24/5/21

Không thể xuyên tạc, càng không thể phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

 Phạm Trần vừa xuyên tạc sự thật về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội Việt Nam trong bài viết “Quốc hội Việt Nam có bù nhìn không?” đăng trên Danlambao, thì lại xoay sang chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong bài viết “Những chiếc bánh vẽ của đảng CSVN” cũng đăng trên Danlambao những ngày vừa qua.

“Nhạc nào cũng nhảy” đúng là có thật và Phạm Trần cũng không ngoại lệ. Bài viết nào của Phạm Trần trên mạng xã hội nói chung, Danlambao nói riêng cũng bộc lộ rõ âm mưu, thủ đoạn của một kẻ cuồng tín tự do, dân chủ tư bản chủ nghĩa, mê hoặc chế độ tư bản chủ nghĩa và vì thế, dường như bài viết nào của Phạm Trần cũng tập trung vào nội dung nói xấu, bịa đặt, xuyên tạc về Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh – nền tảng tư tưởng của Đảng; về chủ nghĩa xã hội và chế độ xã hội chủ nghĩa đang xây dựng ở Việt Nam…
Trong bài viết “Những chiếc bánh vẽ của đảng CSVN“, một lần nữa Phạm Trần cố tình xuyên tạc và trích dẫn, cắt cúp một số nội dung có chủ đích trong bài viết ngày 16/5/2021: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của GS, TS Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Vì thế, việc làm rõ 5 nội dung cơ bản trong bài viết của Tổng Bí thư là quan trọng và cần thiết, để mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân hiểu đúng bản chất vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; đồng thời thấu triệt nguyên tắc chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và đó là sự thật không thể phủ nhận, để kiên định bản lĩnh chính trị trước những âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc của Phạm Trần và những kẻ cơ hội chính trị, phản động, thù địch về bản chất một số vấn đề cơ bản sau:
Một là, chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất giản dị “là làm sao cho dân giàu nước mạnh”; “là mọi người ăn no mặc ấm, sung sướng, tự do”; “là công bằng hợp lý: Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì không hưởng. Những người già yếu hoặc tàn tật sẽ được Nhà nước giúp đỡ chăm nom”; “là tất cả mọi người các dân tộc ngày càng ấm no, con cháu chúng ta ngày càng sung sướng”; “là mọi người cùng ra sức lao động sản xuất để được ăn no mặc ấm và có nhà ở sạch sẽ”… Vì thế, “nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc”[1].
Và cũng vì thế, không phải ngẫu nhiên khi miền Bắc được giải phóng và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại nhấn mạnh rằng: “Ở miền Bắc, chúng ta đang ở trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc biến đổi khó khăn nhất và sâu sắc nhất. Chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta… Chúng ta phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ, xóa bỏ giai cấp bóc lột, xây dựng quan hệ sản xuất mới không có bóc lột áp bức. Muốn thế chúng ta phải dần dần biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp… Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc”[2].
Hai là, về bản chất, chủ nghĩa xã hội thực sự là một chế độ mới, khác biệt, ưu việt, đầy tính nhân văn so với các chế độ xã hội trước đó như công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và đó là giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản. Cũng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì “chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc”[3]. Chủ nghĩa xã hội được hiểu với tư cách là một chế độ xã hội thuộc hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa, mà việc xây dựng và hoàn thiện nó là một quá trình lịch sử lâu dài, để từng bước đạt tới mục tiêu.
Đó chính là một chế độ xã hội do Đảng Cộng sản lãnh đạo; trong đó, nhân dân lao động làm chủ và mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân; là xã hội luôn chăm lo đến lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần của mỗi người dân. Đó là một xã hội kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân với tập thể và lợi ích xã hội, giải quyết thỏa đáng giữa cống hiến và hưởng thụ; đồng thời, cũng là một xã hội mà sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người…
Ba là, Việt Nam lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa là bởi rằng, trên hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghãi Mác – Lênin; đã lựa chọn và đứng trên lập trường của giai cấp vô sản để xác định rằng: trước hết, phải thành lập Đảng Cộng sản – đội tiền phong của giai cấp công nhân và dân tộc; Đảng phải lãnh đạo nhân dân tiến hành giải phóng dân tộc bằng một cuộc cách mạng vô sản và bước phát triển tiếp theo là xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Và vì thế, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng năm 1930 đã khẳng định rõ con đường: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”- tức là tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ để thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và người cày có ruộng, từng bước đưa đất nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Xuyên suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, văn kiện của Đảng qua các kỳ Đại hội đều khẳng định con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc thắng lợi, cả nước thống nhất, cùng đi lên chủ nghĩa xã hội và nhất là trong hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội được Đảng ta, nhân dân ta kiên định thực hiện, bất chấp sự chống phá điên cuồng của các thế lực thù địch, bất chấp sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
Trong mọi thời điểm, mọi hoàn cảnh, nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đã trở thành bài học đầu tiên được Đảng rút ra tại Đại hội lần thứ VII, đó là: “Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là bài học xuyên suốt trong quá trình cách mạng nước ta. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở đảm bảo vững chắc cho độc lập dân tộc”.
Tiếp đó, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) tại Đại hội XI của Đảng đã khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”[4] .
Bốn là, từng bước xây dựng được chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam chính là quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 tại Đại hội VII là: “Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản” và Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã chỉ ra cụ thể hơn: “Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”[5].
Năm là, sau hơn 35 năm đổi mới, đúng như Tổng Bí thư đã khẳng định, “lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa”. Hơn nữa, thực tiễn đi lên chủ nghĩa xã hội cho thấy, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là hình thức tối ưu thực hiện quyền lực của nhân dân. Việc phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, để văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc được chú trọng chính là thành tựu về lý luận của Đảng; là kết quả sự tổng kết thực tiễn và tiếp thu, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như những thành tựu của về văn hóa của nhân loại.
Cùng với đó, việc “đưa ra quan niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta, là thành quả lý luận quan trọng” đúng như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định trong bài viết. Bởi, thực tiễn công cuộc đổi mới cho thấy, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chính là/được coi là công cụ, phương tiện xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng mô hình kinh tế tổng quát ở Việt Nam…
Tựu trung lại, đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là tất yếu khách quan. Lý luận và thực tiễn đều cho thấy, bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rất rõ ràng và chặt chẽ, song Phạm Trần đã cố tình lèo lái để định hướng dư luận. Vì thế, cần phải nhận diện rõ âm mưu và sự dẫn dắt có chủ ý của Phạm Trần nhằm xuyên tạc nội dung bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; đồng thời, khẳng định rằng, Phạm Trần đã nhầm! Ngôn ngữ vừa kích động vừa mị dân kiểu xúc xiểm như: Nguyễn Phú Trọng đã “tấn công chủ nghĩa tư bản”, “tại sao Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh làm nền tảng xây dựng đất nước để “qúa độ” lên xã hội chủ nghĩa”, “dân chủ – kinh tế kiểu gì?”, “chưa bao giờ nhân dân ủy quyền hay bỏ phiếu tán thành cho đảng “lãnh đạo đất nước” mà đảng đã tự khoác áo lãnh đạo cho mình như đã ghi trong Điều 4 Hiến pháp”, nhất là “Tổng Bí thư nói như vậy” thì thực tế ra sao khi những mặt trái, tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang tồn tại trong Đảng… của ông thật ra cũng chỉ là tiếng than rên yếu ớt và lạc lõng!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Trung sĩ Công an cứu người đuối nước, lan tỏa điều tốt đẹp trong cuộc sống

  Trung sĩ Công an cứu người đuối nước, lan tỏa điều tốt đẹp trong cuộc sống      Phát hiện 2 cháu bé đang chấp chới giữa dòng nước, không q...