Việc tài xế Grab đình công, phản đối chính sách tăng chiết khấu thuế VAT từ 3% lên 10% đang còn nhiều ý kiến trái chiều. Lợi dụng vấn đề này, nhiều trang mạng chống đối xoay chiều sang chửi chính sách của Nhà nước tận thu đối với cả dân nghèo, dẫn tới hiểu sai trong dư luận. Nhưng sự thật có đúng như vậy?
Hiểu một cách đơn giản, bạn mua vé máy bay, xe khách, tàu hỏa, thuê khách sạn, ăn uống,… giá của nó đã bao gồm thuế VAT 10%, doanh nghiệp chỉ thu hộ và nộp về ngân sách nhà nước. Bạn đi một cuốc taxi, một cuốc grab bike cũng vậy thôi. Từ trước tới giờ tất cả các hãng taxi truyền thống đều thu và nộp như vậy. Duy chỉ có Grab là tráo trở, lợi dụng sơ hở của chính sách để trục lợi, cạnh tranh không lành mạnh với các hãng vận tải truyền thống.
Grab lợi dụng khai báo là công ty công nghệ, không phải cung cấp dịch vụ vận tải (nhưng thực tế chẳng khác gì các hãng vận tải truyền thống) để được hưởng VAT 3%. Từ đó Grab hạ giá thành, tăng chiết khấu để cạnh tranh không lành mạnh, thu hút tài xế và chiếm thị phần tới 75% tại Việt Nam. Mà đáng nhẽ ra 3% ấy công ty Grab phải nộp từ khoản thu của người tiêu dùng. Nhưng không, Grab thu từ chiết khấu của tài xế. Nhưng vì còn thu nhập cao nên các bác tài nhà mình không ai ý kiến. Bị bóc lột lần 1 mà không biết.
Nay Nghị định 126 đưa Grab trở về đúng bản chất, công bằng với các hãng vận tải khác. Nhưng một lần nữa Grab lại cho thấy sự tráo trở, bóc lột của họ khi tăng thu chiết khấu từ tài xế lên thành 10% so với 3% trước kia thay vì tăng giá thành vận tải. Trong khi đó, Grab thừa sức thu xếp các khoản đầu vào khác như truyền thông, quảng cáo,… Làm như thế, Grab vừa đẩy khoản thuế VAT cho các tài xế phải nộp (thay vì người tiêu dùng), vừa giữ được lợi thế cạnh tranh với các hãng vận tải truyền thống. Đây là lần bóc lột thứ 2 của Grab.
Chưa hết, điều này còn thể hiện thái độ coi thường người lao động và coi thường khách hàng của Grab tại Việt Nam. Rất nhiều doanh nghiệp trong lúc khó khăn đã lựa chọn giải pháp san sẻ bớt lợi nhuận để giữ chân đối tác, khách hàng. Nhưng Grab thì không. Họ đẩy những khó khăn đó sang tài xế - đối tác của họ phải chịu.
Lợi dụng trời mưa, thời tiết xấu, giờ cao điểm để tăng giá cấp 2, 3 lần cũng là Grab. Cạnh tranh không lành mạnh cũng là Grab. Bóc lột sức lao động của tài xế cũng là Grab. Giờ còn đẩy khó khăn, ăn chặn thu nhập và coi thường người lao động. Mà thấy bảo còn có thuyết âm mưu cho rằng Grab ném đá giấu tay, mượn bức xúc của tài xế để hướng dư luận vào chính sách của Nhà nước nữa cơ.
Đấy, cháy nhà mới ra mặt chuột. Là người dân Việt Nam, liệu bạn có ủng hộ công ty nước ngoài kinh doanh trên thị trường Việt Nam nhưng tráo trở, cạnh tranh không lành mạnh, coi thường đối tác và người dân Việt Nam như vậy?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét