Các anh chị đi Dubai thì tấm tắc khen ngợi nước bạn lấn biển đẹp thế, giá trị thế, biết đầu tư cho tương lai... các kiểu con đà điểu rồi về bĩu môi cạnh khóe nước mình là chẳng làm được cái gì lên hồn.
Các anh chị rả rả mồm kêu gào bảo vệ Vịnh Hạ Long trong khi còn không phân biệt được vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long. Vân Đồn là đảo hay là đất liền... Lên bản đồ chỉ sai vị trí của vịnh Hạ Long mà cũng mở mồm ra bảo vệ di sản. Vốn cái khu Ao Tiên là một bãi sình lầy hình thành từ bồi lấp từ lâu, người dân sử dụng khu vực này để nuôi trồng thủy hải sản. Bức hình bên trên được chụp từ năm 2003 và đằng sau 4 người đàn ông chính là cái hòn non bộ râm ran cõi mạng 2 hôm nay đấy…
Các anh chị chắc là biết đến Thanh Đảo - viên ngọc du lịch biển Trung Quốc, nơi này sở hữu bãi tắm đẹp nhất Đông Á rồi. Và từ một thị trấn nhỏ phát triển đến thành phố quy mô cả chục triệu dân phát triển đa ngành đa dịch vụ là một hành trình lấn biển lâu dài. Singapore cũng là một quốc gia lấn biển và sân bay Changi mà các anh chị tấm tắc khen ngợi là sản phẩm của một quá trình lấn biển trong mấy chục năm… Hay như Hà Lan - quốc gia nổi tiếng với việc bảo vệ môi trường, được mệnh danh là “quốc gia thay đổi lãnh thổ liên tục” vì họ lấn biến rất nhiều và đến nay vẫn đang tiếp tục quá trình đó.
Busan, thành phố biển nổi tiếng nhất Hàn Quốc cũng mở rộng hơn 20% diện tích nhờ lấn biển. Sân bay Incheon gần Seoul cũng là một sân bay hình thành từ việc lấn biển. Pohang, Ulsan, Yeosu… cũng lấn biển để hình thành các khu dân cư, công nghiệp nặng và chế xuất.
Nói đến Nhật thì chắc các anh chị biết vịnh Tokyo rồi. Trong 150 năm qua, vịnh Tokyo đã “hụt” hơn 20% diện tích và để làm gì chắc tôi cũng không cần phải nói ra nữa. Ngoài ra, hàng chục thành phố ở Nhật có hiện trạng như ngày nay cũng nhờ mở rộng ra phía biển như Nigata, Sendai, Osaka, Kagoshima, Nagoya…
Hoặc nói gần hơn, biết Pattaya của Thái Lan chứ? Đây là thành phố trực thuộc tỉnh Chon Buri và cách Pattaya chỉ hơn 20 cây số là thành phố Laemchabang - một thành phố tích cực lấn biển để xây dựng cảng biển, khu dân cư và khu công nghiệp. Manila cũng lấn biển, Jakarta cũng tương tự…
Câu chuyện lấn biển xảy ra ở rất nhiều các quốc gia gần biển, điều đó cho thấy nỗ lực chinh phục tự nhiên, khát khao phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Ngay như vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, cha ông ta từng lấn biển hàng trăm năm để bảo vệ vùng canh tác nông nghiệp và mở rộng diện tích như đến ngày nay. Hoặc như Đồng bằng Sông Hồng cũng trải qua cả ngàn năm trị thủy, đắp đê, ngăn lũ, điều chỉnh luồng phù sa, mở rộng đồng bằng về phía biển…
Tôi nhớ đến vụ việc biểu tình chống luật Đặc khu diễn ra vào năm 2018, toàn dân ở đâu biểu tình chứ dân Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc nào biểu tình? Trong khi hai chữ “Đặc Khu” còn chẳng rõ định nghĩa, hỏi thì ù ù ấm ớ gãi đầu gãi tai…
Vân Đồn từng là một trong những huyện đảo khó khăn và giờ lột xác trở thành một huyện đảo phát triển, có sân bay, cao tốc, khu đô thị và đời sống cải thiện rõ rệt. Và giờ thì các anh chị muốn dân ở đó nghèo khổ, ôm dăm ba cái bãi sình lầy lúc hiện lúc mất bởi thủy triều?
Yêu môi trường là đúng, nhưng yêu thì đừng mù quáng và cũng đừng thiếu hiểu biết. Hãy tự giữ sự yếu kém của bản thân, đừng lan tỏa đến những người khác và cũng đừng mượn danh môi trường để chống phá và kích động.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét