Dự thảo Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, không những chỉ đưa ra mục tiêu trước mắt, mà còn cả mục tiêu lâu dài với tầm nhìn xa chiến lược.
31/1/21
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁCH TIẾP CẬN VÀ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU TRONG DỰ THẢO VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG
ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG: HÌNH ẢNH VIỆT NAM RẤT TỐT ĐẸP TRONG MẮT BẠN BÈ QUỐC TẾ
Bên lề Đại hội XIII của Đảng sáng nay (30/1), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung đã chia sẻ với báo chí về công tác ngoại giao của Việt Nam và bạn bè quốc tế trong thời gian qua.
CÔNG AN HUYỆN ĐÔNG SƠN TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CƯ TRÚ, PHỐI HỢP CHẶT CHẼ VỚI CHÍNH QUYỀN VÀ NGÀNH Y TẾ ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID 19
Trước tình hình xuất hiện nhiều ca nhiễm Covid 19 mới tại các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà Nội và 05 trường hợp F1 người Thanh Hóa có liên quan đến ổ dịch Covid 19 tại tỉnh Quảng Ninh, trong đó có 02 trường hợp có địa chỉ tại huyện Đông Sơn Thanh Hóa. Công an huyện Đông Sơn đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh: tăng cường công tác quản lý cư trú tại địa bàn, chỉ đạo lực lượng Công an các xã, thị trấn phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp và ngành y tế địa phương trong việc rà soát, khoanh vùng và cách ly các đối tượng F2, F3 để phòng chống dịch Covid 19 lây lan trong cộng đồng.
ĐỒNG TÂM: LÊ THỊ LOAN ĐANG DỌN ĐƯỜNG TRỞ LẠI NHÀ TÙ
Lê Thị Loan (xóm 13, thôn Hoành) cùng với 13 người khác là những bị cáo được hưởng sự khoan hồng của pháp luật, được Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cho hưởng án treo trong phiên xét xử sơ thẩm vụ ân “Giết người”, “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại xã Đồng Tâm ngày 09/1/2020. Không như những bị cáo khác, thay vì nghiêm túc chấp hành hình án treo theo quy định pháp luật thì Lê Thị Loan lại liên tiếp có hành vi coi thường pháp luật. Đây có thể làm con đường trở lại nhà tù ngày một gần hơn.
Người dân xã Đồng Tâm đêu biết Lê Thị Loan (biệt danh Loan điên) là kẻ cầm đầu quá khích cùng với Lê Đình Kình, Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Bùi Thị Nối và một số người khác liên tiếp thực hiện các hành vi gây mất an ninh trật tự. Bà ta có thể đi đầu chửi bới, lăng mạ cán bộ, tụt quần áo trước đám đông để ngăn cản các lực lượng chức năng bất chấp liêm sỷ của bản thân. Chính Loan là kẻ bị cơ quan điều tra bắt khi đang lẩn trốn sau khi thực hiện hành vi phạm tội. Sau khi trở về xã Đồng Tâm chấp hành án treo, Lê Thị Loan lại tiếp tục tiến hành các hành vi coi thường pháp luật. Loan cùng với Trần Thị Phượng (vợ Bùi Văn Tiến), Đào Thị Kim (vợ Nguyễn Quốc Tiến) thường xuyên gặp gỡ với Dư Thị Thành, cùng Lê Thị Thoa (con Lê Đình Kình), Trần Thị Duyên (vợ Lê Đình Công) đăng tải hình ảnh, bài viết trên mạng xã hội với nội dung xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước. Không dừng lại ở đó, Lê Thị Loan còn đến trụ sở UBND xã khóc lóc, kêu gào gây mất an ninh trật tự tại trụ sở xã Đồng Tâm.
Gần đây, trong ngày giỗ đầu Lê Đình Kình khi Dư Thị Thành và con cái làm 15 mâm cơm tiếp khách đến dự giỗ đầu cho Kình thì Lê Thị Loan lại diễn lại bài cũ, bà ta khóc lóc cho rằng bản thân mình và Lê Đình Kình bị oan ức nhưng không hề đưa ra một căn cứ nào. Đến thân nhân Lê Đình Kình cũng lắc đầu ngán ngẩm với hành động của Lê Thị Loan.
Trước đó Lê Thị Loan vẫn tiếp tục cố ý lôi kéo một số người như Bùi Thị Hồng Minh (con gái Bùi Viết Hiểu), Trần Thị Hương, Lê Thị Dung, Lê Thị Dinh (con Lê Đình Kình) tổ chức họp tại nhà Nguyễn Đức Thắng (xóm 8, bố Nguyễn Quốc Tiến, Nguyễn Văn Quân) để thống nhất tiến hành cùng thân nhân Lê Đình Kình mời số đối tượng chống đối chính trị, một số người còn lại trong “ Tổ đồng thuận” đến dự giỗ đầu Lê Đình Kình. Tuy số đối tượng này không đến, nhưng điều đó cho thấy Lê Thị Loan chưa từ bỏ ý định lợi dụng những sự việc liên quan đến gia đình Lê Đình Kình để tổ chức các hoạt động gây mất an ninh trật tự tại Đồng Tâm.
Thay vì chấp hành nghiêm thì Lê Thị Loan lại liên tiếp thực hiện những hành vi, thái độ coi thường pháp luật. Với một người đang chấp hành án treo như Lê Thị Loan thì đó là việc bị pháp luật nghiêm cấm, dư luận đang thấy con đường trở lại nhà tù của Loan đang gần hơn bao giờ hết.
GIỖ ĐẦU LÊ ĐÌNH KÌNH: NHỮNG ĐIỀU NHÌN THẤY
áng ngày 27/1/2021 Dư Thị Thành cùng các con Lê Thị Dung, Lê Thị Thoa, Lê Thị Dinh, Trần Thị Hương (vợ Lê Đình Công), Hoàng Thị Hoa (vợ Lê Đình Chức) đã tổ chức giỗ đầu cho Lê Đình Kình. Cũng từ đây, thân nhân Lê Đình Kình cũng như người dân xã Đồng Tâm và dư luận thêm một nữa cảm nhận được sự thay đổi về thái độ của số đối tượng chống đối chính trị, của chính những thành viên còn lại trong “Tổ đồng thuận”.
Điều đầu tiên Dư Thị Thành (vợ Lê Đình Kình) cảm thấy rõ nhất đó là sự “trở mặt” của những đối tượng chống đối chính trị, số đối tượng còn lại trong “Tổ đồng thuận”. Theo thông tin Trần Thị Phượng, Đào Thị Kim (những đối tượng đang chấp hành án treo tại địa phương) thì bản thân Dư Thị Thành cùng các con muốn làm khoảng 30 mâm cỗ để mời tất cả các đối tượng chống đối chính trị từng về Đồng Tâm, dựng rạp trước nhà để đón tiếp trang trọng những người về dự giỗ đầu cho Lê Đình Kình. Thân nhân Kình cũng muốn tranh thủ thông qua tổ chức giỗ đầu cho Lê Đình Kình nhằm lôi kéo sự ủng hộ của các đối tượng chống đối chính trị. Nhưng thực tế thì thân nhân Lê Đình Kình đã hoàn toàn thất vọng, không có bất cứ đối tượng chống đối chính trị nào về Đồng Tâm dự giỗ đầu cho Lê Đình Kình. Ngay cả những thành viên còn lại trong “Tổ Đồng thuận” như Hoàng Thị Thăng, Lê Đình Nguyệt, Lê Đình Ba (xóm 3), Bùi Văn Nhạc (xóm 8) trước đây được ví như cánh tay phải, thân thiết với Lê Đình Kình thì cũng “lặn mất tăm”, mặc dù Dư Thị Thành đã mời nhưng tất cả đã không đến dự giỗ đầu Lê Đình Kình. Sự “trở mặt” của số đối tượng chống đối chính trị có thể dễ hiểu, bởi vì bản chất những đối tượng này là lợi dụng con người, sự việc để gây sự chú ý. Khi mà Lê Đình Kình đã chết, vụ việc Đồng Tâm không còn “nóng”, không còn giá trị để lợi dụng thì các đối tượng chống đối chính trị sẽ dần dần lãng quên như đã từng làm tại Dương Nội (Hà Đông).
Những người tham dự giỗ đầu Lê Đình Kình chủ yêu là con cháu, người thân trong họ... mặc dù Dư Thị Thành đã chỉ làm 15 mâm cỗ nhưng vẫn thừa. Điều làm thân nhân Lê Đình Kình “đau” nhất là chính là sự vắng mặt của các thành viên còn lại của “Tổ đồng thuận” trước đây, Dư Thị Thành có thể không hiểu, nhưng chính ông Bùi Văn Nhạc (xóm 8) đã cho rằng bản thân Lê Đình Kình khi còn sống là một người tham lam, hiếu thắng, bảo thủ, lợi dụng khiếu kiện để trả thù cá nhân nên việc không dự giỗ đầu của Lê Đình Kình là một cách thể hiện sự phản đối với những hoạt động của Dư Thị Thành khi muốn dựa lưng vào số chống đối chính trị.
Mặc dù một số người trước đây theo, ủng hộ các hoạt động gây mất an ninh trật tự tại Đồng Tâm của Lê Đình Kình vẫn đến thắp hương cho Kình nhưng lại lén lút như trường hợp Bùi Văn Kỷ đến thắp hương tại mộ phần Lê Đình Kình. Thêm một lần nữa Dư Thị Thành cùng các con Lê Đình Kình nhìn thấy rõ nhất cách ứng xử “hai mặt” của các đối tượng chống đối chính trị như chính cách số này đã đối xử với gia đình Kình trong ngày kỷ niệm 01 năm vụ việc Đồng Tâm.
NHỮNG SUY LUẬN VÔ CĂN CỨ CỦA NGUYỄN VŨ BÌNH VỀ ĐẠI HỘI XIII
Trên Rfa Việt Nam chuyên san Blog của Nguyễn Vũ Bình Xuất hiện bài viết với tựa đề : “Đại hội XIII diễn ra với nhiều chuyện lạ...” Bài viết tập trung phân tích những vấn đề cốt lõi của Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng theo hướng suy diễn, lập luận thiếu căn cứ, cơ sở. Về nhân thân của Nguyễn Vũ Bình có lẽ chúng ta đã quá rõ về những thành tích bất hão trong hoạt động chống phá Nhà nước. Cứ như đến hẹn lại lên, mỗi kỳ Đại hội diễn ra, Nguyễn Vũ Bình và đồng bọn lại làm “nô bút” cho RFA và một số trung tâm truyền thông phá hoại tư tưởng chống Việt Nam.
Những ngày gần đây, khi Đại hội Đảng đang diễn ra thì Nguyễn Vũ Bình lại “bẻ cong” ngòi bút của mình để tuyên truyền, kích động các luận điệu sai sự thật, thiếu căn cứ, cơ sở theo chiều hướng suy luận của cá nhân Nguyễn Vũ Bình. Việc “giữ bí mật đề án, phương án nhân sự cao cấp...” được Nguyễn Vũ Bình phân tích trên bài viết chuyên san Blog của mình với nội dung là Đảng Cộng sản Việt Nam dấu người dân thông tin, không công khai thông tin để người dân nắm được cụ thể để dễ bề thay đổi, thao túng quyền lực. Tuy nhiên, trên thực tế thấy rằng, phương án nhân sự của cấp cao phải quyết định ở phút cuối, việc đưa ra các phương án nhân sự mang tính chất suy đoán rất dễ làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và niềm tin từ phía nhân dân. Và rõ ràng, mọi phương án nếu như quyết định đều phải mang ý chí tập thể chứ không hoàn toàn của riêng ai.
Việc đá xoáy sang chuyện dân oan để dễ bề xuyên tạc chương trình nghị sự của Đại hội được Nguyễn Vũ Bình chắp vá trong bài viết đăng trên blog RFA. Bình cho rằng: “Đại hội lần này, nhà cầm quyền đã cho dẹp những lều, chỗ ở tạm của dân oan quyết liệt hơn các kỳ đại hội trước rất nhiều. Đặc biệt, nhà cầm quyền còn tung người canh giữ tất cả những người phản biện, đấu tranh trước khi khai mạc đại hội một vài hôm. Cá nhân người viết bài này trải qua ít nhất 3 kỳ đại hội đảng trước đây những chưa bao giờ bị canh nhà...” Rõ ràng, với những bài viết tuyên truyền như trên đều mục đích hướng đến chống phá Đại hội, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với chính quyền. Trên thực tế, ngay cả những quốc gia được coi là có nền an ninh vững mạnh bậc nhất thế giới như Mỹ mà cuộc bầu cử vừa qua lực lượng an ninh còn phải canh giữ với một lực lượng cực dày trong vòng 1 tháng, vậy, có lý do gì Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam không triển khai để đảm bảo an ninh, an toàn đại hội, bảo vệ an toàn cả người dân.
Có thể nói rằng, những kẻ “hoang tưởng chính trị” như Nguyễn Vũ Bình thường đưa ra những suy diễn mang tính thiếu trung thực khách quan và đó cũng là lý do tại sao những thông tin này không bao giờ chiếm được niềm tin, uy tín đối với mỗi người dân Việt Nam.
NHẬN ĐỊNH VỀ VIỆC ĐÁM 'RẬN CHỦ' THAN VÃN VIỆC ĂN 'BÁNH CANH' TRONG NHỮNG NGÀY DIỄN RA ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG
Từ ngày khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, có thể thấy dư luận trong cộng đồng rận chủ, đặc biệt đối với những rận chủ tại Thủ đô Hà Nội – nơi diễn ra Đại hội không ngừng việc than khóc, kêu ca việc mình được ăn “bánh canh” 24/24h, bị hạn chế quyền đi lại, sinh hoạt so với những ngày bình thường, điển hình như: rận chủ Lê Nguyên Hoàng, vợ chồng Nguyễn Thúy Hạnh, Huỳnh Ngọc Chênh, Mai Phương Thảo, Trương Văn Dũng... Đây cũng không phải lần đầu những rận chủ kêu ca, than vãn về việc này, do vậy mặc dù có bức xúc nhưng nhìn chung các rận chủ cũng “ngoan ngoãn” mà chấp hành. Qua việc các rận chủ được ăn “bánh canh” có thể thấy:
Thứ nhất, những thành phần kêu ca được ăn “bánh canh” chủ yếu là những rận chủ được xếp vào những “biểu tình viên” chuyên nghiệp, tham gia các hội, nhóm trái phép; luôn tìm mọi lý do để kêu gọi, tổ chức, kích động, tham gia các hoạt động gây rối, chống đối, gây mất ANTT trên địa bàn Thành phố Hà Nội từ trước tới nay. Điển hình như liên quan tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trước đó rận chủ Trương Văn Dũng đứng giữa đường nơi công cộng, căng khẩu hiệu, chụp ảnh, đăng tải trên không gian mạng với nội dung xuyên tạc... Do vậy, trước yêu cầu đặt ra bảo vệ tuyệt đối an toàn của một sự kiện đặc biệt quan trọng như Đại hội Đảng toàn quốc, thì việc các lực lượng chức năng nếu có “nhốt” những thành phần này ở nhà, tránh việc ra đường gây rối cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Thứ hai, việc “nhốt” các rận chủ ở nhà có vi phạm pháp luật? Trước việc bị nhốt ở nhà, các rận chủ trích dẫn hàng loạt những quy định pháp luật, từ công ước quốc tế đến Hiến pháp Việt Nam, cho rằng lực lượng chức năng đã vi phạm pháp luật về hạn chế quyền tự do đi lại của công dân. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận ở góc độ pháp luật thì có thể thấy, những rận chủ này đều là những thành phần từng nhiều lần vi phạm pháp luật (hình sự, hành chính), do vậy việc các lực lượng chức năng nếu có “nhốt” đám rận chủ này ở nhà chính là việc mang tính chất phòng ngừa, không để số này ra đường, tiếp tục có các hoạt động vi phạm pháp luật khác như tụ tập, gây mất trật tự công cộng... Không những vậy, việc cho các rận chủ ăn “bánh canh” cũng chỉ mang tính chất quản lý, giám sát, phòng ngừa những hoạt động chống đối khác của những rận chủ này mà thôi.
Thứ ba, trong bối cảnh rệu rã, “tan đàn xẻ nghé” của làng rận chủ hiện nay, thiết nghĩ nếu các lực lượng chức năng không nhốt, đám rận chủ này có thả ra cũng chẳng dám, chẳng làm được trò trống gì. Đến những rận chủ làm “anh hùng bàn phím” còn bị “sờ gáy”, “nhập kho”, huống chi là nghĩ tới việc tụ tập, gây rối trong bối cảnh hiện nay.
24/1/21
VÌ SAO CÁC "RẬN CHỦ" NHẬP KHO KHÔNG CÒN ĐƯỢC QUAN TÂM?
Năm 2020 có thể nói là một năm đánh dấu hàng loạt những rận chủ được ch “có số có má” trong giới rận chủ o “nhập kho”, có thể kể đến một số rận chủ nổi bật như: Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn – “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”; Phạm Đoan Trang – tác giả của những cuốn sách phản động Chính trị bình dân”, “Cẩm nang nuôi tù”, “Phản kháng phi bạo lực”...; Phạm Chí Thành - tác giả cuốn “Thế thiên hành đạo hay Đại nghịch bất đạo”; 3 mẹ con Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư và Nguyễn Thị Tâm - cầm đầu nhóm công dân khiếu kiện phường Dương Nội – Hà Đông; Trương Châu Hữu Danh - admin nhóm “Báo Sạch”... Một số rận chủ đã phải nhận những bản án thích đáng, như gần đây 3 rận chủ Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn trong “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” với tổng mức án 37 năm tù và 9 năm quản chế...
Đáng nói ở chỗ, qua thực tế diễn ra có thể thấy trước việc các rận chủ bị bắt, những “tổ chức nhân quyền quốc tế”, báo đài phản động, hay những rận chủ trong và ngoài nước cũng chẳng mấy mặn mà, cùng lắm cũng chỉ là việc đưa tin, chia sẻ bài viết cho lấy lệ, khiến dư luận việc các rận chủ bị bắt, xử lý cũng nhanh chóng “chìm xuồng” chẳng còn mấy người để ý; tuyệt nhiên không có những hoạt động kêu khóc, kêu gọi tụ tập biểu tình đòi thả người; quyên góp tiền ủng hộ để hỗ trợ thân nhân số rận chủ bị bắt rầm rộ như thời gian trước đây.
Giải thích cho việc này, rận chủ Bùi Thanh Hiếu cho rằng, chính việc những “cây viết có ảnh hưởng” trong giới rận chủ bị bắt quá nhiều khiến cho sự “lên tiếng, phản kháng” trong dư luận không còn ảnh hưởng, lan tỏa trong dư luận. Hiếu “Gió” cũng thẳng thắn thừa nhận, chỉ ra việc những nước phương Tây hiện giờ cũng chẳng còn mặn mà gì quan tâm đến “dân chủ, nhân quyền” như trước đây, có chăng chỉ là một chút lấy lệ cho có mà thôi. Thay vào đó, những nước phương Tây hiện chỉ quan tâm vào những vấn đề lợi ích kinh tế từ việc hợp tác trong các hiệp định thương mại, điều mà giới rận chủ trong nước luôn trông đợi các nước phương Tây dùng nó gây sức ép với Việt Nam, để yêu cầu thả tự do cho các rận chủ bị bắt, thì nay những chiêu bài để đem ra “mặc cả” này cũng chẳng còn được quan tâm. Trước tình cảnh ảm đạm như vậy, Hiếu “Gió” cũng khuyên các rận Việt cần thay đổi để tìm cách thức đấu tranh phù hợp trong bối cảnh hiện nay, điển hình như việc khuyên các rận chủ “không giao tiếp, nhận tiền tài trợ của những tổ chức đấu tranh hải ngoại để thực hiện yêu cầu của những tổ chức này đặt ra”, nhằm tránh danh sách “tù nhân lương tâm” thêm dài.
Trước lời bộc bạch của Hiếu “Gió”, nghĩ mà thảm cho làng rận chủ, suy cho cùng mục đích của việc đấu tranh của những rận chủ này cũng chỉ vì tiền, hoặc là sự trông đợi vào việc các Đại sứ quán, tổ chức nhân quyền quốc tế bảo trợ, nếu may mắn có thể kiếm được xuất tị nạn để thỏa mãn “giấc mơ Mẽo” như một số rận chủ. Trớ trêu thay, giờ “dân chủ nhân quyền” thì chưa thấy đâu, chỉ thấy hàng loạt những rận chủ nối tiếp nhau “nhập kho”, dư luận cũng chẳng mấy ai quan tâm, dần rồi sẽ bị lãng quên mà thôi.
CẢNH BÁO: LỢI DỤNG TỪ THIỆN ĐỂ TRUYỀN TÀ ĐẠO PHÁP LUÂN CÔNG.
Gần đây, có một nhóm gồm khoảng 20 – 30 người tự nhận mình là thành viên tu luyện Pháp luân công về trên địa bàn thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình để trao các suất quà cho bà con nhân dân một số xã, phường chịu ảnh hưởng nặng nề của đợt lũ lịch sử vừa qua như: xã Quảng Thủy, Quảng Văn, Quảng Tiên, phường Quảng Thuận… Tuy nhiên, điều đáng nói, đoàn này không chỉ phát quà, nhu yếu phẩm cho bà con mà còn tiến hành đi từng nhà để tuyên truyền, tán phát tài liệu liên quan đến Pháp luân công.
DẤU SON VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG: Ngăn chặn từ gốc thao túng quyền lực, chạy chức, chạy quyền.
Thực tế công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng nói chung, công tác cán bộ nói riêng (bao gồm lựa chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật, kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo...) cho thấy, một trong những vấn nạn nhức nhối, nổi cộm hiện nay, được đề cập trong các văn kiện Đại hội của Đảng, trong các nghị quyết, chỉ thị của Đảng chính là “chạy chức, chạy quyền”. Nhờ “chạy”, những kẻ cơ hội, đầu cơ chính trị đã chui sâu, leo cao vào các vị trí quan trọng trong tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội.
Trung sĩ Công an cứu người đuối nước, lan tỏa điều tốt đẹp trong cuộc sống
Trung sĩ Công an cứu người đuối nước, lan tỏa điều tốt đẹp trong cuộc sống Phát hiện 2 cháu bé đang chấp chới giữa dòng nước, không q...
-
Mới đây, ông Hồ Văn Hải, tức blog Hồ Hải ra tù sau khi chấp hành án phạt 4 năm tù, 2 năm quản chế với tội danh Tuyên truyền chống Nhà nước...
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Valdis Dombrovski Sáng 2/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ...
-
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử Những năm gần đây, hoạt động kinh doanh trên các nền tảng thương mại đ...