2/8/22

HAI CHỮ "HY SINH" KHÓ NÓI ĐẾN NHƯ VẬY SAO?

 Chiều 01/08, giữa cơn mưa rào chiều Hà Nội là một đám cháy tại Quan Hoa, điều đáng buồn có 3 chiến sĩ cảnh sát Phòng cháy chữa cháy hy sinh khi làm nhiệm vụ.

Ba đồng chí đã không may hy sinh khi làm nhiệm vụ. Đó là đồng chí Đặng Anh Quân - Đội trưởng đội PCCC, đồng chí Đỗ Đức Việt, cán bộ PCCC và đồng chí Nguyễn Đình Phúc CSNV. Đó là mất mát to lớn với gia đình, đất nước và nhân dân.
Vậy mà một số tờ báo như tờ Zing giật tiêu đề vô lương tâm: "3 cảnh sát thiệt mạng khi chữa cháy quán karaoke tại Hà Nội". Tờ Nông Nghiệp Việt Nam, cũng không ghi hai chữ "hy sinh" mà dùng từ "thiệt mạng", cụ thể tiêu đề là: “Cứu quán karaoke, 3 cảnh sát thiệt mạng”. Mặc dù sau đó, hai tờ báo này có sửa lại tiêu đề, nhưng những bằng chứng vẫn còn đó và rất nhiều diễn đàn, hội nhóm, trang mạng xã hội sao chép đăng nguyên văn. Sự việc lần này khiến bản thân mình đặt ra câu hỏi rằng những nhà báo viết ra những bài viết này và cả tờ báo này, họ có còn lương tâm nữa hay không? Đạo đức trách nhiệm nhà báo ở đâu?
Thiệt mạng có nghĩa là những cái chết một cách oan uổng, phí hoài. Còn hy sinh biểu thị những cái chết cao đẹp, vì lý tưởng, vì cộng đồng và xã hội, sự dấn thân và đáng coi trọng.

Một người Việt Nam được học đầy đủ đều có phân biệt nghĩa của hai từ “hy sinh” và “thiệt mạng”, còn những nhà báo được học trường lớp đào tạo đầy đủ lại dùng những từ ngữ như vậy thật quá tắc trách và đáng buồn.
Tại sao những bài báo bẩn thỉu như thế vẫn còn tồn tại?
Và hai chữ hy sinh lại khó nói đến như vậy sao?
Một lần nữa, xin mượn trích dẫn của Nam Cao: "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Trung sĩ Công an cứu người đuối nước, lan tỏa điều tốt đẹp trong cuộc sống

  Trung sĩ Công an cứu người đuối nước, lan tỏa điều tốt đẹp trong cuộc sống      Phát hiện 2 cháu bé đang chấp chới giữa dòng nước, không q...