Cuộc cách mạng khoa học công nghệ ra đời đã kéo theo sự phát triển bùng nổ trên lĩnh vực truyền thông, cũng chính sự phát triển này đã mang lại cho con người hiểu biệt sâu rộng về vạn vật và thế giới xung quanh; giúp mỗi người cập nhật tin tức một cách nhanh chóng và toàn diện của mỗi vấn đề cần quan tâm.
Tuy nhiên, trong quy luật của sự phát triển luôn tồn tại hai mặt của một vấn đề, cụ thể là đại đa số người dân với mong muốn thu nhận một nguồn thông tin tin cậy, nguồn thông tin chính xác của vấn đề. Mặt khác, nhiều kẻ cơ hội, bóp méo dư luận nhằm mục đích trục lợi cá nhân.
Tin giả (fake news) còn được gọi là tin rác hoặc tin tức giả mạo, là một loại hình báo chí hoặc tuyên truyền bao gồm các thông tin cố ý hoặc trò lừa bịp lan truyền qua phương tiện truyền thông tin tức truyền thống (in và phát sóng) hoặc phương tiện truyền thông trực tuyến. Tin giả được viết và xuất bản thường là với mục đích đánh lừa nhằm gây thiệt hại cho một cơ quan, thực thể hoặc người, hoặc đạt được về mặt tài chính hoặc chính trị, nó thường sử dụng lối viết giật gân, không trung thực hoặc dùng các tiêu đề bịa đặt để tăng lượng độc giả. Tương tự, các câu chuyện và tiêu đề bẫy để nhấn chuột vào kiếm doanh thu quảng cáo từ hoạt động này.
Mặt khác, việc sử dụng “khoảng trống thông tin” để tấn công vào sự hiếu kỳ của công chúng và làm mới thông tin cũ, bịa đặt thông tin mới. Nhiều thông tin bị xuyên tạc, bóp méo sự thật, thông qua những tiêu đề “giật gân”, “câu khách” về vấn đề dư luận đang quan tâm, nhất là vấn đề liên quan đến nội bộ Đảng, Nhà nước, tham nhũng, tiêu cực. Thông thường, tin giả được tạo ra có mục đích vụ lợi, thu hút lượt xem, lượt thích của cộng đồng mạng, tạo ra lợi nhuận. Hoạt động tấn công mạng nhằm vào các cơ sở hạ tầng thông tin trọng yếu với mức độ ngày càng nguy hiểm. Riêng trong năm 2020, đã phát hiện 5.050 trang, cổng thông tin điện tử trong nước (tăng 40% so với năm 2019), trong đó có hơn 400 trang của các cơ quan nhà nước (tăng 100% so với năm 2019), bị tấn công.
Bên cạnh đó, nạn tin giả, tin sai sự thật ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp, đến hành động của một bộ phận người dân khi tham gia môi trường mạng. Riêng liên quan đến dịch Covid-19, Bộ Công an đã phát hiện hơn 800.000 tin giả. Ngoài ra, sự ảnh hưởng của tin giả đã tăng lên trong chính trị hậu sự thật. Đối với các phương tiện truyền thông, khả năng thu hút người xem vào trang web của họ là cần thiết để tạo doanh thu quảng cáo trực tuyến. Tin giả tạo ra một câu chuyện với nội dung sai lệch thu hút người dùng mang lại lợi ích cho các nhà quảng cáo và cải thiện xếp hạng của trang. Sự dễ dàng có được doanh thu quảng cáo trực tuyến, phân cực chính trị tăng vọt và sự phổ biến của các phương tiện truyền thông xã hội, chủ yếu là Facebook News Feed, đều có liên quan đến việc lan truyền tin tức giả, cạnh tranh với những câu chuyện tin tức hợp pháp.
Để phòng chống tình trạng tin giả trong mùa dịch, về phía người sử dụng mạng xã hội cần trang bị cho mình không những những kiến thức về dịch bệnh mà còn là kiến thức khoa học. Tìm hiểu rõ về dịch bệnh qua những kênh uy tín, chính thống. Tìm đến các bác sĩ để được hiểu sâu về dịch bệnh. Khi tiếp nhận bất kỳ thông tin nào về dịch trên mạng xã hội, mọi người dân cần bình tĩnh và chờ thông tin chính thống từ những tờ báo như: Dân trí; Thông tấn xã Việt Nam, Việt Nam nét, Công an nhân dân…; hay thông tin từ các cơ quan chức năng tại địa phương để chắc chắn rằng đó là thông tin đúng sự thật. Mặt khác, người dân nên chọn những trang thông tin chính thống, những trang tin tức tin cậy./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét