15/1/23

BỘ NGOẠI GIAO MỸ CẦN ĐÁNH GIÁ KHÁCH QUAN VỀ TỰ DO TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

 Đến hẹn lại lên, vào các dịp cuối năm, Bộ Ngoại giao Mỹ thường đưa ra các báo cáo nhân quyền, tự do tôn giáo đối với các nước trên thế giới, Mỹ tự cho mình đóng vai trò “Cảnh sát quốc tế” để giám sát hoạt động của các nước về nhân quyền, tự do tôn giáo.

Ngày 2/12/2022 vừa qua, trên website của Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa Việt Nam vào cái gọi là “Danh sách theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo”. Điều này gây nên những phản ứng của dư luận xã hội về sự thiếu khách quan trong nhìn nhận, đánh giá thực chất vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, đồng thời thể hiện góc nhìn sai lệch của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Theo cáo buộc của Bộ Ngoại giao Mỹ, Việt Nam cùng 3 nước khác là Algeria, Cộng hòa Trung Phi, Comoros thuộc cái gọi là “Danh sách giám sát đặc biệt về tự do tôn giáo”. Lý do phía Mỹ đưa ra là Việt Nam trong năm 2022 đã “can dự vào hay dung thứ cho những vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo”. Đồng thời với Bộ Ngoại giao Mỹ là tổ chức Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo quốc tế (USCIRF) cũng công bố báo cáo mới về “Danh sách nạn nhân tự do tôn giáo hay niềm tin”, theo đó cáo buộc Việt Nam chưa tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của các cá nhân, tổ chức tôn giáo, đặc biệt tổ chức tôn giáo chưa được công nhận tư cách pháp nhân.


Trước những cáo buộc phi lý của Bộ Ngoại giao Mỹ, Việt Nam đã có những phản hồi chính thức về vấn đề này. Cụ thể, ngày 15/12/2022, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định: “Việc Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo là dựa trên những đánh giá thiếu khách quan cũng như các thông tin không chính xác về tình hình tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam”.

Từ nội dung tuyên bố trên của Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng như từ thực tiễn tình hình tự do tôn giáo cho thấy, Việt Nam có đầy đủ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý vững chắc để chứng minh những điều mà Bộ Ngoại giao Mỹ đã nêu trong báo cáo là không chính xác, thiếu khách quan. Cụ thể:

Thứ nhất, việc Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo là dựa trên những đánh giá thiếu khách quan, công bằng. Bộ Ngoại giao Mỹ đơn phương đưa ra danh sách để đánh giá một quốc gia có chủ quyền, độc lập như Việt Nam là đi ngược lại quy định Hiến chương của Liên Hợp Quốc (LHQ) năm 1946. Mặt khác, cáo buộc này đã phủ nhận những nỗ lực của Việt Nam khi tham gia vào “Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966” mà Việt Nam gia nhập ngày 24/9/1982 với điều 18 cam kết về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền này bao gồm tự do có hoặc theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa chọn, và tự do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trong cộng đồng với những người khác, công khai hoặc kín đáo, dưới các hình thức như thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và truyền giảng” (khoản 1, Điều 18 Công ước năm 1966).

Thực tế tại Việt Nam, tình hình tự do tôn giáo được khẳng định rõ trong Hiến pháp, pháp luật và được tôn trọng, bảo đảm trên thực tế. Nhiều năm qua, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, trong đó có tín đồ, chức sắc tôn giáo được nâng cao, đã có những bước chuyển biến rất rõ nét, được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Đặc biệt với việc Việt Nam 2 lần trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ (nhiệm kỳ 2014-2016 và nhiệm kỳ 2023-2025) với số phiếu bầu cao cho thấy sự tín nhiệm của các nước trên thế giới với cách nhìn nhận đánh giá đúng đắn, công tâm về tiến trình bảo đảm nhân quyền nói chung và quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam nói riêng.

Ngoài ra, những thành tựu gần đây về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam được bạn bè quốc tế ghi nhận như tổ chức thành công 3 lần Đại lễ VESAK LHQ các năm 2008, 2014 và năm 2019; Việt Nam đã cùng với Giáo hội Công giáo hoàn vũ (Vatican) tổ chức 9 vòng đối thoại thường niên để tiến tới xây dựng quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Vatican phục vụ lợi ích giữa giáo hội, giáo dân và dân tộc Việt Nam. Đến nay, số lượng các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận là 16 tôn giáo, 43 tổ chức đăng ký hoạt động tôn giáo, nhiều tổ chức tôn giáo mới hình thành đều được các cơ quan, ban, ngành chức năng hướng dẫn tỉ mỉ theo quy định Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2106 đảm bảo tính thống nhất, ổn định và tuân thủ quy định của luật pháp Việt Nam.

Thứ hai, cáo buộc của Bộ Ngoại giao Mỹ dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam. Bộ Ngoại giao Mỹ thường cử các phái đoàn ngoại giao vào Việt Nam để theo dõi, quan sát về tình hình tự do tôn giáo, điều này phù hợp với tinh thần đối thoại, hợp tác lẫn nhau giữa Việt Nam và Mỹ. Tính từ năm 2006 đến nay, phía Mỹ hằng năm thường xuyên cử các phái đoàn hỗn hợp của Bộ Ngoại giao, Quốc hội Mỹ, tổ chức phi chính phủ trực thuộc các cơ quan, ban, ngành của Mỹ đến thăm, tiếp xúc làm việc với các cá nhân, chức sắc, tín đồ và tham dự các hội thảo, hội luận, tọa đàm do chính quyền Việt Nam tổ chức để làm rõ hơn quy cách quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam.

Tuy nhiên, Mỹ thường cử phái đoàn đến thăm gặp, tiếp xúc với cá nhân là chức sắc, tín đồ tôn giáo có những hoạt động vi phạm pháp luật hoặc những hội nhóm chưa đủ điều kiện công nhận về tổ chức tôn giáo theo quy định pháp luật. Đơn cử vào tháng 5 và tháng 10/2022, Bộ Ngoại giao Mỹ đã cử phái đoàn vào Việt Nam để khảo sát tình hình tự do tôn giáo chỉ tiếp xúc với các hội nhóm tôn giáo chưa được công nhận, thường xuyên vi phạm pháp luật như “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất”, “Pháp luân công”, “Tin lành Đấng Christ các dân tộc Việt Nam”, “nhóm Cao Đài, Hòa Hảo độc lập”, “tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình”… Họ lên tiếng bênh vực những cá nhân vi phạm pháp luật như đối tượng Nguyễn Năng Tĩnh, Lê Đình Lượng, Hồ Đức Hòa… trong Công giáo; đối tượng Nguyễn Trung Tôn, Y Hinnie, A Ga, A Đảo… trong đạo Tin lành; đối tượng Thích Không Tánh, Thích Tuệ Sỹ trong “Phật giáo Việt Nam thống nhất”. Thậm chí, những kẻ cố tình lợi dụng danh nghĩa tín ngưỡng, tôn giáo như đối tượng Lê Tùng Vân tại “Thiền am bên bờ vũ trụ” (còn gọi là Tịnh thất Bồng Lai), tỉnh Long An cũng được phía Mỹ liệt kê vào danh sách cần “quan tâm, bảo vệ”.

Chính từ thu nhận bởi những tiếng nói của các cá nhân, tín đồ vi phạm pháp luật như trên nên phía Bộ Ngoại giao Mỹ đã vin vào đó để quy kết phía Việt Nam đang “đàn áp tự do tôn giáo” và cho rằng, việc xử lý những đối tượng vi phạm pháp luật, phạm tội là “xử lý và đàn áp tôn giáo”. Điều này thể hiện cách nhìn nhận thiếu khách quan và áp đặt tiêu chuẩn tự do tôn giáo của Mỹ đối với Việt Nam.

Thứ ba, Việt Nam và Mỹ đã xây dựng được cơ chế đối thoại trên cơ sở niềm tin, bình đẳng và hướng đến sự ổn định phát triển giữa hai quốc gia, dân tộc. Những năm qua, hai nước đã thường xuyên tổ chức “Đối thoại Nhân quyền thường niên Hoa Kỳ - Việt Nam” nhằm trao đổi, đối thoại giải quyết những vướng mắc, bất đồng xung quanh vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo. Năm 2022, hai nước đã tổ chức cuộc họp Đối thoại nhân quyền tại Mỹ thu được kết quả thành công tốt đẹp, mở ra triển vọng mới về cải thiện nhân quyền tích cực ở Việt Nam trong thời gian tới.

Thế nhưng, Bộ Ngoại giao Mỹ đơn phương đưa Việt Nam vào “Danh sách theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo” năm 2022 đã phủ nhận những nỗ lực của Chính phủ hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ trong tiến trình tạo niềm tin, củng cố quan hệ ngoại giao. Việc đưa ra những đánh giá, nhận định nêu trên của Bộ Ngoại giao Mỹ đã tạo thêm những cơ sở, điều kiện để các thế lực thù địch, đối tượng cơ hội chính trị tuyên truyền xuyên tạc sai lệch bản chất vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.

Thứ tư, Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý để bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo với tổ chức, cá nhân chức sắc, tín đồ. Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 (có hiệu lực thi hành năm 2018), Nghị định 162/NĐ-CP quy định một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016; Nghị quyết số 25/NQ-TƯ ngày 12/3/2003, Hội nghị Trung ương 7, Khóa IX về công tác tôn giáo, nêu 5 quan điểm về chính sách trong bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho chức sắc, tín đồ. Những quy định này đã tạo cơ sở cho những phát triển, thành tựu trên lĩnh vực tôn giáo, trong đó nhìn nhận yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo là “nhu cầu không thể thiếu của một bộ phận người dân” và “Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tôn giáo”; xác định tín ngưỡng, tôn giáo là nguồn lực quan trọng mà các cơ quan, ban, ngành chức năng trong hệ thống chính trị phải phát huy nguồn lực này góp phần xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng thiết chế văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, gắn tín ngưỡng, tôn giáo với đạo đức con người, văn hóa dân tộc.

Thứ năm, sự phát triển lớn mạnh của các tổ chức tôn giáo ở trong nước và liên kết quan hệ quốc tế trong tôn giáo là minh chứng cho thấy tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đang từng bước hội nhập sâu vào thế giới. Định hướng phát triển của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam có thể thấy rõ thông qua nội dung Hiến chương, điều lệ, quy định của tôn giáo luôn bám sát yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế. Chẳng hạn, Phật giáo luôn kiên định con đường “Đạo pháp dân tộc và chủ nghĩa xã hội”; Công giáo tự hào với quan điểm “sống phúc âm trong lòng dân tộc”; đạo Tin lành với Hiến chương “phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc”; đạo Cao Đài với khẩu hiệu “nước vinh - đạo sáng”… đã khơi dậy truyền thống gắn kết giữa tín ngưỡng, tôn giáo với tinh thần tự lực, tự cường, độc lập dân tộc.

Mặt khác, trong xu thế mở cửa hội nhập hiện nay, nhiều tổ chức tôn giáo ở Việt Nam đã vươn mình, khẳng định sự lớn mạnh bằng việc tổ chức các sự kiện hành hương, đại lễ, lễ trọng thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế. Cụ thể: Đại lễ VESAK Phật giáo LHQ năm 2019 diễn ra tại chùa Tam Chúc, Hà Nam đã có hơn 500 phái đoàn quốc tế đến tham dự; lễ hành hương tại La Vang (Quảng Trị), Sở Kiện (Hà Nam) của Công giáo Việt Nam đã thu hút sự tham gia của hàng trăm tổ chức Công giáo trên thế giới đến hành hương, chiêm bái. Những điều này thể hiện rõ tầm ảnh hưởng của các tổ chức tôn giáo Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế, xã hội trong nước; đồng thời xây dựng hình ảnh một đất nước Việt Nam có đầy đủ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Tóm lại, từ những thành tựu có được trong bức tranh về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam là minh chứng sống động cho thấy hơn bao giờ hết tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam trở thành động lực, yếu tố thúc đẩy gắn kết, đoàn kết xã hội, xây dựng xã hội mang bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Những cáo buộc của phía Mỹ khi đưa Việt Nam vào “danh sách cần giám sát đặc biệt về tự do tôn giáo” thực sự chưa thể hiện góc độ tiếp cận tích cực, thiếu căn cứ pháp lý, đi ngược lại những cam kết mà phía Mỹ và Việt Nam đã ký kết, thỏa thuận. Hi vọng rằng trong thời gian tới, phía Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ có những đánh giá khách quan, cụ thể, sâu sát và vì lợi ích của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam để đưa ra những đánh giá, quyết định hữu ích cho quan hệ giữa hai quốc gia, dân tộc.

“BIẾT THÌ THƯA THỐT, KHÔNG BIẾT DỰA CỘT MÀ NGHE”

 Vừa qua, trên một trang mạng của bọn lều báo “Việt Tân” đang rêu rao xuyên tạc về vấn đề lợi ích quốc gia – dân tộc. Chúng cho rằng: “THANH NIÊN PHẢI BIẾT ‘ĐAU’ KHI ĐẤT NƯỚC TỤT HẬU, ĐỘC TÀI CAI TRỊ”, cán bộ đoàn là lực lượng dư luận viên phủ nhận mọi tiếng nói đóng góp, trù dập tất cả những gì có lợi cho Nhân dân nhưng bất lợi với Đảng Cộng sản Việt Nam và chỉ biết bảo vệ lợi ích của Đảng Cộng sản Việt Nam mà quên đi lợi ích dân tộc, lợi ích của Nhân dân.

Thuở đời này, nhiều kẻ nhanh mồm nhanh miệng, nói chuyện mà chẳng biết nghĩ suy, chuyện gì cũng hay cũng giỏi nên lắm lúc gặp họa. Ông bà ta thường dạy “Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe”, vậy mà lắm kẻ chẳng biết gì cũng tranh giành phần nói để mà thể hiện, tự dưng lòi cái ngu si, dốt nát. Thưa các cụ lều báo của cái trang mạng phản động “Việt Tân”, các cụ có muốn hiểu thế nào là lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia thì dỏng tai lên mà nghe này.
Lợi ích quốc gia không phải lúc nào cũng đồng nhất với lợi ích dân tộc. “Lợi ích quốc gia thiên về đại diện lợi ích của giai cấp cầm quyền. Lợi ích dân tộc thường được hiểu là lợi ích của mọi người dân của một nước. Khái niệm lợi ích quốc gia - dân tộc có hướng tổng hợp cả hai khái niệm trên”. Đã từng có trường hợp, giới cầm quyền hy sinh lợi ích dân tộc vì lợi ích giai cấp, lợi ích phe nhóm. Năm 1870, khi thủ đô Paris (Pháp) bị quân Phổ bao vây thì Chính phủ vệ quốc của giai cấp tư sản lại đầu hàng, không đứng về phía Nhân dân trong cuộc chiến tranh vệ quốc.
Nội hàm của lợi ích quốc gia - dân tộc cũng có sự khác nhau trong từng thời điểm lịch sử. Ở Việt Nam, dưới chế độ phong kiến, lợi ích cốt lõi của quốc gia - dân tộc là độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ. Kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đất nước, lợi ích quốc gia - dân tộc không chỉ là giành độc lập dân tộc để giữ chủ quyền lãnh thổ mà còn là đi lên CNXH; Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam hơn 90 năm qua là do yêu cầu đòi hỏi khách quan của Cách mạng Việt Nam. Đảng phấn đấu vì lợi ích quốc gia, dân tộc và đó cũng chính là mục đích cuối cùng của Đảng. Đây là điểm khác biệt của một Đảng cầm quyền chân chính so với các đảng phái chính trị khác. Lợi ích quốc gia - dân tộc luôn là kim chỉ nam trong việc hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam, những thành tựu, cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín của Việt Nam đạt được như ngày nay đã chứng minh quan điểm đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết, trước hết của Đảng là hoàn toàn đúng đắn, sáng suốt.
Như vậy thì bảo vệ lợi ích của Đảng cũng chính là đang bảo vệ lợi ích của quốc gia, lợi ích của dân tộc vì đó là một thể thống nhất không thể tách rời.
Cái bọn lếu láo “Việt tân” cho rằng thanh niên Việt Nam chỉ biết bảo vệ lợi ích của Đảng mà quên đi lợi ích của quốc gia, dân tộc nhằm tạo ra sự mâu thuẫn, đối đầu giữa Đảng với Nhân dân, qua đó kích động Nhân dân chống đối Đảng. Thủ đoạn xuyên tạc của chúng tưởng chừng mới, nhưng thực ra đã quá cũ và lạc hậu, mỗi chúng ta cần hết sức cảnh giác để không mắc mưu các thế lực thù địch, làm tổn hại đến lợi ích quốc gia – dân tộc và cuộc sống hòa bình của Nhân dân./.

TRUYỀN THÔNG BẨN ĐANG CỐ GẮNG ĐỔ TỘI HẾT VÀO NHÀ THẦU, CÔNG NHÂN VÀ BẢO VỆ

 Có lẽ rất nhiều người trong chúng ta cảm thấy rung động khi chứng kiến những nỗ lực giải cứu bé Hạo Nam, một trường hợp tai nạn chưa từng có tiền lệ và đầy xúc động cũng như ám ảnh trong những ngày vừa qua.

Nhưng, có nhiều nhà báo, dân cư mạng bắt đầu lợi dụng câu chuyện thương tâm của bé Hạo Nam, đổ hoàn toàn trách nhiệm sang phía nhà thầu, các công nhân và các bảo vệ công trường nơi em gặp tai nạn. Nhiều tờ báo, trang mạng còn cố gắng phân tích và yêu cầu bỏ tù, tạm giam những người liên quan nhưng lại lược bỏ những chi tiết quan trọng như các bé đã được bảo vệ cảnh báo và đuổi ra khỏi công trường trước đó nhưng sau đó đã lẻn vào công trình trong lúc các công nhân nghỉ trưa, công trình đã có dây căng và biển cấm vào, các bé lẻn vào công trình ở khe kẽ góc khuất không ai phát hiện ra được….
Việc đưa thiếu thông tin, lợi dụng sự thương xót của cộng đồng mạng, lợi dụng mâu thuẫn giàu - nghèo để kiếm tương tác trong trường hợp này là một việc thô bỉ và không thể chấp nhận được.
Đúng là nhà thầu và những người liên quan phải trách nhiệm, điều này sẽ được làm rõ, nhưng phải đưa tin, phân tích một cách trung thực, khách quan. Thương bé không phải bằng cách bỏ qua, xóa đi những sai lầm, đổ hoàn toàn trách nhiệm lên những người khác. Ngược lại, phía nhà thầu, công nhân, bảo vệ cũng không hề có ý định che giấu, họ đã gọi cứu nạn đến, hỗ trợ trong quá trình cứu bé, sẵn sàng cung cấp thông tin liên quan, không thoái thác trách nhiệm, chấp nhận chịu thiệt hại.
Chúng ta thương bé thật, nhưng tình thương thì cũng cần có lý trí. Chúng ta đồng cảm với gia đình bé, nhưng cũng cần phân tích rõ ràng để các bố, mẹ, gia đình khác quản lý con em thật tốt, đừng vô tâm và bỏ mặc con trẻ, hãy có trách nhiệm với các bé và tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Chúng ta thông cảm vì cái nghèo, nhưng không thể vì cái nghèo để lờ đi những việc làm sai được.
Các bạn cần phải biết rằng, không ai muốn tai nạn diễn ra vì mạng người là quý giá, tiến độ công trình cũng là cần câu cơm của rất nhiều người. Không ai muốn mất con, cũng chẳng ai muốn có một vụ tai nạn thiệt mạng ở công trình mà mình đang làm việc. Công trình sẽ bị đình chỉ nhiều ngày, thậm chí là nhiều tháng để phục vụ công tác đo đếm, điều tra… Sẽ có nhiều người bị mất việc thậm chí là mất trắng tài sản, thiệt hại tài sản là rất lớn lao.
Không phải chỉ gia đình bé Hạo Nam coi như không có Tết mà còn rất nhiều người khác nữa, đó có thể là những công nhân, bảo vệ, nhà thầu công trình và gia đình của họ nữa.

HỌ CHỈ TIN CÁI HỌ MUỐN TIN, CHỨ KHÔNG CHẤP NHẬN SỰ THỰC KHÁCH QUAN

 Các bạn còn nhớ đến vụ bác sĩ Khoa rút ống thở lấy đi triệu lít nước mắt của dân cư mạng trong năm 2021 chứ? Hóa ra lại là một vụ lừa đảo, giả mạo của những cá nhân tung tin giả nhằm chuộc lợi hoạt động từ thiện. Gần đây hơn, còn nhớ vụ cầu cơ ở Học viện Tài Chính diễn ra vào giữa năm 2022 chứ? Ai cũng cho rằng có em, bạn, chị gái, anh trai… và quan sát rõ vụ việc, tung ra nhiều bằng chứng là log chat này kia rồi chửi bới trường che giấu sự việc. Rồi sau đó mới lộ ra là “trò đùa”. Một vụ khác là nam sinh khai rằng bị cướp ở ký túc xá Dĩ An, dân mạng lại chửi nhà trường bao che cho bảo vệ… Và kết quả là việc bạn này “quan hệ công khai” bị bắt quả tang.

Người ta nói rằng có nhiều vụ việc đã bị “dìm” nhưng khi được hỏi rằng vụ này là vụ nào thì tuyệt nhiên không trả lời được. Nhưng nếu lấy ví dụ về việc phần đông cư dân mạng tin tưởng những thông tin thất thiệt rồi ngã ngửa ra thì đã có nhiều lần rồi.

Hãy thử suy nghĩ một chút xem sao nhé, nếu 12 lính nghĩa vụ sắp xuất ngũ xâm hại nạn nhân là có thật và bị bế đi trong đêm. Vậy thì chắc chắc đơn vị phải đánh điện về tận nhà và địa phương giải thích việc tại sao 12 lính nghĩa vụ này không về nhà vào ngày hôm sau. Đúng không? Nếu không thì chẳng có gia đình nào để yên cả. Vậy mà trong gần 2 ngày qua, không có bất cứ thông tin nào về 12 lính nghĩa vụ này được tiết lộ ra? Những cái camera “chạy bằng cơm” lại không biết gì hay sao? Chẳng lẽ không một ai biết bạn, con cháu mình không đến đợt xuất quân lại không trở về nhà?
12 lính nghĩa vụ được đi lại tự do ngay trong doanh trại quân đội vào giữa đêm khuya với lính gác cầm AK-47 và trực ban là sĩ quan cao cấp trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu? Rồi 12 lính nghĩa vụ hét toáng lên giữa doanh trại quân đội mà lại không hề lo sợ bị ai phát hiện và ngăn cản kịp thời để xảy ra vụ việc? Đèn thì sáng trưng sáng choang, lúc thì đưa tin kéo vào bụi, nhưng lại quay tiếng thét ở dãy nhà cao tầng?
Cũng không hề có thông tin về nạn nhân được ghi trong tố cáo ẩn danh. Trong khi nhà trường khẳng định rằng không có ai thiệt mạng cả. Hãy nghĩ thế này, đây là mạng người, không thể nào hồi sinh được, không thể nào có thiệt mạng mà lại che giấu được cả. Lớp học mất đi sinh viên, gia đình mất đi thành viên, bạn bè thân thiết không được gặp nữa… thì kiểu gì danh tính cũng lộ ra mà thôi. Nếu bị xóa đi tin nhắn, âm thanh, bằng chứng nhưng hãy nhớ rằng không có thiết bị nào xóa được kí ức, kiểu gì trong đầu các bạn sinh viên hôm ấy cũng sẽ lưu giữ lại được cái tên và chỉ cần công khai cái tên này là xong, tra cứu danh sách sinh viên mất hay còn là biết ngay (nếu như vụ việc có thật).
Nạn nhân lại là con của một tướng Không quân trong quân đội, việc này trực tiếp khiến việc tra cứu danh sách dễ hơn hẳn vì số lượng hàm tướng Không quân trong quân đội ta chỉ đếm trên đầu ngón tay mà thôi. Và các tướng Không quân này đều là người Trung hoặc người Bắc. Thà đồn là tướng Lục quân thì còn nghe có lý.
Và một chiếc camera điện thoại thu được âm thanh rõ tiếng kêu ở một tòa nhà cách đó gần trăm mét và ở một không gian mở với một diện tích khoảng hơn 30.000 mét vuông? Nghe có vô lý không?
Thông tin thì toàn bạn tôi học ở đó, anh tôi làm ở đấy, chị tôi bán trà đá đêm, cháu tôi sinh viên mẫn cán… chứng kiến. Bằng chứng thì toàn là tin nhắn, ghi âm, cái này đến các cháu tiểu học còn làm giả được.
Đấu tranh cho công lý là điều đúng đắn. Ủng hộ nạn là một điều luôn luôn cần thiết. Mỗi người không thể vô can để rồi tạo ra một xã hội vô cảm. Nhưng, mọi sự việc đều cần được nhìn nhận thật lý trí, thật khách quan, thật rõ ràng, đừng để cảm xúc lấn át và dẫn dắt.
Bây giờ cũng là thời đại mà các nền tảng không kiểm soát xuyên biên giới phát triển, không còn là những năm 1980 mà đòi có thể che giấu được toàn bộ sự việc. Không có nền tảng này thì ta có nền tảng khác, người ta không thể ngăn chặn hàng trăm triệu người tìm đến công lý. Nhưng đó có phải là công lý thật không thì cũng lại chẳng dám chắc.

VẠCH TRẦN ĐỐI TƯỢNG TÁN PHÁT CLIP FAKE VỤ NỮ SINH TRƯỜNG HUFLIT

 Clip pha ke về vụ nữ sinh trường HUFLIT được lan truyền mạnh mẽ nhất và được biết tới nhiều nhất là từ Facebook có tên Thuan Van Bui chia sẻ. Trước khi có họp báo đính chính thông tin, số ít người đã phát hiện ra Facebook Thuan Van Bui có dấu hiệu của một đối tượng ch.ống nhà nước và hoài nghi về thông tin hắn đưa. Nhưng lúc đó do bị cảm xúc chi phối, nhiều người đã bỏ qua cảnh báo này.

Vậy Thuan Van Bui là ai? Tên thật là Bùi Văn Thuận, trú tại thị xã Nghi Sơn, Thanh Hoá, giáo viên hợp đồng của một trường trên địa bàn Hà Nội. Hắn là đối tượng cốt cán trong tổ chức ph.ản đ.ộng "Hội Anh Em Dân Chủ", công khai ủng hộ tổ chức kh.ủng b.ố Việt Tân. Hắn được giao nhiệm vụ phát triển lực lượng ch.ống ph.á tại tỉnh Hoà Bình.

Bùi Văn Thuận đã lập và sử dụng các tài khoản facebook cá nhân “Thuan Van Bui”, “Từ Việt Dân” và fanpage “Cha già dân tộc - danh nhân văn hóa quốc tế Việt Nam” để phục cho hoạt động tuyên truyền ch.ống ph.á nhà nước, .bôi n.họ và xu.yên t.ạc về Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng như đường lối, chính sách của nhà nước...
Ngày 30/08/2021 Bùi Văn Thuận chính thức bị b.ắt với tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm ch.ống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, bản án là 8 năm tù giam và 5 năm quản chế.
Theo tìm hiểu, bản cáo trạng ghi rõ đường link Facebook của Bùi Văn Thuận trùng khớp với Facebook Thuan Van Bui mà có chia sẻ clip pha ke về vụ nữ sinh. Tuy nhiên đối tượng này đã bị b.ắt vào năm 2021. Như vậy có thể tài khoản Facebook của hắn hiện tại đang do đồng bọn quản lý.
Sau khi có thông tin đính chính từ phía nhà trường về vụ việc, tài khoản Thuan Van Bui cũng xoá vội clip pha ke và tiếp tục đăng bài bóng gió. Tưởng thế nào, núp bóng người khác rồi lên mạng "anh hùng" lắm nhưng cũng phải rén.

KHÓC LÀM GÌ NỮA, ĐẶNG HỮU NAM!

 Đây là bức tâm thư đẫm nước mắt của Đặng Hữu Nam gửi cho linh mục đoàn giáo phận Vinh, để khóc lóc về những "oan sai" của bản thân khi bị bề trên phạt "huyền chức" hơn một năm nay và mong muốn được khôi phục quyền hạn như trước đây. Đáng nói, đây là bức tâm thư thứ 3 liên tiếp mà Nam gửi lên nhưng chưa được hồi âm.

Đối với Công giáo, việc một linh mục mà bị Giáo hội, đấng bề trên (Giám mục) đưa ra hình phạt “vạ huyền chức” hay còn gọi là “treo chén” là hình thức xử lý nghiêm minh nhất và coi như con đường mục vụ, hành lễ, danh dự, uy tín của vị linh mục đó trở về con số 0. Nói một cách đơn giản, linh mục đó không còn có thể thi hành chức vụ như một linh mục giáo xứ, không cử hành thánh lễ hay mặc lễ phục cách công khai, bị ngưng các hoạt động mục vụ. Không khác gì anh cán bộ đứt xích bị cho về hưu non.
Thế mới thấy Đặng Hữu Nam đang phải chịu những nỗi nhục như thế nào. Thà rằng bị bắt giam còn được đám chống cộng bên ngoài tung hô, coi là thần tượng. Đằng này bị "vô hiệu hóa" bởi sự nghiêm minh bởi bề trên - mới là điều đáng sợ nhất. Và theo tôi nghĩ, đây mới là hình phạt thích đáng nhất, xứng đáng nhất với một kẻ lợi dụng tôn giáo của mình để thực hiện những điều đen tối, khiến người đời bên ngoài hiểu nhầm về tôn giáo của mình.
Lúc cầm loa kích động giáo dân sao không nghĩ đến lúc này, giờ khóc lóc thì có ích gì.
P/s: Nhiều người hỏi, sao không bắt Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục, tôi đã trở lời: bắt đâu phải là hình phạt đau đớn nhất. Bị "treo chén" mới là nhục nhã nhất.

2/1/23

THI NHÂN VÀ ĐẠO TẶC

 

Đêm trăng vằng vặc, thi nhân hạnh phúc thả hồn tìm thi hứng. Đạo tặc lại cảm thấy thật xui xẻo vì không có cơ hội trộm cắp tài sản.

Cùng một hiện thực khách quan nhưng hai đối tượng có hai góc nhìn khác nhau, dẫn đến thái độ, quan điểm đối lập nhau. Trên mặt trận tư tưởng văn hóa, không ít người đang bị các thế lực xấu dẫn dụ bằng góc nhìn, tư duy của đạo tặc...

Thông điệp “ru ngủ” và thông tin “tầm gửi”

Gần đây, nhiều tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội Facebook, YouTube... chia sẻ video của một du học sinh Việt Nam ở nước ngoài nói về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và tâm tư của một bộ phận người Việt Nam ở hải ngoại. Sản phẩm này được làm từ năm 2020, nhân kỷ niệm 45 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Thời gian này, nó được nhiều người sử dụng, chia sẻ lại như một cách để họ lan tỏa thông điệp của một bộ phận trí thức trẻ có cơ hội đi du học nước ngoài đối với tình hình đất nước, tương lai dân tộc.

Theo dõi thì thấy, chủ nhân của tài khoản có video trên mạng xã hội là người có kiến thức, năng động, có kỹ năng diễn đạt bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Tiếc rằng, chỉ với một góc nhìn hẹp thông qua lăng kính của người nước ngoài, cô đã vội bày tỏ thái độ đồng tình với quan điểm về chiến tranh của những kẻ đã từng đem quân đến xâm lược Tổ quốc mình. Cô khuyên các bạn trẻ, có cơ hội hãy đi du học để được mở mang, khám phá và hãy nhìn nhận đất nước mình qua lăng kính của người khác để đánh giá lịch sử một cách đúng đắn và trọn vẹn hơn...

Trên không gian mạng hiện nay, xuất hiện rất nhiều những sản phẩm truyền thông dạng như vậy. Thực trạng này cho thấy, các thế lực thù địch đã và đang có sự điều chỉnh, thay đổi mạnh mẽ về phương thức, thủ đoạn chống phá. Cùng với việc sử dụng những thành phần bất hảo, phản bội Tổ quốc ra mặt chống đối Đảng, Nhà nước bằng kiểu tấn công, đả kích, xuyên tạc công khai, trực tiếp trên không gian mạng, họ đã hướng đến ngày càng nhiều hơn việc sử dụng những trí thức trẻ, du học sinh có tư tưởng cực đoan như một công cụ tinh vi.

Thi nhân và đạo tặc
Ảnh minh họa: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
 

Với cách lập ngôn tự sự, bằng lối diễn đạt nhẹ nhàng kiểu “ru ngủ”, những “phát thanh viên” trẻ tuổi này dẫn dụ người nghe bằng sự cài cắm thông tin rất khôn khéo, tinh vi. Họ luôn miệng nói rằng, mình không quan tâm đến chính trị. Rằng, mình nói lên vấn đề chỉ là bày tỏ một góc nhìn, một quan điểm cá nhân để mọi người cùng suy ngẫm. Kết luận thế nào là quyền của mỗi người... Nhưng thực chất thì đó là một kiểu “diễn biến hòa bình” tinh vi.

Cách truyền thông kiểu “nửa nạc nửa mỡ” này là một chiêu bài dân túy, một phương thức biến thể của “cách mạng màu” được các thế lực thù địch áp dụng để chống phá Việt Nam trên không gian mạng. Biểu hiện của nó là hình thức tuyên truyền “mật ngọt chết ruồi”, “mưa dầm thấm lâu”... Sự thay đổi, điều chỉnh phương thức của họ xuất phát từ thực tế là, kiểu tung tin giả, dựng chuyện nói xấu, xuyên tạc sự thật, công kích trực diện... đã tỏ ra không còn tác dụng.

Hằng ngày hằng giờ không gian mạng ngập những thứ “rác” thông tin độc hại do họ tung ra, đại đa số công chúng đã không dễ bị mắc lừa. Để có thể truyền tải thông điệp phản động, họ thay đổi chiến thuật, sử dụng phương thức “vu hồi”. Cùng với những chiến dịch, sản phẩm truyền thông kiểu “ru ngủ” như trên, còn có kiểu tầm gửi thông tin. Một số đối tượng từng công khai chống phá, đã thay đổi thái độ, quay sang phát ngôn ủng hộ Đảng, Nhà nước.

Tuy nhiên, trong các sản phẩm truyền thông của họ, sự cài cắm những tư tưởng chống phá vẫn khá rõ. Trong một bài nói, bài viết, họ cài cắm một vài ý, một vài dòng, thậm chí chỉ một vài câu chứa thông điệp ám chỉ, kích động, thù địch. Kiểu ký sinh thông tin độc hại dạng này rất nguy hiểm. Nó như cây tầm gửi. Ban đầu chỉ là một mầm nhỏ, dần dần nó sẽ hút dưỡng chất của cây chủ để sinh sôi, thực hiện mưu đồ soán ngôi, lật đổ. Chúng ta cần vạch rõ, nhận diện rõ để giúp công chúng có kỹ năng phân biệt thật giả, trắng đen giữa mớ thông tin vàng thau lẫn lộn.

Từ góc nhìn đến thái độ

Có thể thấy phương thức, thủ đoạn chống phá của các đối tượng xấu, các thế lực thù địch ngày càng tinh vi, bài bản. Tuy nhiên, bằng thái độ khách quan, bình tĩnh, sáng suốt, chúng ta không khó để nhận diện đúng bản chất của vấn đề. Bởi, những mưu đồ đen tối, dù có che đậy, ngụy trang tinh vi đến đâu, tự bản thân nó cũng sẽ lòi ra cái “đuôi cáo” giấu trong bộ lông sặc sỡ. Trên không gian mạng, những sản phẩm tuyên truyền của họ được ngụy trang dưới những thuật ngữ gọi là “sự thật”, “chính kiến”, “góc nhìn”, “suy nghĩ”, “chuyện riêng”... không khó để nhận ra những nội dung, thông điệp được họ cài cắm trong những câu chuyện, dòng trạng thái, cuộc trao đổi...

Đó có thể là video trên trang cá nhân của một du học sinh có tư tưởng cực đoan, buổi Livestream của một người tự xưng là “học giả”, “nhà nghiên cứu”... Đáng chú ý là, trước khi thực hiện các nội dung tuyên truyền, chủ của các tài khoản mạng xã hội ấy thường tạo dựng lòng tin, gây thiện cảm với người khác bằng cách khéo léo giới thiệu nhân thân của mình.

Chẳng hạn, bản thân từng là học sinh giỏi, sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng, từng được giáo dục chu đáo, từng tự hào về Đảng... Nhưng khi ra nước ngoài, được học tập, được tiếp xúc, mở mang tầm hiểu biết thì sự thật lại không như những gì được giáo dục, học tập khi ở nhà...

Điều đáng nói là những sản phẩm truyền thông ấy thu hút sự tương tác của khá nhiều người, nhất là giới trẻ, cả trong nước và du học sinh, kiều bào. Không ít người bày tỏ thái độ yêu thích, ủng hộ, hưởng ứng. Họ dễ tin vào thứ “mật ngọt chết ruồi” ấy bởi nhiều người bị kéo vào góc nhìn do đối tượng đã bố trí sẵn. Từ việc tương tác, hưởng ứng thông điệp cực đoan, một số người quay lưng thể hiện thái độ “thất vọng” với Đảng, Nhà nước; phủ nhận thành quả cách mạng của cha ông, cổ súy tư tưởng hướng ngoại.

Để nhận diện rõ phương thức chống phá tinh vi của các thế lực thù địch thông qua các sản phẩm truyền thông như đã nêu trên, công chúng không gian mạng cần xác định, lựa chọn góc nhìn đúng đắn. Hiện thực khách quan chỉ có một. Bày tỏ thái độ như thế nào, phụ thuộc vào góc nhìn của bạn. Không ai phản đối việc các bạn trẻ khi ra nước ngoài học tập, làm việc, có đam mê nghiên cứu, học hỏi, lắng nghe dư luận bạn bè quốc tế đánh giá về đất nước mình, dân tộc mình, tiên tổ, ông cha mình, kể cả quan điểm của những cựu binh từng tham chiến tại Việt Nam.

Tuy nhiên, tất cả đều là những góc nhìn tham chiếu. Để đánh giá hiện thực, cần một cái nhìn tổng thể dựa trên thế giới quan, phương pháp luận khoa học.

Khi bạn bị kẻ xấu dẫn dụ vào góc nhìn thiên lệch, võ đoán, cực đoan theo ý đồ của họ, lịch sử dân tộc và hiện thực đất nước tất yếu sẽ bị bóp méo, phiến diện. Câu chuyện dân gian về thi nhân và đạo tặc nhắc nhở chúng ta rằng, khi mình có góc nhìn đúng đắn, sẽ có thái độ tích cực. Có thái độ tích cực mới tạo ra năng lượng tích cực để có hành động vì chân lý, lẽ phải, biết đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết.

Đánh giá về lịch sử đất nước, về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mà lại nhìn qua lăng kính của kẻ từng đi xâm lược Tổ quốc mình rồi coi đó là “hiện thực khách quan”, kêu gọi Đảng, Nhà nước phải thay đổi chủ trương, đường lối... thì đó là cách làm phản khoa học, phi thực tế. Hành trang, điều kiện để thúc đẩy hòa hợp dân tộc là gác lại quá khứ, hướng tới tương lai tươi đẹp để chung tay xây dựng đất nước phồn vinh. Lấy cớ hòa hợp dân tộc để “tẩy sử”, “lật sử” là hành vi của đạo tặc, cần phải đấu tranh lên án và loại bỏ.

Đường lối, chủ trương, phương châm đối ngoại, quan hệ quốc tế của Việt Nam là chọn chính nghĩa và lẽ phải, không chọn bên. Là những công dân, những trí thức trẻ ra nước ngoài học tập, làm việc, điều tuyệt vời nhất các bạn trẻ cần làm đó là hãy chứng minh, chứng tỏ mỗi công dân là một “sứ giả” của văn hóa dân tộc, của vị thế quốc gia.

Diện mạo đất nước cũng như đêm trăng sáng. Đó là hiện thực khách quan. Vì lý do gì mà bạn không đứng ở vị trí của thi nhân, lại để kẻ xấu lôi kéo làm đạo tặc?

LỮ NGÀN

Kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

 

Thực tế của Đảng Cộng sản Liên Xô đã chứng minh, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ Liên Xô là do đã từ bỏ các nguyên tắc xây dựng Đảng dẫn đến sự tan rã của Đảng.

Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, trong các kỳ đại hội Đảng gần đây, vấn đề kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng là quá trình phát triển nhận thức lý luận của Đảng trên cơ sở tổng kết thực tiễn của 36 năm đổi mới theo hướng mở rộng và bao quát hơn những nội dung cần phải kiên định. Kiên định nguyên tắc là cơ sở để chúng ta phân biệt đối tượng, đối tác trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. 

Đại hội lần thứ XIII, Đảng ta lần đầu tiên khẳng định: Kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng, bởi những lý do sau đây:

Thứ nhất, về lý luận, nguyên tắc là vấn đề có tính sống còn đối với một tổ chức. Tuân thủ các nguyên tắc thì tổ chức đó vững mạnh, từ bỏ hoặc thực hiện không nghiêm túc các nguyên tắc thì sẽ dẫn đến tổ chức rệu rã và có nguy cơ tan rã.

Kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Ảnh minh họa: Tạp chí Tuyên giáo. 

Trải qua hơn 90 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng ta luôn vận dụng và phát triển sáng tạo những nguyên tắc cơ bản của học thuyết Mác-Lênin về xây dựng Đảng. Tổng kết công tác xây dựng Đảng qua các thời kỳ cách mạng khác nhau, tuy cách diễn đạt về các nguyên tắc xây dựng Đảng có khác nhau một vài điểm nhưng nhìn chung, Đảng ta vẫn luôn khẳng định những nguyên tắc trên cơ sở vận dụng và tuân thủ các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta phát triển nguyên tắc về nền tảng tư tưởng: “Đảng lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động”. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc”.

Đây là lần đầu tiên Đảng ta xác định: Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là đội tiền phong của giai cấp công nhân mà còn là đội tiền phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam. Đồng thời, cũng tại đại hội lần này, Đảng ta bổ sung thêm nguyên tắc: “Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc chủ yếu nói trên trong quá trình xây dựng Đảng là một trong những yếu tố có tính quyết định bảo đảm cho Đảng ta giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam; là cơ sở khoa học để Đảng ta không ngừng chăm lo xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, làm cho Đảng luôn xứng đáng vai trò người lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Trên cơ sở những nguyên lý về xây dựng chính đảng kiểu mới của giai cấp công nhân do Lênin nêu ra và thực tiễn hoạt động của Đảng ta, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI thông qua (các nhiệm kỳ XII và XIII thống nhất giữ nguyên Điều lệ) quy định về các nguyên tắc tổ chức và hoạt động như sau: “Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thực hiện các nguyên tắc: Tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, gắn bó mật thiết với nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.

Từ đó đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên định thực hiện nghiêm 5 nguyên tắc này và đó cũng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của Đảng ta trong thời gian qua.

Thứ hai, quan điểm chỉ đạo là kiên định nhưng không phải là cứng nhắc, giáo điều và cũng không phải là đổi mới vô nguyên tắc.

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; thắt chặt mối quan hệ mật thiết với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”.

Trong quá trình thực hiện các nguyên tắc xây dựng Đảng, cần thấm nhuần quan điểm chỉ đạo: Kiên định và đổi mới, kế thừa và phát triển, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Kiên trì, kiên định nhưng không trở thành giáo điều, cứng nhắc; đổi mới, kế thừa và phát triển nhưng trên cơ sở giữ vững các nguyên tắc chứ không phải là vô nguyên tắc, dân chủ quá đà, lẫn lộn giữa đối tượng, đối tác.

Thứ ba, về thực tiễn, trong nghiên cứu, học tập, quán triệt thực hiện các nghị quyết của Đảng thì chỉ đạo và tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu, chậm được khắc phục nên khi thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng rất cần phải kiên định tuân thủ các nguyên tắc. Nếu ai không tuân thủ sẽ phải chịu trách nhiệm bằng các hình thức kỷ luật của Đảng.

Đánh giá việc thực hiện các nguyên tắc và đổi mới phương thức lãnh đạo, văn kiện Đại hội XIII chỉ ra những ưu điểm sau: “Công tác xây dựng Đảng về chính trị được đặc biệt chú trọng. Kiên định nền tảng tư tưởng của Đảng, đường lối đổi mới và các nguyên tắc xây dựng Đảng”. “Phương thức lãnh đạo của Đảng tiếp tục được đổi mới. Ban hành và thực hiện nhiều quy định bảo đảm giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, đề cao nguyên tắc pháp quyền, phát huy dân chủ, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội”.

Trong Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng nêu rõ ưu điểm: “Đảng ta luôn vững vàng, kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và không ngừng vận dụng, phát triển sáng tạo phù hợp với thực tiễn Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới và những nguyên tắc về xây dựng Đảng”.

Về hạn chế, khuyết điểm trong việc thực hiện nghị quyết của Đảng nói chung, các nguyên tắc xây dựng Đảng nói riêng vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm như Văn kiện Đại hội XIII chỉ ra: “Chỉ đạo và tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu, chậm được khắc phục”.

Đánh giá việc thực hiện các nguyên tắc xây dựng Đảng, Văn kiện Đại hội XIII nêu: “Việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ ở một số nơi chưa nghiêm, thậm chí còn vi phạm, mất đoàn kết nội bộ, có nơi còn biểu hiện cục bộ, lợi ích nhóm. Kiểm soát quyền lực còn lúng túng, hiệu quả thấp”. “Tự phê bình và phê bình ở nhiều nơi còn hình thức. Thực hiện trách nhiệm nêu gương, nhất là của người đứng đầu chưa tạo được sự lan tỏa sâu rộng”.

Một số cấp ủy, tổ chức đảng đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm kéo dài. Đây là điều rất đáng trăn trở vì trong nhiệm kỳ Đại hội XII, cấp ủy các cấp đã kiểm tra 264.091 tổ chức đảng và 1.124.146 đảng viên; ủy ban kiểm tra các cấp đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 15.920 tổ chức đảng và 47.701 đảng viên (trong đó có 23.432 cấp ủy viên). Qua kiểm tra, cấp ủy các cấp đã thi hành kỷ luật 1.329 tổ chức đảng và 69.600 đảng viên; ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 17.610 đảng viên. Riêng Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã thi hành kỷ luật 10 tổ chức đảng và 60 đảng viên; Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 169 đảng viên (trong đó có 53 đồng chí là cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý). Các cấp ủy đã giám sát 193.993 tổ chức đảng và 528.652 đảng viên; ủy ban kiểm tra các cấp đã giám sát 124.469 tổ chức đảng và 185.731 đảng viên.

Điều cần lưu ý là rất nhiều vi phạm xảy ra từ nhiệm kỳ trước nhưng đến nay mới bị phát hiện và xử lý. Như vậy trước đó, việc tuân thủ các nguyên tắc xây dựng Đảng chưa thật sự được coi trọng, thậm chí bị buông lỏng. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là các nguyên tắc xây dựng Đảng chưa được coi trọng và thực hiện nghiêm túc. Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên có nguyên nhân khách quan, nhưng chủ yếu là nguyên nhân chủ quan: Một số cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ, toàn diện, sâu sắc về tầm quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình mới; việc quán triệt các nghị quyết của Đảng ở một số nơi chưa kịp thời, sâu sắc. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa chủ động, sâu sát, thiếu quyết liệt; chưa coi trọng việc tự kiểm tra, xử lý vi phạm. Một số nơi, người đứng đầu chưa phát huy hết trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, chưa gương mẫu, còn thụ động, né tránh, trông chờ vào chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên. Việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ ở một số nơi chưa nghiêm, thậm chí còn vi phạm, mất đoàn kết nội bộ, có nơi còn biểu hiện cục bộ, lợi ích nhóm. Kiểm soát quyền lực còn lúng túng, hiệu quả thấp. Sự phối hợp giữa một số cấp ủy với đảng đoàn, ban cán sự đảng có lúc, có nơi thiếu chặt chẽ, hiệu quả chưa cao. Việc phân định trách nhiệm của người đứng đầu trong mối quan hệ với cấp ủy và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị chưa rõ; chưa phát huy đúng mức vai trò của cá nhân trong tập thể. Việc xây dựng, phát huy vai trò của các cơ quan tham mưu về công tác xây dựng Đảng có lúc, có nơi chưa được quan tâm đúng mức; một bộ phận cán bộ tham mưu chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Trong thời gian tới, để góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 25-10-2018 của Bộ Chính trị khóa XII về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” cần thực hiện đồng bộ một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

Thứ nhất, kiên định những nguyên tắc xây dựng Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 25-10-2018 của Bộ Chính trị. Tăng cường tuyên truyền trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về nội dung các nguyên tắc xây dựng Đảng để từ nhận thức sẽ có hành động đúng và tạo sự lan tỏa theo phương châm “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”.

Thứ hai, tập trung xây dựng, thông tin chủ động, chính xác, kịp thời, toàn diện, đúng đối tượng về các hoạt động, sự kiện chính trị, xã hội của đất nước. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các chuyên trang, chuyên mục, fanpage, blog, tài khoản mạng xã hội (Zalo, Facebook...) về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Thứ ba, thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình tư tưởng, kịp thời định hướng dư luận xã hội; thực hiện tốt quy chế phát ngôn, cung cấp thông tin chính thống, kịp thời cho báo chí; công khai kết quả kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng trên các phương tiện truyền thông; xử lý nghiêm những thông tin phản ánh không đầy đủ, phiến diện, tiêu cực một chiều trên báo chí, mạng xã hội.

Thứ tư, quán triệt, thực hiện nghiêm Quy định số 37-QĐ/TW ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về những điều đảng viên không được làm; Quy định số 22-QĐ/TW ngày 28-7-2021 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; Quy định số 69-QĐ/TW ngày 6-7-2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong khai thác, sử dụng internet, mạng xã hội; thường xuyên tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân nêu cao tinh thần cảnh giác, không tham gia bình luận tiêu cực hoặc chia sẻ những thông tin xấu độc trên không gian mạng.

PGS, TS LÊ VĂN CƯỜNG, Phó viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh 

VẠCH TRẦN MƯU ĐỒ LỪA PHỈNH, KÍCH ĐỘNG CÔNG NHÂN ĐÌNH CÔNG, BIỂU TÌNH

 

Lợi dụng tình hình khó khăn trong bảo đảm ổn định thu nhập, việc làm của một số doanh nghiệp xuất khẩu trong thời gian qua, trên mạng xã hội xuất hiện những bài viết kích động công nhân đình công, biểu tình.

Các bài viết này phủ nhận vai trò của Công đoàn Việt Nam, cho rằng Công đoàn Việt Nam không đấu tranh đòi tăng lương cho người lao động, và rằng chỉ có các tổ chức công đoàn độc lập với Công đoàn Việt Nam mới chăm lo tốt cho quyền lợi của người lao động. Đây là âm mưu nguy hiểm, với ý đồ muốn phá hoại ổn định chính trị, phá hoại môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Luôn quan tâm, quyết liệt đề nghị tăng lương cho người lao động

Thời gian qua, những khó khăn của tình hình thế giới tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, quan hệ lao động tại khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước, nhất là tại các doanh nghiệp thâm dụng lao động như: Da giày, dệt may, gỗ... Có ít đơn hàng xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp buộc phải giảm việc làm, thậm chí cắt giảm lao động ngay vào thời điểm cuối năm 2022 và cận Tết Quý Mão năm 2023, làm ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập, đời sống của công nhân, người lao động.

Do kinh tế thế giới khá ảm đạm, lạm phát cao, nhu cầu tiêu dùng thấp nên theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), số người thất nghiệp năm 2022 có thể lên tới 207 triệu người. Như thế, bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động đang là khó khăn chung của các nước trên thế giới.

Vạch trần mưu đồ lừa phỉnh, kích động công nhân đình công, biểu tình
Việc bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động đang là khó khăn chung của các nước trên thế giới. 

Bất chấp thực tế khách quan đó, có quan điểm sai trái được lan truyền trên mạng cho rằng, Công đoàn Việt Nam hiện nay bỏ mặc, không còn quan tâm tới đấu tranh đòi quyền lợi, không đòi tăng lương cho người lao động, mà chỉ quan tâm kết nạp đoàn viên công đoàn.

Thực tế là vấn đề đấu tranh đòi tăng lương, yêu cầu bảo vệ quyền lợi cho người lao động luôn là mối quan tâm hàng đầu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Thực tế là trong các cuộc họp của Hội đồng Tiền lương quốc gia, tiếng nói của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam luôn là tiếng nói đầy trọng lượng và rất quyết liệt. Mỗi lần họp bàn về tăng mức lương tối thiểu vùng, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam luôn đưa ra một mức đề xuất cao nhất so với các ý kiến khác và đấu tranh quyết liệt với đại diện người sử dụng lao động để bảo vệ đề xuất ấy.

Cụ thể, ngay trong năm 2022 vừa qua, từ những đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong Hội đồng Tiền lương quốc gia, ngày 12-6-2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định tăng lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Nghị định đã có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2022. Theo đó, mức lương tối thiểu tháng đã tăng bình quân 6% (tương ứng tăng từ 180.000-260.000 đồng/tháng) so với mức cũ. Về mức lương tối thiểu giờ, nghị định cũng quy định các mức lương tối thiểu giờ theo 4 vùng: Vùng I là 22.500 đồng/giờ, vùng II là 20.000 đồng/giờ, vùng III là 17.500 đồng/giờ, vùng IV là 15.600 đồng/giờ. Các mức lương tối thiểu trên là mức lương thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp thỏa thuận và trả lương đối với người lao động.

Để bám sát tình hình, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam yêu cầu các cấp công đoàn chỉ đạo công đoàn cơ sở chủ động tham gia với người sử dụng lao động trong quá trình xây dựng thang, bảng lương của doanh nghiệp theo quy định mới về mức lương tối thiểu.

Đồng thời liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành, công đoàn tại các tổng công ty trực thuộc tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát việc chấp hành pháp luật lao động, công đoàn, bảo hiểm xã hội... của các doanh nghiệp, nhất là việc thực hiện nghị định của Chính phủ.

Đồng thời, các cấp công đoàn cũng nắm bắt thông tin, tâm tư, nguyện vọng của người lao động, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật lao động, công đoàn, bảo hiểm xã hội.

Theo Cục Quan hệ lao động và Tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), năm nào nhà nước có điều chỉnh lương tối thiểu vùng thì tiền lương thực tế của người lao động sẽ được tăng cao hơn mức tăng bình quân khoảng 2%. Trong 10 năm qua, tiền lương của người lao động tăng bình quân 6-7% mỗi năm. Năm Covid-19 tác động mạnh, Nhà nước không điều chỉnh lương tối thiểu, tỷ lệ tăng có giảm còn 5-6%. Những năm kinh tế phát triển tốt, mức tăng đạt 8-9%. Chỉ khi thiếu giờ làm, tiền lương của người lao động mới phải giảm do doanh nghiệp cũng không có nguồn để bảo đảm. Tuy nhiên, hụt đơn hàng, thiếu việc cũng chỉ ở nhóm ngành sản xuất. Một số ngành như dịch vụ ăn uống vẫn có sự tăng trưởng.

Kịp thời giải quyết khi có tranh chấp lao động tập thể

Khi có tranh chấp lao động tập thể, ngừng việc tập thể, đình công tự phát, các cấp công đoàn đều chủ động phối hợp với UBND và các cơ quan chức năng trên địa bàn kịp thời giải quyết, bảo đảm quyền lợi của tập thể người lao động, không để xảy ra điểm nóng về an ninh trật tự.

Đồng thời cần khẳng định rằng, việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động không phải chỉ là trách nhiệm của Công đoàn Việt Nam mà còn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa luôn quan tâm chăm lo, bảo vệ, đấu tranh cho quyền lợi của người lao động.

Khi dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế-xã hội, nhiều người lao động mất việc, cả hệ thống chính trị của Việt Nam đã quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ công nhân, người lao động, trong đó vai trò của Công đoàn Việt Nam rất nổi bật.

Từ việc các cấp công đoàn quan tâm, phát hiện những khó khăn của người lao động, đề xuất các giải pháp hỗ trợ, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1-7-2021 tập trung hỗ trợ 2 nhóm đối tượng là người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng sâu bởi đại dịch Covid-19, chủ yếu là công nhân và người lao động trực tiếp. Sau hơn một năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, cả nước đã hỗ trợ cho gần 36,5 triệu người lao động, người dân, 394.000 đơn vị sử dụng lao động và 500.000 hộ kinh doanh với tổng số tiền là 45.600 tỷ đồng.

Nghị quyết số 68/NQ-CP được ban hành nhanh chóng, kịp thời, thể hiện sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất, sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo cho đời sống người dân, người lao động và người sử dụng lao động trước tác động của đại dịch, được người dân, doanh nghiệp, người lao động tích cực ủng hộ thực hiện, qua đó ngày càng tạo được niềm tin của công nhân, người lao động cũng như toàn thể nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước.

Không tổ chức nào thay thế được Công đoàn Việt Nam

Cũng do luôn sâu sát, nắm bắt đời sống, tâm tư, nguyện vọng của công nhân, người lao động nên ngay từ cuối quý III năm 2022, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã lên kế hoạch chăm lo Tết Quý Mão 2023. Theo đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam dự kiến sẽ chủ trì, trực tiếp tổ chức 21 Chương trình "Ngày hội công nhân-Phiên chợ nghĩa tình năm 2023" tại các địa phương có đông công nhân, người lao động, vùng sâu, vùng xa, có điều kiện kinh tế khó khăn; dành gói hỗ trợ khoảng 500 tỷ đồng phân bổ về các công đoàn ngành, địa phương, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở để chăm lo, hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh thực sự khó khăn, mức hỗ trợ 500.000 đồng/người, được chi bằng tiền mặt (ước có khoảng 1 triệu đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ-bằng 10% tổng số đoàn viên công đoàn).

Bên cạnh đó, công đoàn cơ sở căn cứ vào nguồn lực hiện có, tự quyết định mức chi chăm lo cho đoàn viên, người lao động. Ví dụ như, Liên đoàn Lao động TP Hồ Chí Minh đã ban hành Kế hoạch số 61/KH-LĐLĐ về tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên công đoàn, người lao động nhân dịp Tết Quý Mão 2023 với phương châm “Tết đến với mọi đoàn viên, người lao động”.

Dự trù kinh phí chăm lo Tết Quý Mão năm 2023 cho đoàn viên, người lao động khó khăn của Liên đoàn Lao động TP Hồ Chí Minh khoảng 140 tỷ đồng, trong đó, cấp thành phố bảo đảm từ 25-28 tỷ đồng, công đoàn cấp trên chăm lo 110 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các đơn vị, doanh nghiệp, đoàn thể khác có hỗ trợ chăm lo Tết cho công nhân. Các hoạt động như tặng quà Tết, tặng vé xe về Tết, tổ chức chợ Tết bình ổn giá... rất thiết thực với công nhân, người lao động.

Như thế có thể thấy, ý kiến cho rằng người lao động bị Công đoàn Việt Nam bỏ mặc, Công đoàn Việt Nam không quan tâm đến đấu tranh đòi tăng lương, không quan tâm đấu tranh cho đời sống người lao động là ý kiến hoàn toàn sai trái. Nguy hại hơn nữa là mưu đồ kích động người lao động đình công tự phát, biểu tình để đòi tăng lương. Cần nhận thức rằng doanh nghiệp chính là môi trường làm việc, là nơi trả lương và bảo đảm đời sống cho người lao động.

Vì thế, công nhân, người lao động phải có trách nhiệm cùng xây dựng để doanh nghiệp phát triển, từ đó mới có nguồn lực để tăng lương, bảo đảm đời sống. Xây dựng mối quan hệ gắn bó, bảo đảm quyền lợi hài hòa, cùng chia sẻ khó khăn giữa công nhân và người sử dụng lao động là một chủ trương đúng đắn của Công đoàn Việt Nam. Môi trường kinh doanh có ổn định thì các doanh nghiệp mới yên tâm đầu tư vào Việt  Nam. Do đó, việc kích động công nhân biểu tình, đình công tự phát là lừa phỉnh họ, xui họ làm điều sai trái, để rồi tự hủy hoại nồi cơm của chính mình.

Có thể khẳng định, từ khi ra đời cho tới nay, Công đoàn Việt Nam vẫn luôn là tổ chức có vai trò chính trị quan trọng, có uy tín cao, hiệu quả cao trong việc đấu tranh cho quyền lợi của công nhân, người lao động, chưa có tổ chức nào có thể thay thế vai trò của Công đoàn Việt Nam. Không sự bôi nhọ, xuyên tạc nào có thể phủ nhận được thực tế rõ ràng đó.

Trung sĩ Công an cứu người đuối nước, lan tỏa điều tốt đẹp trong cuộc sống

  Trung sĩ Công an cứu người đuối nước, lan tỏa điều tốt đẹp trong cuộc sống      Phát hiện 2 cháu bé đang chấp chới giữa dòng nước, không q...