Lâm Đồng: Tuyên phạt 10 năm tù đối với kẻ tuyên truyền chống Nhà nước
30/3/21
TUYÊN ÁN 10 NĂM TÙ ĐỐI VỚI VŨ TIẾN CHI - KẺ TRUYÊN TRUYỀN CHỐNG PHÁ NHÀ NƯỚC
NÚP DƯỚI VỎ BỌC THIÊN NGUYỆN ĐỂ CỔ SÚY PHONG TRÀO DÂN CHỦ CHỐNG ĐỐI CHẾ ĐỘ.
Thời gian qua, một số tờ báo, trang mạng xã hội có nhiều bài viết ca ngợi Trần Quyết Thắng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) chuyên làm “việc tốt vì cộng đồng”. Thế nhưng, Trần Quyết Thắng là một phần tử câu kết chặt chẽ với tổ chức phản động VOICE – một tổ chức ngoại vi của tổ chức Khủng bố Việt Tân.
NHIỆM KỲ 2016-2021! MÁI ĐẦU CỦA CÁC VỊ LÃNH ĐẠO ĐẤT NƯỚC CÀNG BẠC THÌ CƠ ĐỒ DÂN TỘC CÀNG XANH
Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của dân tộc ta đã dành cả một đời để cống hiến cho tổ quốc, cho nhân dân, đấu tranh để hướng đến có một dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc. Tại sắc lệnh Luật số 50 ngày 9-10-1945, lần đầu tiên 6 chữ "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" đứng trang trọng giữa đầu trang sắc lệnh. Hồ Chủ tịch gọi đó là "ba chính sách" và tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa I nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (9-11-1946), Người phát biểu: "Chính phủ cố gắng làm theo đúng ba chính sách: Dân sinh, Dân quyền và Dân tộc. Chúng ta không mong gì hơn nhưng chúng ta không chịu gì kém". Trả lời một nhà báo nước ngoài (16-7-1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng tuyên bố "Chính sách đối nội của Việt Nam là dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc".
ĐỪNG AI LÀM HOEN Ố MÀU HỒNG CỦA MÁU VIỆT NAM
Giờ này cách đây 46 năm tôi và đồng đội đang triển khai nhiệm vụ chiếm giữ và bảo vệ các cơ quan ngụy quyền và cảnh sát ngụy trên địa bàn Quận Nhì, các trại lính của ngụy như trại Đào Duy Từ, trại Trần Hưng Đạo và tích cực tổ chức thu giữ các phương tiện chiến tranh và vũ khí của quân ngụy Sài Gòn rút chạy vứt bỏ trên đường phố Đà Nẵng.
CHẮC CHẮN TÊN TUỔI CỤ SẼ ĐI VÀO LỊCH SỬ VINH QUANG CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
Cụ là một người kỳ lạ. Những người chống đối Cụ, họ gần như không tìm được điểm yếu của Cụ, con cháu Cụ làm những công việc hết sức bình thường, gia cảnh Cụ cũng bình thường, họ hàng Cụ cũng vậy.
CÁCH MẠNG MÀU ONLINE VÀ THỦ ĐOẠN DỰNG HÌNH MẪU NGƯỢC
CÔNG AN HUYỆN ĐÔNG SƠN LIÊN TIẾP LẬP CHIẾN CÔNG BẮT GIỮ CÁC ĐỐI TƯỢNG MUA BÁN, TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY, TỊCH THU NHIỀU VŨ KHÍ NGUY HIỂM
Trong các ngày từ 25-29/3/2021, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an huyện Đông Sơn đã liên tiếp phát hiện, bắt giữ 2 vụ, 2 đối tượng mua bán, tàng trữ trái phép chất ma tuý; thu giữ nhiều tang vật và vũ khí, hung khí nguy hiểm...
27/3/21
ĐỪNG LỢI DỤNG NHÂN QUYỀN ĐỂ CHỌC GẬY BÁNH XE
Vừa qua, cái gọi là tổ chức nhân quyền Safeguard Defenders công bố xuất bản một cuốn sách bằng tiếng Việt với mục đích hướng dẫn áp dụng Luật Magnitsky của Hoa Kỳ để trừng phạt vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Đây là hành động không thể chấp nhận vì đã can thiệp thô bạo, tinh vi vào nội bộ tình hình Việt Nam, tiếp tay cho những thế lực thù địch, chống phá Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
“Cẩm nang” hay sự núp bóng để phá hoại?
Safeguard Defenders là tổ chức phi chính phủ về nhân quyền thành lập vào cuối năm 2016 có trụ sở tại Madrid (Tây Ban Nha). Gần đây, tổ chức Safeguard Defenders đã có việc làm không thể chấp nhận là cho ra mắt cuốn sách nêu trên, nhằm hỗ trợ “nhà dân chủ” Phạm Đoan Trang và để “truyền cảm hứng cho những người đấu tranh bảo vệ nhân quyền”, thực chất là những đối tượng vi phạm pháp luật tại Việt Nam. Tổ chức này rêu rao: “Cẩm nang hướng dẫn áp dụng Luật Magnitsky sẽ trở thành một công cụ tốt mà mỗi người dân Việt Nam, nhất là hàng triệu nạn nhân của bất công, tham nhũng và vi phạm nhân quyền, đều có thể sử dụng để trừng trị kẻ có tội”.
Từ khi ra đời, nhất là từ khi tự khoác “áo” ẩn dưới từ “bảo vệ nhân quyền”, “thúc đẩy nhân quyền” và “nâng cao khả năng của xã hội dân sự”, Safeguard Defenders đã tự cho mình quyền được can dự vào tình hình nội bộ của nhiều quốc gia có chủ quyền thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Safeguard Defenders xây dựng trang web bằng tiếng Anh, tiếng Trung Quốc và có cả phiên bản tiếng Việt để thúc đẩy mục đích trên.
Nhưng những hành động ấy không che lấp được mục đích chia rẽ khối đại đoàn kết ở Việt Nam, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Kể từ khi thành lập đến nay, Safeguard Defenders đã nhiều lần ra thông báo phản đối về tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam một cách vô căn cứ, thiếu tính thuyết phục. Có thể nói, những hành động của Safeguard Defenders đã phần nào dung túng những kẻ mang động cơ chính trị, cố tình chống phá Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam. Hành động tự nguyện làm “bà đỡ” để xuất bản cuốn sách do Phạm Đoan Trang, kẻ thường xuyên viết những tài liệu tuyên truyền chống phá nhà nước và đang bị tạm giam ở Việt Nam đã cho thấy rõ Safeguard Defenders đang đi ngược lại với xu thế chung của nhân loại tiến bộ và Hiến chương Liên hợp quốc.
Cuốn sách mà Safeguard Defenders thực hiện đã cố tình cổ vũ cho cái gọi là Điều luật Chịu trách nhiệm về nhân quyền toàn cầu Magnitsky (gọi tắt là Luật Magnitsky) của Mỹ vốn đã và đang bị rất nhiều quốc gia trên thế giới phản kháng. Theo Báo Công an Nhân dân, từ các nguồn thông tin chính thống được đăng tải bởi các hãng thông tấn nước ngoài cho thấy, Manitsky là một dự án bắt nguồn từ một sự kiện tại nước Nga vào năm 2008 – 2009. Vào tháng 12-2016, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama ký thành văn bản luật từ dự luật S. 2943, tức Luật Chuẩn chi Ngân sách Quốc phòng năm 2017 (NDAA 2017).Trong đó, văn bản này có điều luật “Chịu trách nhiệm về Nhân quyền Toàn cầu Magnitsky” (gọi tắt là Magnitsky Act), quy định chế tài với các cá nhân mà Hoa Kỳ cho là vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới. Luật Magnitsky đưa ra chế tài áp dụng với mọi công dân của các quốc gia trên thế giới nếu có bằng chứng vi phạm nhân quyền tin cậy (giết hại người bất hợp pháp, tra tấn hoặc các vi phạm nghiêm trọng khác về quyền con người) và sẽ bị các hình phạt: Không cấp VISA cho những cá nhân, kể cả công chức thực hiện công vụ nhập cảnh vào Hoa Kỳ; đóng băng tài sản của những người vi phạm nhân quyền, tham nhũng.
Việc ban hành mở rộng Magnitsky đã tạo ra nhiều phản ứng trái chiều đối với dư luận quốc tế, trong đó nhiều ý kiến cho rằng: Điều luật nhân quyền toàn cầu Magnitsky không phù hợp với các nguyên tắc trong quan hệ quốc tế, tính khả thi không cao, không có sự đóng góp tích cực cho sự phát triển các mối quan hệ giữa các quốc gia. Việc vận dụng luật này sẽ thiếu khách quan khi không có các bằng chứng chính xác, thậm chí là sẽ gây ra sự ảnh hưởng đến uy tín của một số quốc gia trên trường quốc tế, trong đó có Việt Nam.
Vi phạm quyền tự quyết của các dân tộc trên thế giới
Theo các chuyên gia về luật quốc tế, Luật Magnitsky đã vi phạm Khoản 2, Điều 1 của Hiến chương Liên hợp quốc, đó là cố tình cản trở sự phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc, không tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc trên thế giới. Thế nên, việc áp đặt quan điểm pháp lý của Luật Magnitsky lên các quốc gia có chủ quyền của Mỹ là không thể chấp nhận được và chỉ làm phức tạp hơn sự việc ở các quốc gia có chủ quyền. Thực tế cho thấy, từ khi Luật Magnitsky ra đời, nhiều quốc gia trên thế giới đã phản đối mạnh mẽ và tìm các biện pháp trả đũa, trong đó có Nga, Trung Quốc, Saudi Arabia… Điều đó khiến mối quan hệ song phương giữa Mỹ với nhiều đối tác chiến lược trên thế giới khó được khăng khít. Thế nên, việc Safeguard Defenders ủng hộ Phạm Đoan Trang cho xuất bản cuốn sách trên là hành vi cố tình ủng hộ Luật Magnitsky.
Tổ chức Safeguard Defenders đã có những việc làm không tôn trọng pháp luật Việt Nam. Bởi xem kỹ các nội dung thì cuốn sách chủ yếu chỉ ra cách thức giúp những kẻ vi phạm pháp luật ở Việt Nam tự xây dựng chiếc “khiên” trước khi thực hiện hành động chống phá Đảng, chính quyền, Nhà nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Điều này chẳng khác nào khuyến khích, “tiếp máu” cho những kẻ vi phạm pháp luật ở Việt Nam cố tình quậy phá, chia rẽ khối đại đoàn kết, làm phức tạp tình hình, gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Điều này có thể sẽ làm mất đi nhiều cơ hội phát triển của Việt Nam trong tương lai.
Tổ chức Safeguard Defenders lựa chọn tiếng Việt phát hành cuốn sách để hướng tới các “tù nhân lương tâm”, “tù nhân chính trị” ở Việt Nam. Đây được xem là điều hết sức phi lý và càng không thể chấp nhận được. Lý do đơn giản là từ xưa đến nay, nhất là trong những năm gần đây ở Việt Nam chẳng hề có hiện tượng vi phạm nhân quyền như các tổ chức, cá nhân trên thế giới từng vu cáo. Ở Việt Nam không hề có cái gọi là “tù nhân chính trị”, “tù nhân lương tâm” mà chỉ có những công dân cố tình vi phạm pháp luật và pháp luật hình sự đã được pháp luật Việt Nam quy định. Quan điểm rõ ràng ấy được nêu cụ thể trên các phát ngôn, báo cáo chính thức, cũng như qua các phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông chính thống của Nhà nước Việt Nam. Đây là một sự thật không thể bị chối bỏ.
Đừng chọc gậy bánh xe
Thực tế cho thấy, Việt Nam luôn là một trong những nước vươn lên mạnh mẽ trong vấn đề bảo đảm quyền con người, được Liên hợp quốc thừa nhận. Các quyền được sống, quyền có ăn, có mặc, có nhà ở và quyền tham gia về chính trị, văn hóa, quyền về giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, quyền tự do kinh doanh hay những quyền tự do ứng cử, thể hiện quan điểm trong xã hội… ở Việt Nam được bảo đảm theo quy định của pháp luật rất rõ ràng. Từ nghèo đói đến nay Việt Nam đã trở thành một nước phát triển trung bình với 70% người dân được đảm bảo một cuộc sống ổn định, trong đó 13% người Việt Nam thuộc tầng lớp trung lưu theo tiêu chuẩn quốc tế. Việt Nam là một trong những nước đã thực hiện thành công trước thời hạn nhiều Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.
Hiện nay, Việt Nam cũng luôn thực thi các cam kết quốc tế về quyền con người, trong đó có thực thi hiệu quả các công ước quốc tế cơ bản về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Báo cáo quốc gia định kỳ của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát cho thấy việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người đã nhận được sự đồng thuận, đánh giá cao của Liên hiệp quốc. Điều này cho thấy những tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người là rất đáng ghi nhận.
Bảo đảm nhân quyền là mục tiêu chung, bao trùm mà nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới theo đuổi mãi mãi. Tuy nhiên, muốn bảo đảm nhân quyền thì phải có nguyên tắc rõ ràng. Nguyên tắc đầu tiên là mỗi nhà nước phải có nghĩa vụ bảo đảm nhân quyền ở quốc gia của mình nhưng những công dân trong nhà nước ấy phải thực hiện quyền, nghĩa vụ theo các luật nhà nước ban hành. Nghĩa là công dân phải chấp hành pháp luật do nhà nước xây dựng trên cơ sở chế độ dân chủ đã được lựa chọn.
Ở Việt Nam, do nhiều nguyên nhân mà gần đây xuất hiện khá nhiều các “nhà dân chủ” tự phong. Họ là những ai? Xin trả lời ngay rằng, đó là những kẻ luôn ảo tưởng lấy dân chủ phương Tây là “khuôn vàng, thước ngọc” để so sánh và phê phán Việt Nam. Họ tôn thờ cái gọi là “thiên đường dân chủ” nhưng lại quên đi bổn phận và trách nhiệm công dân ở một đất nước, một quốc gia có chủ quyền. Sự nguy hại nhất trong hành động của họ là bị kẻ khác lợi dụng. Chúng bênh vực, khuyến khích người vi phạm và kích động họ đấu tranh chống phá Nhà nước Việt Nam kịch liệt. Chúng lên án và kêu gọi các tổ chức quốc tế điều tra độc lập các vụ việc… Theo dư luận xã hội, đó cũng được xem là một trong những hành vi “cõng rắn cắn gà nhà” cần phải lên án và tẩy chay mạnh mẽ.
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới rất ủng hộ Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước thông qua đẩy mạnh hợp tác đa phương, song phương. Thế nên, hành động hậu thuẫn xuất bản cuốn sách bằng tiếng Việt của Safeguard Defenders là không thể chấp nhận và cần phải lên án, tẩy chay ngay lập tức. Người Việt có câu: “Chân mình thì lấm bề bề, lại cầm bó đuốc đi rê chân người”. Nếu Safeguard Defenders thiện chí thì hãy đến Việt Nam tìm hiểu, mạnh dạn bỏ vốn đầu tư và chung tay với dân tộc Việt Nam xóa đói nghèo, xây dựng kinh tế-xã hội phát triển bền vững. Mục đích ấy chắc chắn sẽ được nhân dân Việt Nam ủng hộ, chào đón nhiệt liệt chứ đừng “chọc gậy bánh xe” vào sự phát triển của Việt Nam.
NGUYỄN MẠNH THẮNG
LINH MỤC NGUYỄN HỒNG LĨNH LẠI XÚI GIỤC GIÁO DÂN
Trong khi toàn quốc và các Bộ ngành, địa phương đều phối hợp với lực lượng Công an để tiến hành làm căn cước công dân mới nhằm tiến tới xây dựng hệ thống dữ liệu dân cư đồng bộ, hiện đại đáp ứng xây dựng Chính phủ điện tử trong tình hình mới... thì linh mục Nguyễn Hồng Lĩnh quản nhiệm Đông Sơn, Thị xã Kỳ Anh lại rao giảng kêu gọi giáo dân không nên đi làm CCCD với lí do việc làm sẽ lộ thông tin cá nhân và bị theo dõi....
TẦM NHÌN 300 CỦA BÁC
LUẬT SƯ LÊ LUÂN: CÁC NHÀ HOẠT ĐỘNG DÂN CHỦ "NGHĨ" MÌNH THƯỢNG ĐẲNG
Mới đây, luật sư Lê Luân, người từng bào chữa cho nhiều nhà chống Cộng, đã viết một status làm nhức mắt giới chống Cộng. Ông Luân nhận xét rằng giới “hoạt động dân chủ” đã trở thành một lực lượng xa cách người dân, tự cho mình là thượng đẳng, tinh hoa, đức độ hơn đa phần dân chúng. Mời các bạn đọc nguyên văn nhận định của Lê Luân:
“Có vài điểm mù rất lớn đối với một số nhà hoạt động dân chủ mà họ cần phải nhận ra để cải thiện tình hình.
Điểm mù đầu tiên, là điểm mù về sự khẳng định vị trí của họ. Họ thường xem mình thượng đẳng/tinh hoa (bao gồm cả đạo đức) hơn đa phần dân chúng và cuối cùng đẩy họ tách khỏi sự gần gũi với những người dân. Không có cách mạng nào là không gắn với quần chúng đi liền với thực tiễn đời sống. Chỉ khi có các sự kiện nào đó phát sinh họ mới “viết bài/bình luận” để làm dữ liệu dân chủ cho mình thay vì tham gia/can dự vào sự kiện đó một cách thực chất cùng những người là đối tượng chịu tác động chính trị khác.
Điểm mù thứ hai, là họ xa rời quần chúng và từ đó là đời sống thực tế. Không ai có thể liên kết hoặc đưa những vấn đề về dân chủ vào trong đời sống của mọi người. Những người dân, kể cả oan khuất, vẫn gần như lạc loài và hy vọng vào thể chế đã gây ra các bất công cho chính họ. Nên khi xong việc họ lại trở về đời sống bình thường chứ không nghĩ tới các vấn đề về dân chủ, nhân quyền, luật pháp hay công lý. Tại sao người ta tìm tới Chấn Hưng Tivi thay vì các trang/nhóm dân chủ? Vì ở cái “đài truyền hình tự phong” đó nói lên được tiếng nói của người dân từ chính các sự vụ của họ chứ không phải nội dung dân chủ phức tạp nào.
Điểm mù thứ ba, xuất phát từ hai điểm mù trên và cũng là hệ quả quan trọng, những người dân chủ thay vì giải quyết các bất đồng do khác biệt để đạt tới cái chung ổn thoả hoặc khả dĩ, họ tấn công vào các khác biệt đó một cách không chút nào cân nhắc. Vì thế, các mối bất hoà trở thành sự chia rẽ không thể khắc phục được. Nhìn vào cuọpc bầu cử Hoa Kỳ vừa qua để rõ về sự đứt gãy trong các thành phần, giai tầng giữa xã hội bình dân và nhóm những người dân chủ là dữ dội tới mức nào.
Điểm mù thứ tư, những nhà dân chủ, xuất phát từ nguyên cớ điểm mù đầu tiên, họ rất bảo thủ và gần như không thể lắng nghe được những người khác. Thậm chí họ không phân biệt được việc đánh giá quan điểm chính trị và việc mục kích cá nhân là hai việc hoàn toàn khác nhau. Họ cho rằng những gì người khác nói là vớ vẩn và hoàn toàn nông cạn, vô bổ. Trong khi đó, cộng đồng những người hướng đến dân chủ bao gồm và không hạn chế tất cả những biểu dạng của cảm xúc và các việc bày tỏ quan điểm, ở mọi trình độ của nhận thức. Họ cho rằng bản thân họ là “cái gì đó chính thống và hàn lâm”. Còn lại những quan điểm khác đều là “bình dân học vụ hoặc không có tính kinh viện/học thuật” nên chẳng có giá trị gì. Học thuật là cái gì nếu không là các vấn đề đời sống trước mắt người dân?
Công cuộc dân chủ, không phải là để tự làm cho bản thân mình trở nên thượng đẳng hay vượt trội lên, mà là cải thiện cộng đồng mà mình sống chung để cùng làm cho đời sống của nhau tốt hơn. Nếu không thể đi vào đời sống thực tế thì tất cả chỉ là trên giấy và các dự án về dân chủ cũng chỉ đều đưa đến những hoạch định ngắn hạn mà không có kết quả gì.”
Nếu mô tả của Lê Luân không quá xa sự thật, thì rõ ràng giới “hoạt động dân chủ” không phải là một lực lượng “dân chủ”. Họ chỉ là một lực lượng muốn giành quyền lực bằng cách lật đổ chế độ hiện tại, thông qua việc kích động dân chúng và mượn tay ngoại quốc. Trong thâm tâm, họ không nghĩ rằng mình bình đẳng với dân chúng, cũng không nghĩ mình bình đẳng với nhau. Nhưng tại sao họ lại từ bỏ lý tưởng “dân chủ” để đi đến bước đường này?
Một trong những lý do là họ vừa không có, vừa không biết chủ động thiết lập, những tình thế và tổ chức có tác dụng đảm bảo bình đẳng. Về mặt tình thế, thường thì các dòng tiền từ nước ngoài chỉ chảy vào túi một vài nhóm chống Cộng như Việt Tân và VOICE, các nhóm này có trách nhiệm phân phối tiền cho các nhóm nhỏ hơn, và quá trình này tự tạo ra tình trạng tập trung quyền lực. Về mặt tổ chức, tuyệt đại đa số các nhóm chống Cộng chọn lãnh đạo dựa trên uy tín thay vì bầu cử, và cách sinh hoạt này khiến cho lý tưởng dân chủ chỉ tồn tại trên giấy. Về mặt tâm lý, khi các nhà chống Cộng bị cô lập khỏi xã hội, họ dễ sa vào khuynh hướng ái kỷ, theo đó họ tự thỏa mãn bằng cách tự yêu mình. Do chủ yếu sinh hoạt trên mạng xã hội, họ bị các thuật toán của Facebook mớm cho toàn các thông tin thuộc cùng quan điểm chính trị. Tình trạng này khiến họ trở nên ảo tưởng sức mạnh, và ngày càng xa cách với đa phần dân chúng. Ngoài ra, do họ gán sự thượng đẳng cho hệ giá trị của phương Tây, họ cũng nghĩ mình thượng đẳng khi đi lan truyền hệ giá trị đó.
Theo cách này, các nhà chống Cộng đang tự nhốt mình, và giúp Chính phủ đỡ phải xử lý họ. Tất nhiên, luật sư Lê Luân cũng không phải là một ngoại lệ.
Dù góc nhìn của ông Luân còn nhiều hạn chế từ nhãn quan, nhưng ít nhất cho thấy bản thân ông ta nhận ra sự yếu kém của đồng đội và bất mãn, thất vọng. Hài thay, trong làng zân chủ hầu hết đều đã có trend “tự phê” nhiều năm qua, chỉ là ông Luân thuộc diện hiểu chậm, nhận ra bản chất vấn đề trễ hơn nhiều gạo cội zân chủ khác mà thôi
VIỆT NAM KHÔNG CÓ BẦU CỬ TỰ DO, CÔNG BẰNG?
Một trong những căn cứ Freedom House (tổ chức NGO “Ngôi nhà tự do”) xếp hạng Việt Nam là nước “không có tự do” trong Báo cáo về tự do chính trị và dân sự toàn cầu năm 2021 đối với 195 quốc gia và lãnh thổ với cho rằng các cuộc bầu cử ở Việt Nam đều bị Đảng quản lý, giám sát, không có bầu cử tự do, công bằng, các vị trí chủ chốt, quan trọng trong chính quyền đều được sắp xếp, chỉ định trước, tỷ lệ người dân tộc thiểu số, phụ nữ có vị trí cao trong chính quyền rất thấp… Những luận cứ Freedom House đưa ra mang nặng sự kỳ thị, áp đặt đối với thể chế chính trị mà nó chống lại bằng mọi cách, thâm căn cố đế.
Thứ nhất, tại Khoản 1, Điều 4, Hiến pháp nước ta quy định rõ, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Vì vậy, việc Đảng lãnh đạo đối với công tác bầu cử nên việc việc Đảng CSVN lãnh đạo, giám sát các cuộc bầu cử là hợp pháp, đúng trách nhiệm, được luật định.
Thứ hai, Đảng chỉ đưa ra đường lối, chủ trương, đề cử ứng viên là đảng viên và giám sát thực hiện, không đi sâu quản lý, can thiệp vào lựa chọn ứng cử viên cũng như quá trình tổ chức bầu cử. Việc đưa ra tỷ lệ ứng viên ngoài Đảng, ứng viên các lĩnh vực trên cơ sở hiệp thương và quá trình tổ chức đều do Ủy ban Bầu cử quốc gia điều hành trực tiếp. Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với bầu cử thể hiện duy nhất qua Chỉ thị 45-CT/TW của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đã được đăng công khai trên các trang web của Chính phủ.
Hết ngày 14/3, Cơ quan bầu cử nhận là 1.161 người, đạt tỷ lệ 2,3 người/1 đại biểu được bầu, 77 người tự ứng cử đại biểu Quốc hội trong khi Ủy ban bầu cử dành 25-50 suất cho ứng viên tự do nên báo chí trong nước đều đánh giá “rộng cửa cho ứng viên tự do” đắc cử
Còn bàn về tỷ lệ người dân tộc thiểu số, phụ nữ có vị trí cao trong chính quyền, thì nhìn vào con số ủy viên trung ương, ủy viên Bộ Chính trị trong ĐCSVN vừa qua, cho thấy, “tỷ lệ” này nhiệm kỳ sau luôn cao hơn nhiệm kỳ trước, chứng minh nỗ lực của Đảng, chính quyền trong việc đảm bảo quyền này.
Cuối cùng, có thể thấy rõ, Freedom House muốn áp đặt tiêu chí bầu cử “tự do” kiểu Mỹ, phương Tây cho toàn thế giới, trong đó có Việt Nam qua cách thức xếp hạng này. Tuy nhiên, cần nói thêm, không thể lấy bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ để liên hệ, làm tiêu chuẩn, từ đó suy diễn, hạ thấp quy trình bầu cử, lựa chọn cán bộ ở Việt Nam, vu cáo, bôi nhọ uy tín của Đảng CSVN. Mọi sự so sánh đều là khập khiễng. Mỗi nước có đặc điểm, hoàn cảnh lịch sử cụ thể khác nhau, có quy trình, quy định riêng. Không có mô hình chung là chìa khoá vạn năng để áp dụng cho mọi quốc gia, dân tộc trong điều kiện thể chế chính trị, mô hình nhà nước khác nhau. Bên cạnh đó, ngay bản thân nhiều chính trị gia, học giả Hoa Kỳ cũng cho rằng mô hình bầu cử Tổng thống ở Hoa Kỳ cũng còn tồn tại nhiều tranh cãi, chưa hẳn là hoàn hảo như người ta tưởng. Những tranh chấp pháp lý, cáo buộc gian lận kết quả bầu cử vừa qua, đến nay vẫn chưa có hồi kết là một minh chứng sinh động cho nhận định trên.
16/3/21
DÂN TA YÊU TỰ DO, ĐỘC LẬP, TRỌNG HÒA BÌNH, TÍN NGHĨA
Ngày 16 tháng 3 năm 1946, tại Hà Nội, trước sự chứng kiến của đại diện các nước Trung Hoa dân quốc, Mỹ và Anh, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân ký bản Hiệp định sơ bộ với Chính phủ Cộng hòa Pháp. Theo đó, Chính phủ Cộng hòa Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội, tài chính của riêng mình và là một phần tử trong Liên bang Đông Dương và Liên hiệp Pháp; Việt Nam chấp nhận cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc, thay thế quân đội Trung Hoa dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội phát xít Nhật Bản, sau đó sẽ phải rút hết trong 5 năm. Sự chấp nhận và nhân nhượng có nguyên tắc của Đảng, Chính phủ và nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở một tình thế cụ thể đã làm cho cục diện quan hệ Trung Hoa dân quốc - Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Cộng hòa Pháp thay đổi. Nhân dân ViệtNam có thêm thời gian hòa bình để chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc kháng chiến mà theo nhận định của Đảng và Nhà nước thì tất yếu sẽ xảy ra.
NGHĨ VỀ TRÒ TƯỞNG NIỆM LIỆT SĨ GẠC MA CỦA CÁC NHÀ “DÂN CHỦ” VÀ NHÓM NO-U
Ngày hôm qua 14/3/2021 là ngày tưởng niệm 33 năm 64 liệt sĩ đã chiến đấu hy sinh thân mình để bảo vệ những hòn đảo thân yêu của Tổ quốc, trong đó có đảo Gạc Ma. 33 năm trước, với dã tâm chiếm một số hòn đảo ở Trường Sa, Trung Quốc đã cho tàu triển khai quân đánh chiếm cụm đảo Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma. Các chiến sĩ của chúng ta đã làm hết sức mình để bảo vệ được đảo Cô Lin và Len Đao, còn Gạc Ma đã rơi vào tay Trung Quốc với sự hy sinh quả cảm của 64 anh hùng liệt sĩ.
Tưởng nhớ sự kiện này, báo chí chính thống cũng đưa nhiều tin bài về sự kiện Gạc Ma. Nhiều hành động thiết thực cũng được người dân triển khai để tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ như thắp hương tại khu tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma, thăm hỏi gia đình các thân nhân liệt sĩ Gạc Ma.
Và, cũng giống như mọi năm, trong khi người dân cả nước có các hành động thiết thực tưởng nhớ các liệt sĩ thì cũng có những nhà “dân chủ”, đặc biệt là số đối tượng trong tổ chức hội nhóm bất hợp pháp NO-U lại lợi dụng danh nghĩa tưởng niệm để diễn các trò chống phá.
Sáng 14/3 năm nay, người ta thấy nhóm No-U đứng trước tượng đài Vua Lý Thái Tổ thắp hương rồi chụp ảnh, quay phim tung lên mạng tuyên truyền. Đáng chú ý, một số đối tượng cố tình mặc áo NO-U FC để cổ vũ cho cái hội nhóm bất hợp pháp này.
Những gương mặt quen thuộc như Nguyễn Thúy Hạnh, Trương Văn Dũng… lần lượt xuất hiện. Họ đi tưởng niệm nhưng chụp ảnh rất tươi, cười như đám cưới và tung lên mạng tuyên truyền.
Thế nên cộng đồng mạng mới đặt câu hỏi, họ đi tưởng niệm hay họ đi oánh chén, nhận xiền mà mặt mũi vui tươi, phấn khởi thế.
Chưa kể, nếu thực tâm tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma, họ phải đi tìm những địa điểm khác, có những hành động khác thiết thực phù hợp hơn chứ không phải cứ ra địa điểm quen thuộc là “tượng đài Vua Lý Thái Tổ”.
Khốn nạn hơn, mặc dù đã được thỏa thích diễn trò, thế nhưng nhà “dân chủ” Nguyễn Xuân Diện Háng Nôm còn lu loa trên mạng rằng “chính quyền Hà Nội cử dư luận viên ra phá đám việc tưởng niệm 64 liệt sĩ Gạc Ma”. Trong khi đó, co air a phá đám chúng nó đâu
Đúng là điêu toa bậc nhất.
Thế nên suy cho cùng với các nhà “dân chủ” thì tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ luôn được họ xem như là một trò để chống phá chứ chẳng bao giờ họ thực tâm tưởng niệm cả.
Thế mà năm nào cũng diễn đi diễn lại trò này đấy.
Trung sĩ Công an cứu người đuối nước, lan tỏa điều tốt đẹp trong cuộc sống
Trung sĩ Công an cứu người đuối nước, lan tỏa điều tốt đẹp trong cuộc sống Phát hiện 2 cháu bé đang chấp chới giữa dòng nước, không q...
-
Mới đây, ông Hồ Văn Hải, tức blog Hồ Hải ra tù sau khi chấp hành án phạt 4 năm tù, 2 năm quản chế với tội danh Tuyên truyền chống Nhà nước...
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Valdis Dombrovski Sáng 2/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ...
-
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử Những năm gần đây, hoạt động kinh doanh trên các nền tảng thương mại đ...