22/4/20

VIỆT NAM - CHỐN YÊN BÌNH NGAY CẢ VỚI NHỮNG CỰU BINH MỸ

Việt Nam là chế độ "độc đảng" "hèn với giặc, ác với dân" như các bạn "đu càng và dân chủ cuội" vẫn thường chỉ trích. Còn ở Hoa Kỳ là quốc gia dân chủ "thiên đường tự do"...Sao có nhiều cựu binh từng là lính xâm lược Việt Nam, bảo vệ chế độ tay sai VNCH và những người Mỹ sắp về hưu lại đang có tư tưởng chọn Việt Nam là nơi nghỉ ngơi cuối đời? Có phải bị CS mua chuộc, hay nước Mỹ không vĩ đại như ai đó vẫn mơ tưởng?

Dự báo trong thời gian sắp tới số lượng cựu chiến binh Mỹ nói riêng và người Mỹ đến tuổi nghỉ hưu nói chung có nhu cầu chuyển đến Việt Nam sinh sống sẽ còn tăng, vì chính phủ nước họ đang chuẩn bị phê duyệt một số nghị định cắt giảm khoản ngân sách cho an sinh xã hội.
Vào năm 1971 của thế kỷ trước, ông John Rockhold, khi đó còn là một cậu thanh niên 18 tuổi, bốc trúng lá phiếu số 12 trong cuộc tuyển quân tại thung lũng San Fernando, bang California, Mỹ. Ông là người thứ 12 phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trong đợt tuyển chọn năm đấy. Sau một thời gian phục vụ trong quân ngũ, ông John trở thành một sỹ quan trên tàu tuần duyên của Hải quân Mỹ chuyên hoạt động quanh khu vực bờ biển miền Nam Việt Nam.
Theo thống kê, đã có hơn 58.000 nghìn lính Mỹ tử trận trong cuộc chiến tranh kéo dài tại Việt Nam. Tuy vậy, kể từ năm 1975 đến nay, hàng nghìn người lính Mỹ đã quay lại chiến trường xưa của họ tại miền Nam Việt Nam. Họ trở lại để tìm sự thấu hiểu, chia sẻ, cảm thông và tha thứ của những người trong cuộc. Vậy nhưng, thay vì chỉ ghé thăm trong chốc lát, nhiều cựu chiến binh Mỹ lại lựa chọn Việt Nam làm ngôi nhà mới trong những năm tháng cuối cuộc đời mình. Họ bị thu hút bởi chất lượng cuộc sống cao, bất động sản giá rẻ, và hệ thống chăm sóc y tế với chi phí vừa phải, v. v...

Sau khi John Rockhord xuất ngũ, ông trở thành lính đánh thuê hoạt động tại khắp các chiến trường châu Phi. Ngoài việc trực tiếp chiến đấu, ông còn tham gia một số hoạt động từ thiện tái thiết nữa. Nhờ vào một dự án từ thiện như vậy mà ông John đã có cơ may quay trở lại Việt Nam vào năm 1992. Sau ba năm làm cho một dự án hỗ trợ người di cư vì lý do kinh tế, ông quyết định nhập tịch năm 1995, chỉ vài tháng sau khi Việt Nam và Mỹ bình thường hoá quan hệ.
Cho đến ngày hôm nay, có thể nói, cái “chất Việt Nam” đã bám rễ sâu trong tâm hồn John Rockhold. Năm 2009, ông cưới một người phụ nữ Việt Nam. Vượt qua nửa vòng trái đất xa xôi, người mẹ của ông đi từ thành phố Santa Maria, bang California của Mỹ đến TP. Hồ Chí Minh để dự đám cưới con trai. Chỉ một chuyến đi thôi mà bà cụ yêu thành phố Việt Nam này đến mức quyết tâm kéo dài thêm thời gian ở lại cho đến năm 2014, khi mà bà qua đời ở tuổi 94.
Hiện nay ông John ở tuổi 66 và đang sống cùng người vợ Việt với hai thiên thần bé bỏng của mình, một bé 10 tuổi và bé 9 tuổi. Hai đứa trẻ được sinh ra bằng phương pháp mổ đẻ. Người vợ ông John mỗi lần mổ phải lưu trú trong bệnh viện bốn ngày, còn ông thì chỉ phải chi trả một khoản viện phí rất khiêm tốn: khoảng $1200 - gần 28 triệu VND. Nhưng nếu tại Mỹ, một ca phẫu thuật như thế sẽ tốn khoảng $51.125 - đồng nghĩa với hơn 1 tỷ 190 triệu VND.
Gia đình ông John đang sống tại một căn hộ trên tầng 20 một toà nhà nhìn ra sông Sài Gòn. Căn hộ bốn phòng ngủ và đầy đủ các tiện nghi khác rộng khoảng 198m2 - chưa kể ban công. Họ mua căn hộ này năm 2011 với mức giá $250.000 (hơn 5 tỷ 820 triệu VND). Nhưng nếu như ông John sinh sống tại Santa Maria, bang California thì chỉ có thể mua được một nửa căn hộ với mức giá đó mà thôi.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng tại Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác đang tạo ra một hiện tượng di dân đáng ngạc nhiên: càng ngày càng có nhiều người Mỹ đến tuổi nghỉ hưu chọn các quốc gia này làm “bến đậu” cho mình. Họ bị cuốn hút bởi chất lượng sống rất cao mà lại tốn ít chi phí - chỉ với riêng khoản tiền lương hưu ít hơn $2000 của mình, gia đình ông John đã có thể có một cuộc sống tiện nghi, thậm chí còn thuê được cả một đầu bếp và người dọn dẹp theo ca hằng ngày nữa.
Một lý do khác khiến cả những cựu chiến binh như ông John Rockhold lựa chọn Việt Nam là sự hiếu khách và rộng lượng của người dân. Hầu hết những người Việt Nam mà ông John gặp, đặc biệt là giới trẻ, đều tỏ ra thân thiện với ông kể cả sau khi họ biết được rằng ông là cựu binh từng tham chiến tại Việt Nam trong quá khứ. Tuy rằng hầu hết gia đình hàng xóm của ông John là người Việt, ấy thế nhưng chưa bao giờ ông và các con cảm thấy lạc lõng cả.
“Người Việt Nam lúc nào cũng đối xử rất lịch sự với tôi. Tôi cảm thấy mình được coi trọng còn hơn cả hồi còn ở Mỹ!” - Ông John Rockhold chia sẻ. Ngay cả ngôi làng quê hương vợ ông cũng chỉ cách 40 km với chiến trường xưa của ông. - “Lúc đó tôi không thể tưởng tượng được rằng mình sẽ có lúc gọi Việt Nam là ngôi nhà của mình!”.
Hiện nay ông John đang làm việc cho một doanh nghiệp nhập khẩu khí gas hoá lỏng, đồng thời trợ giúp một quỹ từ thiện chuyên lắp đặt pin mặt trời cho các gia đình nghèo. Họ đã - đang đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam bằng cả công việc và quỹ lương hưu của mình để đổi lại một cuộc sống tiện nghi, hiện đại mà không đắt đỏ.
Trong những năm gần đây Chính phủ Việt Nam đã phần nào nới lỏng chính sách thị thực và nhập tịch để thu hút người Mỹ đến sống và làm việc. Ngược lại, nhiều người Mỹ tỏ ra rất muốn được định cư tại Việt Nam, và đánh giá chất lượng sống của các thành phố như Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng… còn cao hơn những đô thị ở Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia v.v… Họ có thể dễ dàng tìm được một chỗ ở và công việc tại các đô thị Việt Nam, nơi mà chất lượng sống không khác quá nhiều so với những thành phố ở nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
Hiện nay vẫn chưa có số liệu chính xác từ Chính phủ về số người Mỹ trong độ tuổi nghỉ hưu sinh sống tại Việt Nam, một phần vì không phải người nào cũng giống nhau: có những người sinh sống và làm việc theo chế độ Visa kéo dài từ một đến hai năm, rồi sau đó họ lại xin kéo dài thị thực. Vậy nhưng cũng có những người khác nhập tịch Việt Nam bằng cách lấy một người vợ Việt như ông John là một ví dụ điển hình.
Một trường hợp cựu chiến binh Mỹ sống tại Việt Nam khác là ông Michael Gormalley - cựu trung sĩ lục quân. Năm 2008, sau chuyến du lịch đến Việt Nam, ông Michael tình nguyện ở lại dạy tiếng Anh cho một trường trung học tại miền quê Bình Thuận. Năm 2014, ông chuyển về Sài Gòn và trở thành giảng viên cho một trường đại học.
Hằng ngày ông Michael đến trường từ lúc 7 giờ, và làm việc liên tục đến 16 giờ. Tuy đã ở tuổi 77 nhưng lúc nào ông cũng nhiệt tình hoàn thành trách nhiệm của mình. Có được điều đó là nhờ tình yêu nghề giáo mà ông có được từ thời còn là một Hiệu trưởng trường trung học ở thị trấn Pittsfield, bang Massachussett. Ông Michael còn sẵn sàng dạy ngoài giờ miễn phí cho các học sinh Việt Nam của mình như một cách cảm ơn họ, những người đã sẵn sàng bỏ qua những ký ức đau thương mà coi ông như người thầy, người bạn.
Trả lời phỏng vấn một tờ báo Mỹ, ông Frederick R. Burke, một luật sư tại Công ty Luật Baker McKenzie, đã rút ra từ kinh nghiệm làm việc với cộng đồng người Mỹ tại Việt Nam như sau: “Hầu hết các cựu chiến binh Mỹ trở lại Việt Nam đều muốn nhận được sự tha thứ và kết nối lại với những con người thân thiện, hiếu khách của quốc gia này. Thường thì họ sẽ lấy vợ và lập gia đình ngay tại Việt Nam. Có “một bộ phận không nhỏ” các cựu chiến binh đều có chung tâm lý: không muốn trở về Mỹ vì chỉ với khoản lương hưu và trợ cấp quân đội của mình thì họ đã có một cuộc sống dư giả tại Việt Nam. Trong khi đó, có những đồng đội cũ của họ đang là người vô gia cư trên đường phố New York hay Los Angeles!”.
Thông thường thì người Mỹ khi về hưu sẽ đến sống tại các bang miền Nam như Florida. Nếu họ muốn sống tại nước ngoài thì sẽ lựa chọn điểm đến là Philippines, Thái Lan và Malaysia. Tuy vậy, chính sách an sinh xã hội đang càng ngày tệ hơn tại Mỹ; cộng với việc chi phí sinh hoạt tăng lên, bất ổn chính trị và biến đổi khí hậu ở các quốc gia Đông Nam Á khác đã - đang khiến cho càng nhiều người Mỹ về hưu lựa chọn Việt Nam là điểm dừng chân cho những năm tháng cuối đời mình có được sự an toàn và lý thú nhất.
Ông John Rockhold thật lòng chia sẻ một cách rất thẳng thắn và chân tình thế này trên một tờ báo nước Mỹ: “Hệ thống chăm sóc y tế của Việt Nam hoàn toàn có thể cung ứng mọi dịch vụ mà gia đình tôi cần đến với mức giá vừa phải. Tình hình an ninh trật tự tại Việt Nam cũng rất tốt. Tôi có thể nhắm một mắt mà đi bộ trên đường phố Sài Gòn nhưng không sao cả. Nếu còn ở Mỹ thì tôi không dám nhắm mắt vì sợ bị móc túi!”.
Dự báo trong thời gian sắp tới số lượng cựu chiến binh Mỹ nói riêng và người Mỹ đến tuổi nghỉ hưu nói chung có nhu cầu chuyển đến Việt Nam sinh sống sẽ còn tăng, vì chính phủ nước họ đang chuẩn bị phê duyệt một số nghị định cắt giảm khoản ngân sách cho an sinh xã hội. Có vẻ như đây là một cơ hội rất tốt để hình ảnh Việt Nam trở nên hiện đại - văn minh, đa dạng và thân thiện ấm áp hơn trong con mắt bạn bè quốc tế.
Theo CAND

KHI TRUNG QUỐC LẤY LÒNG DẠ TIỂU NHÂN ĐO LÒNG QUÂN TỬ

Trong thời gian vừa qua, với tham vọng bá quyền của mình, Trung Quốc luôn tìm mọi cách để lấn chiếm chủ quyền biển đảo của các quốc gia khác trên biển Đông, bất chấp luật pháp quốc tế. Trung Quốc tự ý đưa ra đường lưỡi bò, bồi đắp các đảo nhân tạo, đưa quân chiếm đóng các đảo thuộc chủ quyền của quốc gia khác. Ngoài ra, Trung Quốc còn đưa tàu vũ trang của mình đi tuần tra trái phép trên biển Đông, đâm chìm tàu đánh cá và bắt bớ ngư dân của các quốc gia láng giềng với lí do “xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc. Đáng nói là, sau những sự việc trên, Trung Quốc lại luôn thể hiện thái độ vô tội, giả nhân, giả nghĩa và lớn tiếng vu cáo các quốc gia khác xâm phạm chủ quyền biển đảo.
Bài báo đậm chất xuyên tạc của Hoàn Cầu thời báo
Mới đây, sau vụ việc tàu hải cảnh của quân đội Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam, tờ Hoàn Cầu thời báo (tờ báo trực thuộc Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của ĐCS Trung Quốc) mới đây đăng bài viết “Tại sao Việt Nam xâm phạm Biển Đông vào thời điểm này”. Bài viết này đưa ra những luận điệu rất sai lệch liên quan đến tranh chấp chủ quyền biển đảo, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc theo hướng Việt Nam liên kết với Mỹ nhằm dồn Trung Quốc vào thế bất lợi. Tờ báo này nói rằng “Chính phủ Việt Nam không đề cập gì đến tám ngư dân đã được cứu mà không có bất kỳ thương tích nào từ tàu Trung Quốc mà họ đâm phải” mà chỉ nhăm nhăm đổ lỗi cho Trung Quốc rồi thì là “Việt Nam đã cố gắng đánh bắt cá ở vùng biển nước ngoài và sau đó đánh lừa công chúng bằng những tuyên bố sai trái và các cáo buộc chống lại Trung Quốc”, cố tình bắt tay với Mỹ để gây khó khăn cho Trung Quốc. Chẳng nhẽ, chúng tôi phải cảm ơn những kẻ mà mới phút trước đâm chìm tàu của chúng tôi, rồi giả vờ lương thiện cứu vớt ngư dân bị chìm tàu ư, thật hoang đường làm sao.

Không dừng lại ở đó, tờ này  còn cho rằng “Khi Trung Quốc đang chiến đấu gian khổ với COVID-19, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ban hành lệnh phong tỏa Trung Quốc và đình chỉ du lịch hàng không trong và ngoài nước, và di tản các công dân Việt Nam khỏi Trung Quốc, những hành động phù hợp với các động thái của Hoa Kỳ”. Thực tế, đâu chỉ Việt Nam đóng đường biên giới với Trung Quốc mà tất cả các quốc gia láng giềng đều làm như thế, trước tình trạng dịch bệnh Covid-19 lan nhanh kinh hoàng, và chưa hề có thuốc đặc trị thì đó là biện pháp tự vệ của mỗi quốc gia. Việt Nam có 1281 km biên giới trên đất liền với Trung Quốc, hoạt động giao thương, du lịch diễn ra liên tục; trong lúc bùng phát dịch, nếu Việt Nam không kịp thời phong tỏa biên giới với Trung Quốc, liệu giờ đây, Việt Nam có khống chế được dịch hay không., đó là “phù hợp với các động thái của Mỹ”.

Nực cười hơn, Trung Quốc cho rằng vụ việc tàu cá Việt Nam “tự đâm” vào tàu hải cảnh vừa qua bởi lẽ “Hà Nội có ý định chuyển sự chú ý khỏi áp lực trong nước gần đây và sự bất lực trong việc xử lý đại dịch sang căng thẳng trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc”. Lịch sử đã chứng minh điều ngược lại, bởi lẽ Trung Quốc mới là nước gây ra tranh chấp biên giới, lãnh thổ để thu hút sự chú ý của dư luận, tiện đường cho những mưu tính của giới cầm quyền. Năm 1979, khi mới lên cầm quyền, trước áp lực cải cách trong nước, đồng thời để tiện đường “dọn dẹp” lại nội bộ trong Đảng Cộng sản, Đặng Tiểu Bình đã phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam. Hay năm 2019, để giảm bớt sức nóng của các cuộc biểu tình ở Hồng Kong, Trung Quốc đã cố tình gây ra tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, thông qua đưa tàu thăm dò Hải Dương 8 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Nhìn vào các sự kiện trên mới thấy ai mới là kẻ tiểu nhân và quân tử trong cuộc chiến chủ quyền này!

BLOGGER MẸ NẤM (NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH) NẾM TRÁI ĐẮNG DÂN CHỦ NGAY TRÊN ĐẤT MỸ

Cách đây hơn 1 năm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã đặt chân đến Mỹ, sau bao năm hành nghề dân chủ. Thực ra, làm nghề "dân chủ", việc nhận được tiền tài trợ bên ngoài chỉ là một trong nhiều mục đích. Đang vô công rồi nghề, chẳng có nghề nghiệp gì, tự nhiên lại được "nổi tiếng" (thực ra là tai tiếng), nhiều người biết đến, thỉnh thoảng được trao mấy giải thưởng quốc tế về nhân quyền và được xuất cảnh tới các quốc gia phương Tây, nhất là Mỹ quốc,... là động lực chống chính quyền của rất nhiều các "nhà dân chủ" hiện nay. Chả thế, mặc dù đứng trước nguy cơ bị pháp luật trừng phạt, nhưng chúng không tiếc công sức lên mạng xuyên tạc, chửi bới chính quyền, gây rối trật tự công cộng. Thậm chí, sẵn sàng vào tù để tạo "số má" đánh bóng tên tuổi và được phía Mỹ giải cứu. Tuy nhiên, cứ nghĩ sang Mỹ thiên đường được mở ra, tuy nhiên, không thể ngờ rằng, mới được vài ngày, Quỳnh lại bị chính đồng bọn của cô ta tẩy chay, chửi bới không tiếc lời chỉ bởi vì cô ta chê bài Tổng thống Mỹ ứng phó kém trong đợt Covid 19, coi Trump là người không đáng để tin tưởng.
Và thực sự Quỳnh nếm trái đắng. Ngay lập tức, trên rất nhiều các trang cá nhân của nhiều đối tượng chống đối, phản động có “số má” như Lê Hoài Anh, Nguyễn Ngọc Gia, Nguyễn Hữu Vinh đăng tải các bài viết chửi bới, tẩy chay Quỳnh. Thú vị ở chỗ, những người là bạn bè trên bến dưới thuyền của Quỳnh, nếu trước đây khi cô ta bất mãn với chính quyền Việt Nam khi còn sống ở trong nước thì liên tục cổ vũ, khích lệ, cho rằng Quỳnh đang bảo vệ quyền con người, quyền tự do ngôn luận của mình, là "tiếng nói của người có lương tri". Ấy vậy mà, ngay khi Quỳnh lỡ miệng chỉ trích tống thống Mỹ, ngay lập tức xù lông cắn lại Quỳnh, Từ việc đào bới chuyện gia đình đến phê phán Quỳnh là người thiếu tin tưởng, ăn bám, phản bội,.... Điển hình, Trần Đình Thu, một dân chủ khá có tiếng đã chửi thẳng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh: “Chị Lê Hoài Anh, người từng ủng hộ cô tiền bạc nhiều lần, và cuối cùng đã bỏ ra 5 ngàn USD để mua đấu giá bức tranh 2 mẹ con cô nhằm cho cô có tiền chi dùng trong những ngày ở tù, nay đã lột bức tranh khỏi phòng làm việc vì bức xúc những hành động của cô là AK 47 hở cô kia? Cô đúng là một thứ vớ vẩn, làm phiền cộng đồng nhiều quá. Đất nước này tới hồi mạt vận nên mới sinh ra những người như cô này.” Hiếm có tiếng nói nào ủng hộ Quỳnh trên các diễn đàn. Chính sức ép vô hình này đã buộc cô ta phải xoá status trên chỉ sau vài giờ, tuy nhiên, làn sóng tẩy chay Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trên mạng Internet không hề có dấu hiệu thuyên giảm.

Có lẽ, giờ đây Nguyễn Ngọc Như Quỳnh mới cay đắng nhận ra cái giá trị thật của tự do dân chủ theo phương Tây mà cô ta vẫn theo đuổi bấy lâu. Hoá ra tự do ngôn luận tức là tự do chửi chính quyền cộng sản, còn chính quyền Mỹ hay Châu Âu phải auto tốt, còn nếu sai thì chỉ có nhận thức bạn chưa đúng mà thôi. Vì Mỹ là bố là mẹ, ai lại đi chê bố mẹ bao giờ. Giờ đây, khi bị Việt Nam trục xuất, đồng bọn ở Mỹ xa lánh, còn nơi nào để Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đi bây giờ.

KỶ NIỆM 150 NĂM NGÀY SINH V.I. LÊNIN (22/4/1870 - 22/4/2020)

Lênin là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, lãnh tụ lỗi lạc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. Hãy cùng nhìn lại những hình ảnh về cuộc đời của ông.

