Xây dựng "Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược"
15/12/23
Xây dựng "Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược"
Bắt giữ cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ
Bắt giữ cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ
Truyền thông quốc tế: Triển vọng hợp tác Việt Nam Trung Quốc rất tươi sáng
Truyền thông quốc tế: Triển vọng hợp tác Việt Nam Trung Quốc rất tươi sáng
Sân thể thao đền Thánh An Tôn, Trại Gáo có từ bao giờ mà giáo dân lại phản đối?
Sân thể thao đền Thánh An Tôn, Trại Gáo có từ bao giờ mà giáo dân lại phản đối?
Bộ Ngoại giao nói về
triển vọng hợp tác đường sắt Việt Nam – Trung Quốc
Người phát ngôn Bộ
Ngoại giao cho biết trong số các văn bản Việt Nam – Trung Quốc vừa ký kết, hai
bên đã nhất trí nghiên cứu thúc đẩy xây dựng đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai –
Hà Nội – Hải Phòng.
Các nội dung xoay quanh
tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư,
Chủ tịch Tập Cận Bình, là vấn đề được nhiều cơ quan báo chí quan tâm, đặt câu
hỏi tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, chiều 14/12.
Trả lời câu hỏi về việc
hai bên nhất trí xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc,
người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết sau 15 năm kể từ khi xác
lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, quan hệ hai Đảng, hai nước
không ngừng được mở rộng và đi vào chiều sâu; hợp tác trên các lĩnh vực đạt
nhiều tiến triển tích cực và toàn diện.
Hai nước duy trì các
hoạt động tiếp xúc, đối thoại, trao đổi ở các ngành, các cấp, nhất là các
chuyến thăm cấp cao.
Bà Hằng cho biết theo
Tuyên bố chung, hai bên nhất trí xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam
– Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, nỗ lực vì hạnh phúc của nhân dân hai nước,
vì sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại.
Hai bên cũng nhất trí
cho rằng phát triển quan hệ giữa hai nước cần tuân thủ Hiến chương Liên Hợp
Quốc, luật pháp quốc tế và chuẩn mực cơ bản của quan hệ quốc tế; kiên trì tôn
trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi, hợp tác cùng thắng, tôn trọng chủ quyền
và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; kiên trì giải quyết bất đồng thông qua các biện
pháp hòa bình.
“Đây cũng là tương lai
chung mà hai bên chia sẻ và hướng đến phù hợp với lợi ích của hai nước, góp
phần vào xu hướng hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực cũng như
trên thế giới”, người phát ngôn khẳng định.
Về nội hàm của việc hợp
tác cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc, bà Hằng khẳng định các
phương hướng hợp tác giữa hai Đảng, hai nước trong thời gian tới trên bình diện
song phương và trong các vấn đề khu vực, các vấn đề toàn cầu cũng đã được nêu
cụ thể trong Tuyên bố chung giữa hai nước.
Tại cuộc họp, báo chí
cũng đặt câu hỏi về triển vọng và quy mô hợp tác về đường sắt giữa Việt Nam –
Trung Quốc, sau khi hai bên đã ký kết nhiều văn kiện hợp tác trên lĩnh vực này.
Trả lời, người phát
ngôn Bộ Ngoại giao cho biết trong số 36 văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Trung
Quốc được ký kết nhân chuyến thăm, có 2 văn kiện hợp tác về đường sắt.
Đó là, Bản ghi nhớ giữa
Bộ GTVT nước CHXHCN Việt Nam và Ủy ban Phát triển và Cải cách quốc gia nước
CHND Trung Hoa về tăng cường hợp tác đường sắt Việt Nam – Trung Quốc; Bản ghi
nhớ giữa Bộ GTVT nước CHXHCN Việt Nam và Tổng cục Hợp tác phát triển quốc tế
nước CHND Trung Hoa về tăng cường hợp tác viện trợ phát triển đường sắt qua
biên giới Việt Nam – Trung Quốc.
Nói về triển vọng hợp
tác trong lĩnh vực này, bà Hằng thông tin hai bên đã nhất trí việc nghiên cứu
thúc đẩy xây dựng đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng; nghiên
cứu về các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Đồng Đăng – Hà Nội – Móng Cái – Hạ
Long – Hải Phòng vào thời điểm phù hợp.
Việc triển khai các dự
án này sẽ góp phần tăng cường hợp tác kết nối giữa khuôn khổ “Hai hành lang,
một vành đai” và sáng kiến “Vành đai Và Con đường”.
Những thông điệp gửi đi từ Hà Nội
Những
thông điệp gửi đi từ Hà Nội
Hôm
nay (15-12), Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam
tham dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Nhật Bản và tiến hành các
hoạt động song phương tại Nhật Bản từ ngày 15 đến 18-12-2023 theo lời mời của
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio.
ASEAN
và Nhật Bản tưng bừng kỷ niệm dấu mốc 50 năm thiết lập quan hệ trong bối cảnh
quan hệ hai bên chứng kiến những bước phát triển toàn diện, năng động trên tất
cả lĩnh vực, cả chính trị, an ninh, kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, xã
hội và hợp tác phát triển. Chặng đường nửa thế kỷ qua đã chứng minh Nhật Bản là
đối tác tin cậy, thực chất và hiệu quả của ASEAN, tham gia và đóng góp tích cực
tại tất cả các cơ chế, diễn đàn của ASEAN, ủng hộ đoàn kết, thống nhất cũng như
vai trò trung tâm của ASEAN, có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ xây dựng Cộng
đồng ASEAN. Giữa lúc tình hình thế giới và nhiều khu vực đang phải đối mặt với
hàng loạt thách thức, tác động tiêu cực tới sự ổn định và phát triển như hiện
nay, ASEAN và Nhật Bản cùng ấp ủ mong muốn chung, đó là tăng cường hợp tác,
liên kết nhằm ứng phó với những thách thức chung và song hành phát triển.
Được
tổ chức không lâu sau khi ASEAN và Nhật Bản thiết lập quan hệ đối tác chiến
lược toàn diện, Hội nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Nhật Bản là dịp
để lãnh đạo cấp cao hai bên cùng kiểm điểm thành quả hợp tác, từ đó đề ra định
hướng phát triển quan hệ trong giai đoạn mới. Sự kiện này cũng được kỳ vọng sẽ
giúp hai bên nhận thức rõ hơn ý nghĩa, tầm quan trọng của mối quan hệ song
phương, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác, tìm kiếm những lĩnh vực
hợp tác mới và trụ cột mới trong hợp tác kinh tế ASEAN-Nhật Bản trong tương
lai. Với Việt Nam, hội nghị là cơ hội để chúng ta đẩy mạnh hợp tác với các đối
tác tiếp tục đi vào chiều sâu, hiệu quả.
Thủ
tướng Phạm Minh Chính đến tham dự và tiến hành các hoạt động tại Nhật Bản trong
bối cảnh hai nước vừa nâng cấp quan hệ lên “Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa
bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới” và đang có nhiều hoạt động kỷ
niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Những năm gần đây, quan hệ Việt
Nam-Nhật Bản tiếp tục phát triển mạnh mẽ và toàn diện trên tất cả lĩnh vực với
sự tin cậy chính trị cao, giao lưu cấp cao và các cấp diễn ra mật thiết; hợp
tác kinh tế tiếp tục là trụ cột chính; phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, ủng hộ lẫn
nhau tại các diễn đàn đa phương như Liên hợp quốc, ASEAN... Các hoạt động gặp
gỡ, tiếp xúc song phương của Thủ tướng Phạm Minh Chính với phía Nhật Bản trong
chuyến công tác lần này sẽ góp phần khẳng định chính sách nhất quán của Việt
Nam coi trọng quan hệ với Nhật Bản, những nỗ lực góp phần thúc đẩy quan hệ hữu
nghị, hợp tác tốt đẹp giữa hai nước ngày càng phát triển, đi vào thực chất,
hiệu quả trên mọi mặt.
Cũng
trong thời gian ở Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị
thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC) do Thủ tướng Nhật Bản
Kishida Fumio chủ trì. Thông qua đó tiếp tục khẳng định tinh thần chủ động,
tích cực và có trách nhiệm của Việt Nam trong tham gia xử lý một trong những
thách thức chung toàn cầu lớn nhất và được quan tâm cao nhất hiện nay là biến
đổi khí hậu, đồng thời khẳng định vai trò, vị thế của Việt Nam trong các khuôn
khổ hợp tác ở khu vực và quốc tế.
Thủ
tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội thực
hiện chuyến công tác tới Nhật Bản với hành trang là những thông điệp mạnh mẽ mà
nhân dân cả nước gửi gắm. Đó là một Việt Nam hòa hiếu, chân thành, tin cậy, sẵn
sàng tăng cường quan hệ hữu nghị, đối thoại và hợp tác cùng có lợi, xây dựng
môi trường khu vực và quốc tế hòa bình, ổn định với các nước. Đó là một Việt
Nam sẵn sàng cùng các nước ASEAN và Nhật Bản đóng góp, xây dựng tương lai tươi
sáng cho quan hệ hai bên. Đó là một Việt Nam sẵn sàng cùng Nhật Bản cụ thể hóa,
triển khai các thỏa thuận, cam kết đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, mở
ra giai đoạn hợp tác mới trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai
nước.
QĐND
Lãnh đạo các nước
ASEAN và Nhật Bản tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN - Nhật Bản lần thứ 26 tại
Jakarta, Indonesia. Ảnh: TTXVN
Bị đâm trọng thương, Trung tá Công an vẫn dũng cảm bắt giữ kẻ côn đồ
Bị đâm trọng thương, Trung tá Công an vẫn dũng cảm bắt giữ kẻ
côn đồ
Sau khi xăm tay, Diện mang dao sang quán ốc bên cạnh đe dọa đòi
nhân viên 5 triệu đồng để trả tiền xăm. Khi thấy cán bộ Công an phường Kim Liên
đến yêu cầu hạ dao xuống, đối tượng không chấp hành mà dùng dao đâm vào sườn
trái và tay Trung tá Nguyễn Thành...
Khoảng 15h15 ngày 14/12/2023, Công an phường Kim Liên, quận Đống
Đa, Hà Nội tiếp nhận tin báo về việc có đối tượng cầm
dao đe dọa, gây rối đòi lấy tiền tại quán ốc số 28 Đông Tác. Nhận được thông
tin, Ban Chỉ huy Công an phường Kim Liên đã phân công tổ công tác gồm 2 đồng
chí tới hiện trường xác minh, giải quyết, huy động 2 cán bộ khác đang tuần tra
khu vực gần đó đến hỗ trợ.
Ngay lập tức, Trung tá Nguyễn Thành và Thượng úy Nguyễn Văn
Khang, cán bộ Công an phường có mặt hiện trường. Thấy đối tượng đang cầm dao,
Trung tá Nguyễn Thành yêu cầu đối tượng hạ dao, nhưng hắn không chấp hành mà
dùng dao đâm vào phía sườn trái và tay của đồng chí Thành.
Dù bị thương nhưng với quyết tâm truy bắt tội phạm đến cùng,
đồng chí Thành nén đau, cùng tổ công tác Công an phường Kim Liên nhanh chóng
khống chế đối tượng đưa về trụ sở làm việc. Tang vật thu giữ gồm 1 dao gấp kim
loại màu trắng dài khoảng 25cm, đầu nhọn, một lưỡi sắc, lưỡi dao kim loại dài
11,2cm.
Nhận được thông tin, Công an quận Đống Đa đã chỉ đạo các đội
nghiệp vụ, Công an phường Kim Liên phối hợp Viện kiểm sát nhân dân quận Đống Đa
tiến hành các hoạt động điều tra. Đối tượng được xác định là Trần Quang Diện
(SN 1991), trú tại thôn Phú Thọ, xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội.
Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập được và lời khai ban đầu của
đối tượng, cơ quan Công an xác định, vào khoảng tháng 11/2023, qua tìm hiểu
trên mạng, Trần Quang Diện đặt xăm hình khu vực cánh tay tại một quán trong ngõ
26 Đông Tác với giá 15 triệu đồng (đã thanh toán trước 5 triệu đồng) và sẽ xăm
từ 3 - 4 buổi.
Do thiếu tiền nên Diện đặt mua trên mạng 1 dao gấp kim loại với
mục đích cướp tài sản để trả tiền xăm. Đến khoảng 11h ngày 14/12, theo lịch
hẹn, Diện tới quán để xăm, mang theo dao gấp để trong người.
Sau khi xăm xong, đến khoảng 15h14 cùng ngày, Diện ra khỏi quán
xăm, lấy dao ra và sang quán ốc bên cạnh với mục đích đe dọa, lấy tiền để trả
tiền xăm. Khi vào quán ốc, Diện gọi nhân viên ra yêu cầu đưa 5 triệu đồng. Thấy
đối tượng có biểu hiện không bình thường, anh H nhân viên quán ốc đã gọi điện
báo Công an phường Kim Liên...
Về phần đồng chí Thành được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện do bị
vết thương sâu vùng mạn sườn bên trái kích thước khoảng 1,5cm, cần phải phẫu
thuật; vết thương cẳng tay trái kích thước 2cm. Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai
cũng đã khẩn trương chỉ đạo các y, bác sỹ lành nghề tích cực điều trị, cứu chữa
cho đồng chí. Qua xác minh điều tra, trước đây Diện từng sử dụng ma túy và có
dấu hiệu bị trầm cảm, song Công an quận Đống Đa tiến hành xét nghiệm nhanh đối
với Diện cho kết quả âm tính với ma túy.
Lãnh đạo Công an quận Đống Đa đã có mặt thăm hỏi, động viên
Trung tá Nguyễn Thành cùng người nhà tại bệnh viện, trao đổi, đề nghị phía bệnh
viện tích cực cứu chữa, chăm sóc để đồng chí sớm bình phục; đồng thời tiếp tục
chỉ đạo các đơn vị khẩn trương củng cố tài liệu, chứng cứ để xử lý nghiêm đối
tượng theo quy định pháp luật.
Tôn vinh những cống hiến của các nhà văn lão thành cho nền văn học Việt Nam
Hội
nghị đại biểu các nhà văn lão thành lần thứ nhất vừa diễn ra tại Hải Phòng được
tổ chức trong không gian trưng bày sống động và hấp dẫn những hình ảnh, sự
nghiệp của các nhà văn đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc
và các nhà văn được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật, Hội
nghị đại biểu các nhà văn lão thành lần thứ nhất đã tri ân và tôn vinh các nhà
văn lão thành có nhiều cống hiến cho nền văn học nước nhà.
Tôn
vinh những cống hiến của các nhà văn lão thành
Qua
gần 70 năm xây dựng và phát triển, đây là lần đầu tiên Hội nhà văn Việt Nam tổ
chức một Hội nghị dành riêng cho các nhà văn lão thành. Đó là sự quan tâm của
Ban chấp hành với các hội viên đã bước sang lứa tuổi “xưa nay hiếm”.
Chính
vì vậy, theo nhà thơ Hữu Thỉnh, nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ
thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Hội nghị này cũng có thể
gọi là Hội nghị các nhà văn thuộc thế hệ chống Mỹ và cũng để tỏ lòng thương
tiếc sâu sắc những nhà văn đã hy sinh trong chiến tranh và mới mất trong mấy
năm gần đây.
