật và còn một khoảng cách dài để tiến lên nhóm những quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao của thế giới. Nhưng trong công tác phòng chống dịch bệnh nhà nước ta đã làm tốt nhất những gì có thể để bảo hộ và bảo vệ công dân của mình.
Không phải đất nước nào trong điều kiện kinh tế và y tế khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn cũng có thể khống chế thành công dịch SARS trong 45 ngày, trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới làm được điều này.
Không phải đất nước nào trong điều kiện khó khăn vẫn di dời toàn bộ công dân của mình khỏi vùng chiến sự Bắc Phi mà những công dân đó không phải mất một đồng chi phí nào.
Không phải đất nước nào cũng có thể biến nhiều quốc gia châu Phi khô cằn với xung đột sắc tộc, nghèo đói và chết chóc trở thành những vựa lúa tươi tốt và người dân họ được no đủ.
Không phải đất nước nào kể cả những quốc gia giàu có nhất thế giới cũng sẵn sàng bay vào vùng tâm dịch Vũ Hán để đón những công dân của mình trở về và chăm sóc sức khoẻ cho họ mà không thu bất kỳ một khoản kinh phí nào.
Không phải đất nước nào cũng có thể chữa khỏi 100% bệnh nhân bị nhiễm Covid 19 trong đó có trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi.
Bạn không tự hào về những điều đó ư? Riêng tôi, tôi có thể dõng dạc mà nói rằng “tôi tự hào là người con của đất nước Việt Nam”!

23/2/20

BÀI THƠ ĐẤT NƯỚC Ở TRONG TIM - CÔ GIÁO CHU THỊ THANH, NIỀM XÚC ĐỘNG TRƯỚC MỘT VIỆT NAM THẬT ĐẶC BIỆT

Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em

Nhưng làm được những điều phi thường lắm
Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm
Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.
Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao
Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng
Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận
Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.
Với người láng giềng đang lúc lâm nguy
Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế
Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể
Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.
Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan
Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại
Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi
Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.
Với chuyến du thuyền đang "khóc" giữa đại dương
Mình mở cửa đón họ vào bến cảng
Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn
Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ.
Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa
"Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại"
Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi
Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.
Từ mái trường này em sẽ lớn lên
Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước
Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước
Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.
Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm
Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả
Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa
Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!
Cô giáo Chu Thị Thanh
Mấy hôm nay cư dân mạng dậy sóng vì bài thơ: Đất nước ở trong tim của cô giáo Chu Thị Thanh viết gửi các em học sinh của mình về tình yêu đất nước và công tác chống dịch Covid-19.
Có thể bài thơ chưa thực sự đắt về câu từ, chưa đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, như rất rất nhiều các bài thơ trước đây đã từng rung rật cư dân mạng bởi sự lan truyền, chia sẻ đến chóng mặt của các sĩ tử. Nhưng vào thời điểm này, với một bài viết có tính tuyên truyền lan tỏa nhân văn của một cô giáo nơi vùng sâu, nó cũng mang đầy ý nghĩa cần khích lệ đấy chứ!
Hiện nay, trên nhiều trang mạng đang bới lông tìm vết, săm soi từng câu chữ, chấm phẩy của cô giáo để ném đá, quả cũng hơi buồn, bởi chính họ đã vô tình đánh rơi cốt cách của khách thơ.
Tại sao lại ném đá nhỉ? Khi cô đâu có nhận mình là nhà thơ. Cô đâu có gửi đi đăng báo, cô đâu có háo danh tên tuổi. Cô chỉ viết theo ngẫu hứng, cảm nhận từ chính trái tim của một cô giáo với mục đích gửi cho học sinh của mình trên trang cá nhân, nào đâu có đồng nhuận bút.
Bài thơ ấy, có thể sẽ không được dậy sóng nếu như cô không được Thủ tướng khen ngợi. Nhưng chắc chắn cũng góp phần không nhỏ lan toả tự hào về tình người Việt, cốt cách Việt. Để cho người xem cảm thụ, ngấm dần những nét đẹp nhân văn ấy, mà chẳng ai để ý đến cái thi vị xúc tác của nó là nhờ ai.
Hiện nhiều kẻ chống phá với mưu mô không trong sáng, đang vẽ bút, bôi bẩn vào công văn khen ngợi của Thủ tướng dành cho cô giáo Thanh, nhằm hạ uy tín lãnh đạo. Đó là điều trái với đạo nghĩa ở đời, cốt cách nhân Việt. Việc ngợi khen kịp thời âu cũng là một việc đáng làm và nên làm, nhằm động viên khích lệ kịp thời những con người có tâm với đất nước, biết lan tỏa niềm tin, mang thông điệp an dân đến mọi nhà. Nhất là trong giai đoạn dịch Covid-19 đang diễn ra.
Hẳn ít người biết các nguyên thủ, lãnh đạo nhà nước trước đây cũng đã từng gặp gỡ người dân để đàm đạo, khen ngợi những bài thơ dậy sóng một thời. Như thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cách đây 34 năm cũng đã từng mời nữ sinh Phạm Thị Xuân Khải khoa văn trường đại học Tổng hợp Hà Nội lên đàm đạo, khen ngợi về bài thơ: Mùa xuân nhớ Bác. Đặc biệt tác giả còn được Bác Giáp mời cơm cùng gia đình. Sao ấm tình nghĩa Việt đến thế. Việc ấy giờ đây hẳn vẫn là nét đẹp để đời, lưu vào hậu thế.
Ngay tôi, một người lao động bình thường như hàng vạn công nhân đất mỏ. Thỉnh thoảng dâng trào cảm xúc cũng ngẫu hứng ghép vần câu chữ lên trang cá nhân của mình. Vậy mà vẫn được lãnh đạo của tỉnh biết đến. Đôi lần lại được các anh mời về đàm đạo câu chữ. Chẳng nhẽ những tâm sáng như vậy không lưu vào lòng tôi những điều trân trọng hay sao? Cái giá trị, cái tâm của lãnh đạo đã biết khơi dậy, để lan tỏa niềm tin, điều tốt, việc hay cho cộng đồng, đáng trân quý biết bao.
Biết khơi dậy niềm tin trong nhân dân, đó là cốt cách của các bậc sĩ phu, để lan tỏa những điều tốt đẹp đến cộng đồng. Âu cũng là nghĩa đẹp và trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, theo tôi nghĩ thế.
Nguồn phân tích: Trang fanpage Facebook ĐƯỜNG CHÚNG TA ĐI

NGUYÊN NGỌC ƠI NGUYÊN NGỌC, ĐÂU RỒI SỰ HÙNG VĨ CỦA RỪNG XÀ NU

Nhiều sinh viên khi ngồi giảng đường Đại học vẫn sẽ còn ám ảnh bởi vẻ đẹp hùng vĩ của rừng xà nu bạt ngàn, vẻ đẹp trong tính cách, tinh thần cách mạng của người Tây Nguyên. Ấy vậy mà từng đó năm trôi qua, tác giả của tác phẩm kinh điển “Rừng xà nu” Nguyên Ngọc đã quay ngoặt 180 độ, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” thành đối tượng cơ hội chính trị. Đặc biệt có lời nói, hành động chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam, trong đó có nhân dân Tây Nguyên đã lựa chọn.

Học sinh có lẽ đã thuộc lòng phẩm chất của T nú - nhân vật chính trong tác phẩm “Rừng xà nu” người có tính kỷ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng. Biểu hiện là T nú tham gia lực lượng vũ trang, tuy nhớ nhà, nhớ quê hương nhưng khi được phép của cấp trên mới về thăm; T nú có tính kỉ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng: khi bị kẻ thù đốt mười đầu ngón tay, ngọn lửa như thiêu đốt gan ruột nhưng Tnú không kêu nửa lời, anh luôn tâm niệm lời dạy của anh Quyết : “người cộng sản không thèm kêu van”.

Ngẫm lại, tôi tin rằng tác giả truyện “Rừng xà nu” cũng mang trong mình những phẩm chất như T nú, có khi còn có nhiều hơn vì ông là tác giả mà, là cha đẻ của tác phẩm mà. Tuy nhiên, điều gì đã xảy ra với tác giả của “Rừng xà nu”, sự trung thành, kiên trung với cách mạng, tính kỷ luật của “nhà văn cách mạng” đã sói mòn dần theo thời gian, và đây là những minh chứng tiêu biểu nhất.

Với sự kiện cho ra đời cái gọi là “Văn đoàn độc lập Việt Nam” do chính ông – Nhà văn Nguyên Ngọc xưa kia khởi xướng đã giết chết hình ảnh và tình cảm của ông với chúng tôi. Việc cho ra đời một tổ chức không được luật pháp cho phép là sai pháp luật, sai đạo lý rồi.

Không được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh, Nguyên Ngọc đã cho rằng có sự không minh bạch trong qui trình xét thưởng, từ đó phát sinh phản ứng tiêu cực, có lời nói hành động không đúng là “nhà văn cách mạng” không đáng để đọc giả của ông “tâm phục, khẩu phục”.



Nguyên Ngọc trong vai trò là người sáng lập cái gọi là “Văn đoàn độc lâp Việt Nam”, với chủ trương thoát khỏi vai trò lãnh đạo của Đảng đối với văn học nghệ thuật, xa rời bản chất của văn học cách mạng, văn học quần chúng.

BÙI TÍN - TIẾC CHO KẺ MỘT ĐỜI BÁN NƯỚC CẦU VINH

Nhắc đến Bùi Tín nhiều người hiểu biết chỉ chép miệng thở dài, buông một câu “rõ khổ”. Nhưng hôm rồi đọc bài của Bùi Tín nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhiều người chửi đổng “Tổ cha cái thằng bán nước, rõ nhục…”


Bùi Tín

Bùi Tín là ai mà sao thiên hạ lúc thì thương hại, khi lại chửi rủa thậm tệ đến thế?
Bùi Tín sinh năm 1927, Tín có tài làm báo và đã từng giữ chức vụ Đại tá, Phó Tổng biên tập báo Nhân dân.
Là người có tham vọng lớn và mắc bệnh thèm địa vị, trước biến cố của các nước trong hệ thống XHCN vào cuối thập niên 90, vốn có tiếng là “nhanh nhạy” nên vị đại tá này cho rằng chỉ vài tháng nữa, nước Việt Nam XHCN rồi cũng sẽ bị sụp đổ và nhanh chóng lên kế hoạch “chiêu hồi” với những mong sẽ quay trở lại với vị thế cao hơn.
Tháng 9 năm 1990 Bùi Tín được cử sang Pháp dự hội nghị hàng năm của báo L’Humanites (Nhân Đạo, báo của Đảng Cộng sản Pháp), do đã cấu kết với các tổ chức chống cộng từ trước, Tín trốn ở lại, rồi xin tỵ nạn chính trị tại Pháp, với lý do là để “đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền”.
Và điều tiếp theo có lẽ không cần phải nói chắc mọi người cũng hiểu. Đã chót tay nhúng chàm, đâm lao thì phải theo lao, Bùi Tín không thể làm theo điều mình nghĩ. Y phải nói, phải viết, phải điên cuồng chống cộng, bởi đó là cái duy nhất mà phía bên kia cần ở Tín. Nếu không phải vậy, người ta nuôi báo cô Tín làm gì. Chỉ tội cho người thân, gia đình Bùi Tín. Thà Tín lâm bệnh mà chết hay đơn giản lao vào cái xe đang chạy trên đường nào đó mà đi thì có lẽ hình ảnh Tín trong vai người chồng, người cha mẫu mực sẽ còn mãi trong ký ức họ, để rồi họ có thể đem ra khoe, kể về những kỷ niệm hạnh phúc ngọt ngào khi gia đình còn đoàn tụ bên nhau với bạn bè và cả thế hệ mai sau của dòng tộc với cả sự tự hào. Nhưng thực tế thật trớ trêu, Bùi Tín không chết theo cách ấy, hắn sống và âm thầm giết từng thành viên trong cái gia đình đã từng hết mực kính trọng yêu thương hắn. Tín giết họ bằng những hành vi đê hèn của mình. Y trả lời phỏng vấn các đài quốc tế, viết bài, viết sách, nói chuyện…thôi thì đủ kiểu miễn là để chứng minh được với các quan thày hải ngoại là y là một tên vong nô số 1. Y lớn tiếng xuyên tạc tình hình trong nước, đả phá cái chế độ mà mới ngày hôm qua đây thôi còn trọng dụng và nuôi dưỡng y. Láo hỗn hơn, hắn còn xuyên tạc và bôi nhọ Hồ Chủ Tịch, người đã hy sinh suốt cuộc đời vì dân, vì nước. Cũng chính Bác là người đã tạo điều kiện để Bùi Tín được phát triển.
Và mới đây thôi khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, Bùi Tín cũng lại trả lời phỏng vấn RFI bôi nhọ vị Tướng kính yêu của cả dân tộc chúng ta.
Thật nhục nhã cho một kiếp trâu, ngựa như Bùi Tín. Song nói cho cùng Tín cũng thật đáng thương. 88 tuổi, có lẽ ở tuổi này,giống như bao người khác, Bùi Tín cũng đã nghĩ đến hậu sự của mình. Nếu như những người Việt bình thường khác, ai cũng mong muốn có một mái nhà bình yên, con cháu vui vầy khi về già và nhất là khi ốm đau được người thân chăm sóc, khi ra đi, linh hồn mình được thấy người thân đưa tiễn thương tiếc, khóc than và hơn hết được nằm ở đâu đó gần gũi và được con cháu thỉnh thoảng đến viếng thăm. Tất cả những điều giản dị tưởng như tất yếu với những người bình thường thì với Bùi Tín đó chỉ là những giấc mơ không có thật. Bởi ngay khi còn sống, người thân, gia đình, đồng đội, bè bạn đã chôn chặt ông ta với tấm bia miệng ghi rõ “sống nhục, chết càng nhục”.
Bùi Tín sống như chết trên căn gác xép chật chội cùng một người phụ nữ. Tín bị người Việt hải ngoại nghi kỵ, dò xét. Ngay đến Võ Văn Ái, chủ biên tờ Quê mẹ và Nguyễn Gia Kiểng tờ Thông luận rất phản động cũng viết bài miệt thị coi Bùi Tín là “phần tử bất hảo không đáng tin”. Mới đây thôi ngày 23/6/2012, trong cuộc nói chuyện tại San Joses – Mỹ, chính Bùi Tín đã bị cộng đồng người Việt tẩy chay, chửi rủa, đuổi khỏi diễn đàn. Nhìn cảnh Bùi Tín già nua, dúm dó, bị nhóm cờ vàng la hét, chửi bới, bắt phải quỳ xin lỗi vì đã làm bộ đội giải phóng miền Nam mới thấy hết sự nhục nhã của Tín. Còn đâu Đại tá Bùi Tín, Phó Tổng biên tập báo Nhân dân, vua biết mặt, chúa biết tên, còn đâu nữa bóng dáng hiên ngang của một viên sỹ quan cấp cao của quân giải phóng Việt Nam có mặt tại dinh Độc lập vào đúng ngày giải phóng đất nước 30/4/1975???.  Bùi Tín luôn đau ốm, sống đơn độc không bằng hữu. Với đồng lương thất nghiệp nhà nước Pháp cho, Bùi Tín chỉ đủ trả tiền thuê nhà. Không biết buôn, biết bán, Tín cố sống bằng nghề chửi lại đất nước đã sinh ra và nuôi nấng hắn, dẫu cái vốn này đến giờ cũng cạn. Tất cả chỉ mong có miếng mà bỏ vào mồm. Tín đâu còn có thể nghĩ khi Tín chết người ta sẽ tổ chức hậu sự cho hắn thế nào bởi đến miếng ăn hàng ngày y còn chẳng lo nổi. Thật tội cho Bùi Tín song nghĩ cho cùng đó là cái kết cục tất yếu của những kẻ phản bội, bán nước cầu vinh.

BẦY KỀN KỀN LẠI LU LOA KÊU GÀO,XUYÊN TẠC VIỆC DỰNG TƯỢNG ĐÀI LÊ NIN TẠI NGHỆ AN

Thông tin tỉnh Nghệ An dựng tượng đài Lênin cao 3m tại khu vườn hoa phường Hưng Dũng, TP Vinh đang khiến giới zân chủ, cờ vàng nhảy dựng lên, nhao nhao phản ứng trên mạng xã hội.
Fanpage Việt tân, Trần Mạnh Hùng (thành viên Việt Tân trong nước), ông nghệ sỹ bất mãn Lưu Trọng Văn cùng đám zân chủ mạng tung ra dòng chửi rủa, mạt sát rằng Nghệ An là tỉnh nghèo, chuyên đi xin trợ cấp còn bày đặt dựng tượng đài, rằng tượng Lênin đang bị dỡ bỏ ở chính nước Nga và nhiều nước Châu Âu, vậy mà Nghệ An vẫn cố dựng tượng đài…RFA vẫn phát huy phong cách “báo chí phương Tây” khi đăng bài “Phản ứng về việc dựng tượng đài Lênin tại Nghệ An trong đó tập hợp toàn tiếng nói của giới zân chủ và đồng đảng “phản ứng” với việc xây dựng tượng đài với lý do mất hơn 8 tỷ đồng là “số tiền bỏ ra quá lớn so với một tỉnh như Nghệ An và chủ nghĩa Mác-leenin đã bị “giới trí thức” góp ý cho Đảng là lạc hậu cùng lo ngại Việt Nam và Nga sẽ bắt tay nhau xây dựng “đồng minh” và “khôi phục lại tư tưởng Mác-Lênin, tức tư tưởng cộng sản”..
Không có mô tả ảnh.
Nhìn vào những kẻ phản ứng và cách viết bài thu thập thông tin một chiều, rồi đánh đồng nó với người dân Việt Nam phản ứng việc xây dựng tượng đài vốn là chiêu trò quen thuộc tạo hiệu ứng truyền thông lừa bịp dư luận của RFA và giới zân chủ, vốn là “liên minh cùng chiến tuyến” từ lâu.
Trên thực tế, đúng như báo chí đưa tin, việc xây dựng tượng đài Lê-nin được lãnh đạo 2 nước Việt - Nga thống nhất, xây dựng kế hoạch trong quan hệ ngoại giao từ trước, đặc biệt đã được lãnh đạo hai tỉnh Nghệ An và Ulyanovsk ký kết trước đó. Tượng Lê-nin được đúc tại Ulyanovsk.Bức tượng do chính quyền tỉnh Ulyanovsk trao tặng cho tỉnh Nghệ An, được đúc bằng đồng, có chiều cao 3 mét, được chế tác tại Nga, sau đó vận chuyển về Việt Nam đến TP.Vinh.
Việc xây dựng tượng đài Lê-nin hoàn toàn không hề chiếm đất công, lãng phí đất đai , bởi vị trí đặt tượng đài là bùng binh bên cạnh ngã 5 giao nhau của các tuyến đường Nguyễn Phong Sắc, Lênin, Lê Hồng Phong, Trường Thi và Phong Định Cảng (hình ảnh thực tế đã khoanh tròn đỏ). Việc xây dựng Tượng đài cùng với việc cải tạo vòng xuyến thành đài phun nước sẽ tạo cảnh quan, diện mạo mới cho thành phố Vinh.
Như vậy, nhưng chi phí liên quan xung quanh xây dựng tượng đài, hoàn toàn chỉ là nối cảnh không gian của một bùng binh nhỏ, liên quan cảnh quan, không hề mất chi phí tốn kém xây dựng tượng đài như cách đưa tin bóp méo, thổi phồng lên của RFA và đám zân chủ

Thêm nữa, tượng đài của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng tại 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Lênin là một lãnh tụ vĩ đại của nước Nga được Đảng và nhân dân Việt Nam ghi nhận, là tấm gương về lý tưởng và đường lối giúp VN chống thực dân, đế quốc, giành độc lập dân tộc. Bản thân nước Nga giúp đỡ VN vô điều kiện và rất nhiều trong các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc. Việc Nghệ An kết nghĩa với Thành phố quê hương Lê-nin và dựng tượng đài của ông không chỉ có ý nghĩa biểu tượng ngoại giao, chính trị hoàn toàn bình thường giống như nhiều địa phương, đất nước khác dựng tượng đài Hồ Chí Minh. Chỉ vì sự chống đối chế độ và lo sợ chủ nghĩa cộng sản mà truyền thông quóc tế nói tiếng Việt kia cùng với đám zân chủ, ba que nhảy dựng lên, sử dụng thủ đoạn truyền thông bì ổi kia mới đáng xấu hổ.

THÍCH QUẢNG ĐỘ, KẺ CẦM ĐẦU "GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT" ĐÃ CHẾT

        Thích Quảng Độ - một tên phản động đội lốt tôn giáo đã chết. Thông tin này được đăng trên Blog của tay nhạc sĩ mồm lông Tuấn Khanh với tựa: "Hoà thượng Thích Quảng Độ viên tịch, thọ 92 tuổi".
        Tuấn Khanh viết: "Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Đệ ngũ Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (PGVNTN) viên tịch vào lúc 21 giờ 20 phút ngày 22/2/2020 nhằm ngày 29/1 năm Canh Tý, Phật lịch 2563 tại Chùa Từ Hiếu, Phường 1, Quận 8, Sài Gòn. Hưởng thọ 92 tuổi". Phần tiếp theo Tuấn Khanh bốc thơm Thích Quảng Độ như một vị thánh như anh ta vẫn thường tôn vinh những kẻ giết người, cướp của hiếp dân, chủ chăn... như anh hùng tái thế. 
        Thực tế, Thích Quảng Độ là điển hình của hiện tượng cơ hội chính trị và đương nhiên không thể không nhắc đến ông ta như một công cụ mà Mỹ và các thế lực chống phá nhà nước Việt Nam sử dụng cho tới khi... hết date.
        Thích Quảng Độ một thời được Mỹ và các thế lực thù địch sử dụng dưới chiêu bài tôn giáo để chống phá Việt Nam. Đình đám nhất phải kể đến việc Võ Văn Ái ở Pháp đầu tư tiền bạc cho Thích Quảng Độ lập ra các hội nhóm vệ tinh để chống phá nhà nước, hoặc hai nghị sĩ Quốc hội Mỹ là Chris Smith và Zoe Lofgren đề cử Thích Quảng Độ làm ứng viên giải Nobel Hòa Bình...Những tất cả đều thất bại.
        Những hành động chống lưng cho Thích Quảng Độ đã cho thấy Mỹ và phương Tây đã công nhiên bao che, dung túng và hậu thuẫn cho phần tử chống đối Nhà nước Việt Nam và trắng trợn can thiệp công việc nội bộ, vu khống Chính phủ Việt Nam. Nó cũng cho thấy mục tiêu của Mỹ, phương Tây muốn dùng “tiêu chuẩn nhân quyền” của họ nhằm áp đặt, gây sức ép hòng đạt tới những mục tiêu kinh tế, chính trị, ngoại giao, tôn giáo đối với các quốc gia không chịu sự áp đặt từ bên ngoài, trong đó có Việt Nam. 
        Vào tháng 10 năm ngoái, Thích Quảng Độ bị đuổi khỏi Thanh Minh Thiền Viện và bị đưa về quê tại Vũ Thư, Thái Bình. 
        "Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất" dưới sự dẫn dắt của Thích Quảng Độ, là một tổ chức phản động đội lốt Phật giáo, hoạt động nhằm chống lại nhà nước Việt Nam. 
        Thích Quảng Độ, đã bị vị trụ trì Thanh Minh Thiền Viện đuổi ra khỏi chùa sau một thời gian sống vật vờ ở vài ngôi chùa nhỏ đã phải tự mua vé lên tàu về quê nhà tại xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình vào hôm 5/10/2018.
        Văn phòng IBIB viết: “Nguyên nhân ra đi này, theo tin tức và nhận xét của chúng tôi, đến từ áp lực của Hòa Thượng Thích Thanh Minh, viện chủ Thanh Minh Thiền Viện, tọa lạc tại số 90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, Sài Gòn, không còn muốn cho Đức Tăng Thống tiếp tục tá túc vì lý do chính trị cũng như kinh tế của Thiền Viện. 
        "Có lẽ không còn chờ đợi thêm, hôm 15 Tháng Chín vừa qua, Hòa Thượng Thanh Minh ‘mời’ Đức Tăng Thống ra khỏi Thanh Minh Thiền Viện. Ngài chỉ kịp lấy ba bộ y áo tăng bỏ vào va-li nhỏ ra đi. Liền tức khắc, Hòa Thượng Thanh Minh đã cho khóa trái cửa thang gác đưa lên phòng ngài. Tất cả kinh sách, vật dụng của ngài, Đại Ðức Thị Giả không thể vào lấy chuyển đi". 
         Việc Thích Quảng Độ bị tống cổ khỏi Thiền viện có thể coi là đoạn kết buồn trong cuộc đời của một kẻ lợi dụng tôn giáo chống phá nhà nước. 
        Theo thông báo gần đây của Thích Quảng Độ thì Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất sẽ không có tăng thống sau khi Thích Quảng Độ qua đời. Điều này có nghĩa, Thích Quảng Độ vẫn ôm cái chức đó mà không nhường ghế cho bất kỳ ai cho tới lúc chết! Tham quyền cố vị đến thế là cùng.
         Người ta không hề ngạc nhiên khi bị đuổi khỏi Thanh Minh Thiền viện đã rất lâu, Mỹ vẫn không hề lên tiếng. Điều này nói lên cái gì nếu không phải là Thích Quảng Độ đã hết giá trị sử dụng.

19/2/20

XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH 01 TRƯỜNG HỢP CHIA SẺ THÔNG TIN SAI SỰ THẬT VỀ DỊCH BỆNH COVID -19 TRÊN MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK

Ngày 12/02/2020, Công an huyện Đông Sơn - Thanh Hóa triệu tập L.T.T.H, sinh năm 1999, thường trú tại xã Đông Ninh, Đông Sơn làm việc về hành vi chia sẻ thông tin sai sự thật về dịch bệnh covid - 19.
Trước đó, qua công tác nắm tình hình, lực lượng công an phát hiện tài khoản facebook "L.T.T.H" có thông tin cá nhân tại huyện Đông Sơn chia sẻ bài viết của tài khoản facebook "Chiều Tím" (Đây là tài khoản chuyên đăng tải các bài viết sai sự thật, xuyên tạc chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam) có nội dung: "Tại Nha Trang đã có rất nhiều người bị nhiễm virus từ khách du lịch Trung Quốc. Bộ Y tế Việt Nam vẫn dấu kín thông tin này". Tuy nhiên, tại tỉnh Khánh Hòa tính đến ngày 12/02/2020 chỉ có 01 ca nhiễm bệnh là nữ lễ tân khách sạn 25 tuổi, người này sau quá trình được điều trị cách ly tích cực đã hoàn toàn khỏi bệnh và xuất viện vào chiều ngày 04/02/2020. Tỉnh Khánh Hòa không ghi nhận trường hợp nào khác nhiễm covid 19 và đã chính thức công bố hết dịch vào chiều ngày 17/02/2020.
Tổ chức công tác xác minh, Công an huyện Đông Sơn đã xác định được đối tượng và triệu tập, lấy lời khai. Tại buổi làm việc, L.T.T.H đã thừa nhận hành vi của mình và nhận thức được việc làm của mình là sai trái, vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đén dư luận xã hội trong thời điểm các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đều đang căng sức triển khai mọi biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh nguy hiểm này.
Sau quá trình củng cố hồ sơ, tài liệu và căn cứ vào tính chất mức độ của hành vi, nGÀY 18/02/2020, Công an huyện Đông Sơn đã ra quyết định xử phạt hành chính 5.000.000 VNĐ (Năm triệu đồng) đối với L.T.T.H với hành vi nêu trên (theo quy định tại điểm g, Khoản 3, Điều 66, Nghị định 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ)
L. T. T. H đã cam kết sẽ không chia sẻ các thông tin trên mạng xã hội khi không biết rõ tính xác thực của thông tin. Đây là một bài học sâu sắc đối với cá nhân L.T.T.H cũng như tất cả người dùng mạng xã hội.
HÃY THẬN TRỌNG, CÓ TRÁCH NHIỆM KHI MẠNG LÀ ẢO NHƯNG PHẠT TIỀN LÀ THẬT.

16/2/20

PHILIPPINES - MỸ: VẾT RẠN NỨT NGÀY CÀNG MỞ RỘNG, DO ĐÂU?

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 11/2 đã chính thức thông báo với Đại sứ quán Mỹ tại Manila về ý định chấm dứt Thỏa thuận Lực lượng thăm viếng (VFA) kéo dài 2 thập kỷ giữa hai nước.
Mặc dù phát ngôn viên của ông Duterte nói quyết định nhằm giúp Manila độc lập với Washington trong các vấn đề quân sự, nhưng đa số giới quan sát tin rằng động thái này là nhằm trả đũa việc Mỹ hủy thị thực của một trong các đồng minh thân cận của Tổng thống Philippines, người có vai trò chủ chốt trong cuộc chiến chống ma túy của chính quyền ông Duterte.

Ngay sau khi thông tin được loan báo, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã gọi quyết định của Philippines là "đáng tiếc". Một số nhà phân tích cũng cho rằng, việc chấm dứt VFA sẽ làm phức tạp những nỗ lực của Washington trong việc duy trì lính đồn trú tại châu Á - Thái Bình Dương, trong bối cảnh có rạn nứt với các đồng minh về sự hiện diện của lực lượng Mỹ tại Nhật và Hàn Quốc cũng như vô số quan ngại an ninh về Trung Quốc và Triều Tiên.

VFA thực sự quan trọng với Mỹ? Câu trả lời là có. Quân đội Mỹ đang hoạt động khắp thế giới nhờ Các thỏa thuận địa vị lực lượng (SOFA) với khoảng 100 quốc gia khác nhau. Tương tự, VFA đặt ra các quy tắc, hướng dẫn và tư cách pháp lý của quân đội Mỹ khi hoạt động tại Philippines.
VFA cũng củng cố Hiệp ước Phòng thủ chung năm 1951 và Thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng năm 2014, vốn cho phép binh lính Mỹ tiến hành tập trận chung và các sứ mệnh ở Philippines. Việc chấm dứt VFA do đó sẽ khiến quân đội Mỹ không còn căn cứ pháp lý nào để hoạt động ở Philippines cũng như không còn khả năng hậu thuẫn các thỏa thuận phòng thủ đã ký trước đây với Manila.
Theo báo Washington Post, VFA thực tế là sản phẩm của sự tranh chấp liên minh trong quá khứ. Năm 1991, Thượng viện Philippines đã bỏ phiếu không gia hạn thỏa thuận cho lính Mỹ lập căn cứ tại nước này. Quyết định đã dẫn đến việc đóng cửa căn cứ hải quân Vịnh Subic, buộc lính Mỹ phải rút hết khỏi Philippines.
Tuy nhiên, các lo ngại tăng cao về an ninh ở Biển Đông vào giữa những năm 1990, cũng như tốc độ hiện đại hóa chậm chạp của các lực lượng vũ trang Philippines đã buộc Manila phải hồi sinh các quan hệ quốc phòng với Washington bằng cách ký kết VFA năm 1998.
Thượng viện Philippines chính thức phê chuẩn VFA vào năm 1999. Để tránh ấn tượng về việc các lực lượng Mỹ đồn trú vĩnh viễn ở nước này, Thượng viện Philippines nhấn mạnh đến tình trạng "thăm viếng, tạm thời" của quân Mỹ, phù hợp với quyết định năm 1991 của họ về việc bãi bỏ các căn cứ quân sự của Washington.
Tuy nhiên, vào năm 2016, Tổng thống Duterte đã đe dọa sẽ bãi bỏ VFA khi chính quyền của Tổng thống Mỹ khi đó Barack Obama trì hoãn phê duyệt viện trợ cho nước này. Động thái lúc đó của Washington nhằm thể hiện sự phản đối với cuộc chiến chống ma túy gây tranh cãi do ông Duterte khởi xướng.
Theo các chỉ dẫn của Đạo luật Magnitsky toàn cầu, Thượng viện Mỹ đã thông qua sửa đổi một dự luật phân bổ ngân sách hồi tháng 12 năm ngoái, từ chối cho nhập cảnh đối với các cá nhân liên quan đến việc bắt giữ Thượng nghị sĩ Philippines Leila de Lima, một người công khai chỉ trích cuộc chiến chống ma túy của ông Duterte.
Đây nhiều khả năng là lý do chính phủ Mỹ đã hủy bỏ thị thực của Thượng nghị sĩ Ronald dela Rosa, cựu chỉ huy cảnh sát Philippines giai đoạn 2016 - 2018 và cũng là đồng minh thân cận ông Duterte cuối tháng 1 vừa qua. Tất nhiên, nhà lãnh đạo Manila đã rất giận dữ khi biết tin này và thề sẽ trả đũa.

Trước sự cố, ông Duterte đã nhiều lần tỏ ra không hài lòng với Washington, bất chấp mối quan hệ tích cực giữa Philippines và Mỹ trong hai thập niên qua. Ông cáo buộc Mỹ "đạo đức giả", "đối xử tệ bạc", đồng thời thề sẽ không bao giờ đến nước này. Ông thậm chí tiết lộ bản thân từng một lần bị Washington từ chối cấp thị thực.
Ông Duterte có thể duy trì quan hệ cá nhân tốt đẹp với Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhưng điều này không đồng nghĩa với liên minh lớn mạnh giữa hai nước. Thay vào đó, người đứng đầu Philippines công khai mời gọi các khoản đầu tư của Trung Quốc trong khi tìm cách đưa đất nước ra khỏi quỹ đạo của Washington, bất chấp khuyến nghị của các cố vấn chủ chốt.
Tuy nhiên, liệu ông Duterte thực sự sẽ xé bỏ VFA? Trong hầu hết các phát biểu công khai, ông Duterte tỏ ra nghiêm túc và cương quyết muốn hủy bỏ thỏa thuận quân sự với Mỹ. Song, các nhà phân tích đã chỉ ra những lý do khiến ý định này "nói dễ hơn làm".
Quảng cáo
Trước tiên, hệ thống an ninh Philippines vẫn coi trọng liên minh với Mỹ. Các lực lượng vũ trang của quốc gia Đông Nam Á này đang tiếp tục được hưởng lợi từ VFA, tiếp nhận sự hỗ trợ quân sự, huấn luyện, đào tạo và các vũ khí từ Mỹ.
Mặc dù Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines từng đề cập đến nhu cầu xem xét lại thỏa thuận và phát triển một nền quốc phòng tự lực tự cường, nhưng hai quan chức này chưa từng công khai kêu gọi chấm dứt VFA. Các nhà lập pháp chủ chốt của Philippines cũng đã kêu gọi tổng thống cân nhắc lại quyết định của ông về VFA.
Ngoài ra, hiện vẫn chưa rõ liệu ông Duterte có đủ quyền hạn theo Hiến pháp để bãi bỏ một thỏa thuận quốc tế được Thượng viện phê chuẩn hay không. Các thượng nghị sĩ Philippines vẫn chia rẽ về việc liệu ông Duterte có thể đơn phương khai tử VFA hay không. Một số nhà lập pháp thậm chí còn đề nghị Tòa án Tối cao vào cuộc, ra phán quyết về tính hợp pháp của quyết định nói trên.
Hơn thế nữa, việc duy trì VFA và liên minh với Mỹ còn được đánh giá có ý nghĩa quan trọng với an ninh quốc gia của Philippines trong bối cảnh nước này vẫn còn tranh chấp lãnh thổ cũng như lo ngại về các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong dư luận của Philippines cũng có nhiều nghi ngại về các khoản đầu tư của Bắc Kinh. VFA và liên minh với Mỹ do đó sẽ đóng vai trò như chính sách bảo đảm cho Manila.
Giữa lúc vẫn còn nhiều sự ủng hộ liên minh với Mỹ, các lãnh đạo chính trị Philippines có thể cũng muốn tránh một cuộc khủng hoảng chính sách đối ngoại lớn khi họ chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo vào năm 2022. Dù còn hai năm nữa các cuộc bỏ phiếu mới diễn ra nhưng các chính khách Philippines có lẽ không muốn tái hứng chịu tổn thất như trong quá khứ, khi quyết định bãi bỏ các căn cứ Mỹ tại nước này từng khiến Manila mất nhiều năm mới khôi phục được liên minh với Washington.
Trả lời phỏng vấn báo chí tại Nhà Trắng hôm 12/2, bản thân Tổng thống Mỹ Trump đã tuyên bố "không quan tâm" làm gì đó khiến chính quyền Duterte phải thay đổi quyết định. Ông Trump thậm chí nói, việc chấm dứt VFA sẽ giúp Washington "tiết kiệm được rất nhiều tiền".
Manila và Washington hiện có 180 ngày để tái đàm phán về VFA trước khi thỏa thuận hết hạn. Những chỉ trích thường xuyên của các nhóm hoạt động xã hội trong nước đối với VFA có thể khiến Tổng thống Duterte tìm cách điều chỉnh các điều khoản của thỏa thuận. Song, ông được tin khó có khả năng vĩnh viễn khai tử VFA vì sự phản đối nội bộ cũng như các quan ngại chiến lược sâu rộng hơn.

ĐỒNG TÂM: ĐÁM DÂN CHỦ BỊ VẠCH MẶT

Trong các ngày 9 và 11/2/2020, Báo Công an nhân dân online (địa chỉ web: cand.com.vn) đã đăng tải 02 bài viết có nội dung rất đáng chú ý về vụ việc xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) với tiêu đề: “Bài 1: Lộ mặt những kẻ chủ mưu, cầm đầu”“Vụ Đồng Tâm: Cảnh giác với những thông tin sai lệch trên không gian mạng”.
Bài viết “Bài 1: Lộ mặt những kẻ chủ mưu, cầm đầu” đã vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, tổ chức, hội nhóm, đối tượng phản động, chống đối trong việc lợi dụng vụ việc ở Đồng Tâm để xuyên tạc, vu cáo chính quyền, kích động hoạt động chống phá, phản đối chính quyền, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự xã hội. Theo đó, mặc dù không có quyền lợi trực tiếp liên quan đến vụ khiếu nại đất đai ở khu vực Đồng Sênh, xã Đồng Tâm nhưng Lê Đình Kình và các đối tượng được sự “hậu thuẫn”, “hỗ trợ” của các tổ chức khủng bố bên ngoài như “Việt Tân”, “Chính phủ quốc gia Việt Nam Lâm thời, “Triều Đại Việt” và một số phần tử chống đối trong và ngoài nước như Nguyễn Văn Đài (ở Đức), Trần Ngọc Tuấn (Séc), Hồ Cương Quyết (Pháp), Nguyễn Thúy Hạnh (cầm đầu nhóm 50 K ở Hà Nội), Nguyễn Anh Tuấn (thành viên Voice)... để gây ra vụ án “giết người, tàng trữ, sử dụng vũ khí trái phép và chống người thi hành công vụ” tại xã Đồng Tâm, gây hậu quả nghiêm trọng. Trong sự việc này, Lê Đình Kình và một số đối tượng như Bùi Viết Hiểu, Lê Đình Công, Lê Đình Quang, Lê Đình Uy, Nguyễn Văn Tuyển giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu, trực tiếp chỉ đạo các hoạt động trên.
Trong khi đó, bài viết “Vụ Đồng Tâm: Cảnh giác với những thông tin sai lệch trên không gian mạng” cũng đã chỉ rõ các đối tượng bất mãn, cơ hội chính trị, phản động, chống đối trong và ngoài nước triệt để lợi dụng không gian mạng để đưa thông tin xuyên tạc, sai sự thật, vu cáo chính quyền “cướp đất”, “đàn áp người dân”, “giết người” yêu cầu cho phép quan sát viên quốc tế vào Đồng Tâm để giám sát việc điều tra, kêu gọi tôn vinh Lê Đình Kình, kích động biểu tình, chống đối chính quyền và lực lượng chức năng thực thi nhiệm vụ. Qua đây, những cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước thường xuyên đưa những thông tin bịa đặt, xuyên tạc về vụ Đồng Tâm đã được “chỉ mặt đặt tên” cụ thể, tiêu biểu là: Số tổ chức, hội nhóm phản động: “Hội anh em dân chủ”, “Nhà xuất bản tự do”, “Diễn đàn xã hội dân sự”, “Lập Quyền Dân”, “Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng”, “Hội nhà báo độc lập Việt Nam”, “Văn đoàn Việt Nam”; Số đối tượng phản động chống đối: Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, Nguyễn Thị Tâm (“Tâm Dương Nội”), Nguyễn Văn Đài, Lê Trung Khoa, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Xuân Diện, Hoàng Văn Dũng...; các trang mạng: “Báo Tiếng dân”, “Nghiệp đoàn báo chí”, “Việt Tân”, “Việt Nam Thời báo”; một số kênh Youtube: “Thông tấn Việt”, “SBTNOfficial”, “Tiếng Dân TV”...
Sau khi 02 bài viết trên được đăng tải thì những kẻ bị nhân diện, bị vạch mặt cũng đã lên tiếng. Tuy nhiên, trước những thông tin đã “rõ như ban ngày” những sự lên tiếng này nó không mang quá nhiều ý nghĩa, mà nó lại cho thấy sự bế tắc, “cố đấm ăn xôi” cũng những kẻ bị nhận diện, bị vạch mặt mà thôi. Điển hình như, trong cuộc trả lời phỏng vấn VOA hôm 11/2, Trịnh Bá Phương và Nguyễn Quang A mặc dù nói rằng “bác bỏ báo công an” nhưng lại không hề đưa ra được bất cứ những lập luận xác đáng nào ngoài việc nhai đi nhai lại những thông tin đã bị bóc mẽ là bịa đặt và xuyên tạc kiểu như chính quyền “cướp đất”, “đàn áp người dân”, “giết người” yêu cầu cho phép quan sát viên quốc tế vào Đồng Tâm để giám sát việc điều tra…
Và theo quy luật tất yếu, khi trò xuyên tạc bị bóc mẽ và phản công thì cũng chính là lúc đặt dấu chấm hết cho “đường làm ăn” của đám dân chủ trong vụ Đồng Tâm./.

Trung sĩ Công an cứu người đuối nước, lan tỏa điều tốt đẹp trong cuộc sống

  Trung sĩ Công an cứu người đuối nước, lan tỏa điều tốt đẹp trong cuộc sống      Phát hiện 2 cháu bé đang chấp chới giữa dòng nước, không q...