13/12/22

TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TUYÊN TRUYỀN PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH, GIẾT NGƯỜI VÀ CÔNG TÁC BẢO ĐẢM ANTT DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN QUÝ MÃO 2023

Chiều ngày 11/12/2022, tại Hội trường UBND Thị trấn Rừng Thông, Công an huyện Đông Sơn đã phối hợp với UBND, Ban Chỉ đạo ANTT Thị trấn Rừng Thông tổ chức Hội nghị tuyên truyền phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích, tội phạm giết người và công tác bảo đảm ANTT Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.

Đến dự Hội nghị có các đồng chí là Lãnh đạo, Chỉ huy các Đội nghiệp vụ Công an huyện, Trưởng Công an 13 xã trên địa bàn huyện.

Về phía thị trấn Rừng Thông có các đồng chí: Khương Huy Thái, Bí thư Đảng ủy; đồng chí Tống Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND; đại diện các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, Trưởng các khu phố, cùng tập thể Công an thị trấn Rừng Thông.

Hội nghị có sự tham gia của đại diện Ban Quản lý chợ Huyện và các tiểu thương kinh doanh buôn bán trong chợ; chủ các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT, chủ các nhà hàng, quán ăn đêm, quán bia, internet, bida ... trên địa bàn thị trấn Rừng Thông, là những cơ sở tiềm ẩn nguy cơ cao phát sinh tội phạm cố ý gây thương tích, giết người. Hội nghị được phóng viên Trung tâm Văn hóa thông tin, thể thao và du lịch huyện ghi hình, đưa tin.

Zalo

Zalo

Zalo

Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe báo cáo tóm tắt tình hình ANTT trên địa bàn thị trấn Rừng Thông trong năm 2022, những giải pháp nhằm bảo đảm ANTT dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, đồng thời xem video clip tuyên truyền phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích, giết người do Công an tỉnh Thanh Hóa biên soạn, phát hành.

Hội nghị đã được lắng nghe các ý kiến phát biểu của đại diện Ban Quản lý chợ Huyện, các Trưởng phố, các tiểu thương, các chủ cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT, đại diện các chủ nhà hàng, quán ăn đêm. Các ý kiến phát biểu đã thể hiện sự đồng tình, đánh giá cao đối với những kết quả mà Công an huyện Đông Sơn nói chung và Công an thị trấn Rừng Thông nói riêng đã làm được trong năm qua, đồng thời bày tỏ sự tin tưởng đối với lực lượng Công an các cấp trong công tác tuyên truyền, phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm giết người, cố ý gây thương tích thời gian tới, cũng như công tác bảo đảm an ninh trật tự dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, tiến hành ký cam kết tham gia phòng ngừa tội phạm giết người, cố ý gây thương tích trên địa bàn.

CÔNG AN HUYỆN ĐÔNG SƠN KÊU GỌI NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN CHUNG TAY CÙNG LỰC LƯỢNG CÔNG AN PHÒNG NGỪA ĐẤU TRANH, TRẤN ÁP TỘI PHẠM CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH, GIẾT NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN

Mọi thông tin đề nghị người dân cung cấp Công an huyện qua số điện thoại 02373 690 691 hoặc 02373 820 133

Một số hình ảnh Hội nghị!

BAN CHỈ ĐẠO BẢO VỆ BMNN HUYỆN ĐÔNG SƠN TỔ CHỨC TẬP HUẤN CÔNG TÁC BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC NĂM 2022

Thực hiện Kế hoạch số 191/KH-UBND ngày 31/10/2022 của Ủy ban nhân dân huyện Đông Sơn về tập huấn công tác bảo vệ BMNN trên địa bàn huyện Đông Sơn năm 2022, sáng ngày 12/12/2022, Ban chỉ đạo công tác bảo vệ BMNN huyện Đông Sơn đã tổ chức Hội nghị tập huấn cấp huyện tại Trung tâm Hội nghị huyện Đông Sơn.

Chủ trì hội nghị có đồng chí Lê Trọng Thụ - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện.

Thành phần đại biểu tham gia tập huấn gồm có: các thành viên Ban chỉ đạo bảo vệ BMNN huyện; Thủ trưởng các cơ quan, phòng, ban ngành, đoàn thể cấp huyện và cán bộ kiêm nhiệm công tác bảo vệ BMNN của các cơ quan ban ngành cấp huyện; Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn, Trưởng Công an, Chỉ huy trưởng Quân sự các xã, thị trấn; cán bộ làm công tác văn thư, tổng hợp của UBND các xã, thị trấn.

Thay mặt Ban chỉ đạo bảo vệ BMNN huyện, Thượng tá Hoàng Văn Thanh - Phó Trưởng Công an huyện, Phó Trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo bảo vệ BMNN huyện Đông Sơn đã tuyên truyền, phổ biến các nội dung cơ bản của Luật bảo vệ BMNN năm 2018 và các văn bản hướng dẫn liên quan; giải đáp các kiến nghị, vướng mắc của các cơ quan, đơn vị trong công tác bảo vệ BMNN trên địa bàn.

Hội nghị đã diễn ra nghiêm túc, hiệu quả; nâng cao nhận thức của đội ngũ Lãnh đạo, cán bộ, Đảng viên, công chức, các tổ chức chính trị, xã hội trên địa bàn về công tác bảo vệ BMNN; chỉ rõ những hạn chế, thiếu sót để chấn chỉnh, tăng cường thực hiện công tác bảo vệ BMNN trên địa bàn thời gian tới.

Phát biểu Kết luận Hội nghị, đồng chí Lê Trọng Thụ yêu cầu các đồng chí tham gia tập huấn tiếp tục nghiên cứu, thực hiện nghiêm túc hiệu quả các quy định của Luật bảo vệ bí mật nhà nước; phòng ngừa, ngăn chặn, không để xảy ra các vi phạm pháp luật trong công tác bảo vệ BMNN, không để xảy ra lộ, mất văn bản, tài liệu vật chứa BMNN.

Một số hình ảnh tại Hội nghị!

Zalo

KHÔNG CÓ BẤT CỨ CÁ NHÂN, TỔ CHỨC NÀO CÓ QUYỀN GIÁM SÁT VIỆT NAM VỀ TÔN GIÁO

 Trên trang RFA cách đây có bài viết xuyên tạc về tôn giáo ở Việt Nam: “Việt Nam thuộc nhóm các nước bị Hoa Kỳ giám sát đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC)”.

Cũng theo trang này, RFA nhấn mạnh: “Việt Nam nằm trong nhóm các nước thuộc Danh sách Giám sát Đặc biệt (Special Watch List) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ …”. Kèm theo đó là thông tin về những quốc gia nằm trong danh sách này còn có: 3 nước: Algeria, Cộng hòa Trung Phi, Comoros … với lý do đã “ Can dự” hoặc “dung thứ” cho những vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo (của cơ quan, công chức…nhà nước). Cũng theo báo cáo này  các nước có mức độ vi phạm nặng hơn gồm có: “Burma, Trung Quốc, Cuba, Eritria, Iran, Nicaragua, Bắc Triều Tiên, Nga, Ả Rập Xê út, Tajikistan và Turmekistan”.

Được biết-Việt Nam từng bị liệt vào danh sách CPC, tuy nhiên đến năm 2006 trước khi gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế giới WTO, thì được rút tên khỏi danh sách CPC.

Theo báo Báo cáo về Tự do Tôn giáo Quốc tế  công bố gần đây viết:  “Hiến pháp Việt Nam qui định mọi cá nhân đều có quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng;… Trong khi đó Luật Tín ngưỡng- Tôn giáo lại cho phép Chính phủ Hà Nội quyền kiểm soát đáng kể đối với các thực hành tôn giáo theo những điều khoản mơ hồ với lý do an ninh quốc gia và đoàn kết dân tộc”…

Đó là “Nhiều vụ sách nhiễu, bắt bớ, đàn áp tôn giáo- tín ngưỡng tại các địa phương trên cả nước Việt Nam đã được dẫn ra trong Báo cáo nói trên. Trong danh sách những người bị đàn áp có ông Phan Văn Thu thuộc Ân Đàn Đại Đạo ( “bị chết trong nhà tù Gia Trung hôm 20/11 khi phải thụ án chung thân vì niềm tin tôn giáo của ông”) (SIC).

Cũng theo báo cáo này “Hà Nội đã bác bỏ những cáo buộc của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng như của các tổ chức nhân quyền khác”. Nhiều tài khoản cho rằng: Báo cáo của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ chỉ sao chép lại các báo cáo hàng năm từ nhiều năm trước mà không có một chứng cứ nào để chứng minh cho cái gọi là Việt Nam vi phạm quyền tự do tôn giáo. Ở Việt Nam-việc một cá nhân (người có đạo) bị bắt không chứng minh cho việc Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo…bởi vì ở Việt Nam tất cả mọi người phải tuân thủ pháp luật…một người có đạo hay không có đạo nếu vi phạm pháp luật thì đều bị đưa “ vào lò”. Điều này không chỉ có ở Việt Nam mà ở tất cả ác qốc gia.

Ở Việt Nam quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Tất cả các Hiến pháp Việt Nam, từ Hiến pháp 1946-Hiến pháp đầu tiên ,…đến Hiến pháp 2013 đều quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tôn giáo đều được pháp luật bảo vệ. Năm 2016 Việt Nam có Luật tín ngưỡng tôn giáo, theo đó-

“Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người” Được quy định như sau:

“1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

2. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.

3. Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

4. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.

5. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.”

Những kẻ lợi dụng quyền tự do Tín ngưỡng tôn giáo để chống phá chế độ xuyên tạc chính sách pháp luật tất nhiên sẽ bị pháp luật nghiêm trị. Một tài khoản đã viết rằng, chính những hãng truyền thông phương Tây…như RFA, VOA…đã “ đẩy” nhiều người có đạo vào tù…vì họ đã truyền bá tư tưởng chống cộng, xuyên tạc chế độ.

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo. Kết quả cuộc Tổng điều tra dân số năm 2019, Việt Nam có 16 tôn giáo được phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Tổng số người theo các tôn giáo: 13,2 triệu người chiếm 13,7% tổng dân số cả nước. Trong đó, số người theo Công giáo là đông nhất với 5,9 triệu người, chiếm 44,6% tổng số người theo tôn giáo và chiếm 6,1% tổng dân số cả nước. Tiếp đến là số người theo Phật giáo với 4,6 triệu người, chiếm 35% tổng số người theo tôn giáo và chiếm 4,8% dân số cả nước.

Việc RFA tuyên truyền xuyên tạc Việt Nam vi phạm tự do Tín ngưỡng, Tôn giáo ( “Việt Nam thuộc nhóm các nước bị Hoa Kỳ giám sát đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC)”)… “Việt Nam nằm trong nhóm các nước thuộc Danh sách Giám sát Đặc biệt (Special Watch List) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ …” với lý do Nhà nước “ Can dự” hoặc “dung thứ” cho những vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo (của cơ quan, công chức…nhà nước) chỉ là một thủ đoạn chính trị rẻ tiền.

Là một quốc gia đa tôn giáo, tất cả mọi người Việt Nam đều phải tuân thủ pháp luật. Pháp luật phải được đặt lên trên tất cả các tổ chức, kể cả tôn giáo. Những kẻ lợi dụng tôn giáo để chống lại Nhà nước sẽ bị trừng trị. Việt Nam có được sự phát triển như ngày nay là nhờ chính sách đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo. Tất nhiên những kẻ lợi dụng quyền tự do Tín ngưỡng, Tôn giáo để xuyên tạc chế độ, tuyên truyền chống Đảng và Nhà nước chia rẽ dân tộc, chia rẽ tôn giáo sẽ bị nghiêm trị./.

KIÊN ĐỊNH CÙNG THẾ GIỚI THÚC ĐẨY VÀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI

 Tháng 12 này có một ngày đặc biệt: Ngày Nhân quyền Quốc tế (10-12) - là dịp để Liên hợp quốc (LHQ) và các quốc gia thành viên tôn vinh những giá trị cao cả cùng những thành tựu đạt được trong thúc đẩy, bảo vệ quyền con người. Với Việt Nam, những thành tựu ấy được minh chứng qua việc không ngừng chăm lo đời sống, bảo vệ các quyền hợp pháp của người dân, đồng thời tích cực đóng góp cho nỗ lực thúc đẩy quyền con người trên toàn thế giới.

Vai trò, uy tín không thể phủ nhận
Trước hết vẫn phải nhắc lại rằng, tôn trọng và bảo vệ nhân quyền là một chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam, trong đó xác định quyền con người là giá trị chung của nhân loại; con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước; bảo đảm và thúc đẩy quyền con người là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững.

Gần đây nhất, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: "Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu".
Với quan điểm chủ động tham gia, tích cực đóng góp, nâng cao vai trò của Việt Nam trong xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự chính trị-kinh tế quốc tế, những năm qua, Việt Nam đã cam kết và nỗ lực đóng góp cho lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ quyền con người ở khu vực cũng như thế giới. Điều này trước hết được thể hiện qua việc Việt Nam đã tham gia hầu hết công ước quốc tế cơ bản về quyền con người và ưu tiên thực hiện các cam kết, nghĩa vụ của mình theo những công ước này. Sau khi trúng cử và đảm nhiệm thành công vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016, tháng 10 vừa qua, Việt Nam tiếp tục trúng cử và trở thành một trong 14 thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025.
Uy tín quốc tế ngày càng cao cũng tạo điều kiện để Việt Nam tham gia đóng góp tích cực hơn vào việc định hình các chuẩn mực quốc tế về bảo đảm quyền con người. Điển hình như tháng 7-2022, Hội đồng Nhân quyền LHQ đã biểu quyết thông qua Nghị quyết do Việt Nam tham gia xây dựng về bảo đảm quyền của các nhóm dễ bị tổn thương trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam cũng tham gia vào những nỗ lực thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân khu vực, đặc biệt là quyền của các nhóm yếu thế như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật. Trước đó, Việt Nam cùng với Philippines và Bangladesh trực tiếp tham gia soạn thảo một nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền về biến đổi khí hậu và quyền con người. Nghị quyết này đã được LHQ chính thức thông qua vào tháng 7-2019.
Hay như trong những thời điểm “nước sôi lửa bỏng” của đại dịch Covid-19, từ sáng kiến của Việt Nam, Nhóm công tác liên ngành Hội đồng điều phối ASEAN về các tình huống y tế công cộng khẩn cấp (ACCWG-PHE) đã được thành lập vào năm 2020 nhằm huy động sức người, sức của của cả khu vực để ứng phó với đại dịch. Không chỉ trực tiếp đóng góp vào Kho dự phòng vật tư y tế ASEAN và Quỹ ASEAN ứng phó Covid-19, Việt Nam còn tích cực vận động các đối tác và các nước ủng hộ về tài chính cho những sáng kiến ứng phó với đại dịch của khu vực. Từ đó, người dân Việt Nam và ASEAN đã trụ vững trước sức công phá của đại dịch toàn cầu.
Nhân quyền cũng không phải vấn đề Việt Nam muốn giấu giếm như các đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta thường rêu rao. Bằng chứng là những năm gần đây, Việt Nam thường xuyên duy trì các cuộc đối thoại, trao đổi thẳng thắn, cởi mở với một số nước và tổ chức về vấn đề nhân quyền, trong đó phải kể đến Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Australia.
Những nỗ lực và thành quả ấy đã được bạn bè và dư luận quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Trong bài viết với tiêu đề “Nhân phẩm, tự do và công lý cho tất cả” viết nhân dịp Ngày Nhân quyền Quốc tế năm nay, bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam nhận định: “Trong số những cam kết của Việt Nam khi được bầu vào Hội đồng Nhân quyền, điều đáng khích lệ là Việt Nam đã ưu tiên thực hiện các cam kết và nghĩa vụ của mình theo các điều ước quốc tế về quyền con người”.
Đến đây cần đặt ra câu hỏi: Nếu không có thành quả “mắt thấy tai nghe” ở trong nước, hoặc nếu không chứng tỏ những đóng góp tích cực cả về lời nói và hành động trong việc thúc đẩy, bảo vệ quyền con người trên toàn thế giới thì làm sao Việt Nam có thể nhận được sự ủng hộ và tỷ lệ phiếu đồng ‎thuận rất cao trong những lần ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ?
Dù ai nói ngả nói nghiêng...
Xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam qua vỏ bọc “dân chủ, nhân quyền”, bịa đặt về tình hình nhân quyền ở Việt Nam là chiêu bài cố hữu của các thế lực phản động. Thế nên, khi những thành tựu về bảo vệ quyền con người ở Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận thì các đối tượng này càng tỏ ra bất mãn và chống phá mạnh hơn, hệt như “những kẻ say đòn”.
Chẳng cần lấy ví dụ đâu xa, trong thời điểm Việt Nam đại diện cho ASEAN ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, các thế lực phản động, các cá nhân, tổ chức bất đồng chính kiến đã gia tăng tần suất chống phá Việt Nam trong vấn đề dân chủ nhân quyền bằng những giọng điệu đại loại như: Việt Nam vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, Việt Nam không đủ tư cách trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền. “Công cuộc chống phá” ấy gần đây vẫn dựa trên những chiêu trò cũ nhằm lôi kéo thêm nhiều đối tượng cực đoan, đồng thời cổ xúy cho các hành vi bôi nhọ tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Chẳng hạn như tháng 11 vừa qua, tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam”(VHRN) đã công bố kết quả bầu chọn “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam 2022”, trong đó, những cái tên đoạt giải đều là các đối tượng cộm cán trong hoạt động chống phá Nhà nước ta và đã bị pháp luật xử lý.
Nhưng, kẻ tiểu nhân cứ mặc sức nói, người quân tử cứ chuyên tâm làm. Chúng ta vẫn tiếp tục bước trên lối đi chung, cùng nhân loại bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Thuận lợi ở chỗ, với việc trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia chủ động, tích cực hơn vào việc thúc đẩy những sáng kiến, giải pháp nhằm bảo đảm tốt hơn các quyền cơ bản của con người.
Dĩ nhiên, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn để lại di chứng trong từng hơi thở và hoạt động hằng ngày của con người, những biến động trên thế giới khiến giá lương thực và nhiên liệu tăng cao, thiên tai, biến đổi khí hậu luôn rình rập, cuộc sống của nhiều người dân Việt Nam cũng như tại các quốc gia khác vẫn chưa hết bấp bênh. Thực tế đó là lời nhắc nhở rằng, Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung cần nỗ lực gấp đôi, gấp ba và thậm chí hơn thế để bảo vệ những quyền cơ bản của con người, trong đó phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, cộng đồng dân tộc thiểu số và sinh sống ở vùng sâu, vùng xa... là những đối tượng cần được quan tâm nhiều nhất.
Dù ai nói ngả nói nghiêng, những thành tựu về bảo đảm, bảo vệ quyền con người ở Việt Nam vẫn hiện hữu trong mọi mặt đời sống; kiên định cùng thế giới thúc đẩy và bảo vệ quyền con người vẫn luôn là lựa chọn và hướng đi đúng đắn của Việt Nam.
VŨ HÙNG

ĐẨY MẠNH ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN DỊP TẾT NGUYEN ĐÁN 2023

 Phó Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương xây dựng, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp Tết Nguyên đán.

Để chủ động kiểm soát, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) ký ban hành Kế hoạch 115/KH-BCĐ389 cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Phó Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương xây dựng, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023; chủ động nắm chắc diễn biến tình hình; nhận diện phương thức, thủ đoạn hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; xác định đối tượng, tuyến, địa bàn, mặt hàng trọng điểm cần tập trung lực lượng, phương tiện, biện pháp đấu tranh; xác định trách nhiệm của cơ quan, đơn vị ở trung ương và địa phương trong quản lý, kiểm tra, kiểm soát địa bàn, lĩnh vực.
Thành lập các đoàn công tác liên ngành triển khai nắm tình hình, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các lực lượng, đơn vị, địa phương tổ chức đấu tranh hiệu quả với các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý, phụ trách.
Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính chỉ đạo lực lượng Hải quan tăng cường công tác thu thập thông tin, nắm chắc tình hình, tuần tra, kiểm soát tại khu vực cửa khẩu đường bộ, khu kinh tế cửa khẩu, khu vực tập kết hàng hóa gần biên giới, khu vực cảng biển, cảng sông quốc tế, cảng hàng không quốc tế, bưu điện, chuyển phát nhanh quốc tế, đường sắt liên vận quốc tế... thuộc địa bàn hoạt động hải quan; kiểm soát chặt chẽ hàng hóa xuất nhập khẩu, hành lý xuất nhập cảnh; xây dựng, triển khai các phương án tăng cường lực lượng, phương tiện, biện pháp nghiệp vụ đấu tranh, ngăn chặn kịp thời hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, trong đó tập trung vào các mặt hàng cấm (ma túy, vũ khí, pháo nổ, vật liệu nổ, động vật hoang dã) và hàng hóa ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, hàng giả nhãn hiệu, gian lận xuất xứ Việt Nam, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng tiêu dùng thiết yếu, xăng dầu, điện thoại di động, hàng may mặc, thực phẩm, rượu, bia, thuốc lá, bánh kẹo, dược phẩm, dược liệu, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, trang thiết bị y tế; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát, triển khai thực hiện hiệu quả các chuyên đề, kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển.
Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương chỉ đạo Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động theo dõi, dự báo sớm nguồn cung, nhu cầu hàng hóa tại địa bàn quản lý, nhất là các mặt hàng thiết yếu để có phương án bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường hàng hóa, góp phần phòng ngừa các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023; tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường nội địa, triển khai dự trữ hàng hóa, bình ổn thị trường; phối hợp Vụ Thị trường trong nước, lực lượng Quản lý thị trường tổ chức giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh xăng dầu, khí hóa lỏng, bảo đảm nguồn cung, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý.
Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng triển khai các phương án tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi mua bán, vận chuyển hàng cấm; kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hóa gian lận nguồn gốc, xuất xứ, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; các hành vi vi phạm trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, mua bán, trao đổi hàng hóa trên sàn giao dịch điện tử, các trang mạng xã hội...; các hành vi vi phạm về niêm yết giá bán hàng, đầu cơ găm hàng; xây dựng, triển khai phương án tăng cường lực lượng, phương tiện, biện pháp nghiệp vụ đấu tranh, ngăn chặn kịp thời hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhất là đối với hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu trong dịp Tết Nguyên đán.
Ban Chỉ đạo 389 các địa phương chỉ đạo các sở, ngành, lực lượng chức năng bảo đảm cung cấp đủ nguồn hàng hóa tiêu dùng đạt chất lượng cho Nhân dân dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023; xây dựng, triển khai kế hoạch tăng cường lực lượng, phương tiện, biện pháp kiểm tra, kiểm soát, xử lý hành vi tàng trữ, buôn bán hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, các hành vi vi phạm về niêm yết giá... tập trung vào nhóm hàng như thực phẩm, rượu, bia, thuốc lá, đường cát, bánh kẹo, hoa quả, hàng điện tử, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thời trang cao cấp, gia súc, gia cầm...
Nhất là, Ban Chỉ đạo 389 các địa phương: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Gia Lai, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang... chỉ đạo các lực lượng chức năng, chính quyền các cấp nắm chắc tình hình, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, không để phát sinh các kho, bãi, điểm trung chuyển hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và các hoạt động lợi dụng môi trường thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; đồng thời, tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra, kiểm soát trên các tuyến biên giới và địa bàn nội địa nhằm phát hiện, xử lý nghiêm hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.../.
(TTXVN/Vietnam+)
Đội Quản lý thị trường số 3, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Nam kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng bánh kẹo...trong dịp cuối năm. (Ảnh: Đại Nghĩa/TTXVN)

VẠCH TRẦN BẢN CHẤT LỪA ĐẢO CỦA CÁI GỌI LÀ NĂNG LƯỢNG GỐC TRỐNG ĐỒNG VIỆT NAM

 Dù chưa được kiểm chứng nhưng “Năng lượng gốc Trống đồng Việt Nam” mê hoặc những người có vấn đề sức khỏe về khả năng thần kỳ trong việc chữa bệnh với lời lẽ hoang đường, phản khoa học, manh nha hoạt động của một tà giáo. “Năng lượng gốc Trống đồng Việt Nam”, còn gọi là “Năng lượng gốc”, “Năng lượng gốc Trống đồng Việt Nam toàn cầu” do Lê Văn Phúc (SN 1956, ở Nhơn Trạch, Đồng Nai), Việt kiều Mỹ, sinh sống tại Turberry Dr, Dublin, Califonia (Mỹ) sáng lập năm 2016.

Tuyên truyền phương pháp chữa bệnh phản khoa học
Khoảng năm 2009, Lê Văn Phúc bắt đầu tiếp cận, tìm hiểu và học “Năng lượng gốc”. Đến năm 2016, Lê Văn Phúc thành lập tổ chức phi lợi nhuận NLG-Energy source-“Năng lượng gốc” ở Mỹ. Để phát triển lực lượng, sau khi thành lập, từ năm 2016 đến tháng 4/2021, Lê Văn Phúc liên tục về Việt Nam, thông qua số học viên liên hệ, kết nối với một số đơn vị, tổ chức tuyên truyền, giới thiệu, tổ chức lớp học “Năng lượng gốc”. Lê Văn Phúc tìm cách liên kết với các trung tâm, thành lập các công ty để tạo bình phong thực hiện các hoạt động lôi kéo, mở rộng quy mô, tuyên truyền người tham gia các lớp học.
Theo Lê Văn Phúc,“Năng lượng gốc” ngoài không gian được tích lũy từ tình yêu thương của các vị thần trong lịch sử, là băng tần tổng hợp có những tần số khác nhau. Lê Văn Phúc là người được chọn để kết nối với nguồn “Năng lượng gốc” ngoài vũ trụ, được trao mã khóa “Năng lượng gốc Trống đồng” đem đến cho Việt Nam và năm châu.
Đồng thời, Lê Văn Phúc là người kiến tạo nên bộ môn “Năng lượng gốc” với 5 cấp lớp học và các khóa học chuyên biệt, giúp người học nhận, đưa nguồn “Năng lượng gốc” ngoài không gian vào cơ thể bằng cách nhìn vào trán của ông ta. Điều này sẽ giúp nâng cấp tần suất hoạt động của não bộ, kích thích hoạt động của tế bào gốc, làm cho thể chất, tinh thần được cải thiện và giải quyết 3 vấn đề: Sức khỏe, lương thực, thực phẩm và hòa bình.

Nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng, các đối tượng đã phát hành sách “Tế bài gốc vị y sĩ đa tài của chính bạn”, lập các website, fanpage, nhóm zalo, telegram, kênh youtube…, tổ chức các lớp học online, thiết lập, duy trì chương trình “Hợp nhất tình thương, kiến tạo hạnh phúc”, livestream vào các cung giờ nhất định để truyền bá, giải đáp về “Năng lượng gốc”.
Với cách thức như trên, các đối tượng khuếch trương, quảng bá “Năng lượng gốc” có tác dụng thần kỳ, chữa được 7 nhóm bệnh, có thể đẩy lùi được dịch Covid-19, giúp tăng chiều cao, làm trẻ, đẹp, cải thiện đời sống tinh thần, nâng cao hạnh phúc gia đình, chất lượng và năng suất trong nông-lâm-ngư nghiệp… nhằm thuyết phục, lôi kéo mọi người tin, theo dõi và học theo.
Nhóm này sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để tuyên truyền, lôi kéo học viên, dẫn dắt người tham gia từ mục đích ban đầu là tò mò; học để chữa bệnh, nâng cao sức khỏe. Dần dần hướng dẫn học viên đến các vấn đề tâm linh, tín ngưỡng vay mượn của đạo Phật, Thiên chúa biến tướng theo hướng thần thánh hóa để mị dân.
Nhằm củng cố, tăng thêm sự tin tưởng cho các học viên, “Năng lượng gốc” còn lợi dụng những người tự nhận là giáo sư, tiến sĩ ở nước ngoài hay các bác sĩ công tác tại các bệnh viện lớn để tuyên truyền các nội dung chưa được kiểm chứng như nếu thực hành “Năng lượng gốc” không có hiệu quả là do người đó không có niềm tin, không thực hành 5 yếu tố tình thương; càng truyền “Năng lượng gốc” sẽ giúp cho nhiều người khỏe mạnh thì tần số năng lượng của bản thân càng được phát huy, muốn học lớp cao hơn thì bắt buộc phải thực hành; truyền “Năng lượng gốc” hỗ trợ chữa lành cho nhiều người…
Đối tượng mà nhóm này nhắm đến là những người đang có vấn đề về sức khỏe do tuổi tác, bệnh tật. Trong rao giảng, Lê Văn Phúc còn lồng ghép, truyền bá cho học viên tư tưởng phản động như phải thay đổi những hình ngôi sao trên quốc kỳ Việt Nam để đất nước được hưng thịnh.
Người dân cần hết sức tỉnh táo
Dù chỉ là những câu chuyện hết sức ma mị, hoang đường, phản khoa học nhưng thời gian gần đây, trên địa bàn Quảng Bình nói riêng, toàn quốc nói chung, nhiều người nhẹ dạ, cả tin, mù quáng tham gia các lớp học “Năng lượng gốc Trống đồng Việt Nam”. Trong đó, có một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên nghỉ hưu tham gia và giữ vai trò cốt cán trong nhóm. Đặc biệt, các hoạt động của nhóm có sự móc nối, liên kết giữa các thành viên tham gia với phạm vi và quy mô liên quan nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, thậm chí tổ chức các lớp học ở Thái Lan, Malaysia, Singapore…
Điều đáng nói, mặc dù chưa được khoa học kiểm chứng nhưng Lê Văn Phúc vẫn ngang nhiên khẳng định về khả năng thần kỳ trong việc chữa bệnh của “Năng lượng gốc trống đồng Việt Nam”. Một số trường hợp vì quá sùng bái, thần thánh hóa Lê Văn Phúc, tin tưởng tuyệt đối vào cái gọi là “Năng lượng gốc” mà bỏ qua mọi phương pháp chữa bệnh của y khoa, dẫn tới nhiều hệ lụy đáng tiếc.
Ngoài việc tuyên truyền sai sự thật, “Năng lượng gốc trống đồng Việt Nam” còn có dấu hiệu trục lợi về kinh tế. Nhằm dụ dỗ, lôi kéo học viên, từ lớp 1, 2, học online sẽ được miễn phí. Từ lớp 3 trở đi các đối tượng sẽ gợi ý mua sách với giá 130.000 đồng/cuốn, kêu gọi từ thiện, thực hiện việc thu từ 300.000-600.000đồng tiền học phí. Riêng các lớp 4, lớp 5, người học phải học trực tiếp ở nước ngoài và tự chịu mọi khoản chi phí. Điều này làm cho một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn lâm vào cảnh điêu đứng. Với con số hàng nghìn người tham gia, đây sẽ là khoản tiền không nhỏ.
Tại Quảng Bình, hiện đã manh nha việc tham gia tuyên truyền, tập luyện “Năng lượng gốc”. Mặc dù đã được các cơ quan chức năng khuyến cáo dấu hiệu lừa đảo, mị dân nhưng vẫn có khá nhiều người tham gia tập luyện. Cuối tháng 11/2022, đã có trên 30 người qua Thái Lan học lớp 4, 5. Học phí cho mỗi lớp là 500USD/người, tương đương 12,18 triệu đồng, cộng với chi phí đi lại, ăn ở, trung bình mỗi người tốn khoảng 25-30 triệu đồng.
Có thể khẳng định những lý lẽ, luận điệu mà “Năng lượng gốc” đưa ra hoàn toàn là câu chuyện hoang đường, phản khoa học, mang dáng dấp của tà giáo. Chỉ vì ảo tưởng, bị mê hoặc bởi những luận điệu nói trên, một số người khi chẳng may bị mắc bệnh đã không đến các cơ sở y tế điều trị, để lại những hậu quả đáng tiếc, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Thậm chí nhiều người đã vĩnh viễn không có cơ hội cứu vãn cuộc sống của chính mình…
Đến nay, “Năng lượng gốc trống đồng Việt Nam” chưa hề được cơ quan chức năng thừa nhận và cho phép hoạt động tại Việt Nam. Bởi thế, các cơ quan, ban, ngành cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vạch trần bản chất lừa đảo, phản khoa học và những hệ lụy gây ra đối với xã hội của “Năng lượng gốc”. Đặc biệt, mỗi người dân cần phải hết sức tỉnh táo, cảnh giác, không tin theo những phương pháp tập luyện, chữa bệnh chưa được kiểm chứng, mị dân, có nguy cơ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và trật tự an toàn xã hội. Cần cân nhắc, thận trọng khi tham gia bất cứ một tổ chức, hội, nhóm bất hợp pháp nào nhằm tránh rơi vào cảnh “tiền mất, tật mang”.
Kỳ Sơn

25 NĂM PHÁT TRIỂN INTERNET Ở VIỆT NAM - ĐẢM BẢO TỰ DO INTERNET - MINH CHỨNG ĐẢM BẢO QUỀN CÔNG DÂN

 Ngày 07/12/2022, Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) và Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đã phối hợp tổ chức sự kiện Internet Day 2022, đánh dấu quá trình 25 phát triển internet ở Việt Nam.

Ngày 19/11/1997, Việt Nam chính thức kết nối mạng internet toàn cầu. Phải thấy rằng, từ khi internet xuất hiện, thương mại hóa và đóng vai trò ngày càng quan trọng từ đầu năm 1990 của thế kỷ trước, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng với tư duy đổi mới, Việt Nam đã nhanh chóng kết nối với internet thế giới.
Để rồi, tính đến ngày hôm nay, Việt Nam đang là quốc gia có lượng người dùng Internet cao thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ 6 trong khu vực châu Á khi đạt tới con số hơn 72 triệu. Hạ tầng băng rộng di động đã phủ sóng 99,73% số thôn trên toàn quốc cùng hệ thống cáp quang đã triển khai tới 100% các xã, phường, thị trấn, 91% thôn bản, 100% trường học. người Việt dành 6 giờ 38 phút mỗi ngày để truy cập internet. Đây đều là những thống kê cao hơn mức trung bình của thế giới. Việt Nam cũng nằm trong nhóm các quốc gia có giá cước internet rẻ nhất thế giới. Hiện tại, Việt Nam có 1.952 trang thông tin điện tử tổng hợp và 935 mạng xã hội trong nước đã được cấp phép hoạt động. Đây đều là những diễn đàn trực tuyến để người dân có thể tự do chia sẻ, bày tỏ thông tin, quan điểm cá nhân. Người Việt đứng đầu Đông Nam Á về xem video trực tuyến với 92%, trong đó, 70% người Việt xem video trên thiết bị điện thoại.
Thế mà thật ngược đời, khi Việt Nam luôn được vài tổ chức cáo buộc Việt Nam không có tự do Internet. Mới nhất, tổ chức Freedom House (FH) công bố ngày 18/10/2022 đã xếp hạng Việt Nam là một trong năm quốc gia kém tự do internet nhất trên thế giới. Lẽ dĩ nhiên, nếu nhìn vào danh sách các quốc gia không có tự do internet thì chúng ta sẽ hiểu vì sao chúng ta có tên trong danh sách ấy. Khi cùng với chúng ta là Cuba, Iran, Myanmar, Trung Quốc.
Nhìn chung, sự phát triển Internet của Việt Nam không phụ thuộc vào việc các tổ chức nhân danh rân chủ, nhân quyền kia xếp hạng. Bởi rút cuộc, người được hưởng lợi nhất từ sự phát triển internet ở Việt Nam chính là người dân, còn những thứ khác, không cần quan tâm cho lắm.

SAO VIỆT NAM KHÔNG TẶNG “THẦY ÔNG NỘI” CHO MỸ

Việt Nam lại được gọi tên trong cái gọi là “Danh sách theo dõi đặc biệt” về tự do tôn giáo quốc tế của Bộ Ngoại giao Mỹ với những cáo buộc cho rằng chính quyền Việt Nam đã “sách nhiễu, bắt bớ, tra tấn, bắt người theo dõi, từ chối và không đăng ký các yêu cầu xin phép của các tôn giáo độc lập” mà thật nực cười khi Bộ Ngoại giao Mỹ lấy ví dụ của “Tịnh thất Bồng Lai” ra làm ví dụ cho những cáo buộc của họ.

Thật là buồn cười khi Bộ Ngoại giao Mỹ lại lấy một kẻ như “thầy ông nội” không rõ tôn giáo gì ra để chỉ trích Việt Nam là vi phạm tôn giáo. Mà chính Lê Tùng Vân khi đứng trước toà khẳng định rằng “tôi không theo tôn giáo nào” vậy thì chính quyền lấy cớ gì đi đàn áp tôn giáo. Có oan cho Việt Nam không?
Việt Nam là quốc gia độc lập, đa dân tộc, đa tôn giáo; có 16 tôn giáo, 43 tổ chức được Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, mà trong 16 tôn giáo được Nhà nước Việt Nam công nhận, không có tôn giáo nào có tên là “Thiền am bên bờ vũ trụ” cả. Cũng chẳng chủ tôn giáo nào có tên “Thầy ông nội” mà chỉ có cái tên ông Lê Tùng Vân tự xưng là trụ trì của cái gọi là “Thiền am bên bờ vũ trụ” lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật, thậm chí còn có yếu tố l.o.ạ.n l.u.â.n ảnh hưởng nghiêm trọng đến đạo đức và lối sống của người Việt.
Mỹ hay bất cứ quốc gia nào đều có luật pháp riêng của mình. Việt Nam là một nước pháp quyền, có luật pháp để trị quốc an dân, kẻ mang danh tôn giáo, núp bóng nhân quyền, để chống đối chính quyền, bằng các hành vi vi phạm pháp luật.
Có thể nói, phát ngôn của Bọ Ngoại giao Mỹ khiến người dân Việt Nam phiền lòng, nó còn thể hiện sự hàm hồ và thiếu hiểu biết thực tế về tình hình nhân quyền, tự do tôn giáo ở Việt Nam hiện nay là không thể chấp nhận được.
Thật đáng buồn khi, nước Mỹ không biết gì, không hiểu gì về Việt Nam, chỉ chuyên “nghe hơi nồi chõ” lại hồ đồ can thiệp vào công việc của của Việt Nam, giở trò “khóc mướn, gào thuê” không công cho những kẻ vi phạm pháp luật, có âm mưu lật đổ chính quyền.
Mà nếu Mỹ thích “thầy ông nội” thì Việt Nam xin kính tặng Mỹ luôn, để Mỹ được hưởng và quan tâm tôn giáo với tay này.

THÁI VĂN ĐƯỜNG KẺ "TÂM THẦN CHÍNH TRỊ" ẢO TƯỞNG TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG ❗️

 Nhắc đến Đường Văn Thái rất nhiều người nghĩ ngay đến những câu chuyên thâm cung bí sử đấu đá nội bộ mà Thái tỏ vẻ như nắm trong lòng bàn tay. Thậm chí, Thái còn rất tự tin khi tuyên bố nắm giữ bí mật của rất nhiều lãnh đạo cấp cao. Bởi thế nên, có một thời đã có đến 70 nghìn người theo dõi trang facebook cá nhân của Thái. Thế nhưng, mấy ai biết rằng, kẻ lu loa rằng đang nắm rất nhiều thông tin nội bộ ấy đang phải trốn chui trốn nhủi tại Thái Lan để chờ “xin tấm vé định cư”. Và có lẽ rất nhiều người nhẹ dạ cả tin sẽ vỡ mộng khi biết bộ mặt thật của y.

Đường Văn Thái (Thái Văn Đường) sinh năm 1982 tại Thôn Hà Lâm 3, Xã Thụy Lâm, Huyện Đông Anh, Hà Nội. Giới thiệu về bản thân mình, Đường Văn Thái đã tự tạo cho mình một “CV” khá khủng như đã từng làm việc tại Vụ tổ chức – Ủy ban kiểm tra Trung ương Đảng (Số 4 Nguyễn Cảnh Chân); từng là đảng viên, đi đầu trong “phong trào bỏ Đảng”,… Thế nhưng, sự thật là từ năm 2001, Thái tham gia công tác đoàn tại thôn Hà Lâm 3; Năm 2004, tham gia công tác Đoàn tại xã Thụy Lâm và được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Việt Nam; Năm 2009, Thái làm hợp đồng tại Trung Tâm quỹ đất huyện Đông Anh – Hà Nội; Năm 2013, Thái thi công chức nhưng không đỗ, từ đó y cảm thấy bất mãn vì nhà nước không đánh giá đúng năng lực và xin nghỉ việc. Trong những ngày tháng bất mãn, ngẫm chí anh hùng ở Việt Nam không xứng nên từ 2016 – 2017, Thái theo học Thạc sĩ Quản lý đất đai tại Seoul, Hàn Quốc.
Trong thời gian học ở Hàn Quốc, Thái là con mồi tiếp theo được giới dân chủ nhắm đến. Bởi Thái có cái mác đảng viên, còn gì thuyết phục hơn khi ngay chính những người nội bộ quay ra đấu tố, bôi đen, xuyên tạc về tổ chức của mình. Thế là các đồng bọn ra sức hà hơi bơm kích, suy tôn Thái như một kẻ thức thời, sẽ là một trong những “anh hùng” cứu rỗi Việt Nam, thậm chí có khả năng lãnh đạo một Đảng. Với trình độ thạc sĩ mà Thái đang theo học, tin chắc rằng y đủ kiến thức để nhận định được đúng sai từ những lời ru ngủ đó, nhưng Thái mặc sức tận hưởng. Bởi chỉ có như vậy, Thái mới cảm được tôn vinh được sùng bái, được thỏa mãn cái tôi – Thứ cảm giác lâu nay vẫn bị đè nén dưới cái mác bất cần sự nghiệp, bất cần đời.
Ngay sau đó, năm 2017, Đường Văn Thái đã chính thức “cho phép” mình sa ngã khi bước chân vào tổ chức “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” – nơi tổ hợp của những nhân vật cộm cán như Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, linh mục Anton Lê Ngọc Thanh… đội lốt dân chủ, chống phá Nhà nước. Để chứng tỏ khả năng xuất chúng của mình, cùng năm này, Đường Văn Thái đã khởi tạo và tham gia điều hành nhóm “Lều Của Đầy Tớ” trên mạng xã hội Facebook, thường xuyên đăng tải và phát tán những hình ảnh, thông tin sai lệch về nhà cửa, gia thế của các quan chức, lãnh đạo. Vào thời điểm xảy ra sự cố ở Formosa, Thái Văn Đường là một trong những gương mặt nổi cộm, lợi dụng sự cố này để kích động giáo dân gây rối, bạo loạn. Đường Văn Thái cùng bè phái của mình trong “Hội anh em dân chủ” như “Thảo Teresa”, “Hòa TD”, “Lê Mỹ Hạnh”… kích động người dân mang cá chết ra rải đầy đường, chặn phương tiện đi lại trên quốc lộ
Nếu để ý sẽ thấy, sau khi bỏ trốn sang Thái Lan, Đường Văn Thái còn điên cuồng gia tăng tần suất đăng, chia sẻ các bài viết có nội dung sai sự thật, bóp méo, xuyên tạc hiện thực khách quan, cố tình “đổi trắng, thay đen” đó là vì có 3 lý do chính.
Đầu tiên, là để được xem xét tị nạn chính trị. Ngày 30/05/2019, Đường Văn Thái đã được Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn tại Thái Lan (UNHCR) chấp thuận cấp quy chế tị nạn. Thế nhưng, những chấp thuận đó đều có thời hạn, ngày 03/04/2020, Thái được UNHCR cấp quy chế tị nạn 18 tháng. Chính vì thế, y càng phải ra sức xuyên tạc, công kích, bôi đen nhà nước Việt Nam hòng lấy “bằng chứng” để được cấp quy chế tị nạn vĩnh viễn và có thể định cư sang nước thứ ba.
Thứ hai, Thái sử dụng mạng xã hội để làm dịch vụ “truyền thông bẩn”. Đường Văn Thái sử dụng facebook và youtube, tiktok đăng tải tất cả những thông tin, sự kiện nóng trong nước, đặc biệt là các thông tin liên quan đến các doanh nghiệp, doanh nhân; Thông tin cá nhân về đời tư lãnh đạo các địa phương. Sau đó giống như Trương Châu Hữu Danh, Bạch Hoàn,… gây áp lực lên các doanh nghiệp từ đó muốn gỡ bài phải chuyển tiền cho Thái. Ít nhất cho đến thời điểm này đã có hai doanh nghiệp bị Thái hút máu.
Thứ ba, kiếm tiền từ các dịch vụ quảng cáo của Google. Với đầu óc nhanh nhạy của kẻ vốn dĩ nếu sáng suốt có thể đóng góp cho đất nước, nhưng Thái lại dùng nó để kiếm tiền bất chính, trục lợi cho bản thân. Biến youtube thành kênh tuyên truyền và kiếm tiền, Thái đã trục lợi hàng nghìn USD của google từ những thông tin xào nấu, sai sự thật chống phá đất nước.
Có thể thấy ở Đường Văn Thái bản chất một kẻ lười biếng, thích sống dựa vào bịa đặt, đi vào vết xe đổ của các đối tượng “dân chủ” khác như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Bùi Thanh Hiếu,… Một tương lai tăm tối nhìn thấy trước có lẽ sớm đến với Thái. Chẳng còn gì cay đắng hơn, khi đến quê hương cũng không thể trở về./.

CỘNG ĐỒNG ĐÃ BIẾT GÌ VỀ TRƯƠNG HUY SAN (HUY ĐỨC) VÀ BÊN THẮNG CUỘC?

 Trương Huy San (thường gọi là Huy Đức), quê ở Hà Tĩnh, cũng từng tham gia chiến trường Campuchia, sau đó phục viên hoạt động báo chí. “Tên tuổi” Huy Đức bắt đầu nổi như cồn từ hàng loạt bài viết về "chống tiêu cực” nhưng không phải vậy mà là "dìm hàng" kiểu xã hội đen và dính dáng đến ông trùm xã hội đen Trương Văn Cam (Năm Cam) sau đó bị kỷ luật và bị đuổi khỏi tòa soạn báo tuổi trẻ.

Cay cú vì bị đuổi khỏi Báo Tuổi trẻ, Trương Huy San tiếp tục tham gia làm cộng tác viên cho một số tờ báo khác và đột ngột quay lưng lại đánh phá chính những người từng một thời là đồng nghiệp nghề báo và đồng đội của mình trong màu áo lính đã hy sinh trong các cuộc chiến tranh bảo vệ biên cương của Tổ Quốc. Sau loạt bài “Biên giới tháng Hai” đăng trên tờ “Sài Gòn tiếp thị” nói về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979) có nhiều nội dung bóp méo sự thật, báo “Sài Gòn tiếp thị” đã sa thải Trương Huy San và thu hồi thẻ cộng tác viên vào tháng 8/2009.
Sau vụ này, Trương Huy San đã bắt đầu hằn học viết cuốn sách "Bên Thắng cuộc" để xuyên tạc về chế độ, nhất là xuyên tạc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về cải tạo xã hội vấn đề chính trị - xã hội Việt Nam sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước; xuyên tạc bản chất hai cuộc chiến tranh chống Trung Quốc và Khmer Đỏ; bịa đặt nhưng câu chuyện không có thật trong nội bộ Đảng ta lúc bấy giờ...
Cuốn sách "Bên Thắng cuộc" khi được công bố ở Việt Nam thì bị cấm xuất bản nên Huy Đức đã tìm cách rao bán ra nước ngoài. Biết được Trương Huy San là "con mồi ngon" dọn đường tư tưởng để cho các thành phần chống phá Đảng, Nhà nước "đục nước, béo cò", các tổ chức phản động, chống đối bên ngoài đã hà hơi tiếp sức dựng Trương Huy San lên các vai diễn mới như “nhà báo cấp tiến”, nhà "tư tưởng mới", " người có tầm nhìn chiến lược mới cho Việt Nam", có thể phục vụ lợi ích cho các tổ chức phi chính phủ rồi mời anh ta sang Mỹ "trao đổi" học hỏi. Tháng 5 năm 2012, thông qua Chương trình Nieman, một quỹ NGO trá hình chống phá Nhà nước Việt Nam trên lĩnh vực VHXH đã cấp “học bổng” cho Trương Huy San sang Mỹ “tu nghiệp” tại Boston. Với chủ đề "học bổng dành cho những cây viết có lợi cho chính sách đối ngoại của Mỹ" nhưng về bản chất sâu xa là chống lại chế độ, chống lại những gì tốt đẹp nhất của xã hội ta để hướng vào một xã hội Việt Nam lai căng, thực dụng theo lối sống tư sản hóa nhằm xóa dần hệ văn hóa tư tưởng XHCN bằng những luận điệu sùng Mỹ, vuốt đuôi Mỹ...

Bằng cách đó, tại đây, Huy Đức đã có cơ hội tìm cách xuất bản cuốn sách “Bên thắng cuộc” vào cuối năm 2012.
Sau khi xuất bản ở Mỹ và một số quốc gia, nhiều trí thức, các nhà phân tích chính trị ở Việt Nam đã kịch liệt phản đối vì sự thật của “Bên thắng cuộc” đã cố ý “đánh lộn sòng phái trái”, “đánh lận trắng đen” về bản chất cuộc Chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ. Ngay cả nhà báo Anh Đức, người Việt ở Mỹ cũng không thể chịu nổi Trương Huy San, đã viết trên nói rằng: “Trương Huy San (Huy Đức), một thằng làm báo thiếu đạo đức nghề nghiệp … lợi dụng sự tò mò của những ai chưa biết, viết về những chuyện cũ kỹ hơn 30 năm để móc đô-la của người Việt tại Mỹ”.
Không những thế, cả một số quan chức ngoại giao chân chính của Mỹ lúc đó cũng đánh giá cuốn sách "Bên Thắng Cuộc" chứa đựng những vấn đề không chính xác về nhiều vấn đề lịch sử và cảnh báo nó có thể gây phương hại đến quan hệ Việt – Mỹ trong tương lai bằng những thù hận không đáng có của nhưng người thua cuộc có tư tưởng cực đoan ở Mỹ.
Một điều đáng lưu ý, nó là "nồi thạch tín" cho cả Mỹ và Việt Nam nhưng tại sao những cuốn sách phản động như thế này lại vẫn được rao bán tràn lan trên MXH ở Việt Nam thông qua trang fb có tên "Sách sử hay" và rất nhiều người đang đặt mua qua mạng, và nó được vận chuyển một cách tự nhiên bằng các Shiper dưới dạng gói quà?
Thật là nguy hiểm nếu không được kiểm soát chặt chẽ thì Văn hóa, Lịch sử dân tộc sẽ bị đảo lộn trong giới trẻ khi đọc cuốn sách này./.

Trung sĩ Công an cứu người đuối nước, lan tỏa điều tốt đẹp trong cuộc sống

  Trung sĩ Công an cứu người đuối nước, lan tỏa điều tốt đẹp trong cuộc sống      Phát hiện 2 cháu bé đang chấp chới giữa dòng nước, không q...