Các
nhà văn Việt Nam qua từng thế hệ, nhất là các nhà văn lão thành đã có mặt trong
từng bước thăng trầm của đất nước, thấu cảm với từng niềm vui, nỗi buồn của
Nhân dân, đã sáng tạo ra những tác phẩm còn mãi với thời gian, góp phần tạo nên
nền văn học chân chính, đóng góp to lớn vào xây dựng và phát triển văn hóa, con
người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
Hầu
hết các nhà văn lão thành là những người được sinh ra và trưởng thành trong hai
cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Trong số họ, nhiều người đã từng trực tiếp
cầm súng chiến đấu, có mặt ở nhiều chiến trường ác liệt, thường xuyên đối mặt
với đạn bom, cái chết.
Hội
nghị là dịp để tôn vinh, tri ân các nhà văn lão thành, trong đó rất nhiều nhà
văn đã là “nhà văn chiến sĩ”, đi qua các cuộc kháng chiến đầy gian khổ, hy
sinh, sáng tạo nên những tác phẩm mang dấu ấn thời đại, như những “đoàn quân”
đặc biệt mang sức mạnh tinh thần Việt Nam bất diệt, góp phần quan trọng vào
chiến thắng chung của dân tộc.
Phát
biểu chào mừng tại Hội nghị, đồng chí Lê Tiến Châu - Ủy viên Trung ương Đảng,
Bí thư Thành ủy Hải Phòng khẳng định, những đóng góp quan trọng của hội viên
Hội Nhà văn Việt Nam cũng như Hội Nhà văn Hải Phòng trong cuộc đấu tranh giành
độc lập dân tộc, góp phần vào sự phát triển của thành phố Hải Phòng.
Thành
phố Hải Phòng tự hào là một trong những cái nôi văn chương, trọng điểm văn học
toàn quốc qua các thời kỳ lịch sử với nhiều tên tuổi các Nhà văn lớn như Thế
Lữ, Nguyên Hồng, Văn Cao, Nguyễn Đình Thi. Trong nhiều năm qua, đội ngũ các Nhà
văn Hải Phòng đã không ngừng nỗ lực cố gắng, vượt qua mọi khó khăn, sáng tạo
nghệ thuật, khẳng định vai trò và dấu ấn của văn học trong sự phát triển đi lên
của thành phố.
Bên
cạnh những Nhà văn được Giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Asean như Trần Bảng,
Trung Trung Đỉnh, Thi Hoàng, đã xuất hiện nhiều gương mặt trẻ vươn lên, tạo
được dấu ấn của mình như: Nhà thơ Trần Ngọc Mỹ, Nhà văn Lê Trung Cường, Nhà văn
Đặng Thị Thúy, Nhà thơ Nguyễn Thị Thùy Linh…
Thành
phố đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, động viên, khơi gợi
sức sáng tạo, sự nhiệt huyết của các Nhà văn trong hoạt động sáng tạo nghệ
thuật.
Đồng
thời, thành phố cũng tổ chức nhiều hoạt động văn học như: Ngày thơ Việt Nam; tổ
chức các trại sáng tác, Trại viết Lý luận phê bình; Chương trình Bàn tròn văn
chương… Hoạt động văn học đã góp phần làm phong phú thêm các hoạt động văn hóa
nghệ thuật và đời sống tinh thần của Nhân dân thành phố Cảng.
Dòng
chảy kỳ vĩ của biển văn học Việt Nam
Phát
biểu tại Hội nghị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho biết: “Văn học là một trong
những thành tố vô cùng quan trọng làm nên vẻ đẹp của văn hóa Việt Nam, lan toả
vẻ đẹp ấy trong đời sống, đánh thức tình yêu và trách nhiệm của mỗi người Việt
Nam với Tổ quốc của mình”.
“Các
nhà văn Việt Nam luôn là những chiến sỹ tiên phong trong cuộc đấu tranh chống
lại cái ác và bảo vệ phẩm giá con người bằng con đường kỳ diệu của văn học,
gieo những hạt giống của cái đẹp vào tâm hồn con người. Chỉ khi con người mang
trong tâm hồn mình những vẻ đẹp nhân tính thì mới đi qua được sự cám dỗ của
những dục vọng thấp hèn, mới có thể dâng hiến cho con người và cho dân tộc”,
Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Chính
vì thế, sứ mệnh, trách nhiệm của nhà văn Việt Nam lúc này lại càng lớn lao và
yêu cầu cao hơn. Nhân dân, đất nước đang cần tiếng nói của tình yêu thương con
người, của lòng trung thực, sự quả cảm từ các nhà văn trong cuộc đấu tranh này.
Các
nhà văn Việt Nam qua từng thế hệ, nhất là các nhà văn lão thành đã không phụ sự
ủy thác của Nhân dân, của đất nước và của Đảng, đã có mặt trong từng bước thăng
trầm của đất nước, thấu cảm với từng niềm vui, nỗi buồn của Nhân dân, đã sáng
tạo ra những tác phẩm còn mãi với thời gian, góp phần tạo nên nền văn học chân
chính, đóng góp to lớn vào xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam
trong thời đại Hồ Chí Minh.
Hội
nghị đại biểu các nhà văn lão thành lần thứ nhất đã tôn vinh sự cống hiến của 3
nhà văn, nhà thơ đã có sự cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng và sự phát
triển của nền văn học Việt Nam, đó là nhà văn Ma Văn Kháng, nhà thơ Nguyễn Khoa
Điềm và nhà thơ Hữu Thỉnh.
Bằng
trải nghiệm của mình qua những năm tháng gian khổ, hy sinh nhưng oanh liệt, vẻ
vang của dân tộc, các nhà văn lão thành tiếp tục là chỗ dựa tinh thần bền vững
và tin cậy, truyền cảm hứng, kinh nghiệm sống và sáng tác, khích lệ cá tính
sáng tạo, ủng hộ cái mới cho các nhà văn trẻ sao cho phù hợp với truyền thống
văn hóa dân tộc. Các nhà văn lão thành còn giúp cho các nhà văn trẻ hiểu sâu
sắc hơn giá trị của hòa bình mà đất nước có được hôm nay, thấy rõ hơn những
thành tựu to lớn mà nhân dân ta đã giành được trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
những năm tháng qua.
Với
những suy tư về thế hệ các nhà văn Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia
sẻ: “Tôi nghĩ về nền văn học Việt Nam giống như nghĩ về dòng chảy của một con
sông lớn, một dòng không bao giờ ngưng nghỉ và luôn hướng về biển lớn. Thế hệ
nước hôm nay, nối tiếp thế hệ nước trước đó tạo ra vẻ đẹp huy hoàng và kỳ vĩ
của dòng sông, cũng như thế hệ nhà văn này, nối tiếp thế hệ nhà văn khác tạo
nên lịch sử của cái đẹp và tư tưởng cho một nền văn học”.
“Khi
tôi chạm tay vào dòng sông, tôi nhận thấy vẻ đẹp và sức mạnh của nước trong vẻ
đẹp của nước hôm nay có vẻ đẹp của nước hôm qua và của ngàn năm trước. Mỗi thế
hệ nhà văn Việt Nam trong từng thời đại của lịch sử cũng giống như thế hệ của
nước, của dòng sông đang làm nên dòng chảy kỳ vĩ của biển văn học Việt Nam” -
Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam khẳng định.
Sự
dâng hiến không vụ lợi và những sáng tạo của các nhà văn lão thành cho dân tộc
đã trở thành di sản vô giá trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam và
là một phần quan trọng trong hành trang của các thế hệ nhà văn trẻ trên con
đường sáng tạo của mình.
Các nhà văn lão thành
Việt Nam, bằng thành tựu và kinh nghiệm nghệ thuật của mình đã trở thành tấm
gương lao động nghệ thuật cho thế hệ trẻ. Họ xứng đáng được tôn vinh và ngưỡng
mộ. Bởi đó là những nhà văn chân chính, cao đẹp cả về nhân cách và văn cách.
Phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra
Phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra
Năm
2023, hoạt động thanh tra của các bộ, ngành, địa phương có trọng tâm, trọng
điểm tập trung vào công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế-xã hội và việc
chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân, từ đó kịp thời chấn chỉnh, xử lý
vi phạm và kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính, xử lý trách nhiệm; kiến nghị
hoàn thiện thể chế để phòng ngừa tham nhũng. Tuy nhiên, vấn đề nổi lên đang
được Quốc hội, cử tri và dư luận xã hội rất quan tâm là việc đấu tranh với tội
phạm tham nhũng ngay trong hoạt động thanh tra.
Theo
Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV: Tham nhũng ngày càng
tinh vi, diễn biến phức tạp; phát sinh nhiều vụ việc có tổ chức, mang tính lợi
ích nhóm; tài sản tham nhũng có giá trị lớn, có yếu tố nước ngoài; tham nhũng
xảy ra cả trong và ngoài khu vực nhà nước... Nổi lên là, các sai phạm lớn trong
lĩnh vực đất đai, đấu thầu, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, hoạt động
ngân hàng, đăng kiểm, y tế... gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Vừa
qua, nhiều cán bộ thanh tra, giám sát của các cơ quan Thanh tra Chính phủ, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia
và nhiều cán bộ thanh tra, người đứng đầu ngành thanh tra tại một số địa phương
có hành vi tham nhũng, tiêu cực bị khởi tố, điều tra. Cơ quan điều tra Viện
Kiểm sát nhân dân tối cao đã khởi tố 48 vụ, với 93 bị can về tội tham nhũng xảy
ra trong hoạt động tư pháp.
Mới
đây nhất, nguyên Cục trưởng Thanh tra, giám sát (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Đỗ Thị Nhàn bị khởi tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành
công vụ", do quá trình thanh tra đã báo cáo không trung thực, không chính
xác dẫn đến việc giám sát, xử lý, kiểm soát Ngân hàng SCB không kịp thời, gây
hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, có khả năng thất thoát rất lớn. Trong vụ án này,
tất cả thành viên đoàn thanh tra liên ngành do Ðỗ Thị Nhàn làm trưởng đoàn đều
nhận hối lộ bằng tiền, hiện vật với số lượng lớn; trong đó, có bảy thành viên
không bị xem xét trách nhiệm hình sự do bị động, phụ thuộc theo ý kiến chỉ đạo,
áp đặt của bị can Đỗ Thị Nhàn.
Riêng
bị can Nhàn nhận hối lộ 5,2 triệu USD. Liên quan vụ án này, cơ quan chức năng
đã mở rộng điều tra, khởi tố thêm hai vụ án, khởi tố mới nhiều bị can; trong đó
một số bị can là lãnh đạo cấp vụ, cục, cán bộ các cơ quan thanh tra, kiểm toán,
thanh tra giám sát ngân hàng và cán bộ lãnh đạo thanh tra, ngân hàng một số địa
phương.
Thế
nhưng, những vụ án, vụ việc được đưa ra ánh sáng, theo nhiều đại biểu Quốc hội,
chỉ là bề nổi của tảng băng bị vỡ, có thể còn rất nhiều tảng băng khác chưa vỡ,
những tảng băng chìm chưa bị phát hiện.
Tình
trạng thông đồng, móc ngoặc, cấu kết, tiếp tay của bộ phận cán bộ thoái hóa,
biến chất làm công tác thanh tra với doanh nghiệp, tổ chức để tham nhũng, trục
lợi, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước vẫn diễn ra ở một số lĩnh vực, nhất là các
lĩnh vực chuyên môn sâu, hoạt động khép kín, lĩnh vực nhạy cảm dễ phát sinh
tham nhũng, tiêu cực.
Đáng
chú ý, dư luận xã hội nêu thực tế tuy chưa phổ biến, nhưng rất đáng lo ngại
hiện nay, đó là tình trạng tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp ngầm móc ngoặc, cấu
kết với đoàn thanh tra khi tiến hành thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp
luật, công tác quản lý kinh tế tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương, nhằm ý
đồ "chạy, xin" dự án, tìm kiếm lợi ích phi pháp trong hoạt động mua
sắm, đấu thầu, đấu giá, chỉ định thầu...
Trường
hợp đạt được ý đồ xấu, trưởng đoàn thanh tra sẽ ban hành kết luận thanh tra
theo hướng có lợi, bỏ qua hoặc giảm nhẹ sai phạm nếu có và ngược lại.
Phòng
ngừa tham nhũng, tiêu cực từ sớm, từ xa, cả ngọn lẫn gốc là phương châm nhất
quán của cả hệ thống chính trị, là vấn đề cơ bản trong đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực. Các ý kiến cho rằng, Chính phủ cần đánh giá, nhận diện
đầy đủ, sâu sắc các hạn chế và nguyên nhân; trên cơ sở đó xác định rõ nguyên
nhân nào là chủ yếu và đề ra giải pháp đột phá, có trọng tâm, trọng điểm để
phòng chống hiệu quả.
Báo
cáo của Chính phủ về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo
quy định tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV cho
biết: Có nội dung được cho là vướng mắc, song thực chất là do nhận thức, do văn
bản quy định chi tiết chưa được ban hành đầy đủ, hoặc chưa triển khai thực hiện
đúng, nghiêm túc, có hiệu quả các quy định của luật. Còn theo Bộ Tư pháp, hiện
nay còn tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, chưa đồng bộ giữa một số quy định
trong các văn bản quy phạm pháp luật dẫn đến cách hiểu khác nhau.
Mặt
khác, trong rất nhiều nội dung nhằm kiến tạo môi trường để cán bộ, công chức,
viên chức "không muốn, không dám, không thể tham nhũng", có vấn đề
trọng tâm được đại biểu Quốc hội và cử tri đặt ra hiện nay là: Làm sao để bảo
đảm thống nhất, thông suốt trong nhận thức, quan điểm xử lý công việc; nếu
không có hệ quy chuẩn nhận thức hợp lý thì rất dễ dẫn đến việc ban hành văn bản
quy phạm pháp luật sơ hở, bất cập hoặc tạo ra các điều kiện, thủ tục hành chính
bất hợp lý, bị lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ.
Tại
kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) nêu: Vừa qua,
trong xử lý một số vụ án liên quan đất đai, nhiều cơ quan chức năng chưa thống
nhất với nhau việc xác định giá trị đất tại thời điểm xảy ra vụ án hay tại thời
điểm xử lý vụ án, dẫn đến xác định mức thất thoát khác nhau. Có vụ án lúc đầu
xác định thiệt hại hơn 4.000 tỷ đồng, nhưng qua nhiều lần xác định lại chỉ còn
khoảng 1.000 tỷ đồng. Giải trình trước Quốc hội về vấn đề này, quan điểm của
người đứng đầu hai cơ quan tiến hành tố tụng là Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
và Tòa án nhân dân tối cao lại rất khác nhau.
Nhìn
rộng hơn, theo ý kiến cử tri, đó là nhận thức, quan điểm áp dụng pháp luật của
các cơ quan hữu quan trong hệ thống chính trị. Nếu hệ thống pháp luật không
đồng bộ, thống nhất, thiếu minh bạch thì rất dễ dẫn đến việc áp dụng pháp luật
tùy nghi, tạo cơ hội cho sự thông đồng, móc ngoặc, cấu kết, bao che, thậm chí
tiếp tay, bảo kê cho sai phạm, nhất là trong các lĩnh vực đang nóng và rất phức
tạp, nhạy cảm hiện nay như: Ngân hàng, tài chính, quản lý kinh tế, đất đai, tài
nguyên, quy hoạch xây dựng, đấu thầu, đấu giá, định giá, chứng khoán, trái
phiếu doanh nghiệp...
Qua
kết quả thanh tra về lĩnh vực quản lý đất đai tại tỉnh Bình Dương, Thanh tra
Chính phủ đã phát hiện một số quy định bất cập. Theo Điều 45 Luật Đất đai 2013
và Điều 9 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về trình tự, thủ
tục thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì UBND cấp huyện
trình duyệt kế hoạch sử dụng đất hằng năm "không thông qua HĐND cùng
cấp". Tuy nhiên, tại điểm a khoản 2, Điều 26 Luật Tổ chức chính quyền địa
phương năm 2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND huyện trong lĩnh vực kinh
tế, tài nguyên, môi trường là "thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
của huyện trước khi trình HĐND cấp tỉnh phê duyệt".
Khi
tiến hành hoạt động thanh tra, sẽ căn cứ quy định pháp luật nào để áp dụng? Và
như vậy, đối tượng thanh tra làm đúng hoặc sai, sẽ phụ thuộc rất lớn vào ý chí
chủ quan của người thừa hành công vụ và là tiền đề, điều kiện thuận lợi có thể
tiếp tay cho hành vi bao che sai phạm. Nhiều ý kiến cho rằng, vụ án xảy ra tại
Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức liên quan đang
trong quá trình điều tra chưa có kết luận, nhưng rất có thể, từ những sơ hở
trong hệ thống pháp luật mà bị can Ðỗ Thị Nhàn đã lợi dụng để làm sai lệch kết
quả thanh tra, đề xuất theo hướng giảm nhẹ sai phạm và không kiến nghị chuyển
điều tra.
Vừa
qua, cán bộ, đảng viên và nhân dân đánh giá cao Chính phủ khi ban hành Nghị
định số 73/2023/NĐ-CP quy định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng
tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Tuy nhiên, có đại
biểu Quốc hội cho rằng, việc cần làm hơn nữa là phải rà soát, xây dựng và hoàn
thiện pháp luật tạo cơ sở pháp lý vững chắc, xây dựng môi trường thuận lợi giúp
cán bộ yên tâm cống hiến; chứ không để cán bộ dám nghĩ, dám làm theo nghĩa là
làm trái pháp luật để khắc phục những bất cập của pháp luật, không phải đem
sinh mệnh chính trị của mình để thực thi chức trách nhiệm vụ và rồi phải tìm
cách lách luật từ việc đặt tên công trình, công việc cho đỡ bị chú ý, hoặc phải
trình bày "nhỏ to" để cơ quan thanh tra, kiểm toán bỏ qua hoặc
"giơ cao đánh khẽ".
Thời
gian tới, thực trạng tham nhũng sẽ ngày càng tinh vi, diễn biến phức tạp, Quốc
hội, cử tri và nhân dân đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương có quyết
tâm cao hơn nữa, đề ra các giải pháp mạnh mẽ, đột phá hơn nữa để trị tận gốc
tham nhũng, tiêu cực; không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn.
Từ
thực tiễn được Chính phủ chỉ rõ "công tác tự kiểm tra, phát hiện tham
nhũng, tiêu cực trong nội bộ vẫn chưa nhiều chuyển biến, có ít vụ việc được
phát hiện qua tự kiểm tra; vẫn xảy ra các vụ việc tham nhũng, tiêu cực trong cơ
quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, gây dư luận không
tốt", cần rút ra bài học kinh nghiệm về công tác cán bộ phải được đặc biệt
quan tâm; trong đó xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra thật sự có
bản lĩnh, liêm chính, trong sạch. Phát huy vai trò người đứng đầu thật sự gương
mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm và làm đi đôi với lời nói trong lãnh đạo,
chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, việc
chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân.
Ngành
thanh tra cần lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt tốt, lên chương trình, kế hoạch tổ
chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quy định số 131-QĐ/TW, ngày 27/10/2023
của Ban Bí thư về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong
công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh
tra, kiểm toán; từ đó xây dựng hiệu quả cơ chế răn đe cán bộ để không dám lợi
dụng quyền hạn nhằm hợp pháp hóa hoặc bao che sai phạm trong thực thi nhiệm vụ;
kịp thời miễn nhiệm, thay thế những cán bộ bị kỷ luật, năng lực hạn chế, uy tín
thấp; xây dựng, hoàn thiện các quy chế, quy định để ngăn ngừa có hiệu quả sự
tác động tiêu cực, không lành mạnh vào hoạt động thanh tra, để người làm công
tác thanh tra không chịu bất cứ sức ép nào.
Trong rất nhiều nhiệm
vụ, giải pháp đặt ra, Quốc hội nhấn mạnh yêu cầu tổ chức thực hiện có hiệu quả
Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030; triển
khai xây dựng Đề án Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập của
người có chức vụ, quyền hạn. Chính phủ, các cơ quan hữu quan tiếp tục xây dựng,
hoàn thiện đồng bộ thể chế, pháp luật, nhất là về quản lý kinh tế-xã hội, kịp
thời khắc phục những bất cập, sơ hở dễ bị lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực;
khắc phục tình trạng nợ ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật.
Chính phủ bỏ hình thức thi, chỉ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Chính phủ bỏ hình
thức thi, chỉ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Chính
phủ ban hành Nghị định 85/2023/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định
115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2023 về tuyển dụng và quản lý viên chức, trong đó bỏ
hình thức thi thăng hạng, chỉ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên
chức.
Cụ
thể, viên chức được đăng ký dự xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn
liền kề khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
Được
xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác
liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính
trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong
thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng
và của pháp luật.
Có
năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở
hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực
nghề nghiệp.
Đáp
ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề
nghiệp dự xét thăng hạng. Trường hợp tại thời điểm xét thăng hạng mà Bộ quản lý
chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành chưa ban hành quy định nội dung,
chương trình, hình thức, thời gian bồi dưỡng thì không phải đáp ứng yêu cầu về
chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp; viên chức được xét thăng hạng được
coi là đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của hạng được xét.
Đáp
ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới
liền kề theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng,
trừ trường hợp xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp mà chức danh nghề nghiệp đó
theo quy định tại thời điểm xét không có hạng dưới liền kề.
Trường
hợp viên chức trước khi được tuyển dụng, tiếp nhận đã có thời gian công tác
(không tính thời gian tập sự) theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo
hiểm xã hội bắt buộc, làm việc ở vị trí việc làm có yêu cầu về trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ phù hợp (nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận
trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) và thời gian đó được tính
làm căn cứ xếp lương ở chức danh nghề nghiệp hiện giữ thì được tính là tương
đương với hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ.
Trường
hợp tính thời gian tương đương thì phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp
hạng dưới liền kề so với hạng chức danh nghề nghiệp dự xét ít nhất 12 tháng
tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.
Ngoài
tiêu chuẩn, điều kiện quy định nêu trên, Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên
chức chuyên ngành có trách nhiệm quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện xét
thăng hạng đối với trường hợp thăng lên hạng II và hạng I thuộc ngành, lĩnh vực
quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm tương ứng với hạng chức danh nghề
nghiệp dự xét, bảo đảm yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ và quyền lợi của
viên chức.
Bộ
Nội vụ quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng đối với trường hợp
thăng lên hạng II và hạng I áp dụng cho viên chức hành chính, viên chức văn thư
và viên chức lưu trữ.
Đối
với viên chức hạng V và viên chức hạng IV được xét thăng lên hạng chức danh
nghề nghiệp cao hơn liền kề nếu đang làm công việc ở vị trí việc làm phù hợp
với chức danh nghề nghiệp được xét và đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện xét
theo quy định nêu trên.
Đối
với trường hợp viên chức đang xếp ở hạng chức danh nghề nghiệp mà hạng chức
danh nghề nghiệp này không còn theo quy định của pháp luật hiện hành thì được
xét thăng lên hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề với hạng chức danh
nghề nghiệp hiện giữ nếu đang công tác ở vị trí việc làm phù hợp và đáp ứng
được tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. Quy định này không áp dụng đối với
trường hợp có sự thay đổi mã số chức danh nghề nghiệp.
Người
đứng đầu đơn vị sự nghiệp tổ chức xét thăng hạng
Nghị
định cũng sửa đổi Điều 33 phân công, phân cấp tổ chức xét thăng hạng chức danh
nghề nghiệp và thẩm quyền quản lý, sử dụng viên chức của đơn vị sự nghiệp công
lập.
Trong
đó, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị
định này (Đối với đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu
tư và đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm chi thường xuyên thì người đứng đầu đơn
vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức):
Tổ
chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng I xếp lương loại A3 theo phân
cấp, ủy quyền.
Tổ
chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng I xếp lương loại A2 và từ hạng
II trở xuống đối với viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp
với vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp đã được phê
duyệt.
Quyết
định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, xếp lương, nâng bậc lương (thường xuyên,
trước thời hạn), phụ cấp thâm niên vượt khung đối với viên chức giữ chức danh
nghề nghiệp hạng I trở xuống (bao gồm cả chức danh nghề nghiệp hạng I xếp lương
viên chức loại A3) thuộc phạm vi quản lý.
Việc
phân công, phân cấp tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp trong các đơn
vị sự nghiệp công lập của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thực
hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng.
Văn
Hiếu
Trung sĩ Công an cứu người đuối nước, lan tỏa điều tốt đẹp trong cuộc sống
Trung sĩ Công an cứu người đuối nước, lan tỏa điều tốt đẹp trong cuộc sống Phát hiện 2 cháu bé đang chấp chới giữa dòng nước, không q...
-
Mới đây, ông Hồ Văn Hải, tức blog Hồ Hải ra tù sau khi chấp hành án phạt 4 năm tù, 2 năm quản chế với tội danh Tuyên truyền chống Nhà nước...
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Valdis Dombrovski Sáng 2/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ...
-
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử Những năm gần đây, hoạt động kinh doanh trên các nền tảng thương mại đ...