1. Lênin tên thật là Vladimir Ilyich Ulyanov, sinh ngày 22/4/1870 tại Simbirsk, nay là Ulyanovsk, trên sông Volga. (Ảnh Lênin năm 1887 khi tốt nghiệp trường trung học Simbirsk Gymnasium).
2. Lênin là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, người sáng lập Quốc tế Cộng sản và người sáng lập nhà nước Xôviết.
3. Lênin (giữa) và các lãnh đạo của tổ chức tại St. Petersburg có tên gọi Liên đoàn đấu tranh vì sự giải phóng của giai cấp công nhân năm 1900.
4. Lênin chơi cờ cùng nhà triết học lừng danh Alexander Bogdanov trong chuyến thăm nhà văn Maxim Gorky vào tháng 4/1908.
5. Lênin đọc báo tại phòng làm việc ở Kremlin năm 1918.
6. Lênin trong cuộc diễu binh trên Quảng trường Đỏ năm 1919.
7. Lênin chụp ảnh cùng người kế nhiệm Joseph Stalin năm 1919.
8. Lênin có bài phát biểu từ khán đài trên Quảng trường Đỏ trước đông đảo quần chúng và các đồng chí năm 1920.
9. Lênin trò chuyện với nhà văn nổi tiếng người Anh Herbert George Wells tại văn phòng ở Kremlin năm 1920.
10. Lênin nói chuyện tại Đại hội lần thứ 3 của Quốc tế Cộng sản năm 1921.
11. Lênin bên người vợ Nadezhda Krupskaya tại làng Gorki năm 1922.
12. V.I Lênin lãnh đạo đất nước cho đến năm 1922, khi ông rời khỏi trụ sở làm việc tại điện Kremlin vì lý do sức khỏe và về sống tại ngôi nhà ở làng Gorki thuộc vùng Mátxcơva. (Ảnh: Leênin cùng người cháu trai Viktor, con trai của Dmitry Ilyich Ulyanov).
13. Vào tháng 3/1923, Lênin bị ốm nặng và ông qua đời ngày 21/1/1924, hưởng thọ 53 tuổi.

ĐỒNG PHẠM LISA PHẠM, ĐÀO MINH QUÂN: TUYÊN ÁN BÓC LỊCH 11 NĂM TÙ

Sáng nay (21/4), Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương đã đưa ra xét xử bị cáo Trương Dương (40 tuổi, ngụ thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương), người gây ra vụ nổ tại Cục thuế tỉnh Bình Dương theo chỉ đạo của Lisa Phạm là thành viên tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” hiện đang định cư tại Mỹ.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội, phòng chống dịch Covid-19 nên công tác kiểm tra sức khỏe được Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương phối hợp thực hiện chặt chẽ, vị trí ngồi cách nhau 2m và hạn chế số lượng người vào phòng xét xử.
Theo Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bình Dương, dưới sự chỉ đạo của Lisa Phạm, ngày 29/9/2019, Trương Dương đến một cửa hàng tạp hóa trên đường Võ Thành Long, tại thành phố Thủ Dầu Một nhận 4 trái nổ.
Một ngày sau, Dương đem đến nhà vệ sinh ở tầng 1, Cục Thuế tỉnh Bình Dương và bấm nút hẹn giờ. Khi Dương rời khỏi được 20 phút thì vụ nổ xảy ra.
Vụ nổ không gây thương vong về người nhưng đã làm sập tường, hư hỏng nhiều thiết bị tài sản. Lần theo các manh mối, cơ quan điều tra phát hiện và bắt giữ Dương trong trường hợp khẩn cấp.
Cơ quan điều tra cũng xác định được người gửi trái nổ cho Dương là Hà Xuân Nghiêm (57 tuổi, ngụ Tây Ninh). Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bình Dương truy tố Trương Dương về tội "Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân" quy định tại điểm C khoản 2 điều 113 Bộ Luật Hình sự 2015.
Tại phiên tòa xét xử sáng nay, bị cáo Trương Dương nhận tội và khai rằng muốn kiếm tiền lo cho vợ con nên đã chủ động liên lạc với Lisa Phạm để xin gia nhập tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”.
Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Trương Dương mức án 11 năm tù về tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân, đồng thời yêu cầu phải bồi thường cho Cục thuế tỉnh Bình Dương số tiền gần 781 triệu đồng.
Đối tượng Lisa Phạm đang sống ở nước ngoài và Hà Xuân Nghiêm đã trốn khỏi nơi cư trú, không biết ở đâu nên Cơ quan An ninh điều tra ra quyết định khởi tố bị can, truy nã, khi nào bắt được xử lý sau.
Đối với cửa hàng tạp hóa nơi Nghiêm gửi trái nổ cho Dương, cơ quan điều tra xác định chủ cửa hàng không biết bên trong gói hàng có trái nổ nên chưa đủ cơ sở để xác định chủ cửa hàng là đồng phạm./.


TRUNG QUỐC NGANG NGƯỢC TRÊN BIỂN ĐÔNG, THÀNH LẬP HAI QUẬN QUẢN LÝ HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM VÀ PHẢN ỨNG CỦA TA

Ngày 18/4/2020, Đài Truyền hình Trung Quốc - CGTN đưa tin Bắc Kinh phê chuẩn thành lập hai quận Tây Sa và Nam Sa quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam theo luật pháp quốc tế). Được biết, Tây Sa và Nam Sa cũng chính là cách TQ gọi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Hai quận mới này sẽ trực thuộc cái gọi là “thành phố Tam Sa”, do TQ ngang ngược lập ra vào năm 2012.
Biển Đông: Trung Quốc thách thức các nước khi lập quận đảo - ảnh 2
                            Trung Quốc xây dựng trái phép ở đảo Phú Lâm.
Quận Tây Sa, có trụ sở chính quyền quận đặt ở đảo Phú Lâm, sẽ quản lý khu vực Tây Sa và Trung Sa (cách TQ gọi tên bãi cạn Scarbourough và bãi ngầm Macclesfield gần đảo Luzon của Philippines). Trong khi đó, quận Nam Sa có trụ sở tại đá Chữ Thập của Việt Nam, sẽ quản lý quần đảo Trường Sa cùng vùng biển xung quanh.
MƯU ĐỒ CỦA TRUNG QUỐC KHI LẬP 2 QUẬN TÂY SA VÀ NAM SA?
Đây không phải là chuyện hoàn toàn mới. Tháng 6-2012, chính phủ TQ đã công bố việc thiết lập cái mà nước này gọi thành phố Tam Sa. Vào ngày 24-7-2012, “thành phố Tam Sa” đã chính thức công bố rằng thành phố này đã thành lập một chính quyền cấp phủ. Cùng ngày, Quân đội nhân dân TQ cũng công bố sẽ thiết lập một căn cứ quân sự ở Tam Sa, mục đích là phục vụ như một cơ quan chỉ huy tất cả đơn vị vũ trang hoạt động trên toàn khu vực biển Đông. Lúc đó Bộ chỉ huy hạm đội Nam Hải, cũng chính là hạm đội hùng hậu nhất của TQ, được thành lập năm 1949 với hơn 20.000 quân, còn đang đóng quân ở đảo Hải Nam.
Như vậy, sự kiện TQ lập ra hai huyện đảo trái phép ở biển Đông lần này đã nằm trong một chuỗi sự kiện mà Bắc Kinh đã tính toán từ trước. Ý đồ của chính phủ TQ khi cho CGTN thông báo tin trên là muốn khẳng định sự kiểm soát và chủ quyền trên toàn khu vực mà họ đã khoanh vùng (còn được gọi là đường chín đoạn hay “đường lưỡi bò”) ở biển Đông. Năm 2016, Tòa Trọng tài quốc tế đã bác bỏ tính pháp lý của yêu sách đường chín đoạn mà TQ đưa ra. Như vậy có thể thấy, hành động lần này của TQ là cố tình thách thức các nước trong khu vực có quyền lợi và chủ quyền ở biển Đông, cũng như dò xét phản ứng của các nước trên thế giới đã và đang lưu thông qua khu vực này như thế nào.
 Động thái thành lập trái phép hai quận đảo quản lý Trường Sa và Hoàng Sa cho thấy dã tâm TQ muốn chính thức hóa sự kiểm soát thực tế của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Mặc dù việc thành lập này là phạm pháp và không thay đổi thực tế là TQ vẫn đang chiếm giữ trái phép một số đảo ở đây, nhưng TQ muốn “hợp pháp hóa” các yêu sách về chủ quyền ở khu vực biển Đông, nằm trong lộ trình những bước đi cụ thể để hiện thực hóa ý đồ từ chiếm giữ bất hợp pháp thành một lãnh thổ dưới quyền kiểm soát hành chính.
Mục tiêu lâu dài của TQ thông qua hành động lần này là nhắm vào “thực thi”  đường lưỡi bò 9 đoạn theo Điều 121 khoản 3 của UNCLOS quy định “những đảo đá nào không thích hợp cho việc cư trú của con người hoặc một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”. TQ đang cố gắng chứng minh rằng đây là các đảo có người dân cư trú và lâu dài, do đó chúng có vùng đặc quyền kinh tế với 200 hải lý và thềm lục địa bao xung quanh đảo.
Thủ đoạn của TQ là lợi dụng cả thế giới và khu vực đang tập trung vật lộn chống dịch bệnh CoVid-19 để tiến hành các bước leo thang phi pháp, đẩy nhanh quá trình bành trướng của họ trên biển. Tất nhiên, dù tình hình quốc tế thế nào thì họ cũng sẽ thực hiện các bước đi này, nhưng TQ luôn biết lựa chọn thời điểm để bảo đảm các hành động ít gây phản ứng nhất. Do đó, các hành động trước đây của họ thường mang yếu tố bất ngờ và lợi dụng tình huống cụ thể để đẩy nhanh quá trình bành trướng biển Đông.

LIỆU MỸ VÀ DƯ LUẬN THẾ GIỚI CÓ KHả NĂNG NGĂN CHẶN DÃ TÂM CỦA TQ?

Từ năm 2009 đến nay, TQ cố tình chĩa mũi dùi vào Mỹ để tuyên truyền với người dân trong nước và để thị oai với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Cảnh báo từ Mỹ từ đó đến nay lại làm cho giới tuyên truyền TQ thích thú và dùng các việc chỉ trích của Mỹ để đánh “võ miệng”. Bắc Kinh rêu rao Mỹ mới chính là phía bắt nạt TQ, can dự vào biển Đông - nơi mà TQ vẫn khẳng định là chuyện riêng của TQ với từng quốc gia trong khu vực. TQ biện hộ cho những hành động sai trái của mình, như quân sự hóa các thực thể nước này chiếm giữ, cải tạo trái phép ở biển Đông, là để phòng thủ trước Mỹ.
Còn về phía Mỹ, luôn khẳng định, đảm bảo tự do hàng hải trên Biển Đông là lợi ích quan trọng đối với Mỹ, nhưng đúng là mọi hành động của Mỹ mới dừng ở mức nói suông và biểu diễn hải quân, chưa hề khiến TQ mảy may lay động

Rõ ràng, các chỉ trích của dư luận quốc tế, sức ép từ các nước lớn như Mỹ không có ý nghĩa gì với TQ. Những năm gần đây, TQ thậm chí mạnh mẽ phản pháo lại các chỉ trích từ các quốc gia khác. Các chuyến tuần tra tự do hàng hải (FONOPS) của hải quân Mỹ quanh các đảo TQ đang chiếm giữ trái phép ở khu vực biển Đông đã tăng rất nhiều vào năm 2019 so với các năm trước đó nhưng cũng không làm TQ ngừng đưa ra các bước đi độc chiếm biển Đông.
Mỹ có các sáng kiến ở khu vực Thái Bình Dương như khối tứ giác kim cương (Quad) bao gồm Mỹ, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ, hiện nay mở rộng thành Quad plus với sự tham gia thêm của ba quốc gia Hàn Quốc, New Zealand và Việt Nam. Tuy nhiên, sáng kiến này vẫn chưa có nhiều bước đi thực chất để tăng tính liên kết và cam kết giữa các quốc gia thành viên. Đơn giản là các quốc gia thành viên vẫn có mối quan hệ kinh tế, thương mại rất tốt với TQ, và một số quốc gia không muốn làm phật lòng TQ. Điều này hoàn toàn khác với thời Chiến tranh lạnh trước đây.
Dự đoán rằng, sau hành động leo thang này của TQ, Mỹ và đồng minh cũng sẽ chỉ dừng lại ở mức độ chỉ trích từ giới hành pháp và lập pháp, tương tự như chỉ trích cũng như cảnh báo Bộ Ngoại giao, Lầu Năm góc và cả các nghị sĩ Mỹ sau khi tàu hải cảnh TQ đâm tàu cá Việt Nam chìm vào đầu tháng 4

VIỆT NAM NÊN LÀM GÌ TIẾP THEO?

Dã tâm của TQ khả năng là hoàn thành chiếm cứ biển Đông trước 2021, thời hạn dự kiến để Bộ Quy tắc ứng xử biển Đông (COC) hoàn thành, tạo trận thế “đã rồi” trên Biển Đông.
Thực tế, Việt Nam đã và đang sử dụng tổng thể các mặt trận đấu tranh với TQ.
Trên mặt trận chính trị-ngoại giao là lên tiếng phản đối, gửi công hàm phản đối, bày tỏ thái độ trên các diễn đàn chính trị-ngoại giao, kêu gọi các quốc gia khác ủng hộ và tham gia vào việc đảm bảo tự do hàng hải ở biển Đông…
Trên mặt trận an ninh-quốc phòng, thể hiện như tăng cường hơn nữa năng lực của ngư dân, của cảnh sát biển và lực lượng hải quân…
Trên mặt trận kinh tế, đã có chiến lược giảm sự phụ thuộc vào kinh tế TQ, đa dạng hóa mối quan hệ thương mại với các nước.
Trên mặt trận pháp lý, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã nhiều lần tuyên bố, sẵn sàng đưa TQ ra các tòa quốc tế hay bên thứ ba phù hợp để giải quyết các bất đồng, xung đột.


Trong thế trận hiện nay, dù rất căng thẳng, mỗi người dân chúng ta càng cần đoàn kết, đồng lòng, sẵn sàng “tham chiến” trên mọi “mặt trận” nói trên, tin tưởng vào người cầm lái đất nước, không nghe theo những kẻ kích động, xúi giục, đục nước béo cò, vô hình chung “tiếp tay” cho dã tâm của TQ, làm khó khăn thêm cho đất nước khi đang phải đối phó với “thù trong” (là dịch bệnh) và “thù ngoài” (là dã tâm của TQ) nói trên.

CHUYỆN KHÔI HÀI: LẤY DỊCH COVID - 19 LÀM LÝ DO ĐÒI PHÓNG THÍCH CÁC "TÙ NHÂN TỰ VẤN LƯƠNG TÂM"

Mượn cớ phòng lây nhiễm dịch bệnh đòi phóng thích các “tù nhân lương tâm”?

Từ ngày 15/4, chớp lấy làn sóng giới nhân quyền quốc tế đang đòi chính phủ một số nước phóng thích tù nhân khỏi các nhà tù chật ních, quá tải ở một số nước phòng ngừa dịch bệnh, Việt tân cùng dàn các hội nhóm, đồng đảng trong nước cũng khởi phát yêu sách đòi trả tự do cho các “tù nhân lương tâm” (cách gọi số tù nhân bị xử lý vì tội chống đối, đòi lật đổ Nhà nước của họ). Họ dễ dàng vận động được thân nhân những người đang chấp hành án cùng nhau ký thư ngỏ đòi phóng thích “tù nhân lương tâm”với cái cớ rằng, các trại giam ở Việt Nam “không đủ điều kiện” để phòng chống dịch. Một số linh mục đứng ra kêu gọi giáo dân ủng hộ “Thư ngỏ” nói trên tạo hiệu ứng số đông.
Giới hoạt động gửi thỉnh nguyện thư đòi thả tù nhân lương tâm
Tuy nhiên, điểm chính yếu hay căn cứ quan trọng nhất, những thân thân số đang chấp hành án kia, hệ thống truyền thông của Việt tân  và giới zân chủ lan truyền làn sóng này trên mạng không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào chứng minh nhà tù Việt Nam quá tải hay đang chứa bất cứ nguy cơ lây lan dịch bệnh nào. Nên nhớ, hàng năm trước cuộc vận động chính phủ các nước Mỹ, phương Tây “bảo hộ” cho giới chống đối đi tù, đều có không ít các đoàn sứ quán nọ, chính khách kia nườm nượm kéo đến thăm hỏi các “tù nhân lương tâm” này. Điều kỳ lạ là chưa một đoàn nước ngoài nào lên tiếng phê phán, phàn nàn về điều kiện ăn ở trong tù của số phạm nhân này.
Do vậy, các tin tức, hình ảnh được “truyền thông cuốc tế” như VOA, RFA hay truyền thông zân chủ mạng tuyên truyền cho chiến dịch này những ngày qua đều là các bài báo và hình ảnh từ các nhà tù quá tải khủng khiếp ở Campuchia, Thái…
Khôi hài nhất, đúng giữa chiến dịch truyền thông này, vợ của một phạm nhân trong danh sách ký tên đòi phóng thích nói trên lại rất “thật thà” tường thuật nguyên văn cuộc điện thoại 10 phút ông chồng gọi điện từ trại giam về cho vợ bày tỏ nỗi lo với gia đình khi nguy cơ dịch bệnh bên ngoài nghiêm trọng, cho biết bản thân trong tù “rất yên tâm”, “chỉ lo cho người nhà thời dịch”. Đặc biệt ông này còn khoe khoang, phòng giam mới có thêm một bạn tù khiến cho ông ta bớt cô quạnh và bà vợ bày tỏ yên tâm khi đêm hôm có người ở cùng chồng trong nhà giam!!! Điều đó đồng nghĩa với sự “khoe khoang” rằng điều kiện cải tạo của số “tù nhân lương tâm” kia rất tốt, thuốc men ăn uống đầy đủ, một đến 2 người /1 phòng, ngày ngày đọc báo, nghe đài, xem truyền hình rất cập nhật tình hình xã hội, hàng tháng chấp hành cải tạo tốt được “buôn chuyện” với vợ 10 phút, thoải mái “đấu tố” hay “than thở” nếu thấy bất bình!!!
Các cụ có câu, ăn tùy nơi, chơi tùy chốn. Băng đảng Việt tân và đám phản động lưu vong không am hiểu tình hình trong nước, chạy theo trào lưu thế giới, áp đặt hẳn một chiến dịch truyền thông chống cộng rất “nhân đạo” vào Việt Nam có thể hiểu được. Nhưng việc đám tay chân zân chủ cuội trong nước nhắm mắt chạy theo, thân nhân các “tù nhân lương tâm” kia a dua bất chấp thực tế nước mình nó khác, thì thực hết thuốc chữa. Vậy nên, lâu nay giới zân chủ quốc nội, quốc ngoại thi thoảng có chuyện lại mổ nhau về việc anh nào cầm chịch, anh nào dẫn dắt anh nào, không anh nào chịu anh nào vì ai cũng muốn khẳng định và khoe khoang vị trí thiết yếu, quan trọng của mình. Vụ việc này thêm một căn cứ cho thấy, phong trào zân chủ quốc nội quá suy yếu, nên zân chủ quốc ngoại phải cầm cờ chạy loăng quăng, dẫn dắt …nên nó mới thế!
Nguồn: loaphuongblog

KỶ NIỆM 150 NĂM NGÀY SINH LÃNH TỤ LÊ NIN - TƯ TƯỞNG CỦA NGƯỜI ĐÃ SOI SÁNG CHO CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với các lãnh tụ của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới, hôm nay chúng ta thành kính kỷ niệm 150 năm Ngày sinh của Vla-đi-mia I-lích Lê-nin - Nhà tư tưởng vĩ đại, lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới, người kế tục xuất sắc sự nghiệp giải phóng con người của C.Mác, Ph.Ăng-ghen, người lãnh đạo thành công Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, mở ra thời đại mới của nhân loại - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác vào thực tiễn nước Nga, dưới sự lãnh đạo của V.I.Lê-nin, Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917 đã thắng lợi trọn vẹn. Sự kiện này đã đặt ra nhiệm vụ mới đối với V.I.Lê-nin - nhiệm vụ lãnh đạo Đảng Cộng sản Nga, nhân dân Nga bảo vệ chính quyền công - nông, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Nga và lãnh đạo cách mạng vô sản đang hình thành và phát triển ở nhiều nước trên thế giới. V.I.Lê-nin đã dành toàn bộ phần còn lại của cuộc đời thực hiện nhiệm vụ này.Sinh ngày 22 tháng Tư năm 1870 trong một gia đình trí thức có tinh thần dân chủ, V.I.Lê-nin đã sớm đến với chủ nghĩa Mác. Ngay từ năm 1900, khi xuất bản số đầu tiên của báo Tia lửa - tờ báo do V.I.Lê-nin sáng lập - Lê-nin đã chỉ rõ sự cấp bách phải thống nhất tất cả các lực lượng giác ngộ của giai cấp vô sản Nga, thành lập một chính đảng lấy chủ nghĩa Mác làm nền tảng mới có thể đưa cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đến thắng lợi. Cùng với nhiều nhà dân chủ xã hội Nga. V.I.Lê-nin đã đầu tư, tích cực chuẩn bị cả về tư tưởng, lý luận lẫn tổ chức cho sự ra đời của Đảng Công nhân Dân chủ - Xã hội Nga - tiền thân của Đảng Bôn-sê-vích ( Đảng Cộng sản Nga) vào năm 1903. Trong Cương lĩnh của mình, Đảng đã khẳng định nhiệm vụ chủ yếu của Đảng là làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, thực hiện chuyên chính vô sản.
Có thể nói, trong cuộc đời hoạt động cách mạng, V.I.Lê-nin đã cống hiến cho nhân loại nhiều thành tựu vĩ đại cả về lý luận và thực tiễn.
Về lý luận, V.I.Lê-nin đã đúc kết toàn bộ chủ nghĩa Mác một cách khoa học, hệ thống, cơ bản và trong khi bảo vệ chủ nghĩa Mác trước sự xuyên tạc của phái dân túy, của những người theo chủ nghĩa Makhơ, theo chủ nghĩa cơ hội, xét lại và luận điệu phản cách mạng của nhiều nhà tư tưởng tư sản khác, V.I.Lê-nin đã bổ sung nhiều nội dung mang tính chân lý bền vững cho cả ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác, trong đó:
Ở triết học, đấy là những nội dung về thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp biện chứng duy vật, về lý luận nhận thức, về nhân tố chủ quan trong cách mạng xã hội, về vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử, về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, về nhà nước, nhà nước chuyên chính vô sản,...
Ở kinh tế học chính trị, V.I.Lê-nin là người đầu tiên đưa ra kế hoạch đi lên chủ nghĩa xã hội ở quốc gia mà giai cấp vô sản đã giành được chính quyền nhưng tiền đề về kinh tế và văn hóa của chủ nghĩa xã hội chưa đầy đủ. Đó là Chính sách kinh tế mới (NEP) với nhiều thành phần kinh tế mà mục tiêu của nó là phát triển sản xuất để giải phóng người lao động trên cơ sở kỹ thuật tiên tiến, quyền làm chủ của nhân dân lao động dưới sự quản lý của nhà nước chuyên chính vô sản. V.I.Lê-nin cũng là người xác định nhiệm vụ kinh tế - xã hội cơ bản có ý nghĩa quyết định trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thực hiện xã hội hóa sản xuất trong thực tế với những nhiệm vụ cơ bản là công nghiệp hóa, từng bước đưa nền sản xuất nhỏ lên nền sản xuất lớn thông qua con đường hợp tác hóa đồng thời phải tiến hành cách mạng về văn hóa, không ngừng nâng cao ý thức chính trị, trình độ học vấn, khoa học - kỹ thuật cho nhân dân, kiên quyết đấu tranh xóa bỏ tư tưởng, tập quán cũ, làm cho nhiệt tình cách mạng, tinh thần sáng tạo của nhân dân được phát huy mạnh mẽ...
Ở chủ nghĩa xã hội khoa học, V.I.Lê-nin đã làm giàu thêm chủ nghĩa xã hội khoa học bằng lý luận về khả năng thắng lợi của cách mạng vô sản trước tiên ở một số nước, thậm chí ở một nước; về đặc điểm của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, về thời kỳ quá độ với các hình thức quá độ, các “bước quá độ”, các mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ quá độ; đặc điểm, thực chất của thời kỳ quá độ,...
Với những cống hiến của V.I.Lê-nin, chủ nghĩa Mác đã phát triển thành chủ nghĩa Mác - Lê-nin - chủ nghĩa thể hiện trọn vẹn sự thống nhất giữa tính khoa học, tính cách mạng và tính nhân văn của những người đã sáng lập, bảo vệ và phát triển nó.
Về thực tiễn, dưới sự lãnh đạo của V.I.Lê-nin, thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga 1917 đã làm cho chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực. Khác với các cuộc cách mạng trước đó, Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười ở Nga không thay thế hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác mà cuộc cách mạng này đã thiết lập nền chuyên chính vô sản thủ tiêu mọi hình thức bóc lột vì vậy đã tạo ra một bước ngoặt căn bản trong lịch sử, mở ra một thời đại mới cho nhân loại - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
Là lãnh tụ của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới, V.I.Lê-nin không chỉ quan tâm đến vận mệnh của nước Nga, mà còn luôn quan tâm sâu sắc đến vận mệnh của các dân tộc thuộc địa. Bằng sự vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của cách mạng Nga, V.I.Lê-nin đã xác định đúng đắn, khoa học mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa, giữa yếu tố dân tộc và yếu tố quốc tế trong cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản; đồng thời vạch ra những vấn đề có tính nguyên tắc của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Tư tưởng của V.I.Lê-nin về đoàn kết giai cấp công nhân ở tất cả các quốc gia; các dân tộc bị áp bức là một chủ thể trong tiến trình thực hiện cách mạng; vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại... còn mang tính chiến lược định hướng, thúc đẩy các cuộc đấu tranh giành độc lập trên phạm vi toàn cầu, thúc đẩy cho các trào lưu đấu tranh giành quyền tự do dân chủ ở các nước tư bản chủ nghĩa.
Đối với Việt Nam, nội dung “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lê-nin đã tạo ra bước ngoặt căn bản về chất trong sự phát triển nhận thức, tư tưởng và lập trường chính trị của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong quá trình tìm đường cứu nước. Hướng đi đúng đắn của sự nghiệp giải phóng dân tộc đã được xác định, chấm dứt cuộc khủng hoảng lâu dài, sâu sắc về đường lối của cách mạng Việt Nam. Có thể khẳng định, từ lần đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lê-nin, đến nay, lý luận của Lê-nin nói riêng, của chủ nghĩa Mác - Lê-nin nói chung luôn đồng hành, định hướng để dân tộc Việt Nam đạt được những thắng lợi vĩ đại trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cả cuộc đời hoạt động, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới, V.I.Lê-nin đã để lại cho chúng ta một gia tài đồ sộ. Đó là di sản quý báu về tư tưởng và lý luận; đó là tấm gương đạo đức cao đẹp, mẫu mực của người cộng sản chân chính, suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người khỏi nạn áp bức, nô dịch. Dù thời gian đã lùi xa và thế giới hiện đã có nhiều đổi thay to lớn, song tư tưởng của V.I.Lê-nin vẫn là ngọn đuốc soi đường cho cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, dân sinh, vì tiến bộ và công bằng xã hội trên toàn thế giới.
Kỷ niệm 150 năm Ngày sinh của V.I.Lê-nin trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng; cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới, là dịp chúng ta thêm một lần nữa nhìn nhận, khẳng định những công lao, cống hiến vĩ đại của V.I.Lê-nin cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng vì sự tiến bộ của nhân loại; chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục bổ sung, phát triển và vận dụng sáng tạo những tư tưởng cơ bản của Lê-nin, của chủ nghĩa Mác - Lê-nin cho phù hợp với thành tựu của cách mạng thế giới, của khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế ở Việt Nam. Đó cũng chính là thực hiện tốt lời di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta kỷ niệm đồng chí Lê-nin, thương nhớ đồng chí Lê-nin thì càng phải học tập và thực hành chủ nghĩa Mác - Lê-nin”1, “là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lê-nin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta”2.
VÕ VĂN THƯỞNGỦy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư

15/4/20

TRÁCH NHIỆM CỦA GIÁM MỤC NGUYỄN THÁI HỢP ĐỐI VỚI SAI PHẠM CỦA CÁC LINH MỤC THUỘC GIÁO PHẬN HÀ TĨNH

Giám mục Nguyễn Thái Hợp là nguyên Giám mục của giáo phận Vinh, khi tách giáo phận Vinh thì Giám mục Nguyễn Thái Hợp đã trở thành Giám mục tiên khởi của giáo phận Hà Tĩnh từ tháng 12/2018 đến nay. Mặc dù ở cương vị mới tuy nhiên những tồn tại trong suốt những năm Giám mục Hợp tại vị tại giáo phận Vinh dường như được ông mang sang giáo phận Hà Tĩnh. Đó là việc đã để cho các linh mục dưới quyền có các hoạt động sai trái, đi ngược lại chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta. Chắc hẳn chúng ta đều nhớ, trong 8 năm quản lý giáo phận Vinh, Giám mục Hợp đã biến vùng đất yên bình này trờ thành điểm nóng về ANTT, thường xuyên xảy ra các vụ vi phạm pháp luật. Giám mục này nhiều lần chẳng những không ngăn cản mà còn để một số chức sắc, giáo dân nơi đây trở thành những người “vô luật”, chống đối chính quyền. Các vị linh mục dưới quyền quản lý như Đặng Hữu Nam (Quản xứ Phú Yên, Quỳnh Lưu, Nghệ An), Lê Công Lượng (Quản xứ Xuân Kiều, Nghi Lộc, Nghệ An)… đã kích động, lôi kéo một bộ phận tín đồ, chức sắc, nhân dân tham gia biểu tình gây rối, đập phá tài sản, cản trở giao thông, bắt giữ người trái pháp luật, tấn công người thi hành công vụ; thậm chí có linh mục còn nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, kích động bạo lực, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
 
Giám mục Nguyễn Thái Hợp
Tại giáo phận Hà Tĩnh, chỉ tính từ đầu năm cho đến nay, cùng với sự nóng lên của dịch Covid-19 thì tình hình của giáo phận này cũng dần nóng lên. Đó là ngày 22/3, linh mục Trần Phúc Chính (quản xứ Mỹ Lộc, xã Bình An, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã rung chuông nhà thờ kêu gọi hàng trăm giáo dân xây dựng tường rào ngăn giã nhà văn hóa với tượng thánh Phero (công trình xây dựng trái phép năm 2011) ngay khi tỉnh Hà Tĩnh đang nổ lực dập dịch, chuẩn bị đón và tiến hành cách ly với hàng ngàn người từ nước ngoài về đặc biệt là đã có những khuyến cáo về không tập trung đông người. Điều này đã gây bất bình đối với dư luận quần chúng nhân dân địa phương về việc coi thường pháp luật, coi thường sức khỏe giáo dân của linh mục Chính.

Sự bức xúc này còn được đẩy lên cao khi ngay tối 4/4 và sáng ngày 5/4 vừa qua, trong khi cả nước đang thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về tiến hành cách ly xã hội nhằm phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian vàng thì một loạt linh mục quản xứ của giáo phận Hà Tĩnh vẫn tiến hành hành lễ một cách bình thường. Đó là các giáo xứ Nghĩa Yên (thị trấn Đức Thọ, huyện Đức Thọ); giáo xứ Thọ Ninh (xã Liên Minh, huyện Đức Thọ); giáo xứ Tràng Đình (xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc), giáo xứ Hà Lời (thị trấn Phong Nha, Quảng Bình). Việc một bộ phận bà con giáo dân tập trung về nhà thờ làm lễ theo lời linh mục không chấp hành Chỉ thị của Chính phủ, chỉ đạo phòng chống dịch của lãnh đạo các địa phương, thông báo của Tòa Giám mục giáo phận, cũng như sự đoàn kết chung sức đồng lòng của người dân trên địa bàn không chỉ coi thường pháp luật, mà còn đi ngược lại tình đoàn kết, nghĩa đồng bào chung sức chống lại dịch bệnh trên địa bàn. Vì vậy, rất nhiều người dân sinh sống đã rất bức xúc.

Ngay trong buổi tối ngày 5/4, chắc có lẽ mất rất nhiều công sức từ Trung ương đến địa phương, giám mục Nguyễn Thái Hợp đã phải lên phỏng vấn VTV để khẳng định sẽ không tái diễn việc hành lễ, tập trung đông người tại các giáo xứ tại giáo phận Hà Tĩnh nữa. Thiết nghĩ rằng, do việc làm của các linh mục đã quá sai, gây ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh của Công giáo cũng như có ý kiến của Hội đồng Giám mục Việt Nam mà giám mục Nguyễn Thái Hợp phải lên truyền hình quốc gia vừa để đính chính vừa để chỉ đạo. Tuy nhiên, không thể chỉ để trả lời phỏng vấn là xong mà chúng ta phải đề cập đến trách nhiệm của giám mục Nguyễn Thái Hợp khi để xảy ra những sự việc trên.

Rõ ràng, Hội đồng giám mục Việt Nam và ngay chính Tòa giám mục giáo phận Hà Tĩnh cũng đã thường xuyên ra các văn bản chỉ đạo về việc hành lễ trong mùa đại dịch. Do đó, các linh mục quản xứ của các giáo xứ nói trên không thể viện cớ là mình không biết, không nắm rõ chủ trương được. Mà ở đây chúng ta chỉ có thể hiểu theo 2 trường hợp: 1) là uy tín lãnh đạo, trình độ quản lý của giám mục Nguyễn Thái Hợp là yếu kém nên mới để tình trạng trên bảo dưới không nghe 2) là từ xưa đến nay Công giáo nổi tiếng là quy củ, các linh mục quản xứ kia phải có được cái gật đầu của giám mục Nguyễn Thái Hợp thì mới dám làm việc tày đình và phản cảm đến vậy. Nhưng dù lý do nào đi chăng nữa thì rõ ràng Hội đồng giám mục Việt Nam phải làm rõ trách nhiệm của giám mục Nguyễn Thái Hợp trước những sai phạm của các linh mục thuộc cấp của mình, không để hình ảnh của Công giáo bị ảnh hưởng xấu.
Nguồn: Blog Tiếng nói thế hệ trẻ

8/4/20

LÊ THỊ LOAN: LƯỚI TRỜI THƯA NHƯNG KHÓ LỌT

Trung sĩ Công an cứu người đuối nước, lan tỏa điều tốt đẹp trong cuộc sống

  Trung sĩ Công an cứu người đuối nước, lan tỏa điều tốt đẹp trong cuộc sống      Phát hiện 2 cháu bé đang chấp chới giữa dòng nước, không q...