20/9/24

Tin bảo hộ công dân: toàn bộ người Việt ở Lebanon an toàn

 Tin bảo hộ công dân: toàn bộ người Việt ở Lebanon an toàn



Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Li-băng hôm nay cho biết toàn bộ công dân Việt Nam ở Li-băng vẫn an toàn sau loạt sự cố nổ máy nhắn tin và máy bộ đàm khiến hàng nghìn người thương vong trong hai ngày qua.

Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Li-băng cho biết ngay sau khi có thông tin về hàng loạt vụ nổ thiết bị thông tin liên lạc di động tại Li-băng trong hai ngày 17 và 18/9 khiến nhiều người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương, Đại sứ quán Việt Nam đã liên lạc để thăm hỏi, động viên bà con người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở Li-băng.
Đến nay, Đại sứ quán chưa ghi nhận trường hợp người Việt nào bị thương sau những sự cố nói trên. Một số công dân bị ảnh hưởng do gián đoạn công việc, nhưng không bị ảnh hưởng sức khoẻ. Đại sứ quán vẫn đang tiếp tục theo dõi tình hình, giữ liên lạc chặt chẽ với bà con để có phương án hỗ trợ trong trường hợp cần thiết.
Theo thông tin cập nhật mới nhất, hiện có 11 công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Li-băng, chủ yếu ở thủ đô Bây-rút và các vùng phụ cận. Đại sứ quán tiếp tục khuyến cáo công dân nên rời khỏi Li-băng nếu không có việc quan trọng.
Trong trường hợp bất khả kháng không thể rời khỏi Li-băng, Đại sứ quán đề nghị công dân nâng cao cảnh giác và hạn chế đi đến những nơi đông người.
Trong trường hợp cần hỗ trợ, công dân liên lạc ngay với Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập thông qua đường dây nóng: +201026139869, hoặc Văn phòng Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Liban: +96170229300, hay Tổng đài Bảo hộ công dân: +84 981 84 84 84.

Tiếng máy rộn rã nơi công trường xây dựng khu tái định cư mới cho người dân thôn Làng Nủ trong đêm ngày 19/9/2024.

 Tiếng máy rộn rã nơi công trường xây dựng khu tái định cư mới cho người dân thôn Làng Nủ trong đêm ngày 19/9/2024.



40 căn nhà sẽ được xây mới từ nguồn hỗ trợ thông qua Quỹ Tấm Lòng Việt của Đài truyền hình Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba


Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chuyển lời cảm ơn đến đồng chí Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba Miguel Diaz-Canel về việc Cuba sẵn sàng cử chuyên gia, bác sĩ sang Việt Nam giúp khắc phục hậu quả nặng nề do cơn bão Yagi.
Khẳng định Việt Nam nhất quán coi trọng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị đặc biệt giữa hai đảng, hai nước và nhân dân hai nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cảm ơn lời mời thăm cấp Nhà nước đến Cuba của đồng chí Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Miguel Diaz-Canel, mong muốn chuyến thăm sẽ củng cố sự tin cậy, thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết gắn bó giữa hai dân tộc; nâng cao hiệu quả hợp tác, đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang một giai đoạn mới.
Đại sứ Cuba bày tỏ xúc động được gặp lại Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngay trước chuyến thăm có tính biểu tượng lịch sử giữa hai nước; khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Cuba luôn theo dõi, đánh giá cao thành tựu của gần 40 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, cũng như những bài học và kinh nghiệm lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế của Việt Nam, đồng thời cho biết Ban lãnh đạo cấp cao và nhân dân Cuba rất mong chờ chuyến thăm.
Nhân dịp này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trân trọng nhờ Đại sứ gửi lời chào cách mạng và anh em thân thiết nhất đến đồng chí Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước Miguel Diaz-Canel, Lãnh tụ Cách mạng Raul Castro Ruz và các lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước của Cuba.

Công an làm việc với người ủng hộ 200 nghìn nhưng ghi một đơn vị Tòa cấp cao tại Hà Nội

 Công an làm việc với người ủng hộ 200 nghìn nhưng ghi một đơn vị Tòa cấp cao tại Hà Nội


Công an làm việc với người chuyển 200 nghìn đồng ủng hộ đồng bào lũ lụt, nhưng ghi một đơn vị thuộc Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội gây hiểu lầm.
Mấy ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin “check var” có nội dung “Tập thể cán bộ Phòng Giám đốc thẩm 2 TAND cấp cao tại Hà Nội ủng hộ đồng bào các tỉnh thành phố bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra” với số tiền 200.000 đồng gây xôn xao dư luận về tính xác thực từ phía bên gửi.
Cục An ninh chính trị nội bộ (Bộ Công an) cho biết đã làm việc với đối tượng là chủ tài khoản chuyển 200 nghìn đồng vào tài khoản Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gây hiểu lầm là một cơ quan của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội vào ngày hôm qua (18/9).
Theo đó, chủ tài khoản được xác định là cô gái tên N.K.L (sinh năm 2001, trú tại Hà Nội), làm lao động tự do.
Trong quá trình làm việc với cán bộ công an, cô gái liên tục khóc, bày tỏ thái độ ăn năn, hối lỗi. Sau khi bình tĩnh lại, cô gái cho biết, qua các phương tiện thông tin truyền thông nhận được thông tin Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kêu gọi đồng bào cả nước chung tay ủng hộ người dân bị thiệt hại bởi cơn bão số 3. Mặc dù không quen biết ai làm việc ở Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội nhưng cô gái này vẫn nhắn tin với cú pháp gây hiểu nhầm là tập thể cán bộ của Phòng Giám đốc kiểm tra 2 ủng hộ đồng bào bị bão lụt.
Qua phân tích của cán bộ Cục An ninh chính trị nội bộ, cô gái đã nhận ra hành vi sai trái, thiếu hiểu biết của mình và gửi lời xin lỗi sâu sắc đến Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội nói riêng và cán bộ hệ thống Tòa án nói chung.
Ngay tại buổi làm việc, Cục An ninh chính trị nội bộ đã lập biên bản, tổ chức giáo dục răn đe đối với N.K.L để cô gái này nhận thức rõ được tính nghiêm trọng của sự việc, nghiêm túc rút kinh nghiệm.
Đại diện Cục An ninh chính trị nội bộ cho biết, hành vi của N.K.L đã vi phạm điểm i, khoản 4, Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội. Cụ thể, việc "viết, phát tán, lưu hành tài liệu, hình ảnh có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử" sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 triệu đồng.
Trước đó, ngày 12/9, mạng xã hội lan truyền thông tin liên quan đến kết quả thống kê số tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ, trong đó xuất hiện một giao dịch 200.000 đồng với nội dung: “Tap the can bo phong Giam doc tham 2 TAND cap cao tai Ha Noi ung ho dong bao cac tinh thanh pho bi thiet hai do con bao so 3 gay ra". Con số 200.000 đồng ủng hộ quá bất thường với một đơn vị như Phòng Giám đốc thẩm 2 Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.
Trong bối cảnh nhân dân cả nước đang hướng về các tỉnh miền Bắc bằng những hành động thiết thực, thông tin về giao dịch này nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội, tạo ra dư luận tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu tới hệ thống Tòa án nói chung và đơn vị thuộc Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội nói riêng.
Theo một đại diện Phòng Giám đốc Kiểm tra về dân sự và kinh doanh thương mại, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội khẳng định: Trong cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội không có Phòng Giám đốc thẩm 2, chỉ có Phòng Giám đốc Kiểm tra về dân sự và kinh doanh thương mại, thường gọi tắt là Phòng Giám đốc Kiểm tra 2.
Thông qua sự việc trên, Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an đề nghị người dân cảnh giác, nhận diện và không đăng tải, chia sẻ thông tin sai sự thật. Các trường hợp đưa thông tin sai sự thật, làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống thiên tai, gây hoang mang dư luận xã hội sẽ bị xử phạt nghiêm theo quy định.

Tăng cường các biện pháp chống lại sự phá hoại của các thế lực thù địch, phản động để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

 Tăng cường các biện pháp chống lại sự phá hoại của các thế lực thù địch, phản động để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Hiện nay các thế lực thù địch đang ra sức phá hoại, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, công kích nền tảng tư tưởng của Đảng ta hòng làm giảm niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Trước tình hình đó, việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân. Do đó, cần phải phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của tất cả cán bộ, đảng viên, nhân dân.

Cơ sở lý luận
Ngày 22-10-2018, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Nghị quyết nêu rõ: “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là bảo vệ Đảng, Cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng; bảo vệ nhân dân, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”. Đó là nội dung cơ bản, hệ trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, trong đó lực lượng tuyên giáo các cấp là nòng cốt; là công việc tự giác, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu.
Nền tảng tư tưởng của Đảng ta đã được quy định trong Điều lệ Đảng: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn của đất nước để đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân”. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) nêu rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản”.
Những nhóm đối tượng đang ra sức chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay, đó là: 1) Nhóm đối lập về hệ tư tưởng. Đảng ta là hệ tư tưởng vô sản thì những người theo hệ tư tưởng tư sản, kể cả tàn dư phong kiến sẽ quyết liệt chống lại chúng ta. 2) Các thế lực thù địch về chính trị luôn chống lại chế độ XHCN của chúng ta, với mục đích làm con đường phát triển đất nước của Đảng chệch hướng, thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam. 3) Những người vốn là đảng viên cộng sản nhưng không chịu rèn luyện, tu dưỡng, học tập, nâng cao tư tưởng, đạo đức cách mạng dẫn tới tha hóa về tư tưởng chính trị, xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thậm chí là phai nhạt lý tưởng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Nhận diện các nhóm đối tượng nêu trên cho thấy, việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng dù rất khó khăn, phức tạp và lâu dài, nhưng khó khăn và phức tạp đến đâu cũng phải làm để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Các thế lực thù địch bao gồm cả những người nghiên cứu lý luận, thực tiễn ở các nước trên thế giới trong cuộc đấu tranh ý thức hệ giữa CNXH và chủ nghĩa tư bản. Ngay ở các nước tư bản phát triển, những nhà hoạt động chính trị thuộc giới cầm quyền có tư tưởng tư bản theo kiểu truyền thống và các nhà hoạt động chính trị thuộc giới cầm quyền có tư tưởng XHCN cũng đấu tranh lẫn nhau. Các lực lượng cực đoan người Việt ở nước ngoài luôn lôi kéo, kết hợp với những đối tượng chống đối, bất mãn ở trong nước lập ra các tổ chức để chống phá cách mạng nước ta. Một số cán bộ, đảng viên (trong đó có cả những đảng viên đã từng giữ chức vụ cao trong hệ thống chính trị) suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Nhóm người này không khó để nhận ra, nhưng lại rất khó đấu tranh.
Sự phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng của các thế lực thù địch, phản động
Sau nhiều thập kỷ thực hiện chính sách thù địch, chống phá không đạt hiệu quả, các thế lực phản động ở trong nước và nước ngoài đang thay đổi phương thức hoạt động. Tuy nhiên, mục tiêu của họ vẫn không thay đổi là nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, “phi chính trị hóa”, vô hiệu hóa Quân đội, tiến tới xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam. Họ tấn công, phủ định, xuyên tạc học thuyết Mác - Lênin, đưa ra các luận điệu cổ vũ cho bạo lực, chiến tranh; phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận vai trò và thành tựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngoài ra, họ còn bôi xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước với nhiều thủ đoạn tinh vi; chống phá chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Phương thức chống phá của họ chủ yếu là sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là xuất bản báo chí ở nước ngoài, sản xuất băng, đĩa hình chuyển về trong nước; tài trợ cho một số cơ quan báo chí nước ngoài chuyên chống phá Việt Nam… Họ sử dụng in-tơ-nét và truyền thông xã hội để chống phá; lợi dụng những hạn chế trong quản lý nhà nước để kích động biểu tình trái phép và xuyên tạc đường lối; tổ chức các hội thảo đòi xem xét lại các vấn đề liên quan đến lịch sử… Cách làm của họ âm thầm và lâu dài nhưng tác hại thực sự rất khó lường. Ngang ngược hơn, họ còn đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp năm 2013, đòi đa đảng; phá bỏ nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, đặc biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ; vu cáo Đảng chiếm quyền của dân, vi phạm dân chủ, nhân quyền, “độc đoán, đảng trị”; đối lập Đảng với Nhà nước và đối lập Đảng, Nhà nước với Nhân dân...
Bên cạnh đó, các thế lực thù địch còn lôi kéo, kích động một bộ phận người dân và cả một số cán bộ hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo vào các mục đích sai trái, bất hợp pháp, gây ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội... Đây cũng là những vấn đề cần được nhận diện đầy đủ để có biện pháp, phương hướng xử lý, đấu tranh phù hợp, hiệu quả.
Thực trạng công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) nêu rõ: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”. Như vậy, nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó, chủ nghĩa Mác - Lênin là những học thuyết sâu sắc, toàn diện trên nhiều lĩnh vực, mà cơ bản, trọng yếu, cốt lõi, nhất là: Triết học, Kinh tế chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học. Đó là chủ nghĩa cộng sản khoa học do C.Mác - Ph.Ăng-ghen xây dựng trong suốt gần 60 năm (từ những năm 40 cho đến cuối thập niên 90 thế kỷ XIX), được V.I.Lê-nin bổ sung, phát triển trên cơ sở thực tiễn chủ nghĩa tư bản đã và chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc; phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động trên toàn thế giới đang phát triển mạnh mẽ và giành được những thắng lợi mang tính bước ngoặc như: Công xã Pa-ri và cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, đưa tới sự ra đời Liên bang Cộng hòa XHCN Xô-viết (gọi tắt là Liên Xô), giải phóng hàng trăm triệu nhân dân lao động khỏi ách áp bức, bóc lột của đế quốc, phong kiến và tư bản.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam; là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý báu của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi.
Nói khái quát, nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là những học thuyết, những tư tưởng được hình thành trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những thành tựu văn minh của tư duy nhân loại, liên tục được bổ sung, phát triển từ những kết quả nghiên cứu mới nhất của khoa học và tổng kết thực tiễn lịch sử thế giới, cùng những dự báo về tương lai.
Hệ thống tri thức này là những kiến thức khoa học có tác dụng trực tiếp nâng cao trình độ nhận thức, hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học và nhân cách của mỗi đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và nhân dân. Nếu mỗi người đều được học tập và chịu khó học tập không ngừng để quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo những kiến thức này trong hoạt động thực tiễn thì sẽ luôn đứng vững trên lập trường của người cộng sản, không bị hoang mang, dao động trước những nội dung tuyên truyền xấu độc, xuyên tạc của các thế lực thù địch.
Tuy vậy, trong bối cảnh quá trình toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang diễn ra nhanh chóng, sự phát triển siêu tốc của in-tơ-nét, mạng xã hội (MXH)... tạo nên “thể giới phẳng”, những thông tin không được kiểm soát, gây nhiều khó khăn cho việc tiếp nhận, phân tích, luận giải để hiểu thấu đáo nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thêm vào đó là sự tồn tại, phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản và những khó khăn, thách thức cùng sự kéo dài của thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta; sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường trên nhiều phương diện. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; nạn tham nhũng, "lợi ích nhóm"... diễn ra còn nhiều, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm tư, tình cảm, niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Lợi dụng bối cảnh đó, những năm qua, nhất là trong thời gian đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, các thế lực thù địch, phản động và những phần tử đối lập, bất mãn chính trị... ở trong và ngoài nước ra sức đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc, vu khống, chống phá Đảng, Nhà nước và công cuộc Đổi mới của nhân dân ta. Chúng lợi dụng in-tơ-nét, MXH đăng những tin, bài xấu, độc, xuyên tạc, phản bác, phủ nhận nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; công kích, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên CNXH của nước ta.
Nhận diện âm mưu tuyên truyền của các thế lực thù địch chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng ta
Thời gian gần đây, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị đã đẩy mạnh tuyên truyền chống phá cách mạng Việt Nam, bằng mọi âm mưu, thủ đoạn. Chúng tăng cường xuất bản, tán phát các loại ấn phẩm, tài liệu như: các báo cáo, nghị quyết, dự luật của nghị viện, quốc hội một số nước phương Tây; các văn bản pháp lý của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ như: Tổ chức Ân xá quốc tế (AI), Tổ chức Theo dõi nhân quyền quốc tế (HRW)…; các ấn phẩm xuất bản, như: sách báo, tạp chí, tập san, tờ rơi… của các cá nhân, tổ chức phản động lưu vong, số đối tượng cơ hội chính trị trong và ngoài nước; các trang web, các chương trình phát thanh, phát hình bằng tiếng Việt…
Họ đã lập hàng nghìn trang web, blog, hàng trăm loại báo chí, nhà xuất bản và các đài phát thanh - truyền hình có chương trình tiếng Việt; tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm làm việc trực tiếp với các tổ chức, cá nhân phản động trong và ngoài nước… để xuyên tạc nền tảng tư tưởng lý luận của Đảng ta. Qua đó, chúng phủ nhận đường lối lãnh đạo của Đảng, phủ nhận những thành tựu đã đạt được trong các cuộc đấu tranh cách mạng đã qua và trong công cuộc Đổi mới, bóp méo thực tế những hạn chế, yếu kém trong quản lý xã hội, những sơ hở thiếu sót trong thực hiện chính sách, pháp luật hoặc những vụ việc phức tạp nảy sinh trong các vấn đề dân tộc, tôn giáo. Qua đó, chúng kích động, lôi kéo các tầng lớp nhân dân vào các hoạt động biểu tình, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nhằm hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xuyên tạc đường lối lãnh đạo của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.
Một trong những phương thức mà các thế lực thù địch lợi dụng để tuyên truyền, chống phá có hiệu quả nhất hiện nay, đó là MXH. Việt Nam là nước có số người dùng in-tơ-nét và MXH thuộc tốp đầu trên thế giới, với hơn 64 triệu người dùng in-tơ-nét (chiếm 67% dân số); hơn 55 triệu người dùng MXH (chiếm 57% dân số) và 436 MXH đang hoạt động, đứng thứ 7 trong 10 nước có số người sử dụng MXH nhiều nhất thế giới. Cùng với những giá trị tích cực, MXH cũng bộc lộ những mặt trái và hệ lụy của nó đối với sự phát triển của đất nước. MXH được ví như con dao 2 lưỡi ẩn chứa nhiều vấn đề bất cập và hiểm họa khó lường đối với người sử dụng không đúng mục đích. Thực tế, bên cạnh các thông tin bổ ích, có giá trị đối với xã hội thì còn vô số thông tin, hình ảnh có nội dung xấu, độc có thông tin sai trái như: xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng, chống phá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, phủ nhận thành tựu của công cuộc đổi mới, bịa đặt, vu cáo, nói xấu các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ đoàn kết nội bộ, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta trên mọi lĩnh vực. Tác hại của những thông tin xấu độc trên MXH do các thế lực “mạng đen” tung ra có tác động tiêu cực đến tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, gây nghi ngờ, gieo rắc sự hoang mang, dao động, làm giảm sút lòng tin của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN.
Một số tồn tại, hạn chế
Trong những năm qua, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi các âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố và tăng cường niềm của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế như:
Chưa đa dạng hóa các hình thức thông tin, chất lượng thông tin chưa hoàn toàn đáp ứng nhu cầu của người dân. Chưa tích cực, chủ động đấu tranh phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch. Chưa phát huy vai trò giám sát, phản biện của các cơ quan báo chí, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội... Chưa hoàn toàn chủ động định hướng, cung cấp kịp thời để làm chủ thông tin, lấy thông tin tích cực, chính thống đấu tranh chống lại các thông tin sai trái, bịa đặt, vu cáo, phản động trên MXH, in-tơ-nét. Việc khai thác, phát triển những tiện ích, lợi thế của thông tin điện tử, MXH… còn hạn chế.
Việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại chưa được quan tâm đúng mức; chưa làm tốt việc dự báo, định hướng để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Việt Nam ổn định và phát triển, nâng cao uy tín, vị thế và ảnh hưởng của Việt Nam ở khu vực và trên trường quốc tế còn hạn chế. Việc kết hợp đưa thông tin ra nước ngoài và thông tin chính thống từ thế giới vào Việt Nam chưa chặt chẽ, hiệu quả, do đó chưa hạn chế được nhiều tác động tiêu cực của những thông tin, luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực cơ hội, thù địch.
Chưa phát triển nhanh, mạnh, vững chắc với cơ cấu, quy mô hợp lý các loại hình thông tin theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, hiệu quả, phù hợp xu thế phát triển khoa học và công nghệ, thông tin, truyền thông thế giới, đáp ứng quyền tiếp cận thông tin của nhân dân, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngang tầm khu vực và thế giới… Vẫn còn tình trạng thông tin thiếu cân đối, chưa đảm bảo sự đồng đều về phân bố và khoảng cách hưởng thụ thông tin của nhân dân giữa các vùng, miền.
Các giải pháp để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Một là, tiếp tục làm cho toàn Ðảng, toàn Dân, toàn quân nhận thức ngày càng đầy đủ, sâu sắc hơn những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội. Xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục đối với các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, nhằm nâng cao tinh thần, trách nhiệm, khả năng chủ động đấu tranh, phản bác những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch.
Hai là, tiếp tục làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn, hoàn thiện hệ thống lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta trong tình hình mới. Hệ thống hóa, phổ biến những thành tựu lý luận mà Đảng ta đã đạt được trên cơ sở vận dụng đúng đắn, sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc Đổi mới. Tiếp tục khẳng định bản chất và mô hình của thể chế chính trị và bộ máy nhà nước đã được xác định trong Cương lĩnh và Hiến pháp. Đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyên truyền về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch theo hướng chủ động, có tính thuyết phục cao, hấp dẫn. Khẩn trương thực hiện nghiêm quy hoạch báo chí đã được phê duyệt. Chủ động tăng cường thông tin tích cực đi đôi với ngăn chặn có hiệu quả, xử lý, xóa bỏ thông tin xấu, độc trên in-tơ-nét, MXH.
Ba là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát và kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức đảng, đảng viên vi phạm Cương lĩnh, Điều lệ Đảng. Các cấp ủy và tổ chức đảng, mọi cán bộ, đảng viên phải chấp hành nghiêm kỷ luật phát ngôn; nghiêm cấm để lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, lan truyền những thông tin sai lệch hoặc tán phát những đơn thư có nội dung xấu, xuyên tạc, vu khống, kích động. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý và sử dụng in-tơ-nét, MXH. Phát huy trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, trước hết là người đứng đầu trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch...
Bốn là, tập trung đổi mới nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng; hệ thống hoá, phổ biến các thành tựu lý luận trong thời gian qua. Đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyên truyền về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nâng cao chất lượng nghiên cứu, học tập nghị quyết để vận dụng vào thực tiễn.
Bên cạnh “chống”, cần tăng cường biện pháp “xây”, thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng ở cơ sở; giải quyết có hiệu quả khiếu nại, tố cáo; tổ chức thực hiện tốt các nghị quyết của Đảng. Các địa phương sớm kiện toàn tổ chức tuyên giáo, xây dựng đội ngũ cán bộ sẵn sàng “phản ứng nhanh” với những thông tin sai trái, thù địch trên không gian mạng. Tích cực, chủ động cung cấp những thông tin chính thống để định hướng dư luận về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước...
Năm là, tuyên truyền sâu rộng chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, cần đánh giá lại tâm lý xã hội hiện nay, trong đó phải phân tích sâu đến từng giai tầng xã hội để đánh giá đúng thực trạng nhận thức, nhu cầu, nguyện vọng của các đối tượng, từ đó có cách thức tổ chức đấu tranh cho phù hợp, đạt hiệu quả cao./.

Lãnh đạo các nước gửi thư, điện thăm hỏi Việt Nam về ảnh hưởng bão số 3

Lãnh đạo các nước gửi thư, điện thăm hỏi Việt Nam về ảnh hưởng bão số 3


Trước những thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, Lãnh đạo cấp cao các nước tiếp tục gửi thư, điện thăm hỏi Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.
Chính phủ ban hành 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, khôi phục sản xuất kinh doanh
Xuất cấp lương thực, vật tư cho địa phương khắc phục hậu quả bão số 3
Thủ tướng: Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, sắp xếp chỗ ở tạm cho người dân mất nhà
Trong bức thư thăm hỏi, Quốc vương Brunei Darussalam Haji Hassanal Bolkiah đã bày tỏ thương tiếc về những thiệt hại về người và của do cơn bão Yagi gây ra đối với Việt Nam, gửi lời chia buồn sâu sắc tới Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam, đặc biệt là các gia đình bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cơn bão.
Thủ tướng Singapore Lawrence Wong cảm thông sâu sắc với người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3; khẳng định là thành viên của Cộng đồng ASEAN, là Đối tác chiến lược và cũng là người bạn thân thiết của Việt Nam, Singapore sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu sau cơn bão.
Nhà Vua Thái Lan Maha Vajiralongkorn R., Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã gửi điện chia buồn. Trong điện, Lãnh đạo Thái Lan gửi lời chia buồn sâu sắc tới Chính phủ, nhân dân Việt Nam và các gia đình bị thiệt hại do bão Yagi gây ra, đồng thời khẳng định nhân dân Thái Lan quan tâm, chia sẻ và sát cánh cùng nhân dân Việt Nam để cùng sớm vượt qua thử thách này.
Thủ tướng Anh Keir Starmer gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới Chính phủ và nhân dân Việt Nam, bày tỏ ấn tượng với những nỗ lực phi thường của Chính phủ, lực lượng quân đội, công an Việt Nam cũng như các địa phương trong việc ứng phó với thảm họa thiên nhiên này. Phía Anh khẳng định sẵn sàng cung cấp viện trợ, hỗ trợ Việt Nam khôi phục cuộc sống.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz gửi lời chia buồn sâu sắc tới Lãnh đạo cấp cao, những nạn nhân và gia đình những người gặp nạn; hy vọng những người bị ảnh hưởng mau chóng phục hồi sức khỏe và ổn định cuộc sống.
Nhà Vua Tây Ban Nha Felipe VI chia sẻ trong thời khắc khó khăn này, xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất từ nhân dân Tây Ban Nha và cá nhân Nhà vua tới gia đình và người thân của những người đã mất.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen chia buồn trước sự tàn phá của cơn bão Yagi, cam kết hỗ trợ nhân đạo và mong muốn trao đổi thêm về vấn đề này tại bên lề kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 79.
Nhà Vua Na Uy, Tổng thống Tổng thống Uzbekistan, những người đồng chí, anh em từ Đảng Cộng sản Ấn Độ, Bồ Đào Nha, Pháp cũng đã gửi điện, thư thăm hỏi, chia sẻ với Việt Nam về những khó khăn, thiệt hại to lớn về người và của do cơn bão số 3 gây ra mà đất nước, nhân dân Việt Nam đang phải gánh chịu.
Cũng nhân dịp này, Bộ trưởng (thứ hai) Bộ Ngoại giao Brunei; Bộ trưởng Ngoại giao Singapore; Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và các vấn đề châu Âu của Slovenia; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Kyrgyzstan; Bộ trưởng Ngoại giao Serbia đã gửi thư thăm hỏi tới Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.

Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch về công tác phòng chống tham nhũng ở Việt Nam trong tình hình hiện nay

 

