27/7/20

NGƯỜI HỌA SỸ CỦA MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG

Gần 9 năm qua, họa sĩ Đặng Ái Việt đã vẽ được 2.280 bức chân dung của Mẹ Việt Nam Anh hùng khắp mọi miền đất nước.

Những ngày tháng 7 luôn ùa về nhiều kỷ niệm hào hùng, là lúc mà các thế hệ trẻ tri ân, nhớ về công lao to lớn của các anh hùng, những chiến sĩ quả cảm đã hy sinh cả tuổi thanh xuân, xương máu cho độc lập tự do của dân tộc. Và, khi nhớ về những tháng năm rực lửa ấy, chúng ta luôn tự hào có các Mẹ Việt Nam anh hùng.

Vào ngày kỷ niệm thiêng liêng của đất nước, Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả bài viết của Thầy giáo Nguyễn Đình Huyến (Giáo viên Trường Trung học Cơ sở Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) ghi lại kỷ niệm gặp gỡ nữ họa sĩ tài hoa Đặng Ái Việt - chiến sĩ cách mạng hoạt động tại khu vực miền Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Sau khi nghỉ hưu, nhiều năm nay, bà tự đi xe máy đến các tỉnh thành khắp cả nước để ký họa chân dung các mẹ Việt Nam anh hùng, tặng cho các thế hệ sau.

Tôi đã từng được nghe nhiều về nữ họa sĩ hơn 50 năm tuổi Đảng đang rong ruổi trên mọi miền đất nước vẽ chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng. Và, thật may mắn, tôi có dịp được gặp chị trong dịp chị đến ấp Tín Nghĩa, xã Xuân Thiện, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai vẽ chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Hạnh.

Khoảng 7 giờ sáng, họa sĩ Đặng Ái Việt có mặt tại nhà Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Hạnh. Hôm đó, mẹ Hạnh không được khỏe nên hoạ sĩ Ái Việt chưa thể tác nghiệp ngay, chị phải chờ mẹ Hạnh khỏe hơn đã.

Trước mắt tôi là hình ảnh người mẹ miền Nam được khắc họa trong nhiều tác phẩm văn học; nhỏ nhắn, bình dị, dịu dàng, chân chất mộc mạc, ... bỏm bẻm nhai trầu, chiếc khăn rằn quấn gọn trên đầu, gợi nhớ hình ảnh của người phụ nữ Tiền Giang quê hương của chị.


Họa sĩ Đặng Ái Việt năm nay đã 72 tuổi, thế nhưng tác phong rất nhanh nhẹn, hoạt bát, rất thích... ăn trầu.

Trong chiến tranh, bà công tác tại tờ Phụ nữ giải phóng miền Nam Việt Nam thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương cục miền Nam.

Sau 1975, bà làm giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cho đến ngày nghỉ hưu vào năm 2003.

Gần 9 năm qua, họa sĩ Đặng Ái Việt đã vẽ được hơn hai nghìn bức chân dung của Mẹ Việt Nam Anh hùng khắp mọi miền đất nước.

Bà được nhân dân kính trọng phong tặng danh hiệu Họa sĩ của Mẹ Việt Nam Anh hùng; người họa sĩ của nhân dân.

Mỗi bức chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng là một tác phẩm chan chứa yêu thương và chia sẻ của họa sĩ với nhân vật, không có bức ảnh nào giống nhau.

Mỗi bức ảnh Mẹ Việt Nam Anh hùng là một câu chuyện cảm động, bi tráng về hi sinh mất mát của người vợ, người mẹ đã trở nên bất tử trong ngòi bút của chị.

Cũng có khi bước chân của chị hụt hẫng vì... đến trễ, Mẹ đã đi xa rồi; chính vì thế, bước chân chị không mỏi trên mọi miền đất nước để chạy đua với... thời gian.

 
Họa sĩ Đặng Ái Việt đang vẽ chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Hạnh (Ảnh: Tác giả cung cấp)

“Nghe tin mẹ Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Hạnh đã 106 tuổi nên mình phải đi ngay, dù trời nắng, đường xa, song chả sá gì với những hy sinh của Mẹ Việt Nam Anh hùng cả. Cứ thế, với con ngựa sắt cà tàng, mình lại rong ruổi ...

Mình sẽ tiếp tục đi để vẽ chân dung cho các Mẹ Việt Nam Anh hùng đến khi còn có thể đi. Điều lo lắng nhất của tôi là các Mẹ không chờ đợi được, vì thế cần phải chạy đua với thời gian để vẽ cho kịp…”, họa sỹ Việt Ái tâm sự.

Mỗi bức chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng là một kỷ niệm thật đẹp của họa sĩ Đặng Ái Việt để lại cho nhân vật và gia đình; giúp nhân vật thấy được sẻ chia, được hạnh phúc, tin tưởng vào cái đẹp, tin tưởng vào tương lai đất nước.

Đến khoảng 8 giờ sáng Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Hạnh khỏe hơn, họa sĩ Đặng Ái Việt bắt tay ngay vào vẽ.

Dù đã 72 tuổi, họa sĩ Đặng Ái Việt vẫn thoăn thoắt làm việc, đến hơn 11 giờ bức vẽ chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Hạnh hoàn thành.

 
Chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Hạnh do họa sĩ Đặng Ái Việt vẽ (Ảnh: Tác giả cung cấp)

Ông Nguyễn Văn Thịnh, con trai của Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Hạnh chuẩn bị một cặp bưởi to làm quà.

Họa sĩ Đặng Ái Việt nhẹ nhàng: “Anh thấy đó, xe của tui vừa đủ chở dụng cụ vẽ, đâu có thể chở thêm cặp bưởi nữa đâu, cảm ơn anh và gia đình nhé”.

Người hàng xóm biết họa sĩ ăn trầu nên đã đã gửi tặng chị buồng cau nhỏ, chị cười tươi, vui vẻ “Cái này mình xin nhận, móc thêm vào xe được, rất cảm ơn chị”.

Ông Nguyễn Văn Thịnh, con trai của Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Hạnh chia sẻ “Tôi rất khâm phục tấm lòng cao cả của họa sĩ Đặng Ái Việt, chị làm một việc thật ý nghĩa, không đòi hỏi bất cứ cái gì; chị dịu dàng, tỷ mỉ, chân chất, mộc mạc.

Được tiếp xúc với chị, biết được việc làm cao cả của chị với những hy sinh thầm lặng cho Mẹ Việt Nam Anh hùng trên cả nước, mẹ tôi rất cảm động, bà vui và khỏe hơn.

Không có gì hơn, tôi gửi tới chị lời cảm ơn chân thành, cảm ơn chị đã và đang giáo dục lòng yêu nước, giáo dục lòng biết ơn về công lao to lớn của Anh hùng Liệt sĩ đã hy sinh xương máu cho độc lập dân tộc, vì hạnh phúc nhân dân”.

Họa sĩ Đặng Ái Việt nhận bằng khen tại triển lãm tranh hội họa "Mẹ và Anh hùng của dân tộc" (Ảnh: TTXVN)

Hình ảnh người nữ họa sĩ đã hơn 72 tuổi, rong ruổi trên những nẻo đường đất nước, đến với những Mẹ Việt Nam Anh hùng, là minh chứng thật sống động cho lòng biết ơn gửi đến Anh hùng Liệt sĩ, Thương binh... đã hy sinh vì dân tộc trong những ngày tháng bảy tri ân này.

Ngày 20/7/2020, tôi gọi điện cho họa sĩ Đặng Ái Việt, chị vẫn khỏe, cười vui thông báo “Mình đang vẽ chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng tại tỉnh Bình Thuận... thế là đã vẽ được 2.280 chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng rồi”.

Cùng với lời cảm ơn, xin chúc họa sĩ Đặng Ái Việt thật nhiều sức khỏe, chân cứng đá mềm, gặp nhiều may mắn, để hoàn thành tâm nguyện của mình.

Nguyễn Đình Huyến - website: giaoduc.NET.VN

TRƯỚC LÀ PHẢN LỊCH SỬ DÂN TỘC, SAU LÀ TIẾP TAY CHO ÂM MƯU DIỄN BIẾN HÒA BÌNH, QUẢ LÀ ĐÁNG HỔ THẸN!

     Như chúng ta đã biết, trong những ngày qua, bằng những hoạt động của mình, CLB “Yêu đồ lính” miền Bắc đang gây ra phản ứng trong dư luận quần chúng nhân dân đặc biệt là nhân dân thủ đô khi liên tục trưng đồ lính từ cơ sở thờ tự cho đến diễu hành ngoài phố. Trong những ngày đầu năm 2019, CLB này đã có nhiều hoạt động đáng chú ý như tổ chức buổi gặp mặt tại Chùa Trầm huyện Chương Mỹ TP Hà Nội hay tổ chức diễu qua các tuyến phố Hà Nội. Nếu đây chỉ là một CLB đơn thuần tập hợp những người cùng sở thích thì không ai can thiệp, nhưng đây là CLB dưới cái mác yêu đồ lính, nhưng gần như toàn bộ đồ lính mà họ mặc trên người cho đến xe, súng mà họ vừa diễu hành vừa qua lại đậm chất ngụy quân. Có nhiều người cho rằng, việc họ mặc đồ ngụy sẽ không ảnh hưởng đến ai nhưng nếu nhìn nhận sâu sa hơn thì rất có thể, họ đang tiếp tay cho âm mưu, ý đồ thực hiện diễn biến hòa bình tại Việt Nam của các thế lực thù địch. 


              Combo đồ lính ngụy được diễu hành ngay trên đường phố Thủ đô

     Để lý giải cho việc từ yêu đồ lính mà những thành viên này vô tình trở thành những người yêu đồ ngụy, chính là sở thích chơi trội của các thành viên này. Khi họ muốn mình nổi bật giữa đám đông mà không phải bằng tài năng của mình thì họ phải có chơi một cái gì đó khiến họ nổi bật. Và khi chơi đồ lính thì không đồ lính nào vừa trội vừa được nhiều người biết như đồ của lính ngụy. Tại sao vậy? Có thế nói, bộ đồ lính ngụy mang hơi hướng của bộ đồ lính Mỹ và các nước Tây Âu. Và hàng ngày, chúng ta có thể thấy rằng các bộ phim bom tấn với hình ảnh kỹ xảo đẹp mắt đã cho thấy sự hầm hố của người lính Mỹ. Và những người chơi áo lính họ mong muốn mình thừa hưởng được sự hầm hố với bộ quần áo đóng thùng, vòng bạc nanh hổ và kính dâm đen. Chứ sẽ chẳng có ai chọn bộ quân phục của anh bộ đội cụ Hồ, mộc mạc, bình dị và cả triệu con người đang mặc đâu.

     Bên cạnh sự hầm hố chính là uy quyền của bộ đồ lính ngụy này. Bộ đồ này gắn với sự tàn bạo, “hèn với giặc, ác với dân” của lính ngụy, cho nên đã tạo ra sự khiếp sợ trong nhân dân nhất là nhân dân miền Nam thế kỷ trước. Do đó, bên cạnh độ “ngầu”, những người khoác lên mình trang phục ngụy muốn tạo cho mình một cái uy giả tạo, khiến người khác nhìn vào vừa ngầu vừa sợ sệt. Cho nên chúng ta có thể thấy rằng, không ít dân “anh chị” lại lại ưa thích mặc đồ ngụy cùng những hình xăm trổ khi đòi nợ sẽ uy hiếp tinh thần của con nợ ngay lập tức. Đây chính là những suy nghĩ giản đơn khiến từ cái mác yêu đồ lính mà họ trở thành yêu đồ ngụy.

     Tuy nhiên, chính sở thích quái đản yêu đồ ngụy này đã giúp cho các thế lực thù địch nhất là đám phản động lưu vong đạt được 2 mục đích và nó đều nằm trong chiến lược “diễn biến hòa bình” mà chúng đang thực hiện ráo riết ở Việt Nam hiện nay. Thứ nhất, bằng việc phổ biến hình ảnh mặc đồ ngụy tại Việt Nam mà trước hết là tại thủ đô Hà Nội, nó sẽ làm hình ảnh người lính ngụy trở nên phổ cập trở lại, biến đây thành một trào lưu, một đam mê của không ít người. Và dưới đam mê, trào lưu này, không ít người từ mê quần áo ngụy sẽ có cái nhìn thiện cảm về ngụy quân, xóa nhòa ranh giới của một đội quân tay sai, một đội quân bán nước. Nó cũng nguy hiểm giống như một số nhà sử học xét lại lịch sử, đòi bỏ chữ ngụy đối với chính thế Việt Nam cộng hòa. Đây là điều kiện để một bộ phận người dân không còn sự đề phòng với đám phản động lưu vong vốn dính liền với hình ảnh ngụy quân, ngụy quyền. Thứ hai, từ việc xóa nhòa ranh giới, sự phân định của ngụy quân, ngụy quyền, các đối tượng phản động lưu vong sẽ xây dựng cơ sở của chúng ở ngay trong những thành viên của CLB “yêu đồ lính” thậm chí chúng có thể thao túng, biến CLB này trở thành một tổ chức ngoại vi, phục vụ cho hoạt động chống Đảng, chống Nhà nước khi có điều kiện cần thiết. Đây hoàn toàn có thể nằm trong mưu đồ gây dựng những đốm lửa nhỏ ở trong nước, để đốt lên một ngọn lửa lớn khi chúng hội đủ lực lượng.
     Dù chúng ta tôn trọng sở thích cá nhân của từng người nhưng cũng không phải vì thế mà họ cho mình cái quyền dùng sở thích cá nhân đó làm tổn thương đến các cựu chiến binh, đến các gia đình đã mất mát bởi những người lính ngụy gây ra. Đặc biệt, thú chơi của họ rất dễ trở thành công cụ bị lợi dụng cho những mưu đồ chính trị của các thế lực thù địch. Những bộ đồ ngụy mà họ đang huyễn hoặc tự hào khi mặc trên người dù tốn rất nhiều tiền thì cách đây hơn 40 năm nó được vứt đầy đường gắn liền với một đội quân tay sai, hèn nhát và thất bại. Xin đừng để những bộ đồ ngụy đó ám ảnh đất nước chúng ta thêm một lần nữa. 

VỊT TẦN LỢI DỤNG VẤN ĐỀ MƯA LŨ Ở HÀ GIANG ĐỂ TUYÊN TRUYỀN XUYÊN TẠC

Vừa qua, tại thành phố Hà Giang trải qua một trận mưa lớn bất thường, khiến cho tình trạng ngập lụt trên diện rộng. Ở hầu khắp các phố phường tại thành phố Hà Giang là cảnh tượng nhà cửa, xe cộ, các phương tiện giao thông bị nhấn chìm trong bể nước. 

Cũng giống như nhiều thành phố của các tỉnh vùng cao khác, thành phố Hà Giang vốn là một vùng thung lũng nhỏ hẹp bốn bề bao quanh là đồi núi, vì vậy khi có một lượng mưa quá lớn lại trong một khoảng thời gian tương đối dài nên việc hệ thống thoát nước quá tải dẫn đến tình trạng ngập lụt là vấn đề rất dễ hiểu. Được biết, vào thời điểm xảy ra mưa lũ, lượng mưa đo được tài thành phố Hà Giang đạt mức 347mm cao nhất trong vòng 50 năm trở lại đây.

Sau khi những hình ảnh về cảnh tượng mưa lũ ở thành phố Hà Giang được chia sẻ trên mạng xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều người Việt Nam chúng ta không khỏi xót xa, đồng cảm với những mất mát mà bà con nơi đây đang phải hứng chịu. Tuy nhiên, có những kẻ lại tỏ ra hả hê, vui mừng, điển hình là tổ chức khủng bố Việt Tân. Với chúng đây chính là chủ đề nóng để thực hiện các hành vi chống phá Đảng, Nhà nước ta. 

Trên Fanpage "Vịt Tần", chúng đã cho đăng tải nhiều bài viết "phản ánh" tình trạng mưa lũ ở Hà Giang với luận điệu xuyên tạc. Chúng cho rằng sở dĩ thành phố Hà Giang chỉ sau một đêm bị nhấn chìm trong bể nước là bởi đây là hệ lụy của việc xây dựng ồ ạt các nhà máy thủy điện và sự phớt lờ của chính quyền trong việc giám sát các đập nguy hại này. 

Xin thưa, chỉ cần vào mạng gõ: lũ lụt ở Mỹ, Google sẽ cho ra hàng trăm kết quả, trong đó gần đây nhất là tình trạng mưa lũ vào năm 2019 khiến 74 thành phố ở miền Trung Tây nước Mỹ phải ban bố tình trạng khẩn cấp. 

Kể cũng lạ, nước Mỹ vốn giàu có, hiện đại là thế, họ chắc cũng chẳng xây đập thủy điện giống như ta vậy mà sao mưa lũ lại gây ngập lụt đến gần trăm thành phố. 

Điều này chứng tỏ một điều là, thiên tai có thể xảy đến với bất kỳ quốc gia nào. Với tình trạng diễn biến thời tiết ngày càng có dấu hiệu bất thường, cực đoạn như hiện nay đòi hỏi tất cả các quốc gia phải chung tay phòng chống biến đổi khí hậu. Có như vậy mới phần nào hạn chế được những tác động, ảnh hưởng của tự nhiên đến đời sống con người.

Qua câu chuyện này cũng phần nào thấy được bộ mặt gian xảo, bản chất lưu manh của tổ chức khủng bố Việt Tân. Lợi dụng vấn đề thiên tai để tuyên truyền xuyên tạc là câu chuyện không còn mới mẻ trong giới zân chủ, vì vậy mọi người hãy cùng nhau tẩy chay đám người này để cùng nhau xây dựng một cộng đồng mạng trong sạch.

XƯA RỒI LUẬN ĐIỆU VU CÁO VIỆT NAM VI PHẠM TỰ DO NGÔN LUẬN, TỰ DO INTERNET

Báo Quân đội nhân dân mới đây có bài viết “Tự do mạng xã hội phải đi kèm với trách nhiệm” đã chỉ ra những kẻ tiếp tay, cổ vũ, cổ súy nguy hiểm nhất cho luận điệu vu cáo Việt Nam vi phạm tự do ngôn luận, tự do Internet, không phải là “thế lực thù địch” đối lập với Việt Nam về hệ tư tưởng - chính trị, mà chính là những người dân Việt Nam đang vô tình hay cố ý cổ súy, hưởng ứng cho luận điệu này vì nhận thức và động cơ của họ.
Đi từ thực tế cho thấy, tính từ khi Việt Nam chính thức kết nối với xa lộ thông tin của thế giới vào ngày 19/11/1997, tức chỉ sau hơn 20 năm phát triển, đến nay Việt Nam đã trở thành một trong các quốc gia có tỷ lệ người dùng internet cao nhất châu Á, đứng thứ 12/20 quốc gia dẫn đầu thế giới. Ngoài các hàng ngàn trang báo điện tử, các trang tin, thông qua MXH (Facebook, YouTube, Lotus, Viber, Zalo, Twitter, Instagram...), người dân Việt Nam có thể tự do chia sẻ thông tin, hình ảnh, clip, bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân của mình về mọi vấn đề của đời sống xã hội. Trong hệ thống chính trị, bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương ở Việt Nam ngày càng nhiều cơ quan, tổ chức sử dụng MXH để làm việc, giải quyết các thủ tục hành chính, giữ mối liên hệ với người dân, nắm bắt và giải quyết kịp thời những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân…Thậm chí đến nay, Chính phủ Việt Nam đang quyết tâm xây dựng chính phủ điện tử, số hóa các hoạt động hành chính, cho thấy, Đảng, Nhà nước Việt Nam xem Internet, mạng xã hội có vai trò, vị trí cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Chính phủ cũng đã tính đến việc hỗ trợ dân chúng dùng smartphone giá rẻ để 100 % người dân VN đều dùng Internet kết nối với chính quyền và khai thác các dịch vụ xã hội. Nếu vì lo sợ hay cấm cản “tự do Internet”, “tự do ngôn luận” sẽ làm mất chế độ chính trị, sẽ khiến người dân quay lưng với Nhà nước, thì hẳn Đảng và Chính phủ không “tự đem dây buộc mình” như thế!?!
Đành rằng, việc Việt Nam luôn tố cáo các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách để hạ uy tín chế độ, để phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN, để chia rẽ Nhà nước với người dân, biến người dân VN thành công cụ đối đầu với chính thể, tuy nhiên “kẻ thù” nguy hiểm nhất không phải là thế lực ngoại bang đó, mà chính là những người dân Việt Nam vì nhận thức hạn chế, vì ảo tưởng vào bánh vẽ nhân quyền, vì lợi ích kinh tế đen tối, … Vậy nên, khi Luật An ninh mạng được đưa ra Quốc hội xem xét, một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân bị dắt mũi bởi luận điệu như Luật an ninh mạng để Nhà nước hạn chế quyền tự do ngôn luận, tự do Internet của người dân, để bịt miệng dân và “đàn áp những người bất đồng chính kiến”, hoặc gán ghép nó với dự luật về đặc khu để bóp méo thành “Luật An ninh mạng là công cụ chính quyền tiếp tay Trung Quốc thao túng kinh tế, chính trị Việt Nam”…dẫn đến không ít người dân biểu tình hoặc thể hiện phản đối.
Thế nhưng, khi dịch bệnh CoVid-19 tới, bộ phận không nhỏ những người nhận thức hạn chế này, những kẻ ảo tưởng về giá trị nhân quyền phương Tây thấy rõ tầm quan trọng của Luật An ninh mạng, của việc xử lý kẻ tung tin giả, kẻ vụ lợi kính tế bất chấp thủ đoạn (câu view, bán hàng online, hoặc tạo dựng ảnh hưởng truyền thông…). Internet bùng phát, khiến ngày càng nhiều người trở thành “nạn nhân” của “quyền tự do ngôn luận” khi đời tư bị xâm hại, bị khủng bố vì thông tin cá nhân bóp méo và bị bầy đàn trên mạng tấn công,  người nổi tiếng bị mất tài khoản hàng triệu người follow, nhóm cộng đồng bị mất quyền quản trị và bị rao bán hàng trăm triệu,… khiến họ nhìn thấy rõ tầm quan trọng của Luật An ninh mạng bảo vệ chính bản thân, gia đình, lợi ích trên không gian mạng.
Giờ đây, không chỉ cư dân mạng Việt Nam thấu hiểu tầm quan trọng của “tự do ngôn luận đi liền với trách nhiệm xã hội” mà tại chính cái nôi cổ súy của thứ giá trị này đã lĩnh đủ hậu quả chính trị-xã hội cho nó. Nghị viện Châu Âu năm lần bảy lượt thông qua các luật kiểm soát “tự do ngôn luận” của người dân, cũng đang điêu đứng, lao đao đấu tranh với các nhà mạng Facebook, Google, … đòi họ có trách nhiệm trong chống tin giả, thông tin thù ghét, cực đoan trong sự bất lực. Mỹ đang trở thành quốc gia đi đầu trong việc tố hết Nga đến Trung Quốc phá hoại, can thiệp chính trị, gây đảo điên xã hội nước Mỹ bằng tin giả, thủ đoạn truyền thông.
Phải chăng, Chính phủ Việt Nam đang chứng minh cho thế giới thấy, chính sách Việt Nam là đúng đắn, phù hợp thực tiễn xã hội, Việt Nam đã “hội nhập” ra sao và “tỉnh táo” ra sao trước lợi ích và tác hại của Internet, mạng xã hội giống như cách VN đã chiến thắng dịch bệnh CoVid-19 vậy!
Nguồn: Loa Phường Blog

CUỘC CHIẾN CHỐNG COVID - 19 VÀ KỲ TÍCH CỦA VIỆT NAM

Trước thông tin bệnh nhân người Anh về nước và từ chối các báo đài chụp ảnh quay phim phỏng vấn, một số người Việt cho rằng viên phi công này văn minh, bệnh viện chữa trị là dịch vụ lấy tiền, thẳng thắn không để mình thành con cờ làm truyền thông "dối trá" của báo chí và ngành y tế được. Một số còn thêu dệt rằng, viên phi công người Anh nhận ra các nhà chức trách Việt Nam đang lợi dụng ca bệnh của ông để tuyên truyền cho thành tích "có một không hai" trên thế giới về phòng chống dịch Covid, qua đó tuyên truyền cho Việt Nam về mọi nhẽ nên ông phải yêu cầu lãnh sứ quán Anh, đề nghị lãnh sứ quán ra văn thư yêu cầu phía Việt Nam chấm dứt đưa hình ảnh và làm phiền công dân của họ...

Kỳ thực, việc VN nỗ lực cứu được phi công người Anh từ cõi chết trở về, chính ông cũng phải thừa nhận, nếu không ở VN thì chắc chắn ông sẽ chết đã là thành tựu không thể chối cãi. Vì ông là "điển hình" nên báo chí muốn đưa tin, săn ảnh câu view, bệnh viện muốn quảng bá gây danh tiếng biết đâu ối đại gia thế giới tìm đến bệnh viện trên chữa bệnh.. là nhu cầu chính đáng thôi.
Còn ông bệnh nhân 91 thấy phiền, thấy mệt vì bị truyền thông "săn đón" nhiều quá cũng đúng thôi. Chuyện hết sức bình thường nhưng trở thành một trend dư luận tự sỉ vả, tự bi kịch về thân phận người Việt hay làm cớ công kích, vu cáo chính quyền dối trá, phủ nhận thành tựu chống dịch bệnh thành công thì thật khó chấp nhận.
Nhìn ngay vào truyền thông quốc tế, nếu tự sỉ cũng có thể suy diễn họ lợi dụng ca bệnh số 91 để PR thành công chống dịch của VN, câu view chủ đề dư luận quan tâm, tự vả hay tự sỉ đất nước mình không chống dịch tốt bằng nước đang phát triển như Việt Nam...
Có thể thấy tiếp sau  thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, đặc biệt là nỗ lực điều trị khỏi bệnh cho bệnh nhân số 91 - phi công người Anh Stephen Cameron, tiếp tục nhận được sự khâm phục của truyền thông quốc tế. Báo Đức ca ngợi Việt Nam được ví như thước đo của tất cả trong cuộc chiến chống Covid-19. Việt Nam đã vượt qua cuộc khủng hoảng Covid-19 một cách ngoạn mục. Hay tờ Daily Mail (Anh) nhận xét Việt Nam đã giữ được “tỷ số hoàn hảo” khi bệnh nhân số 91 mắc bệnh Covid-19 rất nặng nhưng đã được xuất viện sau 115 ngày điều trị. Còn trang web của IMF+ lại đánh giá các kênh thông tin hiệu quả và minh bạch giúp Việt Nam chống dịch tốt và đây cũng là bài học ý nghĩa đối với các nước đang phát triển khác. Tờ Time of India thì cho rằng: Việt Nam kiểm soát được Covid-19 bằng ý chí thép, huy động toàn bộ hệ thống chính trị, triển khai chiến dịch thông tin đại chúng hiệu quả và thực hiện các biện pháp truy dấu tiếp xúc và cách ly qui mô lớn.... Sự thừa nhận đó khác nào màn PR trá hình cho "cộng sản" !?! Báo chí Việt chỉ việc đón bài, dịch lại, PR chẳng hay ho và khách quan hơn không?
Chưa kể, chứng kiến sân bay, bãi biển, sân bóng đá.. ở VN ngập người không khỏi khiến người nước ngoài đã vô cùng ngạc nhiên tại sao Việt Nam mọi người có thể thoải mái tụ tập, vui chơi, thậm chí còn không nghĩ tới việc đeo khẩu trang. Trong khi cùng thời điểm đó, thế giới liên tiếp phải đón nhận những tin buồn liên quan đến dịch Covid-19, khi mà tính đến 12/7, cả thế giới 12.856.366 trường hợp mắc bệnh tại 215 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có 567.914 trường hợp tử vong. Riêng nước Mỹ đã phải đón nhận số người nhiễm bệnh ở mức kỷ lục là hơn 60.000 ca/1 ngày. Khi thế giới đang phải gồng mình chống dịch, Việt Nam đã biến mình trở thành phần khác của thế giới, với việc nhiều người còn không nghĩ tới việc đeo khẩu trang ra ngoài đường. Một thành quả đáng để tự hào và thế giới vẫn đang tìm câu trả lời cho câu hỏi: "điều gì làm nên thành công của Việt Nam", y như cách họ tìm câu hỏi khi Việt Nam lần lượt chiến thắng các cường quốc để giành lại nền độc lập cho mình trong thế kỷ XX. Nhiều người đã phải thừa nhận, một chính quyền tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương với cách hành động nhanh chóng, quyết liệt của cả một hệ thống, cùng với sự chung sức của nhân dân, là công thức làm nên thành công trong cuộc chiến này. Giống như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã phát biểu: "Tất cả cuộc sống của người Việt Nam hôm nay là niềm mơ ước của nhiều nước trên thế giới. Chúng ta có được thành công đó là nhờ sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Chúng ta có đội ngũ thầy thuốc, lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân và nhiều lực lượng chức năng khác, nhưng đặc biệt là nhân dân Việt Nam rất tuyệt vời!”.
- Việc bệnh nhân 91, phi công người Anh 43 tuổi, đã rời Bệnh viện Chợ Rẫy để bay về quê nhà Scotland được nhiều trang tin lớn như Reuters, AP, New York Times, Washington Post, Guardian, CBC… đưa tin. Trường hợp của phi công này trở thành một hiện tượng ở Việt Nam - nơi áp dụng chương trình cách ly nghiêm ngặt và xét nghiệm có mục tiêu giúp cho số lượng ca bệnh chỉ ở mức 370, không có ai tử vong. Nỗ lực của các bác sĩ để cứu phi công người Anh đã trở thành biểu tượng trong cuộc chiến chống virus nCoV ở Việt Nam. Tờ AP cung cấp một số chia sẻ ngắn gọn của phi công Anh trước khi rời Việt Nam: “Tôi choáng ngợp với sự hào hiệp của người dân Việt Nam, sự tận tâm và chuyên nghiệp của các bác sĩ và y tá”, bệnh nhân chia sẻ trong một video quay tại Bệnh viện Chợ Rẫy vào buổi sáng ra viện. “Tôi chỉ biết cảm ơn tất cả mọi người vì những gì họ đã làm. Tôi trở về nhà với một trái tim hạnh phúc bởi tôi được về nhà nhưng tôi cũng buồn khi phải rời xa quá nhiều người mà tôi đã kết bạn”.
Chưa hết, 50 con chuột trong giai đoạn thử nghiệm lần 2 vắc xin Covid-19 đã đáp ứng miễn dịch, Việt Nam tiến thêm một bước gần hơn sản xuất vắc xin phòng ngừa Covid-19. Với thành công bước đầu này, thời gian tới, Việt Nam sẽ hoàn thiện quy mô, hướng đến tạo thành vắc xin sử dụng cho người, sẽ tiến hành tiêm vắc xin trên động vật và theo dõi hiệu quả bảo vệ. Quá trình thử nghiệm tiếp theo này có thể phải mất 8-9 tháng mới có thể "ra đời" vắc xin hoàn chỉnh thử nghiệm trên chuột, sau đó mới sang người.
Bởi vậy, việc bệnh nhân người Anh về nước và từ chối các báo đài chụp ảnh quay phim phỏng vấn có cần phải "tự nhục","tự sỉ" nhau hay không? Truyền thông và chính quyền địa phương cũng như bệnh viện trên có quá đà hay cần thiết phải lụy ca bệnh này để chứng minh mình "trong sạch", tận tụy không? Phải chăng một bộ phận thấy tổn thương hay bộ phận khác lợi dụng việc này làm cớ để sỉ vả cho mãn nguyện sự hằn học, tức tối? Những lời hay ý đẹp nhất để ca ngợi bác sỹ, cảm ơn VN và sự hào hiệp của đất nước này, ông phi công đã nói hết rồi, nói rất hay, nói chân thật nhất rồi, có gì khiến chúng ta phải day dứt đâu? Nếu nói truyền thông "làm màu" thì thực báo chí nước ngoài làm màu cho VN chưa đủ mãn nhãn sao?

Đoan Trang tố Phương Hoa tham nhũng: Thói độc tài của các “nhà dân chủ”?

Ngày 19/07/2020, giữa 2 thành viên NXB Tự Do là Phạm Đoan Trang và Nguyễn Phương Hoa đã xảy ra một cuộc xung đột công khai trên mạng xã hội; trong đó Trang tố Hoa tham nhũng công quỹ, còn Hoa phản bác và tố Trang bè phái, vô ơn, nói xấu sau lưng. Để làm rõ bản chất của mâu thuẫn trong vụ việc, và ý nghĩa của nó đối với “phong trào dân chủ”, cũng như với người dân, chúng tôi xin đăng tải nguyên văn ý kiến của từng bên liên quan, bắt đầu bằng bài viết của Trang để kết tội Hoa tham nhũng.

Bài viết mà Trang đăng lên Facebook lúc 08h30’ sáng 19/07/2020 có nội dung như sau:
NGHỀ KINH DOANH DÂN CHỦ
Tôi chưa bao giờ phải viết bài nào khó như bài này, bởi lý do: Từ trước đến nay, tôi luôn quan niệm rằng mình chỉ có một kẻ thù, đó là chế độ độc tài (độc đảng, công an trị) ở Việt Nam, mà đại diện là bè lũ độc tài và những kẻ ủng hộ chúng vì tư lợi. Ngoài việc vạch trần những cái xấu, cái ác của chế độ, tôi không động đến cá nhân/ tổ chức/ thế lực nào khác.
Phía công an rất khó chịu với quan niệm này của tôi. Vài nhân viên an ninh từng nói với tôi: “Chị chỉ chửi đảng và nhà nước thôi, còn dân, còn phe dân chủ của chị, sai trái đầy ra đấy, vô đạo đức, tham nhũng đầy ra đấy, thì chị lờ đi, bao che, không nhắc đến”.
Quả thật đúng như vậy. Từ trước đến nay, tôi chọn lối viết như vậy.
Nhưng đến giờ phút này, tôi phải nhận rằng tôi đã sai. Khi nói ta đấu tranh chống độc tài, điều đó hàm nghĩa rằng ta nhận mình là người ở một lực lượng chính trị tốt đẹp (hơn độc tài), ta theo đuổi những giá trị tốt đẹp mà độc tài không có, như: tình yêu thương con người, sự trung thực, dũng cảm, liêm chính. Điều đó thể hiện ra thành những hành động, những cách ứng xử cụ thể: trân trọng mọi cá nhân; yêu thương anh em, đồng đội; nâng đỡ mọi người; bảo vệ người yếu thế cô thế; không dối trá (chỉ trừ với kẻ thù, trong hoàn cảnh phải tự vệ); không phản bội; không tham cái không phải của mình, v.v. Nếu không thực thi được lối sống ấy, cách hành xử ấy, ta không xứng đáng nhận mình là người chống độc tài.
Không ai hoàn hảo trên đời; ai cũng có tính xấu, nhược điểm, tì vết. Nhưng nếu không thực thi và giữ gìn những giá trị tốt đẹp căn bản, thì không nên (tự nhận mình) chống cộng sản.
Có những kẻ nhân danh “nhà hoạt động”, “dân đấu tranh” mà vi phạm hoàn toàn các giá trị đó, hoàn toàn không thực thi lối sống và cách hành xử đó. Khi ấy, nếu ta không chống lại chúng, ít nhất là không lên tiếng phản đối chúng quyết liệt, thì ta sai rồi. Và ta sẽ chẳng bao giờ chiến thắng nổi độc tài cộng sản, thay đổi được xã hội, khi ta chấp nhận chúng.
* * *
Trong hàng ngũ của chúng tôi, có (ít nhất) một kẻ như thế. Một nhà kinh doanh dân chủ siêu hạng.
Nói là siêu hạng chứ cách làm giàu của bà ta thật ra rất đơn giản:
- Đến với một nhóm anh em hoạt động đã có sẵn, hoặc tự kết nối, tụ tập, hình thành một nhóm người hoạt động;
- Bằng mọi cách, nắm lấy việc quản lý tài chính của nhóm;
- Tập hợp các khoản tiền của nhóm vào một “quỹ chung”, giao quỹ này cho cháu gái ruột ở nước ngoài (cụ thể trường hợp này là Australia), và phần nội tệ thì cho chị gái nắm giữ;
- Toàn bộ sổ sách, kế toán, giao cho con gái ruột ở nước ngoài (cụ thể trường hợp này là Nhật Bản) nắm giữ;
- Mọi quyết định thu chi do bản thân quyết;
- Định kỳ, tổ chức họp nhóm gọi là “minh bạch thu chi”, nhưng thành phần tham dự có giới hạn; và
- Về căn bản, khi việc cầm tiền (thủ quỹ), ghi chép (kế toán), và quyết định chi tiền đều nằm trong tay ba thành viên của một gia đình thì việc rút ruột, hô biến, giải trình vân vân đều trở nên vô cùng đơn giản, còn tổ chức, nhóm hội này nọ thì trở thành một công ty gia đình trị.
Bà ta đã “sinh hoạt” như thế trong đội ngũ của chúng tôi suốt hơn một năm qua. Và vì chúng tôi được rất nhiều người dân trong và ngoài nước ủng hộ, bạn có thể tưởng tượng được số tiền khổng lồ mà bà ta đã rút ruột được?
Đơn cử, vào cuối tháng 4 năm nay, giữa mùa dịch, một tổ chức quốc tế, tạm gọi tên là A, gửi cho chúng tôi 24.000 USD hỗ trợ khẩn cấp.
Vào đầu tháng 5, sau khi một shipper vận chuyển sách cho NXB Tự Do (anh Phùng Thủy) bị công an phục kích, bắt về đồn, thẩm vấn và tra tấn, không biết bao nhiêu người lại tiếp tục gửi tiền về NXB Tự Do hỗ trợ anh. Riêng chị Đặng Bích Phượng ở Hà Nội còn kêu gọi cộng đồng quyên góp ủng hộ, và đã quyên được gần 40 triệu đồng. Do chị Phượng công khai toàn bộ trên trang facebook cá nhân, cho nên số tiền chị quyên đã được gửi về anh Phùng Thủy đầy đủ. Còn mọi khoản khác, tài khoản (của chị gái, của cháu gái, của các quan hệ khác) của người phụ nữ kia vẫn giữ cả, và chẳng ai, kể cả anh Phùng Thủy, biết nhóm đã nhận được bao nhiêu tiền hỗ trợ. Trong trường hợp này, anh Phùng Thủy, ngoài việc là nạn nhân của công an bắt bớ, tra tấn một người vận chuyển sách, đã trở thành nạn nhân một lần nữa.
Những ngày sau khi anh bị đánh, lại có một tổ chức quốc tế khác, tạm gọi tên là B, gửi cho nhóm 10.000 USD hỗ trợ khẩn cấp. Số tiền này, đáng tiếc, cũng chẳng đến tay anh em mà đều về “quỹ chung”, nằm trong sự quản lý chặt chẽ của gia đình người đàn bà nọ: ngoài con gái, cháu gái, chị gái, sau này lại thêm một “con rể” hờ.
Rồi đó, mọi việc cứ diễn tiến như thế. Công an đàn áp mạnh NXB Tự Do – sự truy đuổi, đe dọa, bắt bớ, thẩm vấn, sách nhiễu gia đình – chủ yếu rơi vào các tác giả và shipper vận chuyển sách, còn nhà kinh doanh dân chủ, vị “giám đốc điều hành” bí mật kia thì vẫn bình an vô sự. Từ nửa cuối năm ngoái cho đến nay, dần dần, gần như tất cả thành viên của NXB Tự Do đều phải bỏ nhà ra đi, tứ tán, lang thang trong tình trạng không một xu dính túi, bệnh tật, chấn thương đầy mình. Không ai có tiền; tất cả tiền đều đã nằm trong “quỹ chung”. Một vài thành viên tình cờ biết mình ở danh sách được hỗ trợ, nên đã đòi tiền quyết liệt, và đều bị người đàn bà nọ “loại” khỏi nhóm.
(Chúng tôi có đầy đủ bằng chứng, nhân chứng về vụ tham nhũng này, nhưng không công bố trên mạng, vì lý do an ninh).
Đời quả thật là tuyệt đẹp, khi ta tự cho mình là giám đốc điều hành của một nhà xuất bản đối kháng hàng đầu Việt Nam, có đứa cứ nai lưng nai xác viết sách để ta bán, có đội ngũ shipper cứ sống chết với công an trên từng chặng đường, để giao sách tới tay độc giả. Còn ta chỉ việc rung đùi đếm tiền, và tìm các cách khác nhau để giải ngân số tiền đó. Cho dù thế nào thì ta cũng đã có tài khoản ngân hàng ở Nhật, ở Úc rồi.
Đời quả thật là tuyệt đẹp, khi ta là một chuyên gia viết dự án xin tiền nước ngoài. Có đứa cứ gù lưng viết sách; đứa khác lòi mắt viết giáo trình, giáo án đào tạo; đứa khác nữa lập trang web giáo dục (chẳng ai học) cung cấp vài video. Nhưng tiền cứ đổ về, ta chỉ việc rung đùi đếm và tìm cách ăn sao cho kín kẽ là được.
Kinh doanh dân chủ, làm giàu trên xương máu con người, là như thế đó.
* * *
Bạn có thể hỏi, vì sao mọi người lại chấp nhận để một phụ nữ tham lam, tham nhũng, một tay che cả bầu trời? Sao mọi người lại đồng ý bỏ tiền riêng vào quỹ chung?
Là vì tất cả chúng tôi đều thật sự muốn đóng góp toàn bộ cho công cuộc đấu tranh vì dân chủ, tự do cho đất nước. Trong thời điểm này, chúng tôi hiểu, và tin rằng xuất bản là một hoạt động hiệu quả để nâng cao dân trí, thay đổi nhận thức xã hội. Sách là một công cụ để đấu tranh chống độc tài.
Vì lẽ đó, chúng tôi chấp nhận mọi sự đàn áp, chấp nhận hiểm nguy khi đi giao sách trực tiếp, chấp nhận những bệnh tật, chấn thương vì công an hành hung và vì hoàn cảnh sống lang thang, lay lắt. Nói không ngoa, chúng tôi nhịn ăn nhịn mặc, nhịn cả đi bệnh viện khám chữa bệnh, để lấy tiền làm sách; chúng tôi cứ tưởng tiền ở trong quỹ chung là để in sách. Nhưng hóa ra từ đầu năm tới nay, sau vài chục cuốn báo cáo Đồng Tâm, NXB Tự Do cũng chẳng in cuốn sách nào.
Còn cá nhân tôi, mang tiếng là cử nhân kinh tế, nhưng tôi rất ngại, rất tránh phải động đến tiền bạc. Trong hoàn cảnh của mình, tôi cũng không thể không giao phó việc quản lý tài chính cho người khác: Tôi không có giấy tờ tùy thân (đã bị công an lấy hết), không tài khoản, và đi lại rất khó khăn sau chấn thương ở hai chân.  
Chúng tôi, nhất là tôi, không tưởng tượng nổi trên đời này, trong phong trào dân chủ Việt Nam, lại có những kẻ táng tận lương tâm đến như thế, gan trời đến như thế. Anh em shipper đổ máu trên từng chặng đường, tác giả “viết dưới giá treo cổ”, nhà văn Phạm Thành bị bỏ tù, nhiều người trong diện tình nghi thì bị công an theo dõi, điều tra lên xuống. Nỡ lòng nào mà kẻ đó làm giàu trên thân xác, xương máu anh em đến như vậy?
* * *
Hôm nay, 19/7/2020, gần mười ngày sau khi tôi buộc phải rời khỏi Nhà xuất bản Tự Do để hút “hỏa lực” về phía mình, giảm bớt rủi ro cho anh em, tôi cũng phải đi đến quyết định khó khăn là viết bài này để vạch mặt một cá nhân tham nhũng, một điển hình cho hoạt động kinh doanh dân chủ ở Việt Nam.
Bà ta là Nguyễn Phương Hoa (sinh ngày 03/4/1968), quê gốc ở Huế, chuyển về sống ở Sài Gòn từ khoảng năm 2007. Bà ta từng là thành viên của một loạt nhóm hoạt động, trong đó có Bạn Tương Tri, Lao Động Việt; bản thân bà ta lập một nhóm gọi là Cánh Én Việt. Về bề dày, thành tích hoạt động, bà ta không có gì nổi bật để cộng đồng biết đến và tôi có thể kể ra, nhưng đã có tiếng xấu rất nhiều ở tất cả các nhóm bà ta từng tham gia trước đây: nói xấu (vu khống), đánh phá anh em, chia rẽ tổ chức, tham nhũng vặt.
Bạn có thể hỏi tôi viết thế này có như là chỉ điểm, tố bà Hoa cho an ninh bắt không? Câu trả lời là không, vì tôi hiểu rõ lực lượng an ninh. Trong cuốn “Cẩm nang nuôi tù”, tôi từng nêu ra những lý do để công an bắt một nhà hoạt động, nhưng tôi chưa từng nói về các lý do để công an không bắt một nhà hoạt động. Một trong số đó, là: An ninh sẽ không bao giờ bắt những cá nhân hư hỏng, tham nhũng, những kẻ mà để họ “hoạt động”, thì chẳng nguy hại gì cho chế độ, nhưng lại rất có lợi cho việc phá nát phong trào dân chủ.
Để một kẻ như thế tồn tại được trong phong trào, là lỗi của tất cả những người liêm chính, những người biết chuyện mà làm ngơ. Là trọng tội của tôi – người đã để cho bà ta thâu tóm NXB Tự Do, bỏ mặc anh em shipper trong tình trạng sống dở chết dở (và thật ra, tôi cũng quên cả chính mình nữa).
Tôi phải viết những dòng này, để cảnh báo cộng đồng về một kiểu làm giàu, trục lợi nhân danh “đấu tranh dân chủ”, với một nhân vật điển hình là bà Nguyễn Phương Hoa.
Tôi phải viết những dòng này, để nhắn gửi tất cả mọi người: Đấu tranh chống độc tài là một sự nghiệp tốt đẹp, xứng đáng để chúng ta theo đuổi trọn đời. Nhưng nó cũng là một công việc có đòi hỏi rất khắt khe về năng lực và về đạo đức. Nếu cảm thấy không theo được nó (do nó quá nguy hiểm, hoặc quá nghèo), bạn đừng nên tham gia, bởi khi sợ nguy hiểm, bạn có thể bán đứng bạn bè; khi sợ nghèo, bạn có thể dễ dàng tham nhũng. Không chịu được nhiệt thì đừng tham gia và hãy chọn làm một nghề lương thiện để kiếm sống, ủng hộ dân chủ trong mức độ nhẹ nhàng nhất.
Trong trường hợp bà Nguyễn Phương Hoa, nếu không “hoạt động dân chủ”, bà hoàn toàn có thể làm một giáo viên bình thường (gia sư toán, lý, hóa cho học sinh cấp II và III), đúng chuyên môn sư phạm của mình, và vẫn có thu nhập (tất nhiên, không thể tính theo con số “ngàn đô la” như khi “hoạt động dân chủ” thời gian qua, nhưng thu nhập đó lương thiện).
Tôi cũng viết để cảnh báo tất cả những người ủng hộ NXB Tự Do nói riêng và phong trào dân chủ Việt Nam nói chung: Các bạn có tấm lòng, sự ủng hộ của các bạn dành cho chúng tôi quý giá hơn vàng. Nhưng tôi xin cúi đầu cảm ơn và xin lỗi các bạn, vì có rất nhiều trường hợp, bạn ủng hộ nhầm người, mà điều đó cũng là do sự thiếu chuyên nghiệp, thừa lương thiện nhưng quá cả tin của chúng tôi, trong bối cảnh xã hội dân sự bị đàn áp gắt gao, không có một chút không gian tự do nào.
Tôi cũng viết bởi đây là một bài học cay đắng cho tôi: Chính là tôi đã tắc trách trong việc dùng người, phớt lờ mọi lời cảnh báo nhắc nhở của anh em, tạo điều kiện cho một cá nhân tham nhũng quá dễ dàng, đưa đến câu chuyện đau lòng này. Chính là tôi đã quên mất những giá trị mà tôi lẽ ra phải theo đuổi: trung thực đến tận cùng, không chấp nhận “vì việc chung” mà bỏ qua những hành động sai trái khi chúng chỉ mới có các biểu hiện nhỏ.
Tôi xin lỗi tất cả.”
Sau khi xem xét bài viết của Đoan Trang, chúng tôi xin đưa ra 2 ý kiến.
Thứ nhất, dù việc Nguyễn Phương Hoa tham nhũng công quỹ có phải là sự thật hay không, bài viết này cũng cho thấy Đoan Trang đang khá thất vọng về “phong trào dân chủ”. Trang cho rằng không ít “nhà dân chủ” đang sống theo cách trái ngược với các giá trị dân chủ, và tham gia phong trào chỉ vì danh lợi. Cần lưu ý rằng đây không phải là ấn tượng của riêng Phạm Đoan Trang. Gần đây, Trịnh Hữu Long liên tục tỏ ý phiền lòng trước thái độ độc tài, kỳ thị của phân nửa giới “dân chủ” Việt Nam trước phong trào Black Lives Matter, trong khi vợ của Nguyễn Tường Thụy phải nhắc lại vụ tham nhũng của Mai Xuân Dũng:
Sống trong chăn mới biết chăn có rận, ấn tượng của những nhà dân chủ vừa kể không thể không mô tả một thực trạng của “phong trào dân chủ Việt Nam”. Và vì thực trạng này được chính họ nhắc lại từ năm này sang năm khác, với một thái độ mệt mỏi và thất vọng, có vẻ ý thức tự sửa sai và năng lực “đổi mới, canh tân” của phong trào này còn thấp hơn của chính chế độ mà họ đang chống lại.
Thứ hai, bài viết này cho thấy chính Đoan Trang, và NXB Tự Do của cô, cũng không sống, học tập và làm việc theo tinh thần dân chủ. Nếu tôn trọng nguyên tắc dân chủ, Trang đã lấy tư cách thành viên NXB Tự Do để đề nghị tập thể điều tra vụ việc, nhằm xem xét kỷ luật Nguyễn Phương Hoa theo nội quy, rồi công khai xin lỗi nhà tài trợ và dư luận về vụ bê bối tài chính của tổ chức. Ngược lại, trong vụ việc này, Trang đã nhân danh NXB Tự Do để huy động đám đông trên mạng xã hội đấu tố Nguyễn Phương Hoa, dù Hoa vẫn đang có tư cách thành viên NXB, còn Trang thì không. Quyền lực của Đoan Trang không vận hành theo lối dân chủ pháp quyền, mà đến từ nền độc tài của đám đông, tương tự những gì mà những người thuộc phái Jacobin đã tạo ra trong cuộc Cách mạng Pháp.
Vì vậy, nếu muốn tìm một người chưa giác ngộ lý tưởng dân chủ để loại khỏi “phong trào dân chủ Việt Nam”, có lẽ Đoan Trang nên soi gương trước khi săm soi người khác.
Nguồn: Loa Phường Blog

KHỞI TỐ 6 ĐỐI TƯỢNG ĐƯA NGƯỜI NHẬP CẢNH TRÁI PHÉP VỀ VIỆT NAM

Ngày 25/7, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam 6 đối tượng ở thành phố Móng Cái do có hành vi “Tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép.”

Thời gian gần đây nhiều người tự hỏi? Giữa lúc đại dịch Covid-19 đang hoành hành dữ dội trên thế giới, Việt Nam vẫn đang thực hiện kiểm soát nghiêm ngặt việc nhập cảnh của du khách nước ngoài, nhưng tại sao người Trung Quốc vẫn cứ bị phát hiện nhiều nơi, không biết họ trốn qua kiểu gì? Thì ra lý do là đây, lũ phản nước, hại dân đang “cõng rắn cắn gà nhà”!

Trải qua 99 ngày không có ca nhiễm mới, cuộc sống của chúng ta tưởng chừng đã đi vào quỹ đạo bình thường, không còn phải chịu những đợt cách ly như các nước khác trên thế giới. Thì 24/7, Việt Nam lại phát hiện 01 ca nghi nhiễm Covid-19 tại Đà Nẵng với 3 lần nhận kết quả xét nghiệm dương tính. Đà Nẵng cũng đã chủ động khoanh vùng 1.079 trường hợp tiếp xúc gần, trong đó có 288 người tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh số 416 (F1), 791 trường hợp tiếp xúc với F1 (F2). Nhưng đáng ngại là đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa phát hiện được nguồn gốc lây nhiễm của bệnh nhân này, không biết F0 là ai?

Sau khi tin tức về ca nhiễm này được công bố, nhiều đường dây chở khách từ Trung Quốc về Việt Nam “có đường trốn cách ly” bị cộng đồng mạng khui ra. Được biết, đường dây này hoạt động khá kín trên các nhóm chat...

Với đám “cõng rắn cắn gà nhà” vô ý thức, phản dân, hại nước này cần phải sớm đem ra truy tố, xử lý thật nặng để ngăn ngừa hậu họa. Bởi tương lai bọn chúng có thể là những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống... là việt gian, tay sai chỉ điểm khi Tàu muốn động binh với VN!

Hơn nữa, cơ quan chức năng cần tăng cường chấn chỉnh, kiểm soát chặt chẽ đường biên giới, cửa khẩu, lối mòn nhằm ngăn chặn người nhập cảnh trái phép trên phạm vi toàn quốc, không để đất nước bị toang vì COVID-19./.

73 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SỸ - NHỮNG NGỌN NẾN TRI ÂN

Tâm Ngôn

Chiến tranh đã lùi xa hàng chục năm, nhưng thời gian không bao giờ khỏa lấp được những vết thương của nó. Một nền hòa bình, độc lập như ngày nay của đất nước Việt Nam đã phải đánh đổi bởi xương máu của biết bao thế hệ ông cha. Những ngày tháng bảy hàng năm là khoảng thời gian mà nhân dân cả nước bày tỏ sự tri ân sâu sắc đối với các thế hệ đã có những đóng góp lớn lao, vĩ đại đó với dân tộc Việt Nam.

Hòa bình, độc lập như ngày nay không phải dễ mà có được, vậy nên những người thụ hưởng giá trị thiêng liêng đó phải biết trân trọng và tri ân đối với những người đã có đóng góp, hy sinh xương máu cũng như những người thân của họ.

Hòa bình, độc lập như ngày nay không phải dễ mà có được, vậy nên những người thụ hưởng giá trị thiêng liêng đó phải biết trân trọng và tri ân đối với những người đã có đóng góp, hy sinh xương máu cũng như những người thân của họ.

Hòa bình, độc lập như ngày nay không phải dễ mà có được, vậy nên những người thụ hưởng giá trị thiêng liêng đó phải biết trân trọng và tri ân đối với những người đã có đóng góp, hy sinh xương máu cũng như những người thân của họ.

Hòa bình, độc lập như ngày nay không phải dễ mà có được, vậy nên những người thụ hưởng giá trị thiêng liêng đó phải biết trân trọng và tri ân đối với những người đã có đóng góp, hy sinh xương máu cũng như những người thân của họ.


Thế hệ ngày nay có nhiều cách để thể hiện sự tri ân đối những người đã dành cả thanh xuân để cống hiến cho nền độc lập của nước nhà, có thể là hoạt động tưởng niệm, thắp nến ở các nghĩa trang liệt sĩ, thăm hỏi, tặng quà, giúp đỡ người có công…

Ngay cả chưa có điều kiện để tham gia những hoạt động trực tiếp này thì ở một cách nào đó, chúng ta vẫn có thể tri ân với tình cảm, sự chân thành. Đó là sự trân trọng với những đóng góp của các thế hệ ông cha, tức là tôn trọng, bảo vệ các giá trị lịch sử, truyền thống của dân tộc. Bởi lẽ, rất nhiều luận điệu vẫn tìm cách xuyên tạc lịch sử, phủ nhận hay quay lưng với những đóng góp, hy sinh xương máu của các thế hệ ông cha. Đấu tranh với những luận điệu, hành vi xâm hại đến giá trị thiêng liêng, cốt lõi đó của dân tộc cũng chính là cách tri ân của mỗi chúng ta.

Ở một phương diện khác, tri ân là phải phát huy những giá trị của hòa bình, độc lập cho sự phát triển của đất nước ngày nay. Các thế hệ ông cha đã gây dựng nên nền hòa bình, độc lập thì thế hệ ngày nay phải bảo vệ và cống hiến sức mình để xây dựng đất nước giàu mạnh. Mỗi công dân đóng góp vào sự phát triển của đất nước bằng những công việc thường ngày của mình cũng chính là sự tri ân.

21/7/20

MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG NGUYỄN THỊ THỨ - TƯỢNG ĐÀI BẤT DIỆT

MẸ THỨ - BIỂU TƯỢNG VĨNH HẰNG CỦA MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG !
Chồng con liên tiếp vào chiến trường, Mẹ Thứ ở nhà tần tảo nuôi con và cháu khôn lớn. Suốt 30 năm, Mẹ cần mẫn cùng các con đào hầm trong vườn để nuôi giấu chiến sĩ cách mạng hoạt động bí mật ngay trong lòng địch. Bao đêm dài Mẹ thao thức canh chừng nhiều cuộc họp quan trọng của cán bộ, chiến sĩ ngay dưới những căn hầm bí mật trong khu vườn nhà.
Cựu chiến binh Lê Tự Tân (80 tuổi) còn nhớ như in những ngày Mẹ Thứ nhiệt tình góp gạo vào quỹ “nuôi quân”, những đêm họp mật gần như nín thở của chiến sĩ Bộ đội bên dưới những căn hầm. Ông Tân hồi tưởng: “Tôi nhớ nhất là hình bóng mẹ gầy gò bên chiếc đèn dầu tù mù trông chừng từng bữa ăn, giấc ngủ cho đến họp hành của các cán bộ, chiến sĩ. Nhớ nhất là cái nồi đồng to bằng cái nia nấu cơm nuôi quân của mẹ, chén cơm nóng chuyển xuống hầm “giải” cơn đói cho lực lượng Bộ đội mỗi khi hành quân về tá túc tại đây”.
"Mẹ hiền từ, nhiệt tình, thương anh em Bộ đội chúng tôi như con đẻ của mình. Mỗi dịp ghé về thăm mẹ, bà dặn dò từng li, từng tí: "Sự nghiệp cách mạng còn dài, tụi bây phải cẩn thận, sơ hở là hỏng hết' ”, ông Tân nhớ lại.
Hiếm có bà mẹ nào gánh chịu nhiều khổ đau như mẹ Nguyễn Thị Thứ. 9 người con ruột, một con rể và một cô cháu ngoại đã lần lượt hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Bà Lê Thị Trị, người con gái hiện nay còn sống với mẹ Thứ, kể: “Mỗi lần nghe tin một đứa con hy sinh, mẹ cắn răng khóc thầm…". Thời chiến tranh bà Trị vẫn còn nhỏ xíu, song vẫn nhớ như in hình ảnh người mẹ những khi có giấy báo tử gửi về.
"Có mấy bận giấy báo tử các anh tôi liên tiếp từ chiến trường báo về, mẹ thẫn thờ lặng im hoặc quẩn quanh trong vườn nhà nhặt cái này, lượm cái kia như người mê sảng. Nhưng thời gian dần nguôi ngoai, các chú dân vận địa phương đến động viên, mẹ tiếp tục cho các anh khác lên đường. Các anh rời nhà ra đi, nhiều đêm dài sau đó mẹ trằn trọc, thức trắng âu lo”, người con gái cuối cùng của mẹ Thứ hồi tưởng.
SỰ CÔ ĐƠN VĨ ĐẠI CỦA NGƯỜI MẸ ĐÃ HIẾN DÂNG CẢ 9 NGƯỜI CON CHO ĐẤT NƯỚC
Đại tá Trần Hồng (SN 1947) được biết đến là nhà báo chuyên ghi lại hình ảnh về cuộc sống của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong đời cầm máy chụp, Đại tá Hồng ấn tượng nhất với Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ. Đó là người mẹ phải hứng chịu nỗi đau không từ nào có thể diễn tả. Nhà mẹ Thứ có đến 11 liệt sĩ, trong đó có 9 con trai, 1 con rể và 1 người cháu ngoại.
Năm 2001, ông chụp bức đầu tiên, cảnh mẹ Thứ ngồi trước mâm cơm với 9 bộ bát đũa bày ra để tưởng nhớ các con và coi đó là sự sum vầy. Bức ảnh toát lên sự cô đơn vĩ đại của người mẹ đã hiến dâng cả 9 người con cho đất nước.
"Bất chợt bữa đến nhà, tôi thấy mẹ đang ngồi như thế này. Bà bảo tôi rằng bà vẫn đợi nó về. 9 thằng chắc chắn có một thằng về với tôi, chắc chắn thế".
Bức ảnh thứ hai về mẹ Thứ khi bà ở tuổi 100, được thể hiện qua tác phẩm “Giấc mơ của bà mẹ”.
Ông kể đó là giây phút may mắn mà ông ghi lại được khi đến thăm đúng lúc mẹ đang ngủ trưa. Mẹ ngủ trong một giấc mơ êm đềm với hình ảnh người con trai trở về. Đó là di ảnh của người con đã in dấu hình chiếc khăn rằn của mẹ ngả trên ngực con trai như một niềm chia xa trong nỗi nhớ mong.
"Mẹ vẫn sống để chờ đợi con, những cuộc trở về của những người con trong mơ. Mẹ đã được nhìn từng mặt 9 người con trai trở về trong giấc mơ của mình", ông bồi hồi xúc động. Khoảnh khắc quý giá ấy đã làm nên một tác phẩm để đời cho ông về chân dung mẹ.
Mẹ Thứ đã được trao tặng danh hiệu mẹ Việt Nam Anh hùng vào năm 1994. Bức tượng mẹ hiện được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Trân trọng với những gì các Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã cống hiến cho tổ quốc, cho Nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, Đảng và Nhà nước đã đồng ý xây dựng tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng, lấy nguyên mẫu mẹ Nguyễn Thị Thứ. Công trình đã được khởi công vào ngày 27/7/2009, tại Núi Cấm thuộc thôn Phú Thạnh, xã Tam Phú, Tam Kỳ, Quảng Nam./.

Trung sĩ Công an cứu người đuối nước, lan tỏa điều tốt đẹp trong cuộc sống

  Trung sĩ Công an cứu người đuối nước, lan tỏa điều tốt đẹp trong cuộc sống      Phát hiện 2 cháu bé đang chấp chới giữa dòng nước, không q...