24/11/23

 Vụ cướp ngân hàng tại Đà Nẵng: Đề xuất tặng Huân chương Dũng cảm cho nhân viên bảo vệ tử vong khi bắt cướp

Có thể là hình ảnh về 6 người và văn bản

Theo Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh, chính quyền thành phố đang đề xuất Trung ương xét tặng Huân chương Dũng cảm cho nhân viên bảo vệ Trần Minh Thành. Ông Thành đã dũng cảm tham gia bắt cướp, bị đối tượng đâm tử vong trong vụ cướp ngân hàng xảy ra chiều 22-11 tại Phòng giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trên đường Ngũ Hành Sơn (quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng).
Tối 23-11, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh và Thiếu tướng Vũ Xuân Viên, Giám đốc Công an thành phố cùng đoàn công tác đã đến lễ tang và thắp hương viếng ông Trần Minh Thành.
Tại nhà tang lễ, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh và Thiếu tướng Vũ Xuân Viên đã ân cần hỏi thăm, động viên người thân, gia quyến của ông Trần Minh Thành cố gắng vượt qua nỗi đau; đồng thời cho rằng, hành động truy đuổi đối tượng phạm tội của ông đã thể hiện tinh thần dũng cảm, đấu tranh đến cùng với tội phạm và hết lòng vì công việc, rất đáng được trân trọng. Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng trao đã trao hỗ trợ 50 triệu đồng cho vợ ông Thành và con gái để góp phần giúp gia đình ổn định cuộc sống trong thời gian tới.
Ông Lê Trung Chinh cho biết, việc thành phố có văn bản đề xuất các cấp có thẩm quyền xét truy tặng Huân chương dũng cảm cho ông Trần Minh Thành nhằm ghi nhận hành động quả cảm, không ngại hiểm nguy của ông để truy bắt cướp, bảo vệ tài sản.
Trước đó, vào khoảng 13 giờ 50 phút ngày 22-11, hai đối tượng Nguyễn Mạnh Cường (25 tuổi, quê Quảng Nam) và Trần Văn Trí (22 tuổi, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng) đã thực hiện hành vi cướp tại phòng giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên đường Ngũ Hành Sơn.
Khi vào trong ngân hàng, một nghi phạm cầm khẩu súng bắn chỉ thiên để uy hiếp, đe dọa nhân viên bảo vệ rồi dùng vũ khí, vũ lực đe dọa để cướp tiền. Tuy bị cướp dùng súng, dao đe dọa nhưng các nhân viên ngân hàng đã thực hiện đúng nghiệp vụ, bật báo động khiến bọn cướp không lấy được tiền và tài sản. Nghe báo động, cả hai đối tượng lên xe máy bỏ chạy, dẫn đến va chạm xe máy ngã ra đường.
Bảo vệ Trần Minh Thành cùng nhân viên và người dân khu vực truy bắt các đối tượng. Đối tượng Trần Văn Trí bị bắt tại chỗ, còn Nguyễn Mạnh Cường đã dùng dao đâm bảo vệ Trần Minh Thành nhằm chạy trốn. Khoảng 1 giờ sau, đối tượng Nguyễn Mạnh Cường đã bị lực lượng Công an thành phố Đà Nẵng tóm gọn khi đang lẩn trốn trên địa bàn quận Sơn Trà. Bảo vệ Trần Minh Thành được người dân đưa đi cấp cứu, nhưng do vết thương quá nặng nên đã tử vong tại bệnh viện.
TTXVN
Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh (ngồi ngoài cùng, bên phải), Giám đốc Công an thành phố Đà Nẵng Vũ Xuân Viên (ngồi thứ 2, phải sang) thăm hỏi, động viên thân nhân nhân viên bảo vệ Trần Minh Thành.



 Đằng sau câu chuyện về kỳ tích mang tên Thùy Linh

Có thể là hình ảnh về 2 người, mọi người đang chơi tennis, cây vợt và văn bản
Vào thời khắc Thùy Linh giơ nắm đấm lên trời sau trận thắng Carolina Marin, cô gái 26 tuổi biết mình đã làm nên kỳ tích. Phía sau hành trình kỳ diệu ở giải cầu lông China Masters, Thùy Linh đã dần vươn đến đẳng cấp thế giới bằng khả năng của bản thân, cũng như vượt qua nhiều tầng áp lực vô hình.
Nghịch lý của sức ép
Những câu chuyện bên lề liên quan đến lịch trình thi đấu của Thùy Linh dần phức tạp, khi cô chọn tham dự giải cầu lông vô địch quốc gia vào giữa tháng 11. Đó cũng là lúc Nhật Bản tổ chức Japan Masters, giải đấu thuộc cấp độ Super 500 quy tụ nhiều tay vợt hàng đầu. Những tin đồn về việc Linh bỏ sân chơi quốc tế để đấu "ao làng" bắt đầu xuất hiện. Chỉ có tinh thần và nghị lực thép của một tay vợt sống xa gia đình từ nhỏ để theo đuổi cầu lông mới giúp Thùy Linh bỏ ngoài tai mọi lời chỉ trích. Cô hoàn thành hành trình ở sân chơi quốc gia với tấm HCV, sau đó nhanh chóng thu dọn đồ đạc để xuất ngoại. Ở một giải đấu không được kỳ vọng lọt vào sâu như China Masters, Linh lại làm nên điều bất ngờ.
Trận thắng Carolina Marin có thể được xem như màn trình diễn đỉnh cao trong sự nghiệp thi đấu của Thùy Linh. Lần đầu tiên sau 10 năm thi đấu cầu lông chuyên nghiệp, tay vợt sinh năm 1997 đã đánh bại một đại diện trong top 5 thế giới. Đáng chú ý hơn, bại tướng của cô còn là cựu vô địch Olympic, từng 3 lần vô địch thế giới và vẫn đang thi đấu rất tốt ở tuổi 30.
Đâu là lý do khiến Thùy Linh thi đấu tốt ở một giải đấu như China Masters, nhưng lại không thành công tại Korea Masters? Một số VĐV đỉnh cao cho biết, những người như Thùy Linh chịu "nghịch lý sức ép" khi ra sân chơi quốc tế. Họ chơi tốt những giải đấu lớn mà không kỳ vọng quá nhiều, nhưng lại không có thành tích như mong muốn khi đấu giải nhỏ.
2 tuần trước thời điểm Thùy Linh lên đường sang Trung Quốc dự China Masters, cô bất ngờ chịu áp lực từ nhiều phía. Tay vợt nữ số 1 Việt Nam được xếp hạt giống số 5 tại giải cầu lông Korea Masters, nhưng cô lại không thể vào tới vòng tứ kết như kỳ vọng. Thay vào đó, Linh để thua một đối thủ có thứ hạng quốc tế thấp hơn mình khá nhiều ở vòng 1/8. Trong môn cầu lông, ở một trận đấu bất kỳ, việc một tay vợt thắng người giỏi hơn mình, hoặc thua người kém hơn mình là điều hoàn toàn bình thường. Xác suất thắng thua trong mỗi lần so tài luôn xuất hiện. Tuy nhiên, đó chỉ là câu chuyện được thấu hiểu, đồng cảm giữa những người trong nghề. Với công chúng, Thùy Linh chịu áp lực "phải thắng".
"Vận động viên ra sân ai cũng muốn giành chiến thắng, ai cũng muốn vô địch. Nhưng họ không phải người duy nhất khát khao điều đó. Chúng tôi phải cạnh tranh với hàng chục, hàng trăm VĐV khác giỏi như mình, thậm chí hơn mình. Kết quả là điều không thể biết trước nên sẽ có lúc chúng tôi vượt qua kỳ vọng, hoặc không đạt mục tiêu đề ra", một VĐV chia sẻ.
Chỉ tiêu và thành tích
Trước ngày lên đường sang Trung Quốc dự China Masters, Thùy Linh và HLV Ngô Trung Dũng không kỳ vọng quá nhiều vào việc tiến sâu tại giải. Hơn ai hết, bản thân cô và HLV đều hiểu, khoảng cách giữa cầu lông Việt Nam và quốc tế vẫn còn rất xa. Việc Thùy Linh tiến sâu, vì thế, cần được hiểu như một khoảnh khắc xuất thần chứ không phải điều đương nhiên. Nếu ngộ nhận về thành tích của Thùy Linh tại China Masters, cô sẽ gặp áp lực phải lặp lại kết quả tương tự ở những giải đấu tiếp theo. Nhưng tiêu chí như chỉ tiêu, thành tích sẽ bất ngờ được đề cập tới. Đó cũng là lúc một VĐV tài năng có thể bị choáng ngợp trong kỳ vọng, thay vì được tạo điều kiện để tiếp tục tiến bộ trong tương lai.
Kết thúc ASIAD 19, khi được hỏi về việc thành tích của đoàn thể thao Việt Nam chỉ đạt vừa đủ mức kỳ vọng, ông Đặng Hà Việt, Cục trưởng Cục TDTT đã thẳng thắn thừa nhận nhiều điểm thiếu hợp lý của việc phát triển thể thao Việt Nam. Một trong số đó là việc đầu tư, phát triển thể thao cần hướng đến mục tiêu lâu dài, khi cần 8-10 năm mới có thành quả. Con số 8-10 năm thực sự vượt quá xa tầm nhìn của nhiều người làm thể thao, đặc biệt với các địa phương nhỏ. Nó tương đương 2 nhiệm kỳ liên tiếp của một Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Bên cạnh việc đòi hỏi thành tích tức thời, cách làm thể thao hiện tại của Việt Nam còn không cho phép thất bại được diễn ra.
Điều éo le với nhiều VĐV Việt Nam, đó là những người làm quản lý thường không chấp nhận kịch bản thành tích không như kỳ vọng. Thay vì bình thản đón nhận kết quả thấp hơn mong muốn để hướng đến thành công trong tương lai, nhà quản lý thường khiến HLV, VĐV phải chịu chỉ trích nặng nề. Vì thế, cái cây có thể bị chặt mà không có cơ hội ra trái ngọt.
Kết thúc Đại hội Thể thao Toàn quốc 2022, nhiều địa phương đã chứng kiến tình trạng "trảm" hàng loạt bộ môn thể thao. Đây là kết quả của việc thành tích trong kỳ "Olympic Việt Nam" không đạt mức kỳ vọng. Với những bộ môn, những địa phương có thành tích đạt chỉ tiêu, họ phải lập tức bắt tay vào làm đề án hướng đến chỉ tiêu của Đại hội 2026.
Chỉ khi nào những VĐV như Thùy Linh được phép thua đối thủ yếu hơn ở các giải đấu quốc tế mà không nhận chỉ trích, khi đó thể thao Việt Nam mới có thể chuyển mình. Đó cũng là dấu hiệu cho thấy hướng làm cũ của thể thao thành tích cao không còn tồn tại, ngay cả trong tư tưởng.
Ai sẽ nối bước Thùy Linh, Tiến Minh trong tương lai?
Tại Việt Nam, mỗi môn thể thao thành tích cao được tổ chức khoảng 3-4 giải hàng năm. Tuy nhiên, cầu lông đã phát triển hơn một bậc. Trung bình mỗi năm, các vận động viên Việt Nam thi đấu khoảng 5 giải trong nước, bao gồm cả các giải đấu cá nhân và đồng đội. Nếu tính thêm 3 giải quốc tế thường niên tổ chức tại Việt Nam, con số sẽ lên tới 8 giải. Điều bất hợp lý là bất chấp việc số lượng các giải đấu trong nước và quốc tế được tổ chức liên tục, cầu lông Việt Nam vẫn không có nhiều vận động viên đủ khả năng thi đấu quốc tế. Nguyễn Tiến Minh ở tuổi 40 vẫn đủ khả năng ít nhất lọt vào vòng bán kết mỗi giải đấu. Thùy Linh cũng hiếm khi nào thua một set ở giải vô địch quốc gia.
Một trong những nguyên nhân khiến cầu lông Việt Nam chưa có những tay vợt tiếp bước Thùy Linh, Tiến Minh là bởi môn thể thao này tốn rất nhiều kinh phí phát triển. Với Thùy Linh, cô phải thi đấu các giải nhỏ trong vòng 2 năm để tích điểm trước khi hướng đến những giải lớn hơn. Ở mỗi giải nhỏ đó, Thùy Linh tiêu tốn khoảng 50 triệu đồng/tuần.
An Khánh
Thành tích của Thùy Linh ở China Masters không có nghĩa cô sẽ tiếp tục tiến sâu ở những giải tiếp theo.
Có thể là hình ảnh về 2 người, mọi người đang chơi tennis, cây vợt và văn bản

Nữ Công an xã được dân bản tin yêu

 Nữ Công an xã được dân bản tin yêu

Có thể là hình ảnh về 3 người, quân phục và văn bản
Thực hiện chủ trương của Bộ Công an về điều động Công an chính quy về xã, tình hình ANTT tại địa bàn cơ sở ở tỉnh Sơn La đã có nhiều chuyển biến tích cực. Để có được những kết quả đó chính là sự tận tâm, tận lực và tinh thần trách nhiệm của những nữ cán bộ Công an cơ sở.
Tháng 12/2021, Thiếu tá Lừ Thị Thu Trang được điều động từ Công an thị trấn Yên Châu về làm Phó trưởng Công an xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La. Thiếu tá Trang đã dành nhiều thời gian bám địa bàn, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền xã triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự.
Công tác tại xã vùng III với nam giới đã khó khăn, nhưng với những nữ cán bộ Công an thì khó khăn đó lại nhân lên gấp bội phần. Khi trình độ nhận thức của nhân dân không đồng đều, việc nắm bắt về chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở một số lĩnh vực còn nhiều hạn chế. Là địa bàn giáp ranh, nhiều thành phần dân cư, chị đã cùng đơn vị làm tốt công tác quản lý cư trú, kịp thời phát hiện, giải quyết những mâu thuẫn tại cơ sở, không để phát sinh thành điểm nóng, vụ việc đột xuất bất ngờ, đơn thư, khiếu kiện vượt cấp. Tuy là nữ, nhưng đối với những vụ việc phức tạp, nguy hiểm, chị luôn sẵn sàng tham gia cùng đồng đội.
Thiếu tá Lừ Thị Thu Trang chia sẻ: “Ngày mới về địa bàn nhận công tác, khi có thông tin về đối tượng liên quan đến ma túy, tôi cùng cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị phối hợp lực lượng Công an huyện xác minh, nắm đối tượng. Xác định địa điểm đối tượng hoạt động là nhà văn hóa của bản, tổ công tác đã triển khai các biện pháp nghiệp vụ và bắt giữ đối tượng thành công. Đó cũng là lần đầu, tôi trực tiếp tham gia bắt giữ đối tượng liên quan đến ma túy”.
Từ đầu năm đến nay, chị đã cùng đơn vị phối hợp bắt giữ 2 vụ, 3 đối tượng mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy; lập hồ sơ quản lý 1 người nghiện ma túy tại cộng đồng và 4 trường hợp điều trị bằng methadone. Duy trì hoạt động 89 nhóm liên gia tự quản, 11 tổ an ninh nhân dân, 11 tổ hòa giải, 11 đội dân phòng thường xuyên phối hợp với lực lượng Công an trong phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm; phối hợp tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong các trường học và khu dân cư; xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” thông qua các mô hình, tổ tự quản về an ninh trật tự.
Ông Sồng A Nụ, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Pa Sang, xã Sặp Vạt, cho biết: Trước đây, bản có 3 người nghiện, thường xuyên xảy ra tình trạng trộm cắp vặt. Với sự vào cuộc của Công an xã, bản đã phát hiện, xử lý kịp thời, đưa người nghiện đi cai nghiện. Bây giờ, tình hình an ninh trật tự ở bản ổn định, không còn xảy ra trộm cắp vặt nữa, chúng tôi yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.
Thực hiện Đề án 06 của Chính phủ về cấp CCCD và kích hoạt tài khoản định danh điện tử, Thiếu tá Lừ Thị Thu Trang đã cùng đơn vị rà soát, làm sạch dữ liệu dân cư đảm bảo “đúng, đủ, sạch, sống”. Xử lý, hoàn thiện hồ sơ hủy định danh cá nhân cho những trường hợp sai cấu trúc số căn cước công dân. Tham mưu, vận động, hướng dẫn 100% công dân làm thủ tục cấp CCCD và kích hoạt định danh điện tử đúng tiến độ.
Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, sát cánh cùng đồng đội vượt mọi khó khăn, Thiếu tá Lừ Thị Thu Trang luôn được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được tặng nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp. Tháng 3 vừa qua, chị là một trong 20 cán bộ Công an được Công an tỉnh tuyên dương phụ nữ Công an Sơn La tiêu biểu năm 2023.

16/11/23

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương thăm, chúc mừng Đại học Quốc gia Hà Nội nhân ngày 20-11

 Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương thăm, chúc mừng Đại học Quốc gia Hà Nội nhân ngày 20-11

Có thể là hình ảnh về 5 người, bộ vét, áo vest dự tiệc, cái bục, đám cưới và văn bản cho biết 'ON S ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Gặp mặt chào mừng Ngày Nhà giảo ViệtNam 20.11.1982 20.11.2023) 20.11 Hòa'
Chiều 15-11, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã thăm và chúc mừng cán bộ, giảng viên, nhà khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội nhân kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982 / 20-11-2023).
Chúc mừng các thế hệ lãnh đạo, giảng viên và nhà khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đánh giá cao những bước phát triển mạnh mẽ của nhà trường sau 30 năm thành lập.
Đại học Quốc gia Hà Nội đã có những bước phát triển mạnh mẽ, sớm khẳng định được vị thế là trung tâm đại học đa ngành, đa lĩnh vực hàng đầu của cả nước, với nhiều thành tựu nổi bật trong giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Để Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục bứt phá trong giai đoạn mới với những thời cơ, vận hội mới, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị, nhà trường tiếp tục bám sát, thực hiện có hiệu quả quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong các nghị quyết của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ, xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Đặc biệt là, coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, văn hóa, đạo đức, lối sống, nhân cách và khát vọng cống hiến cho thế hệ trẻ; gắn kết mật thiết giữa giáo dục, đào tạo với xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình, hệ giá trị con người Việt Nam.
Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức, hoạt động theo hướng hiện đại, phù hợp chuẩn mực quốc tế; coi trọng và có chính sách đột phá chăm lo, phát triển đội ngũ các nhà khoa học đầu ngành, bồi dưỡng nhân tài cho quốc gia.
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương lưu ý, nhà trường nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D), chuyển giao, ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; tăng cường hợp tác, mở rộng giao lưu học thuật với các quốc gia, tổ chức đối tác quan trọng có trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến. Nhà trường cũng cần chủ động tham gia mạng lưới đổi mới sáng tạo toàn cầu; đẩy mạnh liên kết, hợp tác, chuyển giao công nghệ giữa Đại học Quốc gia Hà Nội với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tham gia đề xuất, thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu mang tầm quốc gia, quốc tế, giải quyết những vấn đề lớn của đất nước.
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa bày tỏ tin tưởng Đại học Quốc gia Hà Nội cùng với Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và hệ thống giáo dục đại học nước nhà sẽ tạo đột phá trong giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao để đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững.

55

Chủ tịch nước trao đổi chính sách tại Hội đồng quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ

 Chủ tịch nước trao đổi chính sách tại Hội đồng quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ

Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản cho biết 'FOREIGN COUNCILon 01 RELATIONS'
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh giá, chưa bao giờ quan hệ giữa Việt Nam-Hoa Kỳ phát triển tốt đẹp như ngày nay; từ cựu thù trở thành Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Trong chương trình tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2023 và kết hợp hoạt động song phương tại Hoa Kỳ, sáng 15/11 theo giờ địa phương, tức rạng sáng 16/11, theo giờ Việt Nam, tại thành phố San Francisco, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã dự buổi trao đổi chính sách tại Hội đồng quan hệ đối ngoại Hoa Kỳ (CFR).
Đây là tổ chức tham vấn, nghiên cứu độc lập về chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Hoa Kỳ với sự góp mặt của nhiều cựu chính trị gia, nhà nghiên cứu tên tuổi tham gia phân tích sâu về các vấn đề quốc tế và tham vấn chính sách đối ngoại.
Theo đặc phái viên của TTXVN, sự kiện có sự tham dự của ông Michael Froman, Chủ tịch CRF và nhiều chuyên gia, học giả, cùng một số cơ quan báo chí tại Hoa Kỳ.
Cuộc trao đổi được điều hành bởi ông Scott Marciel, một diễn giả uy tín, nghiên cứu viên Oksenberg-Rohlen tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Freeman Spogli của Đại học Stanford, ông từng đảm trách nhiều chức vụ trong ngành ngoại giao Hoa Kỳ, phụ trách khu vực Đông Nam Á; từng là nhà ngoại giao Hoa Kỳ đầu tiên làm việc tại Hà Nội sau chiến tranh.
Phát biểu đề dẫn, Chủ tịch CFR Michael Froman nhấn mạnh đến sự phát triển ấn tượng của kinh tế Việt Nam, đặc biệt là vai trò ngày càng lớn của hợp tác kinh tế Việt Nam-Hoa Kỳ khi thương mại hàng hóa song phương tăng lên 139 tỷ USD - gấp hơn 300 lần so với năm 1995.
Năm ngoái, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ tám của Hoa Kỳ.
Đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong khu vực, ông Michael Froman cho rằng, các sáng kiến kinh tế trong khu vực cũng được tăng cường nhờ sự tham gia của Việt Nam. Điều này có được là có phần nhờ vào cơ chế chính sách đặc biệt của Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và hiệu quả của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Đề cập đến việc hai nước nâng tầm quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện; đồng thời tăng cường hợp tác phát triển chuỗi cung ứng chất bán dẫn, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật số, khoa học và công nghệ, chống biến đổi khí hậu, giao lưu nhân dân, khắc phục hậu quả chiến tranh, ông Michael Froman cho rằng đây là những tín hiệu mạnh mẽ thúc đẩy quan hệ song phương.
Phát biểu trước các học giả Hoa Kỳ, giới thiệu những nét chính về tình hình Việt Nam, Chủ tịch nước nêu rõ, qua gần 40 năm Đổi mới, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh,” Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Kinh tế phát triển nhanh; hiện là nền kinh tế lớn thứ 11 ở châu Á, một trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có thương mại quốc tế lớn, thuộc nhóm 3 nước thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất trong ASEAN trong gần 10 năm qua. Là thành viên của 16 hiệp định thương mại tự do, Việt Nam đã trở thành một phần trong chuỗi cung ứng và sản xuất toàn cầu.
Đồng thời, tỷ lệ hộ nghèo giảm theo chuẩn của Liên hợp quốc, từ trên 50% (năm 1986) nay giảm xuống còn 4,3%. Chính trị ổn định, quốc phòng, an ninh được củng cố, tăng cường.
Cải cách thể chế, phát triển kết cấu hạ tầng và xây dựng nguồn nhân lực được đẩy mạnh. Cải cách tư pháp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật, phòng chống tham nhũng đạt nhiều kết quả quan trọng.
Trong quá trình đổi mới, nhân dân được đặt ở vị trí trung tâm, là cội nguồn sức mạnh, vừa là chủ thể, vừa là mục tiêu của sự phát triển.
Để hiện thực hóa khát vọng trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào giữa thế kỷ này, Việt Nam tập trung phát triển nhanh và bền vững, trên cơ sở ứng dụng khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo, đồng thời với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường; xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả; tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng.
Trong quá trình ấy, người dân với tất cả quyền con người, quyền công dân là trung tâm của các chính sách và hoạch định tương lai, Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định: “Từ truyền thống và triết lý của dân tộc mình, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa thế giới, Việt Nam xác định và nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại: Độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Cùng với đó, chúng tôi thực hiện đường lối quốc phòng "bốn không" là: Không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.”
Việt Nam ủng hộ việc củng cố, nâng cao hiệu quả của các cơ chế hợp tác song phương, đa phương và tăng cường phối hợp quốc tế để làm giảm căng thẳng, ngăn ngừa, chấm dứt xung đột; để giải quyết các vấn đề về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học-công nghệ và ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống.
Việt Nam sẵn sàng đóng góp vào những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và cứu trợ nhân đạo quốc tế...
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhắc lại sự kiện quan trọng trong lịch sử quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, năm tháng sau ngày Việt Nam độc lập (16/02/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Tổng thống Truman bày tỏ mong muốn thiết lập quan hệ “hợp tác đầy đủ” với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, do những điều kiện, hoàn cảnh của lịch sử, mong muốn ấy đã phải trải qua nhiều thác ghềnh, thử thách.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh giá, chưa bao giờ quan hệ giữa Việt Nam-Hoa Kỳ phát triển tốt đẹp như ngày nay; từ cựu thù trở thành Đối tác chiến lược toàn diện. Đây thực sự là hình mẫu trong lịch sử quan hệ quốc tế về hàn gắn và xây dựng quan hệ sau chiến tranh. Kết quả này là do sự nỗ lực cùng nhau vượt qua những thử thách, thăng trầm lịch sử của nhiều thế hệ lãnh đạo và Nhân dân hai nước.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ: “Phương châm của Việt Nam trong quan hệ Hoa Kỳ là 'gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai.' Chúng tôi nhấn mạnh rằng, sự hiểu biết lẫn nhau, hoàn cảnh của nhau, tin cậy nhau, tôn trọng các lợi ích chính đáng của nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau luôn có ý nghĩa quan trọng.
Lãnh đạo Hoa Kỳ đã khẳng định ủng hộ một nước Việt Nam 'mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng.'. Chúng tôi xác định Hoa Kỳ là đối tác có tầm quan trọng chiến lược trong chính sách đối ngoại của mình.”
Trao đổi với các học giả CFR, trả lời câu hỏi của ông Scott Marciel về thỏa thuận tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong phát triển sản xuất chất bán dẫn, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ, Việt Nam mong muốn Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ được thực hiện một cách đầy đủ, trong đó có vấn đề hợp tác sản xuất chất bán dẫn, chip và lĩnh vực công nghệ cao.
Tuy nhiên để giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả, Chủ tịch nước đề nghị Hoa Kỳ cần quan tâm công nhận cơ chế kinh tế thị trường đối với Việt Nam. Và việc này cần thực hiện bằng quyết sách chính trị; không nên theo quy định một cách cứng nhắc.
Cùng với đó, Hoa Kỳ cần sớm tháo gỡ việc xếp hạng Việt Nam trong nhóm nước hạn chế hỗ trợ hợp tác về chip, chất bán dẫn. Việt Nam cũng mong muốn Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam đào tạo nhân lực chất lượng cao về vấn đề này.
Chủ tịch nước bày tỏ vui mừng vì trong chuyến công tác Hoa Kỳ lần này có các thỏa thuận hợp tác của các Trường Đại học Hoa Kỳ hỗ trợ đào tạo sinh viên Việt Nam trong lĩnh vực này.
Trả lời câu hỏi của một phóng viên về vấn đề vai trò của người Mỹ gốc Việt trong tiến trình thúc đẩy hợp tác hai nước, Chủ tịch nước nhấn mạnh trong đường lối của Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có người Việt Nam ở Hoa Kỳ, là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam.
Trong thành tựu đổi mới 40 năm vừa qua, đất nước Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong đó có đóng góp của Việt kiều tại Hoa Kỳ cũng như người Việt Nam tại các nước khác trên thế giới.
Chủ tịch nước mong muốn người Việt Nam tại Hoa Kỳ hòa nhập tốt vào cộng đồng sở tại; ngày càng khẳng định vị trí của mình trong đời sống kinh tế-xã hội của Hoa Kỳ. Việt Nam luôn chào đón các doanh nghiệp người Mỹ gốc Việt đầu tư tại Việt Nam.
Chủ tịch nước hoan nghênh và mong muốn người Việt tại Hoa Kỳ thường xuyên về Việt Nam để chứng kiến thực tiễn và những đổi thay của đất nước, chia sẻ hơn với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước Việt Nam hiện nay. “Trăm nghe không bằng một thấy,” người Việt ở Hoa Kỳ về Việt Nam chắc chắn sẽ vui mừng trước những thay đổi của đất nước thời gian qua, Chủ tịch nước nói.
Trả lời câu hỏi của một học giả về sự phát triển của thương hiệu xe hơi Vinfast, Chủ tịch nước cho biết trong công nghệ sản xuất ôtô, Việt Nam là nước đi sau. Đến nay tỷ lệ sản xuất, xuất khẩu xe hơi trong thị trường nội địa và xuất khẩu ra nước ngoài chưa nhiều. Nhưng Việt Nam thúc đẩy sản xuất công nghệ xanh, sạch trong sản xuất xe hơi. Do đó, xe điện Vinfast là một cố gắng của doanh nghiệp Việt Nam trong triển khai định hướng sản xuất công nghiệp xanh, công nghiệp sạch, hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Liên quan đến câu hỏi về vấn đề những khó khăn của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã nỗ lực, chủ động triển khai nhiều biện pháp ứng phó.
Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề mà Việt Nam cần có sự ủng hộ, giúp đỡ về quyết tâm chính trị, thông qua những hành động cụ thể của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là việc hỗ trợ công tác ứng phó với biến đổi khí hậu tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam bởi đây là vấn đề liên quan đến dòng chảy sông Mekong, cần có sự chung tay của cộng đồng khu vực và quốc tế.
Chủ tịch nước cũng bày tỏ cảm ơn và mong muốn Chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực quan trọng này./.
(TTXVN/VIetnam+)
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản cho biết 'FOREIGN COUNCILon 01 RELATIONS'

Yêu cầu làm rõ vai trò một số cá nhân liên quan vụ án Đặng Thị Hàn Ni và Trần Văn Sỹ

 Yêu cầu làm rõ vai trò một số cá nhân liên quan vụ án Đặng Thị Hàn Ni và Trần Văn Sỹ

Viện KSND TP Hồ Chí Minh tiếp tục trả hồ sơ lần 2 đối với vụ án Đặng Thị Hàn Ni (SN 1977; luật sư, nhà báo), Trần Văn Sỹ (SN 1957, luật sư) vì có hành vi "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân", yêu cầu Cơ quan CSĐT Công an thành phố làm rõ thêm một số vấn đề, trong đó có việc làm rõ vai trò của một số cá nhân liên quan.
Theo nội dung vụ án, từ tháng 9/2021 - 2/2022, bị can Trần Văn Sỹ sử dụng tài khoản YouTube "LS Trần Văn Sỹ", Đặng Thị Hàn Ni sử dụng tài khoản YouTube và Facebook “Nhà báo Hàn Ni” để đăng bài, tổ chức nhiều buổi ghi hình phát trên mạng xã hội có nội dung sai sự thật, nhằm xúc phạm nhân phẩm, danh dự, uy tín của ông Huỳnh Uy Dũng (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đại Nam) và vợ là bị can Nguyễn Phương Hằng (Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam), xâm phạm lợi ích hợp pháp của Công ty CP Đại Nam (Bình Dương) và Quỹ từ thiện Hằng Hữu.
Tháng 7/2023, Công an TP Hồ Chí Minh có kết luận điều tra vụ án này, sau đó Viện KSND TP Hồ Chí Minh trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung một số nội dung như ghi lời khai của ông Huỳnh Uy Dũng, bị can Nguyễn Phương Hằng (đã bị TAND TP Hồ Chí Minh tuyên phạt 3 năm tù về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân") để làm rõ yêu cầu bồi thường thiệt hại; làm rõ nguyên nhân, động cơ, cách thức, công cụ, phương tiện, thời gian, địa điểm và diễn biến hành vi phạm tội của bị can Đặng Thị Hàn Ni và Trần Văn Sỹ.
Tháng 10/2023, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ án. Kết luận điều tra bổ sung thể hiện, qua hỏi cung, bị can Đặng Thị Hàn Ni khai nhận sở dĩ có những phát ngôn liên quan đến bị can Nguyễn Phương Hằng là do bị can Hằng đã có những lời lẽ xúc phạm bị can Hàn Ni khi phát biểu trực tiếp trên mạng vào ngày 3/9/2021.
Vì vậy, ngày 3/9/2021, Đặng Thị Hàn Ni đã ghi hình và phát lên mạng với tiêu đề: “Bà Hằng có quyền ngồi xổm trên pháp luật không?” để phản biện lại những nội dung bà Hằng nói không đúng về việc bị can Hàn Ni như: “Tống tiền doanh nghiệp”, "là bồ của ông Tất Thành Cang”, "chửi Bộ trưởng Bộ TT-TT", đưa hình ảnh Hàn Ni và chồng cũ lên mạng xã hội để nói "làm gái"…
Đối với hành vi phạm tội của bị can Trần Văn Sỹ, kết luận điều tra nêu, trong 8 buổi ghi hình đăng vào các ngày 15/8/2021, 29/8/2021, 5/9/2021, 10/9/2021, 19/9/2021, 24/9/2021, 28/9/2021 và 16/10/2021, bị can này đã đưa thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty CP Đại Nam; đưa nội dung bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của cá nhân ông Huỳnh Uy Dũng; đưa nội dung xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín, nhân phẩm của bị can Nguyễn Phương Hằng...
Cũng theo kết luận điều tra bổ sung, ông Huỳnh Uy Dũng yêu cầu cơ quan điều tra xử lý đúng quy định của pháp luật đối với bị can Đặng Thị Hàn Ni đã đưa ra những nội dung bịa đặt, sai sự thật, xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của ông Dũng và bị can Hằng.
Còn bị can Nguyễn Phương Hằng yêu cầu cơ quan điều tra xử lý đúng quy định của pháp luật đối với bị can Đặng Thị Hàn Ni vì đã đưa ra những nội dung làm nhục, vu khống bị can Hằng, ông Dũng, Công ty CP Đại Nam và Quỹ từ thiện Hằng Hữu.
Ngoài ra, bị can Nguyễn Phương Hằng còn yêu cầu những người này bồi thường thiệt hại 300 - 500 tỷ đồng để sung vào công quỹ nhà nước do đã xúc phạm danh dự, nhân phẩm, gây thiệt hại kinh tế đối với Công ty CP Đại Nam và gây mất uy tín Quỹ từ thiện Hằng Hữu. Nhưng đến nay, ông Dũng và bị can Hằng chưa cung cấp các tài liệu chứng minh thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.
Phú Lữ
Tất cả cảm xúc:
193

Trung sĩ Công an cứu người đuối nước, lan tỏa điều tốt đẹp trong cuộc sống

  Trung sĩ Công an cứu người đuối nước, lan tỏa điều tốt đẹp trong cuộc sống      Phát hiện 2 cháu bé đang chấp chới giữa dòng nước, không q...