Tham nhũng là “khuyết tật bẩm sinh”, “giặc nội xâm”[1], là “nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng, của chế độ”[2], trở ngại lớn đối với sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước; gây mất niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Nhận thức được điều đó, Đảng ta luôn nhấn mạnh rằng công tác phòng, chống tham nhũng trong bất cứ thời đại nào cũng mang mục đích đảm bảo sự tồn vong của chế độ, giữ ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân đối với giai cấp cầm quyền.
Công tác phòng, chống tham nhũng là một công tác thường xuyên, lâu dài, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để đảm bảo hiệu quả của công tác này. Thời gian vừa qua, với công cuộc “đốt lò” ấn tượng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, với những ý đồ thâm độc của các thế lực thù địch từ trước đến nay vẫn luôn muốn chống phá đất nước ta nhằm hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, chúng ra sức tuyên truyền, xuyên tạc về công tác phòng, chống tham nhũng của ta. Đứng trước những quan điểm sai trái, thù địch đó, chúng ta cần phải tỉnh táo, nhìn nhận một cách khách quan và đưa ra những luận cứ xác đáng để đấu tranh, phản bác lại chúng.
Việc chống tham nhũng là một công tác vô cùng quan trọng để đảm bảo sự trong sạch, công bằng và phát triển bền vững của đất nước. Việc xử lý nghiêm các cán bộ, đảng viên có dính líu đến các vụ án tham nhũng không chỉ là để trừng phạt hành vi sai trái của họ, mà còn là để đánh giá, cải cách hệ thống chính trị, giúp cho Chính phủ hoạt động tốt hơn, cải thiện hành vi của người quản lý và bảo vệ quyền lợi của người dân. Việc chống tham nhũng không phải là một cuộc “đàn áp”, mà là một nỗ lực chung của toàn xã hội nhằm bảo vệ tài sản công và đảm bảo sự công khai, minh bạch của các tổ chức, cá nhân. Những luận điệu như “Làm nhiều, sai nhiều. Làm ít, sai ít. Không làm, không sai” chỉ thể hiện sự tiêu cực và thiếu trách nhiệm của những người đang sử dụng chúng. Chúng ta đang thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng một cách nghiêm túc, đồng thời tạo ra một môi trường làm việc công bằng, minh bạch và đầy đủ trách nhiệm để khuyến khích sự cống hiến của các cán bộ, đảng viên. Theo đó, chúng ta không thể để các thế lực thù địch đưa ra các luận điệu để hướng lái nới lỏng công tác phòng, chống tham nhũng. Cần phải duy trì một sự nghiêm khắc trong việc chống tham nhũng và đảm bảo các cán bộ, đảng viên có trách nhiệm của mình trong việc phòng, chống tham nhũng. Đồng thời, cần tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của công tác này, giúp họ hiểu được tác động tích cực của việc phòng, chống tham nhũng đến cuộc sống và phát triển của đất nước.
1. Hoạt động đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam trong thời gian gần đây
Trong những năm gần đây, các thế lực thù địch vẫn ngày càng chống phá quyết liệt và sử dụng những thủ đoạn hết sức tinh vi, gây ra những hậu quả nhất định cho ta, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng thẳng thắn đánh giá: “Công tác đấu tranh phản bác, ngăn chặn các thông tin xấu độc, quan điểm sai trái, thù địch có lúc, có nơi còn bị động, thiếu sắc bén, tính chiến đấu chưa cao; công tác nắm bắt dư luận trước những sự kiện, tình huống bất ngờ còn chưa kịp thời”[3]. Do đó, từ việc nhận diện những luận điệu sai trái, xuyên tạc về công tác phòng, chống tham nhũng ở nước ta của các thế lực thù địch, cần phải đi đôi với việc kiên quyết đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, phải: “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị; đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”[4].
Đảng ta xác định công tác đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái thù địch về công tác phòng, chống tham nhũng là cuộc đấu tranh lâu dài và phải được triển khai thường xuyên, liên tục. Do đó, thời gian vừa qua, chúng ta đã chủ động đấu tranh với hoạt động này một cách tích cực nhất.
Góp phần vào hiệu quả công tác đấu tranh này phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của các phương tiện truyền thông trên không gian mạng. Chúng ta đã tích cực đấu tranh trên mặt trận truyền thông này một cách triệt để nhằm định hướng dư luận, tuyên truyền những thông tin chính thống đến đông đảo quần chúng, đập tan những âm mưu nhằm hướng lái công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của ta đi lệch khỏi quỹ đạo vốn có của nó. Theo đó, chúng ta đã xây dựng, sản xuất các sản phẩm, ấn phẩm, xuất bản phẩm về những nội dung lý luận liên quan đến công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về công tác phòng, chống tham nhũng trên in-tơ-nét, các ứng dụng trên mạng xã hội. Trực tiếp xây dựng và phát triển các trang fanpage với mục đích định hướng dư luận, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch về công tác phòng, chống tham nhũng trên mạng xã hội; sử dụng các nickname tài khoản mạng xã hội tham gia các diễn đàn, truy cập vào các trang mạng của đối tượng viết bài phản kích dưới dạng các bình luận. Thông qua hoạt động này, chúng ta đã thực hiện nhiều chương trình, chuyên mục, bài viết phản kích các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc quan điểm sai trái, thù địch của đối tượng. Từ đó mà củng cố niềm tin của nhân dân vào chính quyền, luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.
Bên cạnh đó, vai trò của báo chí trong việc định hướng dư luận, phản biện xã hội cũng đóng góp tích cực vào công cuộc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về công tác phòng, chống tham nhũng. Trên cơ sở công tác nắm tình hình, phát hiện các quan điểm sai trái, thù địch về công tác phòng, chống tham nhũng, chúng ta đã tiến hành tổ chức đưa tin để phản bác. Qua đó, các cơ quan thông tấn, báo chí đã tăng cường đăng cái bài viết mang tính chất phản bác lại, định hướng dư luận với những luận cứ thuyết phục nhất.
Có thể thấy công tác đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu nhất định song vẫn còn một số hạn chế, bất cập cần khắc phục như: (i) Công tác đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về công tác phòng, chống tham nhũng đôi lúc còn chưa kịp thời, dẫn đến chúng quy chụp Đảng ta không dám nói, thừa nhận những luận điệu của chúng. Làm suy giảm niềm tin của quần chúng nhân dân; (ii) một số cán bộ trực tiếp đấu tranh, phản bác còn hạn chế về kỹ năng diễn đạt, viết bài phản bác, chưa thực sự đủ sức thuyết phục, “nghèo nàn” về luận cứ, luận điểm dẫn đến việc phản bác chưa thực sự hiệu quả với các luận điệu xuyên tạc, “mị dân” của thế lực thù địch; (iii) chưa phát huy hết vai trò của các cơ quan báo chí trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về công tác phòng, chống tham nhũng. Quan hệ phối hợp giữa các cơ quan chức năng với các cơ quan báo chí còn chưa thật sự đống bộ, liên tục và chưa có cơ chế phối hợp một cách hợp lý; (iv) chưa huy động tối đa vai trò của quần chúng nhân dân trong việc đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về công tác phòng, chống tham nhũng.
2. Một số đề xuất giải pháp, khuyến nghị
Trước những âm mưu và hành động của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta trong thời gian qua, Đảng ta đã tiếp tục nhấn mạnh: “Các thế lực thù địch chống phá ngày càng quyết liệt”[5]. Trên cơ sở nhận định trên, Đảng ta tiếp tục khẳng định sự quyết tâm, cũng như trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, trước hết là đội ngũ cán bộ, đảng viên phải luôn: “Tích cực phòng ngừa, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm”[6]. Vì thế, để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới, tác giả xin đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị cơ bản sau:
Thứ nhất, Đảng ta tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian tới. Việt Nam đang trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế mạnh mẽ, đây cũng là tiền đề, điều kiện để các thế lực thù địch, các phần tử phản động tăng cường tuyên truyền, xuyên tạc, đưa ra những quan điểm sai trái, thù địch để chống phá Đảng, Nhà nước ta, đặc biệt chúng triệt để tấn công vào công tác phòng, chống tham nhũng của Việt Nam trong xuyên suốt thời gian vừa qua.
Thứ hai, tập trung đầu tư vào chương trình đào tạo và bồi dưỡng chuyên sâu về công tác đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về công tác phòng, chống tham nhũng cho cán bộ trực tiếp đấu tranh, phản bác; chú trọng hướng dẫn kỹ năng diễn đạt, viết bài phản bác. Đồng thời, cần thiết lập các chương trình đào tạo liên ngành để tăng cường sự hiểu biết và tư duy toàn diện về những luận điệu của các thế lực thù địch.
Ba là, phát huy vai trò của các tổ chức cơ quan thông tấn, báo chí trong việc đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về công tác phòng, chống tham nhũng. Thông qua các hoạt động của báo chí giúp tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về công tác phòng, chống tham nhũng.
Bốn là, huy động quần chúng nhân dân tham gia vào đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về công tác phòng, chống tham nhũng. Đây là lực lượng đông đào, góp phần thực hiện thắng lợi trên mọi mặt trận, do đó cần phải triệt để phát huy vai trò của quần chúng nhân dân vào công cuộc đấu tranh này. Mỗi quần chúng là một “chiến sĩ”, với việc được trang bị đầy đủ kiến thức, nhận diện một cách đầy đủ, chính xác về các luận điệu “mị dân” của thế lực thù địch thì quần chúng nhân dân hoàn toàn có thể đấu tranh, phản bác lại các quan điểm sai trái, thù địch này.
Có thể thấy, đất nước ta vẫn đang trong tiến trình hội nhập và phát triển, công tác phòng, chống tham nhũng vẫn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của Đảng, các thế lực thù địch vẫn sẽ luôn “bấu víu” vào công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng ta để đưa ra các luận điệu “mị dân”, phủ nhận những thành quả mà ta đã đạt được trong công cuộc phòng, chống tham nhũng. Vì vậy, việc đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về công tác phòng, chống tham nhũng vẫn sẽ luôn là công tác thường xuyên, liên tục của Đảng để từ đó tiến tới xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc, Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là đảng cầm quyền./.

10 phương pháp bảo vệ sức khỏe trong mùa bão lụt và mưa lũ

10 phương pháp bảo vệ sức khỏe trong mùa bão lụt và mưa lũ

Mưa lũ kéo dài dẫn tới nguy cơ phát sinh nhiều bệnh như cảm cúm, sốt xuất huyết, bệnh da liễu...người dân cần áp dụng những phương pháp thích hợp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Để bảo vệ sức khỏe mùa mưa bão, việc bổ sung vitamin từ rau củ, trái cây tươi và các loại thực phẩm lành mạnh khác là cần thiết. Ngoài ra, các thực phẩm chống viêm như tỏi, gừng và nghệ cũng có tác dụng bảo vệ cơ thể.
Nên tuân thủ nguyên tắc "ăn chín, uống sôi" để tránh vi khuẩn tích tụ. Ngoài ra có thể sử dụng thêm sữa chua và thực phẩm lên men để cung cấp probiotics, hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch. Lưu ý uống đủ nước sạch, kết hợp với các loại nước ép trái cây tươi hoặc nước ép rau củ để bổ sung vitamin cho cơ thể.
Vệ sinh cá nhân cũng cần được chú trọng, đặc biệt là rửa tay và rửa mặt thường xuyên để tránh các loại vi khuẩn xâm nhập. Đặc biệt trong tình trạng mưa và ngập úng kéo dài, cần chú ý các biện pháp che chắn bảo vệ và làm ấm cơ thể./.

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai của Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

 Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai của Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII


Ngày 19/9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường thảo luận về các nội dung đã thảo luận tổ:
Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì, điều hành thảo luận về: Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIV của Đảng; Báo cáo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam.
Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ điều hành thảo luận về: Dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2026-2030; dự thảo Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025; Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước năm 2025; Kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước 3 năm 2025-2027; về chủ trương xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc-Nam.
Đồng chí Lương Cường, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư điều hành thảo luận về: Dự thảo Báo cáo Tổng kết công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII và Phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIV; Đề án sửa đổi, bổ sung Quyết định số 244-QĐ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về việc ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng; dự thảo Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng trình Đại hội XIV của Đảng.

Việt Nam và Liên Hợp quốc cùng chung tay vun đắp tương lai tốt đẹp hơn của nhân loại

 Việt Nam và Liên Hợp quốc cùng chung tay vun đắp tương lai tốt đẹp hơn của nhân loại


Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ Đặng Hoàng Giang đã trả lời phỏng vấn về ý nghĩa chuyến công du cũng như những đóng góp của Việt Nam đối với tổ chức đa phương lớn nhất thế giới.
Từ ngày 22-24/9, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại Hội đồng Liên Hợp quốc (LHQ) Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ.
Thưa Đại sứ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ lần đầu tiên tham dự Tuần lễ Cấp cao Đại Hội đồng LHQ, xin Đại sứ đánh giá ý nghĩa của chuyến công tác này?
Đại sứ Đặng Hoàng Giang: Đại Hội đồng LHQ (ĐHĐ LHQ) Khóa 79 diễn ra trong bối cảnh có ý nghĩa đặc biệt khi LHQ và Việt Nam cùng hướng tới 80 năm ngày thành lập LHQ, tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh, và 80 năm ngày ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hướng tới một tương lai và đường lối phát triển mới cho LHQ và thế giới.
Trong bối cảnh đó, LHQ sẽ tiến hành tổ chức một chuỗi sự kiện trong Tuần lễ Cấp cao của ĐHĐ LHQ khóa 79 mà tâm điểm là Hội nghị thượng đỉnh Tương lai (từ ngày 22-23/9) với chủ đề “Giải pháp đa phương vì một tương lai tốt đẹp hơn” và Phiên thảo luận chung của ĐHĐ LHQ (từ ngày 24-28/9) với chủ đề bao trùm là “Không để ai bị bỏ lại phía sau: Cùng hành động để thúc đẩy hòa bình, phát triển bền vững và phẩm giá con người cho các thế hệ hiện nay và mai sau” nhằm kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế và củng cố chủ nghĩa đa phương, trong đó LHQ có vị trí trung tâm nhằm thúc đẩy thực hiện các mục tiêu chung, đặc biệt là các Mục tiêu phát triển bền vững. Hội nghị thượng đỉnh Tương lai có ý nghĩa lịch sử với chương trình nghị sự tham vọng đề cập đến tất cả các lĩnh vực hợp tác tại LHQ và có quá trình chuẩn bị kéo dài gần hai năm qua.
Đây là dịp để lãnh đạo, nguyên thủ các quốc gia trao đổi và đề xuất các giải pháp nhằm ứng phó với những thách thức toàn cầu, đề ra tầm nhìn chiến lược cho LHQ, định hướng phát triển tương lai vì một thế giới hòa bình, thịnh vượng, công bằng và bền vững hơn cho nhân loại. Các thảo luận và quyết định trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao ĐHĐ LHQ khóa 79 có tác động lâu dài và sâu rộng đối với quan hệ quốc tế, hợp tác toàn cầu và thúc đẩy các mục tiêu chung.
Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dẫn đầu tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai và Phiên thảo luận chung cấp cao của ĐHĐ LHQ, với thông điệp lớn là “Củng cố chủ nghĩa đa phương, cùng hành động để kiến tạo tương lai hòa bình, ổn định, thịnh vượng và bền vững cho mọi người dân”. Tuần lễ cấp cao ĐHĐ LHQ khóa 79 sẽ quy tụ số lượng lớn các nhà lãnh đạo quốc tế, để cùng nhau thảo luận, hoạch định đường hướng phát triển của thế giới trong tương lai.
Việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự sự kiện này có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây là lần đầu tiên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tham dự trực tiếp ĐHĐ LHQ và cũng là hoạt động ngoại giao đa phương đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại tổ chức quốc tế toàn cầu LHQ, qua đó tái khẳng định mạnh mẽ ở cấp cao nhất đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và hiệu quả, chia sẻ tầm nhìn và giải pháp của Việt Nam về vai trò của LHQ và các vấn đề lớn của thế giới, đồng thời thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với hợp tác đa phương, các chương trình nghị sự lớn của LHQ và quan hệ toàn diện với LHQ.
Việt Nam ngày càng có tiếng nói quan trọng tại LHQ, ngày càng chủ động tham gia vào công việc chung của tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh. Theo Đại sứ, đâu là những đóng góp ý nghĩa của Việt Nam cho LHQ trong thời gian qua?
Đại sứ Đặng Hoàng Giang: Nhìn lại chặng đường gần nửa thế kỷ qua, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và LHQ đã có những bước phát triển vượt bậc, trên nhiều phương diện và ở nhiều cấp độ. LHQ là người bạn tin cậy, gắn bó với Việt Nam ngay từ những ngày đầu tái thiết đất nước sau chiến tranh và trong công cuộc đổi mới sau này. Việt Nam không ngừng khẳng định vai trò chủ động và đóng góp tích cực vào các hoạt động của LHQ, chia sẻ sâu sắc các giá trị cốt lõi của tổ chức này.
Từ một nước nhận viện trợ của LHQ, Việt Nam chuyển mình, từng bước trở thành đối tác tin cậy, hiệu quả của LHQ, là nước đóng góp lớn thứ 49 cho ngân sách LHQ, tham gia ngày càng sâu rộng, đóng góp có ý nghĩa tại cả ba trụ cột chính: hoà bình-an ninh, hợp tác phát triển và quyền con người.
Trong lĩnh vực hòa bình và an ninh, Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu ủng hộ chủ nghĩa đa phương và cách tiếp cận đa phương để giải quyết các thách thức toàn cầu, khẳng định vai trò then chốt của LHQ; đề cao tuân thủ Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, đặc biệt là các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Việt Nam đã đóng góp tiếng nói mạnh mẽ của mình phản đối các hành động áp bức, xâm lược, chính trị cường quyền và cấm vận đơn phương trong quan hệ quốc tế. Việt Nam đã tham gia hầu hết các điều ước quốc tế quan trọng về chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và giải trừ quân bị, nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ của mình và thúc đẩy việc thực hiện các điều ước này, trong đó có Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANFWZ), và là nước thứ 10 trên thế giới phê chuẩn Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân (TPNW).
Kể từ năm 2014 đến nay, Việt Nam tích cực tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ, cử hơn 800 lượt sĩ quan quân đội và công an thực hiện nhiệm vụ tại những khu vực xa xôi như Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi, Abyei và tại trụ sở LHQ, đã hỗ trợ thiết thực và gắn bó với người dân địa phương, thực sự trở thành những “sứ giả của hòa bình” ở mỗi địa bàn đóng quân, qua đó nâng cao hình ảnh, vị thế của lực lượng vũ trang Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Việt Nam đã hai lần được đông đảo thành viên LHQ tín nhiệm bầu là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ vào các năm 2008-2009, 2020-2021 và để lại nhiều dấu ấn quan trọng.
Việt Nam đã thúc đẩy các sáng kiến về tuân thủ và đề cao Hiến chương LHQ, tăng cường hợp tác giữa LHQ và ASEAN và gắn kết vai trò của ASEAN trong các hoạt động của HĐBA, nhấn mạnh yêu cầu giải quyết hệ quả bom mìn sau chiến tranh. Đặc biệt, trên tinh thần nhân ái, hướng tới người dân, Việt Nam đã chủ trì xây dựng và thúc đẩy thông qua Nghị quyết 2573 - nghị quyết riêng đầu tiên của HĐBA về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu (như bệnh viện, trường học, hạ tầng điện, nước) đối với người dân trong xung đột, được tất cả 15 nước thành viên HĐBA và đông đảo thành viên LHQ đồng bảo trợ.
Việt Nam đã chủ động và tích cực tham gia vào công việc chung của LHQ vì hòa bình và an ninh quốc tế, luôn kiên trì thúc đẩy đối thoại, giảm căng thẳng và đối đầu, tìm kiếm các giải pháp bền vững, toàn diện cho xung đột, đề cao việc tuân thủ luật pháp quốc tế.
Trong lĩnh vực hợp tác phát triển, Việt Nam luôn đóng góp tích cực để thúc đẩy trật tự kinh tế-thương mại quốc tế công bằng, bình đẳng, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nước đang phát triển. Mặc dù còn hạn chế về nguồn lực, Việt Nam là một điểm sáng trong thực hiện các mục tiêu phát triển toàn cầu, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao và khuyến khích chia sẻ kinh nghiệm.
Trong giai đoạn 2000-2015, Việt Nam đã hoàn thành phần lớn các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, đặc biệt đã hoàn thành trước hạn mục tiêu xóa đói nghèo cùng cực và đạt kết quả tốt trong các mục tiêu về giáo dục và tiếp cận của người dân với nước và vệ sinh. Kể từ năm 2015 đến nay, Việt Nam nỗ lực thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của LHQ thông qua Kế hoạch hành động quốc gia lồng ghép các SDG vào chính sách và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, đạt tiến bộ vượt bậc trong các mục tiêu giảm nghèo, bảo hiểm y tế toàn dân, cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục có chất lượng với phương châm “không ai bị bỏ lại phía sau”.
Ủng hộ mạnh mẽ lời kêu gọi của Tổng Thư ký, gần đây Việt Nam đã ban hành Cam kết quốc gia của Việt Nam về chuyển đổi SDG ưu tiên một số lĩnh vực quan trọng, trong đó chú trọng an sinh xã hội, việc làm bền vững, phát triển hệ thống y tế, phát triển văn hóa, giáo dục, xây dựng con người toàn diện, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ và cam kết vững chắc của Việt Nam trong việc đạt được các mục tiêu này.
Mặc dù nguồn lực và trình độ phát triển khoa học công nghệ còn khiêm tốn, Việt Nam đã nỗ lực hết mình ứng phó với biến đổi khí hậu, cam kết phấn đấu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 và phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện; đẩy mạnh kiểm soát, ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm rác thải nhựa đại dương. Việt Nam thuộc nhóm nòng cốt thúc đẩy Nghị quyết của ĐHĐ LHQ lấy ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) về trách nhiệm của các nước đối với biến đổi khí hậu.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Việt Nam đã có sáng kiến đề xuất ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh để nâng cao nhận thức, mức độ sẵn sàng ứng phó với bệnh dịch, được đông đảo các nước thành viên hoan nghênh và đồng bảo trợ.
Những nỗ lực bền bỉ của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế công nhận và ủng hộ, nhất trí bầu vào các vị trí quan trọng điều hành các cơ quan của LHQ như Phó Chủ tịch ĐHĐ LHQ Khóa 77 (2022-2023), thành viên Hội đồng Chấp hành Chương trình Phát triển LHQ (UNDP), Quỹ Dân số LHQ (UNFPA) và Văn phòng Dịch vụ của LHQ (UNOPS) nhiệm kỳ 2000-2002, thành viên Hội đồng Kinh tế và Xã hội LHQ (ECOSOC) các nhiệm kỳ 1998-2000 và 2016-2018, Chủ tịch Đại Hội đồng Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) nhiệm kỳ 2018-2019, tham gia vào những cơ chế điều hành của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO)...
Trong lĩnh vực quyền con người, Việt Nam kiên định với chủ trương của Đảng và Nhà nước coi người dân là “trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước”, bảo đảm và thúc đẩy quyền con người theo các chuẩn mực quốc tế, tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh chống lại xu hướng chính trị hóa quyền con người, đồng thời ủng hộ cách tiếp cận dựa trên đối thoại, hợp tác và hiểu biết lẫn nhau, thu hẹp khác biệt và bất đồng.
Việt Nam đặc biệt chú trọng việc thực hiện các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội và quyền phát triển, phù hợp với lợi ích chung của các quốc gia đang phát triển. Việt Nam đã tham gia từ rất sớm và là thành viên của 7 trong 9 công ước quốc tế chủ chốt về quyền con người, hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ thành viên theo các công ước này và có nhiều đối thoại với 5 cơ quan công ước về quyền con người; đồng thời trên tinh thần hợp tác đã đón nhiều báo cáo viên đặc biệt của LHQ về các quyền con người vào làm việc tại Việt Nam.
Tại LHQ, vừa qua Việt Nam đã thúc đẩy sáng kiến công nhận ngày 11/6 là Ngày vui chơi quốc tế (được 138 nước đồng bảo trợ), ghi nhận vai trò quan trọng của vui chơi đối với sự phát triển thể chất, tâm lý của trẻ em cũng như tiến bộ của xã hội, qua đó không chỉ nâng cao nhận thức về quyền lợi của trẻ em trên toàn cầu mà còn mang ý nghĩa đặc biệt hưởng ứng “Tháng Hành động vì trẻ em Việt Nam”, giúp cho các hoạt động bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam ngày càng có ý nghĩa và thiết thực hơn.
Với uy tín và vị thế quốc tế của mình, Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế tín nhiệm bầu làm thành viên Ủy ban Nhân quyền (cơ quan tiền thân của Hội đồng Nhân quyền) trong nhiệm kỳ 2001-2003 và Hội đồng Nhân quyền các nhiệm kỳ 2014-2016 và 2023-2025, Hội đồng Chấp hành Cơ quan LHQ về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) nhiệm kỳ 2025-2027.
Trong vai trò thành viên của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam tiếp tục đóng góp vào các hoạt động và quyết định quan trọng của cơ quan này, ưu tiên bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, bình đẳng giới, chuyển đổi số và quyền con người; xây dựng và thúc đẩy thông qua nghị quyết về bảo đảm quyền con người trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Những thực tiễn nổi bật của Việt Nam, đặc biệt là trong việc thực hiện khuyến nghị qua bốn chu kỳ theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát của Hội đồng Nhân quyền (UPR), đã được LHQ và nhiều quốc gia trong khu vực ghi nhận và đánh giá cao.
Các nỗ lực này không chỉ thể hiện sự cam kết của Việt Nam đối với việc bảo vệ, thúc đẩy quyền con người mà còn góp phần củng cố uy tín quốc tế của đất nước trong lĩnh vực này. Việt Nam đã chính thức tiếp tục ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2026-2028, thể hiện sự quyết tâm và khả năng duy trì vai trò lãnh đạo trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên toàn cầu.
Ngoại giao đa phương có vai trò quan trọng trong đường lối “ngoại giao cây tre” của Việt Nam. Đường lối này đã góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh đất nước con người Việt Nam như thế nào trong mắt bạn bè quốc tế, thưa Đại sứ?
Đại sứ Đặng Hoàng Giang: Cách đây gần 80 năm, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời cùng thời điểm LHQ được thành lập. Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của LHQ trong hệ thống quốc tế và vị trí của Việt Nam trong dòng chảy lịch sử thời đại, ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ vừa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư đến Chủ tịch ĐHĐ LHQ và nhiều quốc gia thành viên vào đầu năm 1946, chính thức đề nghị kết nạp Việt Nam vào LHQ.
Dù gặp phải nhiều trở ngại lịch sử và mãi tới năm 1977 Việt Nam mới trở thành thành viên chính thức của LHQ, nhưng chính cuộc đấu tranh kiên cường, bền bỉ vì độc lập dân tộc, tự do và thống nhất đất nước là đóng góp tích cực và thiết thực của Việt Nam vào mục tiêu cao cả của LHQ - thúc đẩy hòa bình, độc lập, bình đẳng giữa các dân tộc và quyền tự quyết dân tộc, là nguồn cổ vũ, động viên cho phong trào giải phóng dân tộc lên cao và chấm dứt chủ nghĩa thực dân vào thập niên 1960.
Việt Nam là câu chuyện truyền cảm hứng, từ một đất nước bước ra khỏi chiến tranh, nghèo nàn lạc hậu vươn mình phát triển năng động, ổn định chính trị-xã hội, đời sống người dân không ngừng được nâng cao về mọi mặt; từ một nước bị bao vây cấm vận nay đã mở rộng quan hệ với hầu hết các quốc gia trên thế giới, ngày càng tự tin đảm nhiệm vị trí thành viên và lãnh đạo các cơ quan của LHQ, lạc quan hướng về tương lai, gắn mình với tương lai của khu vực và thế giới, chính là những chia sẻ và đóng góp thiết thực nhằm xây dựng một tương lai hòa bình, thịnh vượng và tươi đẹp cho tất cả người dân trên thế giới. Đối ngoại đa phương nói riêng và nghệ thuật “ngoại giao cây tre Việt Nam” thể hiện một cách rõ nét tại diễn đàn LHQ và góp phần quan trọng vào thành công này.
Thời gian vừa qua, chúng ta đã gặt hái rất nhiều thành tựu to lớn, làm đẹp thêm hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế, thể hiện rõ Việt Nam là một thành viên tích cực, trách nhiệm và chủ động tham gia vào hầu hết hoạt động chung của LHQ, từ hòa bình an ninh, thúc đẩy các mục tiêu phát triển bền vững và quyền con người. Việt Nam cũng đưa ra nhiều sáng kiến, thể hiện rõ nét việc sẵn sàng gánh vác các công việc chung của LHQ để cùng các nước thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, chung tay hành động trong một môi trường quốc tế còn phức tạp.
Qua các hoạt động ngoại giao đa phương, bạn bè và đối tác quốc tế cũng ngày càng tin tưởng Việt Nam, góp phần thúc đẩy các mối quan hệ song phương hữu nghị, thúc đẩy các nguồn lực để phát triển đất nước.
Chuyến công tác lần này của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm một lần nữa tái khẳng định ở cấp cao nhất đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ của Việt Nam, thể hiện rõ nét hình ảnh Việt Nam là một thành viên tích cực, trách nhiệm và có đủ năng lực gánh vác các công việc chung của LHQ.
Với nền tảng tốt đẹp có được trên chặng đường đã qua, Đại sứ kỳ vọng gì vào quan hệ giữa Việt Nam và LHQ trong thời gian tới?
Đại sứ Đặng Hoàng Giang: Thập niên thứ ba của thế kỷ 21 đã đi được gần một nửa chặng đường với nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Những biến động chính trị-an ninh, kinh tế-xã hội, và môi trường, cùng với các hành động đơn phương, chính trị cường quyền, cạnh tranh giữa các nước lớn, chia rẽ, đối đầu tiếp tục đặt chủ nghĩa đa phương và LHQ trước những thử thách nghiêm trọng.
Tuy nhiên, các nước vẫn chia sẻ khát vọng về hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, khủng hoảng năng lượng ngày càng gay gắt, có tác động cộng hưởng, sâu rộng và xuyên biên giới, đe dọa đến sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia. Đại dịch COVID-19 vừa qua là minh chứng sống động cho sự cần thiết và ý nghĩa sống còn của hợp tác đa phương và của LHQ trong một thế giới ngày càng kết nối và phụ thuộc lẫn nhau, nơi không một quốc gia đơn lẻ nào có thể tự mình giải quyết các thách thức toàn cầu. Việt Nam đang đứng trước khởi điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam sau 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới.
Từ một đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Việt Nam đã vươn lên trở thành biểu tượng hòa bình, ổn định, có quan hệ rộng mở, thế và lực không ngừng được củng cố và nâng cao, sẵn sàng gánh vác và đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác với LHQ nhằm thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ; tham gia đóng góp thực chất vào duy trì hòa bình, ổn định khu vực và quốc tế; ứng phó kịp thời và hiệu quả các thách thức toàn cầu, nhất là các cam kết hành động về biến đổi khí hậu; tiếp tục tích cực triển khai Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030; đẩy mạnh tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ; tăng cường quan hệ giữa LHQ với các tổ chức khu vực, đặc biệt đề cao vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động ứng cử vào các cơ chế quan trọng của LHQ, trước mắt là Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2026-2028, Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) nhiệm kỳ 2026-2035, Hội đồng Bảo an 2032-2033; từng bước giới thiệu người Việt Nam có đủ phẩm chất, năng lực ứng tuyển vào các vị trí điều hành, lãnh đạo các tổ chức chuyên môn của LHQ.
Nhìn lại chặng đường 47 năm qua, quan hệ đối tác Việt Nam - LHQ đạt nhiều kết quả tốt đẹp và có ý nghĩa to lớn, vừa đáp ứng được yêu cầu, lợi ích của Việt Nam trong từng giai đoạn, vừa góp phần phát huy hình ảnh, vị thế đất nước, tăng cường tiếng nói và “dấu ấn” đóng góp của Việt Nam tại LHQ. Những kết quả này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hai bên mở rộng và nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác, hỗ trợ tích cực cho công cuộc phát triển đất nước, hội nhập quốc tế của Việt Nam, cũng như đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu chung của LHQ, vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững của nhân loại, vì một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.

Trung sĩ Công an cứu người đuối nước, lan tỏa điều tốt đẹp trong cuộc sống

  Trung sĩ Công an cứu người đuối nước, lan tỏa điều tốt đẹp trong cuộc sống      Phát hiện 2 cháu bé đang chấp chới giữa dòng nước, không q...