Rạng sáng nay theo giờ Việt Nam, tờ The New York Times đăng tải bài viết ca ngợi cuộc chiến chống dịch của New Zealand - quốc gia được thế giới coi là hình mẫu chống dịch thành công nhất thế giới. Bài viết này cho biết những người dân New Zealand đã đón năm mới như các năm cũ, với những bữa tiệc đông đúc, những bãi biển đầy người, và phương thức dẫn lối New Zealand thành công là nhờ áp dụng phương thức chống dịch qua các ứng dụng sử dụng công nghệ Bluetooth và thúc đẩy việc rửa tay thường xuyên.
Độc giả Racheal Huynh bình luận: "Với Việt Nam cũng như vậy. Họ đóng biên giới và theo dõi chặt chẽ người dân của họ. Nếu ai đó mắc bệnh, họ sẽ cách ly triệt để toàn bộ khu vực người đó sinh sống và di chuyển qua. Bây giờ đại dịch đã được xử lý. Thậm chí, họ có thể không cần đeo mặt nạ". Độc giả Barb Lindell Baldwin phản hồi rằng: "Họ không có tự do để lựa chọn giữa việc đeo hay không đeo khẩu trang khi đến các nhà hàng Nhưng bây giờ, họ có tự do để vui chơi, giải trí và mừng năm mới. Họ rất thông minh, quan tâm đến người khác".
Độc giả Dimas Rahardja: "Tôi sẽ đề cử Việt Nam. Một quốc gia có hệ thống chăm sóc sức khỏe chưa phát triển, kinh tế thua kém nhiều so với phương Tây. Việt Nam đang chống dịch tốt hơn bất cứ một quốc gia nào khác (trong bài đăng nói về New Zealand) nhưng truyền thông phương Tây không dám đưa tin về Việt Nam vì họ coi Việt Nam là quốc gia xã hội chủ nghĩa". Tuy nhiên, ở dưới phần bình luận này, có một phản hồi: "Tôi đồng ý. Nhưng tôi có một người bạn từ Việt Nam, cô ấy nói lý do mà người Việt Nam phòng dịch là họ nghèo và sẽ không có ai giúp đỡ họ. Không có bệnh viện, không có thuốc. Vì thế, họ rất cẩn thận và kỷ luật".
Một người bạn tên là Jacobo Martínez: "Tôi dành cả tháng trời để đọc tin tức phòng chống dịch từ Việt Nam và công dân của Việt Nam tuân thủ các hướng dẫn". Tài khoản Carmel Graham-Williams cũng những lời ca ngợi cho công tác phòng chống dịch bệnh tại Việt Nam: “Tôi nghĩ, Việt Nam đã làm tốt hơn New Zealand, vì New Zealand có biển bao quanh, còn Việt Nam thì có biên giới trên bộ với nhiều quốc gia khác”.
"Tôi thấy một hãng xe hơi Việt Nam đã mua một trung tâm thử nghiệm tại Úc. Và tôi tò mò là Việt Nam phát triển nhanh thế sao? Sao khi đọc những hình ảnh của bạn, tôi thấy Việt Nam vượt qua những gì tôi đã nghĩ" - Mark Cuban, một độc giả từ Úc bình luận.
Một tài khoản người New Zealand đang sống tại TP. Hồ Chí Minh bình luận: “Tôi là người New Zealand ở Việt Nam, họ cũng làm được điều tương tự như ở NZ nhưng ở quy mô gần 100 triệu người. Chúc mừng năm mới”.
Trước đó, người nước ngoài biết gì về Việt Nam? Một Việt Nam lạc hậu, một Việt Nam vẫn còn chiến tranh, một Việt Nam tồi tệ, mất nhân quyền, mất tự do… Không ít những tờ báo nước ngoài, quăng ánh mắt nhìn thiếu thiện cảm về Việt Nam. Trong giai đoạn đầu của đại dịch, không ít người cho rằng Việt Nam “phản ứng thái quá” hay “giấu dịch”, thời điểm Việt Nam chọn cách ly xã hội, thì nhiều người cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ sụp đổ, sẽ phát triển thụt lùi...
Năm 2018, diễn đàn lớn nhất Reddit đã có một bài đăng về chuyện người Việt Nam có thể dùng tay không bẻ đôi quả táo, điều mà các quốc gia khác không làm được. Dĩ nhiên đây chỉ là một câu chuyện đùa theo dạng "thuyết âm mưu", nhưng từ câu chuyện đó, những câu chuyện "lạ kỳ" ở Việt Nam dần được biết đến nhiều hơn. Như câu chuyện tham gia giao thông tại Việt Nam, người nước ngoài không dám bước chân sang đường, còn người Việt Nam thì lại bước qua đường dễ dàng, người nước ngoài nhận được lời khuyên từ người Việt là: "Hãy cứ bước sang một cách dứt khoát, người điều khiển phương tiện sẽ tự tránh đường".
"Mỗi người Việt Nam đều bẻ đôi quả táo thành công. Và giờ thì tôi biết thêm rằng họ có thể chiến thắng cả Covid-19" - Một bình luận khá là "tếu" rong bài viết của The New York Times.
Nhiều người nước ngoài đã nhờ những người Việt bẻ đôi quả táo để kiểm chứng thuyết âm mưu trên, và trong mùa dịch, họ cũng tới Việt Nam, đến cả các nhà tang lễ, để kiểm nghiệm xem, liệu Việt Nam chống dịch thành công có phải là sự thực hay không? Nhiều khi, người nước ngoài lý giải vui cách chống dịch của Việt Nam thành công là nhờ phở và cao sao vàng.
Trong diễn đàn ASEAN Community, có một bài đăng nói về việc hãy nêu cảm nghĩ về một quốc gia nào đó trong khu vực mà bạn biết. Một độc giả Philippines nói rằng: "Họ tổ chức Giáng sinh bình thường, họ tổ chức năm mới bình thường. Người Việt Nam thích bóng đá, khi các giải đấu bị hoãn, họ tự tổ chức các giải đấu, đội tuyển quốc gia đấu với tuyển trẻ. Họ sản xuất ra 5G, họ xuất khẩu xe hơi sang Mỹ... Họ là một quốc gia kỳ lạ. Nhìn lại Philippines, chúng tôi rất buồn, lãnh đạo của chúng tôi không hề dũng cảm như nước bạn".
Năm 2020, là năm thành công hay thất bại của Việt Nam?
TBT Nguyễn Phú Trọng nói: “Năm 2020 vẫn được xem là năm thành công hơn năm 2019 và là năm thành công nhất trong 5 năm vừa qua với kết quả thành tích đặc biệt có ý nghĩa để nâng cao lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, niềm tin với Đảng…”.
Nikkei từng viết rằng Việt Nam đi sau các quốc gia khác ở trong lĩnh vực 5G, nhưng Việt Nam là quốc gia duy nhất chủ động tham gia vào quá trình nghiên cứu mạng 5G, họ từ chối mua công nghệ lõi từ Huawei và cũng khước từ các đề nghị thiết bị phục vụ 5G từ thị trường Trung Quốc. Đầu tháng 10, Bloomberg nhận định rằng Vinfast sẽ công sang thị trường Mỹ, nhiều nhà nghiên cứu nhận định rằng quyết định của Vinfast khá là "ngông", vì Mỹ là một thị trường rất khó tính, nhiều hãng xe lớn trên thế giới đang "tọa đấu" ở đó.
Chan Francis, một độc giả người Malaysia nói rằng Việt Nam đã và đang tiếp tục vượt kỳ vọng, vượt định kiến về một quốc gia lạc hậu và nhỏ bé. Người này cho biết thêm rằng anh ấy chỉ biết đến Hồ Chí Minh, sống giản dị ở một ngôi nhà tranh vách đất và nghĩ rằng Việt Nam vẫn nghèo khổ. Độc giả Justice Pau nói vui rằng Malaysia sẽ tung ra vaccine Covid-19 vào năm 3030, và một bình luận ở dưới tiếp tục "kháy" rằng sẽ xuất khẩu xe ô tô sang Mỹ vào năm 3033.
"Bóng đá thua họ. Proton thua Vinfast. Vaccine cũng thua họ nốt, còn gì nữa, thua luôn đi".
"Trong mắt bạn bè quốc tế, Việt Nam vẫn còn nghèo và lạc hậu. Nhưng chúng tôi sẽ tìm ra cách chứng minh rằng sản phẩm của chúng tôi đại diện cho một Việt Nam năng động và phát triển" - Chủ tịch Vinfast, Phạm Nhật Vượng.
Và câu chuyện Việt Nam năm 2020, vượt lên những khó khăn. Đó là một Việt Nam khác biệt, một Việt Nam dám khước từ WHO, tự chọn một cách làm "dị biệt" nhưng "hiệu quả thiệt".
Đến nay, chuyện chống dịch, xuất xe sang Mỹ, chế tạo vaccine, hay từ chối mua công nghệ 5G từ Trung Quốc... vốn đều là những điều khó tin với Việt Nam. Nếu chịu khó lướt qua một số diễn đàn, đôi khi, có thể chúng ta sẽ bật cười vì những nhận định có phần gì đó hơi ngây ngô của nhiều người bạn bên ngoài.
Từ câu chuyện của năm 2020, một năm mà với nhiều quốc gia khác, là một năm đầy khó khăn và trở ngại, là một năm mà ai cũng muốn qua thật mau lẹ. Nhưng ở Việt Nam, như nhà văn Nguyễn Khải từng chắp bút: "Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét