1.Nỗi đau quặn lòng
Cảm xúc tháng Mười này, trước tiên là nỗi đau quặn lòng của trăm triệu con dân nước Việt trước thảm họa kinh hoàng ập đến với đồng bào, chiến sĩ nơi “khúc ruột miền Trung”.
Bão số 6 vào đất liền, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa. Mưa chồng mưa. Lũ chồng lũ. Cơ quan khí tượng thủy văn Trung ương đã dự báo, cảnh báo “mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 300mm; ở Nam Nghệ An, Bình Định có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa 50-100mm, có nơi trên 100mm. Từ ngày 11/10, ở các tỉnh Trung Bộ có khả năng xảy ra đợt mưa lớn tiếp theo và kéo dài; cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất...”,v.v...
Chính phủ đã chỉ đạo, đôn đốc. Chính quyền các địa phương đã quyết liệt, khẩn trương thực hiện các biện pháp ứng phó. Sở c
hỉ huy tiền phương cứu hộ, cứu nạn được thành lập... Dù vậy, cơn thịnh nộ của thiên nhiên vẫn vượt sức tưởng tượng con người. Có lẽ, đây là những thời điểm, ngay cả những người dân miền Trung từng trải nhất, cũng mới thấm thía tận cùng câu “nhất thủy nhì hỏa” dân gian đúc kết. Những trận mưa liên tục, dữ dội, dai dẳng xuyên đêm, ngày, biến suối thành sông, sông thành biển, nhấn chìm các tỉnh miền trung trong màu nước vàng thê thảm, đục ngầu...
hỉ huy tiền phương cứu hộ, cứu nạn được thành lập... Dù vậy, cơn thịnh nộ của thiên nhiên vẫn vượt sức tưởng tượng con người. Có lẽ, đây là những thời điểm, ngay cả những người dân miền Trung từng trải nhất, cũng mới thấm thía tận cùng câu “nhất thủy nhì hỏa” dân gian đúc kết. Những trận mưa liên tục, dữ dội, dai dẳng xuyên đêm, ngày, biến suối thành sông, sông thành biển, nhấn chìm các tỉnh miền trung trong màu nước vàng thê thảm, đục ngầu...
Những thông tin thiệt hại dồn dập đổ về khiến lòng người càng như lửa đốt: “Sạt lở đất làm sập nhà. Bé gái 10 tháng tuổi chết thảm”; “Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng bị ngập sâu, chia cắt, nhiều nơi ngập 0,5-1m; 11 người chết và mất tích”; 5 người chết, 8 người mất tích, 5 người bị thương”; “13.000 nhà dân bị ngập, nhiều thôn, bản thuộc 15 xã tại các huyện Minh Hóa, Quảng Ninh, Tuyên Hóa... bị chia cắt, cô lập”; 12/10, công trình thủy điện Rào Trăng 3 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) sạt lở, 3 người chết, 17 người mất liên lạc; đoàn công tác của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Quân khu 4 gặp nạn tại tiểu khu 67; sáng 14/10, Thừa Thiên Huế xác định còn 30 người mất tích; 19h ngày 15/10, tìm thấy 13 thi thể trong đoàn cứu trợ gặp nạn tại tiểu khu 67. Vẫn còn 16 công nhân mất tích gần thủy điện Rào Trăng 3...Cắn chặt răng mới không thôi tiếng nấc.
Giữa lúc công tác cứu hộ, cứu nạn đang ngập chìm trong bao khó khăn, đối mặt với bao tình huống nan giải mới, thì lại dội về những thông tin dồn dập như những tiếng kêu thảng thốt, âu lo: miền Trung mưa không ngớt. Lũ trên nhiều sông vẫn ở mức cao và đang tiếp tục lên. Từ 16 đến 18-10, Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 80-150mm, có nơi trên 200mm; Quảng Trị đang phải đối mặt với trận lũ lịch sử, vượt cả đỉnh lũ năm 1999...”.
Triệu con tim quá đau đớn trong những ngày qua, càng như thắt lại, linh cảm, lo lắng thêm về điều chẳng lành nữa có thể đổ xuống miền Trung đang kiệt sức.
Tới sáng ngày 18, thật đau đớn: linh cảm đã thành sự thật. Hơn 22 cán bộ chiến sĩ Sư đoàn 337 (đóng quân tại huyện miền núi Hướng Hoá, Quảng Trị) bị đất đá vùi sau trận sạt lở đất kinh hoàng. Đoàn cứu nạn gồm 200 cán bộ chiến sĩ của đơn vị 968 có mặt tại hiện trường...
Điều chắc chắn, không chỉ có tướng Phan Văn Giang – thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhỏ lệ. Còn bao nhiều gương mặt thẫn thờ, đầm đìa nước mắt khi biết thông tin tai họa kế theo này trong bản tin sáng ngày 18-10,v...
2. Nghĩa cử của triệu tấm lòng
Cảm xúc tháng Mười – đó là tình cảm và sự quan tâm, lo lắng của triệu tấm lòng hướng về miền Trung thân yêu đang ngập chìm và oằn mình trong mưa lũ.
“Rằng qua cơn hoạn nạn, mới hiểu tận lòng nhau”. Thời điểm này, trừ những kẻ, những trang bất lương bịa đặt thông tin, hả hê trước thảm cảnh của người dân... mà nhiều người đã nhẵn mặt, trên mạng xã hội: nghìn likes là dành cho những tấm ảnh, khuôn hình chiến sĩ dầm mình trong nước cứu dân. Nghìn biểu tượng cảm xúc là dành cho là hàng 13 quan tài chiến sĩ hy sinh khi làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn ngày 13/10, phủ quốc kỳ trong lễ truy điệu có cả nghìn gương mặt đầm đìa nước mắt. Nghìn dấu đau buồn là dành cho hình ảnh những gương mặt thất thần trước tai ương của người dân miền Trung cũng như tiếng nức nở xé lòng của thân nhân những người bị nạn, ...
Cảm xúc tháng Mười – đó còn là sự cảm kích trước những nghĩa cử lớn lao cụ thể, thiết thực của nhiều cơ quan, nhiều người. Mặt trận TQVN, các bộ, ngành, đoàn thể, nhiều cơ quan báo chí, vừa trực tiếp đóng góp, vừa phát động, tổ chức các chương trình quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung.
Ca sĩ Thủy Tiên lên tiếng kêu gọi quyên góp qua mạng xã hội. Danh tiếng, nhan sắc xinh đẹp, vợ của ngôi sao bóng đá điển trai, tài năng Công Vinh, sự tin cậy đối với một nghệ sĩ làm từ thiện từ nhỏ; việc sử dụng minh bạch, kịp thời, hiệu quả nguồn tiền huy động; tinh thần quả cảm, không quản vất vả, dấn thân tới nơi hiểm nguy... đã giúp Thủy Tiên, chỉ trong 3 ngày, huy động được hơn 40 tỷ - số tiền khổng lồ, không chỉ làm bất ngờ, mà còn khiến cô chịu áp lực tới mức mất ngủ - cho việc làm cao cả và cực kỳ ý nghĩa trong lúc này?
Điều đó hiển nhiên.
Nhưng, phải chăng, quan trọng hơn, là tấm lòng của ca sĩ Thủy Tiên, cảm xúc của Thủy Tiên thời điểm này cũng là tấm lòng, cảm xúc, suy nghĩ của nhiều người dân Việt – như cô tâm sự trên báo chí: “Điều khiến tôi cảm động là trong lúc cùng quẫn nhất, người dân vẫn hỗ trợ nhau đúng kiểu tình làng nghĩa xóm. Nhiều nơi, người ta quên khốn khó riêng của bản thân để chỉ về những mái tranh lụp xụp - nơi có hoàn cảnh khổ hơn mình...”
Và đâu chỉ một ca sĩ Thủy Tiên.
Trong giới nghệ sĩ, những ngày này, công chúng một lần nữa thêm yêu mến thần tượng của mình – nhũng nghệ sĩ như Mỹ Tâm, Lý Hải, Trấn Thành, Phương Thanh, Ngọc Trinh, Hoa hậu HenNie... không phải trên sân khấu, mà qua các việc làm sâu nặng nghĩa tình với đồng bào vùng lũ. Ngày 23/10 tới đây, đêm nhạc từ thiện "Ru bão" để quyên góp cho người dân miền Trung, được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài truyền hình Nghệ An, sẽ có các gương mặt nổi tiếng tham gia, như NSND Thanh Hoa, NSND Hoàng Dũng, NSND Công Lý, NSƯT Thanh Lam, ca sĩ Bằng Kiều, Trọng Tấn, Sao Mai Đinh Thành Lê, Bích Hồng, Huyền Trang, Thuỳ Dung…
3. Sự phẫn nộ
Mưa tiếp tục trút xuống ồ ạt, Nước tiếp tục dâng mênh mông. Núi tiếp tục sạt lở kinh hoàng với cả triệu mét khối, khiến nhà của, máy móc xây dựng to vật vã còn biến mất. Trước thiên tai, con người chỉ là hạt cát. Thiên tai: muôn vàn tình huống đều có thể xảy ra, vượt qua mọi sự tính toán...
Dẫu vậy, bộ đội, công an, lực lượng cứu hộ, cứu nạn, không quản gian nguy, đang mở đường, tìm đường đưa đồng đội, người dân bị vùi trong đất, đá ra ngoài. Sở chỉ huy tiền phương đang hối hả, khẩn trương. Những sĩ quan dày dạn nhất với cuộc chiến chống thiên tai không tiếng súng, nhưng vô cùng khốc liệt, gian nguy, đã và đang lên đường, có mặt tại nơi nhiều bất ngờ, hiểm nguy nhất. Và thương thay, đi cứu nạn, nhiều người trong số họ, phút chốc thành nạn nhân. Chỉ có điều, gian khó và cái chết rình rập không làm một ai chùn bước. Chùn bước sao được khi bà con và đồng đội mình đang nằm tận nơi rừng sâu, nước xiết ...
Thế nhưng, vẫn có những kẻ đạo đức giả.
Những kẻ này coi thiên tai và sự hy sinh tính mạng vì dân của người lính như thời cơ không thể tốt hơn để tung ra những ngôn từ nhẫn tâm, độc ác. Họ hả hê trước mất mát tang thương. Họ vu khống nhà nước Việt Nam cố tình đẩy những quân nhân thiếu chuyên nghiệp, không có kinh nghiệm cứu nạn (?) đi vào chỗ chết. Những vành tang trắng không làm họ mảy may xúc động. Họ - như phần tử Nguyễn Lân Thắng - bịa đặt, dựng chuyện, xúc phạm người đã khuất dấn thân vào nơi nguy hiểm không phải vì trách nhiệm, mà vì “lợi ích nhóm”, “đi khám điền thổ”, hoặc “có cổ phần” trong công trình thủy điện Rào Trăng 3” (?).
Họ tung ra các câu hỏi, hình ảnh đầy kích động nhằm chia rẽ quân, dân. Họ vô cảm trước hình ảnh những chiến sĩ, mặt tái xanh vì rét, dầm mình trong mưa lũ, đội dân trên vai đưa vào nơi an toàn. Họ tảng lờ trước như hình ảnh những bữa cơm chan mưa tạm bợ, gấp gáp của lực lượng cứu nạn để còn kịp tiếp cận hiện trường, hỗ trợ người dân, tìm đồng đội...
Phải dùng ngôn từ nào đây để thể hiện sự phẫn nộ tột độ của dư luận và xã hội đối họ, những kẻ là chủ nhân của những lời nói và việc làm nêu trên?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét