8/5/20

Không hề có chuyện Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng "dâng" biển đảo cho Trung Quốc!

Trong công hàm gửi Liên Hợp Quốc ngày 17/4, Trung Quốc dẫn Công thư năm 1958, cho rằng "Chính phủ Việt Nam công nhận và ủng hộ tuyên bố của chính phủ Trung Quốc về lãnh hải mà Trung Quốc đưa ra ngày 4/9/1958". Theo đó, Trung Quốc đòi có "lãnh hải 12 hải lý, áp dụng cho tất cả lãnh thổ của Trung Quốc, gồm có Đông Sa, Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa và các đảo khác thuộc Trung Quốc". Ngay lập tức, các đối tượng phản động, chống đối ở trong nước đã đưa thông tin trên, cho rằng “chính phủ cộng sản bán biển đảo cho Trung Quốc” từ năm 1958, bôi nhọ uy tín của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. 
Bức Công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng
Nhìn nhận lại bức Công hàm và bối cảnh tình hình, chúng ta có thể thấy rõ sự xuyên tạc của Trung Quốc cũng như đám phản động ở trong nước. Trước hết, việc Trung Quốc diễn giải nội dung Công hàm ngày 14/9/1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản Công hàm đó, hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời. Cụ thể, về nội dung bức công hàm, ngày 14/9/1958, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng gửi Công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nguyên văn như sau:"Thưa Đồng chí Tổng lý, Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng”.

Công hàm 1958 có hai nội dung rất rõ ràng:

Một là, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý;

Hai là, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ thị cho các cơ quan nhà nước tôn trọng giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố.

Trong Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, càng không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như Trung Quốc đã nêu.

Do vậy, chỉ xét về câu chữ trong một văn bản có tính chất ngoại giao cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng Công hàm 1958 đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.

Bởi, hơn ai hết, chính Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thấu hiểu quyền tuyên bố về lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội, và việc bảo vệ tòan vẹn lãnh thổ quốc gia luôn luôn là mục tiêu hàng đầu đối với Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh ra đời của Công hàm như đã nêu trên.

Bức "Công thư" (không phải Công hàm), đã rất cẩn trọng từng câu chữ, khi thể hiện sự ủng hộ tuyên bố của Trung Quốc về tuyên bố chủ quyền Biển trong phạm vi 12 hải lý, phù hợp với công ước quốc tế, tuyệt nhiên không có bất cứ từ nào đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt nam. Trên thực tế 12 hải lý, tính từ bờ biển Trung Quốc không thể có hai vùng quần đảo của Việt nam. 

Do vậy, có thể khẳng định chắc chắn rằng, việc xuyên tạc về bức Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng là sai trái và hoàn toàn không hề có cơ sở.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Trung sĩ Công an cứu người đuối nước, lan tỏa điều tốt đẹp trong cuộc sống

  Trung sĩ Công an cứu người đuối nước, lan tỏa điều tốt đẹp trong cuộc sống      Phát hiện 2 cháu bé đang chấp chới giữa dòng nước, không q...