Trước thông tin bệnh nhân người Anh về nước và từ chối các báo đài chụp ảnh quay phim phỏng vấn, một số người Việt cho rằng viên phi công này văn minh, bệnh viện chữa trị là dịch vụ lấy tiền, thẳng thắn không để mình thành con cờ làm truyền thông "dối trá" của báo chí và ngành y tế được. Một số còn thêu dệt rằng, viên phi công người Anh nhận ra các nhà chức trách Việt Nam đang lợi dụng ca bệnh của ông để tuyên truyền cho thành tích "có một không hai" trên thế giới về phòng chống dịch Covid, qua đó tuyên truyền cho Việt Nam về mọi nhẽ nên ông phải yêu cầu lãnh sứ quán Anh, đề nghị lãnh sứ quán ra văn thư yêu cầu phía Việt Nam chấm dứt đưa hình ảnh và làm phiền công dân của họ...
Kỳ thực, việc VN nỗ lực cứu được phi công người Anh từ cõi chết trở về, chính ông cũng phải thừa nhận, nếu không ở VN thì chắc chắn ông sẽ chết đã là thành tựu không thể chối cãi. Vì ông là "điển hình" nên báo chí muốn đưa tin, săn ảnh câu view, bệnh viện muốn quảng bá gây danh tiếng biết đâu ối đại gia thế giới tìm đến bệnh viện trên chữa bệnh.. là nhu cầu chính đáng thôi.
Còn ông bệnh nhân 91 thấy phiền, thấy mệt vì bị truyền thông "săn đón" nhiều quá cũng đúng thôi. Chuyện hết sức bình thường nhưng trở thành một trend dư luận tự sỉ vả, tự bi kịch về thân phận người Việt hay làm cớ công kích, vu cáo chính quyền dối trá, phủ nhận thành tựu chống dịch bệnh thành công thì thật khó chấp nhận.
Nhìn ngay vào truyền thông quốc tế, nếu tự sỉ cũng có thể suy diễn họ lợi dụng ca bệnh số 91 để PR thành công chống dịch của VN, câu view chủ đề dư luận quan tâm, tự vả hay tự sỉ đất nước mình không chống dịch tốt bằng nước đang phát triển như Việt Nam...
Có thể thấy tiếp sau thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, đặc biệt là nỗ lực điều trị khỏi bệnh cho bệnh nhân số 91 - phi công người Anh Stephen Cameron, tiếp tục nhận được sự khâm phục của truyền thông quốc tế. Báo Đức ca ngợi Việt Nam được ví như thước đo của tất cả trong cuộc chiến chống Covid-19. Việt Nam đã vượt qua cuộc khủng hoảng Covid-19 một cách ngoạn mục. Hay tờ Daily Mail (Anh) nhận xét Việt Nam đã giữ được “tỷ số hoàn hảo” khi bệnh nhân số 91 mắc bệnh Covid-19 rất nặng nhưng đã được xuất viện sau 115 ngày điều trị. Còn trang web của IMF+ lại đánh giá các kênh thông tin hiệu quả và minh bạch giúp Việt Nam chống dịch tốt và đây cũng là bài học ý nghĩa đối với các nước đang phát triển khác. Tờ Time of India thì cho rằng: Việt Nam kiểm soát được Covid-19 bằng ý chí thép, huy động toàn bộ hệ thống chính trị, triển khai chiến dịch thông tin đại chúng hiệu quả và thực hiện các biện pháp truy dấu tiếp xúc và cách ly qui mô lớn.... Sự thừa nhận đó khác nào màn PR trá hình cho "cộng sản" !?! Báo chí Việt chỉ việc đón bài, dịch lại, PR chẳng hay ho và khách quan hơn không?
Chưa kể, chứng kiến sân bay, bãi biển, sân bóng đá.. ở VN ngập người không khỏi khiến người nước ngoài đã vô cùng ngạc nhiên tại sao Việt Nam mọi người có thể thoải mái tụ tập, vui chơi, thậm chí còn không nghĩ tới việc đeo khẩu trang. Trong khi cùng thời điểm đó, thế giới liên tiếp phải đón nhận những tin buồn liên quan đến dịch Covid-19, khi mà tính đến 12/7, cả thế giới 12.856.366 trường hợp mắc bệnh tại 215 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có 567.914 trường hợp tử vong. Riêng nước Mỹ đã phải đón nhận số người nhiễm bệnh ở mức kỷ lục là hơn 60.000 ca/1 ngày. Khi thế giới đang phải gồng mình chống dịch, Việt Nam đã biến mình trở thành phần khác của thế giới, với việc nhiều người còn không nghĩ tới việc đeo khẩu trang ra ngoài đường. Một thành quả đáng để tự hào và thế giới vẫn đang tìm câu trả lời cho câu hỏi: "điều gì làm nên thành công của Việt Nam", y như cách họ tìm câu hỏi khi Việt Nam lần lượt chiến thắng các cường quốc để giành lại nền độc lập cho mình trong thế kỷ XX. Nhiều người đã phải thừa nhận, một chính quyền tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương với cách hành động nhanh chóng, quyết liệt của cả một hệ thống, cùng với sự chung sức của nhân dân, là công thức làm nên thành công trong cuộc chiến này. Giống như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã phát biểu: "Tất cả cuộc sống của người Việt Nam hôm nay là niềm mơ ước của nhiều nước trên thế giới. Chúng ta có được thành công đó là nhờ sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Chúng ta có đội ngũ thầy thuốc, lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân và nhiều lực lượng chức năng khác, nhưng đặc biệt là nhân dân Việt Nam rất tuyệt vời!”.
- Việc bệnh nhân 91, phi công người Anh 43 tuổi, đã rời Bệnh viện Chợ Rẫy để bay về quê nhà Scotland được nhiều trang tin lớn như Reuters, AP, New York Times, Washington Post, Guardian, CBC… đưa tin. Trường hợp của phi công này trở thành một hiện tượng ở Việt Nam - nơi áp dụng chương trình cách ly nghiêm ngặt và xét nghiệm có mục tiêu giúp cho số lượng ca bệnh chỉ ở mức 370, không có ai tử vong. Nỗ lực của các bác sĩ để cứu phi công người Anh đã trở thành biểu tượng trong cuộc chiến chống virus nCoV ở Việt Nam. Tờ AP cung cấp một số chia sẻ ngắn gọn của phi công Anh trước khi rời Việt Nam: “Tôi choáng ngợp với sự hào hiệp của người dân Việt Nam, sự tận tâm và chuyên nghiệp của các bác sĩ và y tá”, bệnh nhân chia sẻ trong một video quay tại Bệnh viện Chợ Rẫy vào buổi sáng ra viện. “Tôi chỉ biết cảm ơn tất cả mọi người vì những gì họ đã làm. Tôi trở về nhà với một trái tim hạnh phúc bởi tôi được về nhà nhưng tôi cũng buồn khi phải rời xa quá nhiều người mà tôi đã kết bạn”.
Có thể thấy tiếp sau thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, đặc biệt là nỗ lực điều trị khỏi bệnh cho bệnh nhân số 91 - phi công người Anh Stephen Cameron, tiếp tục nhận được sự khâm phục của truyền thông quốc tế. Báo Đức ca ngợi Việt Nam được ví như thước đo của tất cả trong cuộc chiến chống Covid-19. Việt Nam đã vượt qua cuộc khủng hoảng Covid-19 một cách ngoạn mục. Hay tờ Daily Mail (Anh) nhận xét Việt Nam đã giữ được “tỷ số hoàn hảo” khi bệnh nhân số 91 mắc bệnh Covid-19 rất nặng nhưng đã được xuất viện sau 115 ngày điều trị. Còn trang web của IMF+ lại đánh giá các kênh thông tin hiệu quả và minh bạch giúp Việt Nam chống dịch tốt và đây cũng là bài học ý nghĩa đối với các nước đang phát triển khác. Tờ Time of India thì cho rằng: Việt Nam kiểm soát được Covid-19 bằng ý chí thép, huy động toàn bộ hệ thống chính trị, triển khai chiến dịch thông tin đại chúng hiệu quả và thực hiện các biện pháp truy dấu tiếp xúc và cách ly qui mô lớn.... Sự thừa nhận đó khác nào màn PR trá hình cho "cộng sản" !?! Báo chí Việt chỉ việc đón bài, dịch lại, PR chẳng hay ho và khách quan hơn không?
Chưa kể, chứng kiến sân bay, bãi biển, sân bóng đá.. ở VN ngập người không khỏi khiến người nước ngoài đã vô cùng ngạc nhiên tại sao Việt Nam mọi người có thể thoải mái tụ tập, vui chơi, thậm chí còn không nghĩ tới việc đeo khẩu trang. Trong khi cùng thời điểm đó, thế giới liên tiếp phải đón nhận những tin buồn liên quan đến dịch Covid-19, khi mà tính đến 12/7, cả thế giới 12.856.366 trường hợp mắc bệnh tại 215 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có 567.914 trường hợp tử vong. Riêng nước Mỹ đã phải đón nhận số người nhiễm bệnh ở mức kỷ lục là hơn 60.000 ca/1 ngày. Khi thế giới đang phải gồng mình chống dịch, Việt Nam đã biến mình trở thành phần khác của thế giới, với việc nhiều người còn không nghĩ tới việc đeo khẩu trang ra ngoài đường. Một thành quả đáng để tự hào và thế giới vẫn đang tìm câu trả lời cho câu hỏi: "điều gì làm nên thành công của Việt Nam", y như cách họ tìm câu hỏi khi Việt Nam lần lượt chiến thắng các cường quốc để giành lại nền độc lập cho mình trong thế kỷ XX. Nhiều người đã phải thừa nhận, một chính quyền tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương với cách hành động nhanh chóng, quyết liệt của cả một hệ thống, cùng với sự chung sức của nhân dân, là công thức làm nên thành công trong cuộc chiến này. Giống như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã phát biểu: "Tất cả cuộc sống của người Việt Nam hôm nay là niềm mơ ước của nhiều nước trên thế giới. Chúng ta có được thành công đó là nhờ sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Chúng ta có đội ngũ thầy thuốc, lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân và nhiều lực lượng chức năng khác, nhưng đặc biệt là nhân dân Việt Nam rất tuyệt vời!”.
- Việc bệnh nhân 91, phi công người Anh 43 tuổi, đã rời Bệnh viện Chợ Rẫy để bay về quê nhà Scotland được nhiều trang tin lớn như Reuters, AP, New York Times, Washington Post, Guardian, CBC… đưa tin. Trường hợp của phi công này trở thành một hiện tượng ở Việt Nam - nơi áp dụng chương trình cách ly nghiêm ngặt và xét nghiệm có mục tiêu giúp cho số lượng ca bệnh chỉ ở mức 370, không có ai tử vong. Nỗ lực của các bác sĩ để cứu phi công người Anh đã trở thành biểu tượng trong cuộc chiến chống virus nCoV ở Việt Nam. Tờ AP cung cấp một số chia sẻ ngắn gọn của phi công Anh trước khi rời Việt Nam: “Tôi choáng ngợp với sự hào hiệp của người dân Việt Nam, sự tận tâm và chuyên nghiệp của các bác sĩ và y tá”, bệnh nhân chia sẻ trong một video quay tại Bệnh viện Chợ Rẫy vào buổi sáng ra viện. “Tôi chỉ biết cảm ơn tất cả mọi người vì những gì họ đã làm. Tôi trở về nhà với một trái tim hạnh phúc bởi tôi được về nhà nhưng tôi cũng buồn khi phải rời xa quá nhiều người mà tôi đã kết bạn”.
Chưa hết, 50 con chuột trong giai đoạn thử nghiệm lần 2 vắc xin Covid-19 đã đáp ứng miễn dịch, Việt Nam tiến thêm một bước gần hơn sản xuất vắc xin phòng ngừa Covid-19. Với thành công bước đầu này, thời gian tới, Việt Nam sẽ hoàn thiện quy mô, hướng đến tạo thành vắc xin sử dụng cho người, sẽ tiến hành tiêm vắc xin trên động vật và theo dõi hiệu quả bảo vệ. Quá trình thử nghiệm tiếp theo này có thể phải mất 8-9 tháng mới có thể "ra đời" vắc xin hoàn chỉnh thử nghiệm trên chuột, sau đó mới sang người.
Bởi vậy, việc bệnh nhân người Anh về nước và từ chối các báo đài chụp ảnh quay phim phỏng vấn có cần phải "tự nhục","tự sỉ" nhau hay không? Truyền thông và chính quyền địa phương cũng như bệnh viện trên có quá đà hay cần thiết phải lụy ca bệnh này để chứng minh mình "trong sạch", tận tụy không? Phải chăng một bộ phận thấy tổn thương hay bộ phận khác lợi dụng việc này làm cớ để sỉ vả cho mãn nguyện sự hằn học, tức tối? Những lời hay ý đẹp nhất để ca ngợi bác sỹ, cảm ơn VN và sự hào hiệp của đất nước này, ông phi công đã nói hết rồi, nói rất hay, nói chân thật nhất rồi, có gì khiến chúng ta phải day dứt đâu? Nếu nói truyền thông "làm màu" thì thực báo chí nước ngoài làm màu cho VN chưa đủ mãn nhãn sao?
Bởi vậy, việc bệnh nhân người Anh về nước và từ chối các báo đài chụp ảnh quay phim phỏng vấn có cần phải "tự nhục","tự sỉ" nhau hay không? Truyền thông và chính quyền địa phương cũng như bệnh viện trên có quá đà hay cần thiết phải lụy ca bệnh này để chứng minh mình "trong sạch", tận tụy không? Phải chăng một bộ phận thấy tổn thương hay bộ phận khác lợi dụng việc này làm cớ để sỉ vả cho mãn nguyện sự hằn học, tức tối? Những lời hay ý đẹp nhất để ca ngợi bác sỹ, cảm ơn VN và sự hào hiệp của đất nước này, ông phi công đã nói hết rồi, nói rất hay, nói chân thật nhất rồi, có gì khiến chúng ta phải day dứt đâu? Nếu nói truyền thông "làm màu" thì thực báo chí nước ngoài làm màu cho VN chưa đủ mãn nhãn sao?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét