4/11/21

VỤ ÁN BÁC SỸ HIẾP DÂM NỮ ĐIỀU DƯỠNG Ở HUẾ: ĐÚNG NGƯỜI, ĐÚNG TỘI, ĐÚNG PHÁP LUẬT. ĐÔI ĐIỀU SUY NGẪM VỀ ĐẠO ĐỨC, LƯƠNG TÂM NGƯỜI BÁC SỸ

✍
Hơn 2 năm qua, thông tin vụ án Lê Quang Huy Phương bị bắt, xử lý về tội h.i.ế.p d.â.m, cố ý gây t.h.ư.ơ.n.g t.í.c.h, b.ắ.t g.i.ữ người trái pháp luật tại thành phố Huế tỉnh Thừa Thiên Huế đã làm mưa làm gió trên các trang mạng xã hội, không thiếu những luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật nhằm đánh lừa dư luận xã hội, chạy tội cho kẻ thủ ác lắm tiền nhiều của. Để làm rõ thực hư điều này, chúng tôi đã tìm hiểu rõ nguồn cội và có loạt bài: “Vụ án h.i.ế.p d.â.m nữ điều dưỡng: Cuộc chiến công lý & tiền bạc”. Thì mới đây, trên trang tinhotvn60s.com có đăng bài “Những điểm bất thường trong vụ bác sĩ bị tố h.i.ế.p d.â.m đồng nghiệp ở Huế”, nguồn từ https://afamily.vn, lại tiếp tục dẫn đi dẫn lại những cụm từ không có gì là mới trong suốt hơn 2 năm qua. Điều này chứng tỏ họ đã hết từ ngữ để viết nhưng không còn cách nào khác nên cố viết để đánh lừa các độc giả mới lần đầu theo dõi vụ án hay những người cố tình thay đổi sự thật. Một chiêu trò mang đầy màu sắc của các thế lực phản động đang ở nước ngoài cấu kết với những phần tử xấu ở trong nước,nhằm đánh lừa người dân chúng ta. Nay xin trích đoạn mang tính phúc đáp, có chứng cứ rõ ràng cho từng luận điệu được cho là “nhai lại” đó để quý độc giả có một cách nhìn đúng đắn hơn.

📌
Tác giả bài báo viết: “Theo luật sư, về tội danh “cố ý gây thương tích”, không phủ nhận việc bác sĩ Phương có hành hung điều dưỡng T, nhưng xuất phát từ bức xúc việc chị T. nói xấu, lại còn thách thức, hành hung bác sĩ Phương gây đau đớn. Chính vì vậy, bác sĩ Phương mới đánh điều dưỡng T”. Trong khi đó, suốt 73 phút, Phương hành hạ, tra tấn chị T. không có một câu nói nào Phương cho rằng vì chị T. đi nói xấu Phương, mà toàn là những câu nói mang tính côn đồ, hung hãn, man rợ của Phương: “Hôm nay để anh cho em một bài học nghe chưa, là anh có thể làm được tất cả mọi thứ.... Để sau ni em đừng bao giờ có ý tưởng lần đầu hết nghe chưa”, “thứ nhất là anh đang một mình ở đây còn nếu khi mà anh kêu người tới thì mệt lắm”; “em đừng có chống cự mà vô ích”, “ không được chống cự nghe chưa’,“Thở đi, không là anh trói em xong là anh thả em ra ngoài đường đấy”, “Nếu cần là anh có thể bẻ gãy tay em luôn”,“Tới đây, em xoay lưng lại...anh nói em xoay lưng lại, còn nếu không là anh vặn ngược tiếp, xoay lưng lại, xoay lưng lại...T. , thì em đừng chống cự, bỏ tay ni ra” “...Nếu như mà em chống cự nữa là anh sẽ xử ngay tại đây luôn nghe chưa! Nghe chưa!”, “Ngồi yên nghe chưa, tại vì anh nói em nghe này, cái cơn điên của anh là hắn có giới hạn thôi, nghe chưa”, “anh bắt đầu cộc rồi”. :“Giờ chừ em mà chống cự nữa là anh có cách làm cho em ngất nghe chưa, hơi đau đó, anh trói là có lợi cho em đó, để anh khỏi mất kiểm soát, rứa thì em bỏ tay lui sau để anh tự trói lại”. Đây chỉ là những câu nói của Phương từ những phút đầu tiên khi chị T. mới bước vào phòng. Không thể nào kể hết được trong 73 phút đó, Phương đã dùng những từ ngữ kiểu như vậy đến bao nhiêu lần. Trong khi đó, bị đánh bất ngờ, chị T. không biết lý do vì sao, chỉ biết hỏi và van xin: “Lý do vì răng mà em phải như ri ? Vì răng không phải con Nhung ? không phải mấy đứa mà vì răng là em ?”, “Anh giết em đi, anh giết em đi. Đau, anh ơi em chết chừ. Anh. Cứu với, có ai không cứu với, ai cứu tôi với”. “Em lạy anh, anh cho em thở miếng, em thở không nổi, em lạy anh cho em thở miếng...anh ơi, hoa mắt hoa mũi luôn...Dạ anh, cho em cho thở một xí anh hỉ, anh lạy anh, anh cho em thở một xí, em xin anh một xí thôi. Cho em ngồi một xí thôi, em hoảng loạn á, em mệt á”.
Đến đây chúng ta đã biết tác giả vừa không tôn trọng sự thật, xem thường sức khỏe người khác và vừa không bảo vệ quyền bất khả xâm hại sức khỏe của con người, mà lại đi bảo vệ kẻ thủ ác một cách vô căn cứ.
📌
Tác giả bài báo cho rằng, “Cơ quan điều tra ban đầu khởi tố bác sĩ Phương với 9% thương tích với tính chất côn đồ là không thỏa đáng”. Để trả lời cho độc giả là Lê Quang Huy Phương có côn đồ hay không thì kỳ 2 đã nói rõ về chân dung kẻ thủ ác và kỳ này chỉ trích thêm cho độc giả những đoạn thoại trên của Lê Quang Huy Phương. Không những chứng minh được Lê Quang Huy Phương là côn đồ mà còn là con người quá côn đồ.
Rồi tác giả lại cho rằng: “Chính vì vậy, ngày 05/11/2019, Cơ quan điều tra cho tiến hành giám định thương tích về mắt, với 31%, tổng hợp bằng 37%”.
Theo quy định tại điều 210 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về giám định bổ sungđược tiến hành trong trường hợp:
a) Nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ;
b) Khi phát sinh vấn đề mới cần phải giám định liên quan đến tình tiết của vụ án đã có kết luận giám định trước đó”.
Trong khi đó, tại bản kết luận giám định pháp y ngày 25/9/2019 của Trung tâm Pháp y tỉnh Thừa Thiên Huế kết luận tỷ lệ thương tích của bị hại có ghi rõ: “Chấn thương mắt hai bên xuất huyết toàn bộ nhãn cầu mắt phải, xuất huyết kết - giác mạc mắt trái đang còn điều trị chưa đánh giá được tổn thương”. Nên Cơ quan CSĐT Công an TP. Huế đã ra Quyết định trưng cầu giám định bổ sung thương tích hai mắt của bị hại và tổng hợp tỷ lệ tổn thương chung. Chứ không phải như tác giả cho rằng do Cơ quan chức năng khởi tố không thỏa đáng nên mới trưng cầu giám định bổ sung. Thật là một cách viết báo tùy tiện, không còn kỷ cương phép nước ?
Tác giả còn viết rằng: “Tại bản giám định pháp y về tình dục ngày 25/9, Trung tâm giám định pháp y tỉnh Thừa Thiên Huế xác định vết thương phần mềm bầm tím, dập cơ trên cơ thể điều dưỡng viên T, lấy một vùng dập cơ là 1%, tương đương với một vết sẹo, để áp dụng quy định tại điểm 1, mục 1, chương 9, bảng tỉ lệ phần trăm ban hành kèm theo Thông tư 20/2014/TT-BYT ngày 12/6/2014 của Bộ Y tế, là không khách quan. Đương nhiên, vết bầm tím không rách da thì không thể là sẹo, trong khi quy định của Bộ Y tế, thì chỉ có sẹo mới được tính phần trăm tổn thương cơ thể. Do đó, kết luận 9% tổn thương cơ thể cho nạn nhân T. của Trung tâm giám định pháp y tỉnh Thừa Thiên Huế là không có căn cứ và trái pháp luật”
Không biết do chưa đọc đến hay cố tình không đọc để tác giả cũng như luật sư nhận định như vậy. Tác giả cho rằng: “theo quy định của Bộ Y tế, thì chỉ có sẹo mới được tính phần trăm tổn thương cơ thể” còn không có sẹo thì không có % thương tích. Trong khi đó tại mục VIII của Chương 9, Thông tư 20 của Bộ Y tế mà tác giả đã nêu trên quy định:“Vết thương chưa thành sẹo được tính như sẹo vết thương phần mềm”. Mặc khác, theo quy định tại điểm 3, điều 2, luật giám định tư pháp quy định: “Tỷ lệ % tổn thương cơ thể được xác định tại thời điểm giám định”.Để chứng minh vấn đề này, Viện Pháp y Quốc gia là cơ quan được Nhà nước cho phép đưa ra những kết luận làm cơ sở pháp lý cho các cơ quan chức năng xem xét, xử lý những trường hợp vi phạm về chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành pháp y theo phân cấp và quy định của pháp luật, đã ban hành công văn số 447/PYQG-KHTH&CĐT, ngày 08/9/2021, kết luận thương tích của DD.H.
😭
“Vậy, Trung tâm Pháp y sau khi cộng đã tính tỷ lệ TTCT bằng 9% là đúng.”
📌
Bài viết còn cho rằng: “Về tội danh bắt giữ người trái pháp luật, luật sư khẳng định là không có cơ sở. Bằng chứng bác sĩ Phương hẹn T. mang thuốc đến quán cà phê Nhà, nên việc mang thuốc đến phòng 203 của bác sĩ Phương là ý chí của chị T. Và khi chị T. đi, về thì mọi việc diễn ra bình thường. Do đó, không có căn cứ để truy tố bác sĩ Phương về tội này”. Nghe đến đây, chúng ta cứ chấp nhận là luật sư nói điều đó, nhưng tác giả là người viết báo, có kiến thức và chính kiến trước khi đưa ra công chúng. Tác giả cứ đặt mình vào một người cấp dưới được cấp trên yêu cầu đến gặp cấp trên tại một vị trí nhất định, khi đến đó không có, tác giả có phải tìm cách để hoàn thành nhiệm vụ không hay bỏ về mà không hoàn thành nhiệm vụ ? Từ đây, lẽ ra tác giả cần làm cho độc giả biết thủ đoạn của Lê Quang Huy Phương làm như vậy mới điều được chị Thủy đến nhà mình để thực hiện ý đồ phạm tội của mình mới đúng. Nếu nói thẳng là đến nhà riêng trong giờ làm việc thì liệu có ai dám đi không ? Không rõ tác giả bỏ nội dung vụ án đi đâu để cho rằng: “Và khi chị T. đi, về thì mọi việc diễn ra bình thường”. Trong khi vừa đến thì bị Phương nói vào phòng, chốt cửa lại, đánh đập ngay sau đó. Mãi đến phút 49, dù không một mãnh áo quần trên thân, chị T. đã lừa được Phương để bỏ chạy nhưng vẫn không thoát được, bị bắt vào đánh một trận thừa sống thiếu chết, mãi đến phút 73 mới được cho về. Có lẽ đây là sự bình thường theo tác giả cho là luật sư nói ? Điều này để lại cho độc giả phán xét về nhân cách và trí tuệ của luật sư và tác giả ?
Nhận xét về thương tích 2 mắt của bị hại: “Tài liệu có trong hồ sơ cho thấy, theo hồ sơ bệnh án khi chị T nhập viện tại Bệnh viện Trung Ương Huế, kết luận mắt bình thường, không có tổn thương về mắt. Thế nhưng, Trung tâm giám định pháp y tỉnh Thừa Thiên Huế không sử dụng kỹ thuật đo khúc xạ để xác định có thương tật hay không, mà dùng phương pháp khai báo của chị T. cho chị T chỉ biểu đồ chữ, rõ ràng không khách quan. Hơn nữa, bản ảnh Cơ quan điều tra cung cấp cho cơ quan giám định làm tài liệu giám định lại chỉ chụp 2 con mắt, không có căn cứ nào để cho rằng đó là mắt của chị T. Vì vậy, cho rằng nạn nhân bị tổn thương cả hai mắt, với kết luận 31% là khiên cưỡng và không khách quan.” Đọc đến đây nếu ai tin là thật thì rất căm phẩn và cho rằng các cơ quan tiến hành tố tụng của thành phố Huế và Trung tâm giám định pháp y tỉnh Thừa Thiên Huế là những đơn vị bù nhìn, đã bị ai đó mua chuộc. Nhưng những điều sau đây chứng minh cho độc giả thấy rằng chính những ai đã viết, nói ra những điều đó mới là những người bù nhìn, đã bị đồng tiền mua chuộc nên phải dựng chuyện một cách trái ngược với thực tế.
Tại điểm 4, mục II, khám lâm sàng về mắt của Giấy khám sức khỏe D.H.
😭
. do Bệnh viện Quân y 268 thuộc Cục Hậu cần, Quân khu 4 khám và kết luận ngày 14/3/2019, trước khi chị T. vào làm việc tại bệnh viện Trung Ương Huế, ghi nhận: Kết quả khám thị lực: Không kính: Mắt phải: 10/10, mắt trái: 10/10.
Chỉ 6 tháng và 3 ngày sau đó, vào ngày 17/9/2019, D.H.
😭
bị Lê Quang Huy Phương đánh đập dã man, nhập viện cấp cứu và điều trị tại Khoa Mắt - Bệnh viện Trung ương Huế từ ngày 17/9/2019. Tại Phiếu theo dõi điều trị và y lệnh điều trị đột xuất đối với D.H.
😭
của Bệnh viện Trung ương Huế ghi nhận: 16h45 phút ngày 17/9/2019: Vùng mặt bầm tím, sưng nề, xuất huyết kết mạc mắt phải lớn hơn mắt trái. Khoa mắt hội chẩn lúc 19 giờ ngày 17/9/2019 ghi nhận: 2 mắt xuất huyết kết mạc, chấn thương đụng giập nhãn cầu. Ngày 20/9/2019, tại hồ sơ sơ kết chuyên khoa ghi: Chấn thương sọ não/ xuất huyết kết mạc 2 mắt/chấn thương đụng giập nhãn cầu. Qua điều trị bệnh ổn về phương diện hồi sức. Kính chuyển khoa mắt điều trị tiếp.
Ngày 20/9/2019, tại Khoa Mắt: 2 mắt sưng nề quanh hốc mắt phải, sưng nề mi trên mắt trái, xuất huyết dưới kết mạc. Chấn thương đụng giập nhãn cầu 2 mắt. Trong hai ngày 21 và 22/9/2019, đều ghi 2 mắt sưng nề, xuất huyết kết mạc. Thị lực 2 mắt được đo trong quá trình chị Thủy nằm điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế giảm dần dần từ 6/10, 5/10, 4/10 và ngày 22/9/2019 là 02/10.
Thế nhưng không rõ dựa vào đâu tác giả cho rằng: “chị T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế, kết luận mắt bình thường, không có tổn thương về mắt”, “bản ảnh Cơ quan điều tra cung cấp cho cơ quan giám định làm tài liệu giám định lại chỉ chụp 2 con mắt, không có căn cứ nào để cho rằng đó là mắt của chị T.”.
Tại điểm 4, mục II khám lâm sàng về mắt của Sổ khám sức khỏe định kỳ đối với D.H.
😭
, do Phòng y tế cơ quan Bệnh viện Trung ương Huế kết luận ngày 09/11/2020, tức là sau khi chị T. bị đánh hơn 1 năm, ghi nhận kết quả khám thị lực: Không kính: Mắt phải: 1/10, mắt trái: 1/10.
Độc giả sẽ có suy nghĩ gì về tác giả cũng như luật sư và đề nghị xử lý Lê Quang Huy Phương như thế nào khi biết chị T. từ một người 2 mắt có thị lực là 10/10, trong khi đang nằm điều trị vết thương do Phương đánh thì mắt đã xuống 2/10, sau đó 01 năm thì mắt chỉ còn lại 1/10 ?
📌
Bài viết đã cho rằng: “Theo luật sư, tài liệu có trong hồ sơ vụ án thể hiện, trong giai đoạn xác minh tin báo tố giác tội phạm, không có bất kỳ quyết định nào của Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra phân công điều tra viên hoặc cán bộ điều tra đi xác minh. Như vậy, các cán bộ đi xác minh vụ việc là tự ý nên đây là hành vi trái quy định của pháp luật, các thông tin, tài liệu thu thập được trở nên không có giá trị pháp lý”. Đúng là khi muốn bao che cho kẻ phạm tội thì dám tìm mọi cách, không từ thủ đoạn nào, kể cả bẻ cong pháp luật. Tuy nhiên, cũng phải để cho độc giả biết rõ các quy định của pháp luật về vấn đề này, “nói có sách, mách có chứng”, vạch rõ thủ đoạn này của bài báo.
Theo quy định tại điều 15 Luật Công an nhân dân quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Công an nhân dân:
1. Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình và đề xuất với Đảng, Nhà nước ban hành, chỉ đạo thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật, chiến lược... đấu tranh phòng, chống tội phạm;
2. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động xâm phạm ... bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền tự do, dân chủ của công dân.
Nên mọi hiện tượng, vụ việc xảy ra trong cuộc sống liên quan đến an ninh, trật tự thì Công an có nhiệm vụ chủ động phát hiện, thu thập và có biện pháp ngăn chặn, đấu tranh mà không phải ngồi chờ người bị hại đến báo tin. Còn việc khởi tố để xử lý hình sự hay không là làm theo quy định của pháp luật. Nếu thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì sẽ khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại. Nếu thuộc trường hợp không quy định khởi tố hình sự theo yêu cầu của người bị hại thì dù bị hại không có yêu cầu, không báo tin vụ án đó cũng được khởi tố, xử lý theo pháp luật. Nên không có hành vi vi phạm pháp luật nào mà Công an đi xác minh làm rõ là tự ý, là trái quy định của pháp luật như tác giả nói, mà đó là nhiệm vụ của Công an được quy định trong luật Công an nhân dân. Khi thấy vụ việc đã rõ về dấu hiệu tội phạm thì ra quyết định khởi tố mà không ra quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định tại điều 9của Thông tư liên tịch số: 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC, ngày 29 tháng 12 năm 2017, của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố: “Đối với tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố sau khi tiếp nhận đã rõ về dấu hiệu của tội phạm, đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự thì Cơ quan điều tra ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự và thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, không phải ra Quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố”. Mà không phải như luật sư hay tác giả yêu cầu bắt buộc phải có Quyết định phân công cán bộ điều tra, hay điều tra viên đi xác minh. Nếu người nhà của luật sư hay của tác giả bị xâm hại, khi đến báo thì cơ quan Công an trả lời để chờ Thủ trưởng ký Quyết định phân công đã mới đi xác minh. Khi đó luật sư hay tác giả sẽ phản ứng thế nào ? Để rồi bài viết còn cho rằng: Trong ngày 25/9/2019, Cơ quan điều tra khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam Lê Quang Huy Phương, khám xét nơi ở. Cũng trong ngày, Viện kiểm sát đã phê chuẩn những quyết định trên và cơ quan điều tra thi hành các lệnh trong ngày là “vì sao phải vội vàng thế”. Rồi cho rằng, trong các quyết định ghi là căn cứ kết quả điều tra, “nhưng kết quả điều tra như thế nào ? thể hiện nội dung gì ? có thông báo kết quả điều tra không ? Tất cả đến nay đều không rõ ràng ?”. Chúng ta tự hỏi tác giả và luật sư là có quy định nào của pháp luật quy định trước khi khởi tố bắt giam người phạm tội thì phải thông báo kết quả điều tra cho người đó biết không ? Trong khi đó, khi biết chuyện bị bại lộ, Lê Quang Huy Phương tự ý làm đơn xin nghĩ việc tại Bệnh viện Trung ương Huế và đã lập một kế hoạch trả thù đồng nghiệp trong đơn vị cũ: “Anh làm đơn xin thôi việc có quyết định thì xác định bọn nó xong cả nhà”, “Và trong khoa xong 3 đứa”, “Thằng T. chết đầu tiên”, “Anh xin sếp, anh có quyết định cho anh thịt thằng T. trước”. Lập kế hoạch biến bị hại thành bị can: “Sáng ni nó điện lại, em giữ bí mật chuyện ni nghe, để mẹ anh gạt trung gian ra, cho hắn điện trực tiếp, giữ im lặng, để anh mời luật sư về hướng dẫn mẹ anh cách trả lời, cứ im lặng thu thập chứng cứ, xong để anh hỏi luật sư tư vấn, rồi gọi Công an, ập bắt lúc giao tiền, mẹ anh gạt con trung gian ra rồi, chừ đợi hắn điện đòi bồi thường...”
📌📌📌
Dẫu biết rằng gia đình Lê Quang Huy Phương là lắm tiền nhiều của, thương con nên đã không tiếc tiền làm sao cho Lê Quang Huy Phương vô tội, để sớm về với gia đình. Nhưng luật sư hay nhà báo thì đều phải bảo vệ công lý, bảo vệ con người, trên nguyên tắc người tốt phải được bảo vệ, người vi phạm phải được làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Vì vậy đạo đức của luật sư hay nhà báo khi hành nghề, nhận tiền của thân chủ là phải giải thích cho thân chủ biết trách nhiệm của luật sư, nhà báo và hậu quả mà con em họ phải gánh chịu trước pháp luật về việc làm vi phạm pháp luật. Đừng vì tiền mà bất chấp tất cả, nói những điều sai sự thật, đánh tráo khái niệm nhằm định hướng thân chủ cũng như dư luận theo mình. Để cho thân chủ, người nhà của thân chủ say đắm, nghe theo, vừa mất tiền vừa sa vào vòng lao lý. Đây là lời cảnh báo cho tất cả các gia đình có người vi phạm pháp luật bị khởi tố hay bắt giữ.
💸💸💸
Đã là vi phạm pháp luật là phải chịu sự xử phạt của pháp luật, không ai có thể bẻ cong pháp luật, biến người có tội thành không có tội. Không nên để “tiền mất tật mang”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Trung sĩ Công an cứu người đuối nước, lan tỏa điều tốt đẹp trong cuộc sống

  Trung sĩ Công an cứu người đuối nước, lan tỏa điều tốt đẹp trong cuộc sống      Phát hiện 2 cháu bé đang chấp chới giữa dòng nước, không q...